Viện Vật lý Địa cầu xác định, động đất xảy ra tại khu vực huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Bản đồ chấn tâm động đất. (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu)
Khi động đất xảy ra, nhiều người dân ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) và huyện Ba Vì (Hà Nội) cảm nhận được rung lắc. "Tôi đang ngồi trong nhà cùng gia đình thì giật mình vì đồ đạc trong nhà rung lắc mạnh, tiếng động lớn trong khoảng 5-10 giây", anh Mạnh Thắng (ở huyện Thanh Thuỷ) chia sẻ.
Anh Cường (ở huyện Ba Vì) cho biết, anh cảm nhận bàn và điện thoại rung mạnh khoảng 2-3 giây, sau đó mới biết là động đất. "Lúc đầu tôi chỉ nghĩ do xe chạy ngoài đường nhưng sau đó lên mạng thấy mọi người chia sẻ mới biết là động đất ở Phú Thọ", anh Cường nói.
Cũng trong hôm nay, một trận động đất có độ lớn 2.8 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Viên Minh" alt=""/>Động đất mạnh 3,3 độ richter gây rung lắc ở Phú ThọĐể đảm bảo an toàn cho người dân trước các trận động đất, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương - chuyên gia cao cấp Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần khuyến cáo:
"Ở Việt Nam những động đất mạnh có tính hủy diệt như ở Nhật Bản, Philippines hay Indonesia thì rất hiếm, chủ yếu là những động đất trung bình, nhưng dù là trung bình cũng có thể có những thiệt hại xảy ra.
Do đó, khi động đất xảy ra, người dân nên ra khỏi nhà, tìm đến các khu đất trống để tránh những nguy hiểm như sập trần hoặc bị rơi các thứ vào người. Và đặc biệt phải theo dõi các khuyến cáo của các cơ quan chức năng có chuyên môn, các khuyến cáo của các nhà khoa học về động đất".
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa chỉ đạo Bộ TT&TT xác định rõ ràng, chỉ tiêu hoá các mục tiêu tại Đề án tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng một số nền tảng dùng chung phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu cho Chính phủ điện tử. Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án nguồn lực để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện của đề án.
Bộ TT&TT tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng, tác động, lợi ích cụ thể của đề án này, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, kế thừa hạ tầng kỹ thuật (mạng, Trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ...), hạ tầng ứng dụng và cơ sở dữ liệu tại các bộ, ngành, địa phương; xây dựng phương án, lộ trình, hướng dẫn cụ thể trong triển khai nhiệm vụ tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, rà soát, lược bỏ các nhiệm vụ về triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành thực hiện trong nội dung đề án; nghiên cứu, tổ chức xin ý kiến, làm việc với các bộ, ngành thống nhất danh mục hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, dịch vụ dữ liệu dùng chung trong nội dung đề án, bảo đảm phù hợp với hiện trạng, khả năng đáp ứng của các đơn vị; làm rõ việc khai thác, sử dụng, lộ trình triển khai các thành phần dùng chung này.
Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng phương án phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo mật dữ liệu, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ trong việc quản lý, vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá, đề xuất phương án hỗ trợ giá dịch vụ triển khai mạng dùng riêng của các bộ, ngành, địa phương và mạng Truyền số liệu chuyên dùng cấp II phục vụ việc tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2020.
Đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, để Nghị định 47 về quản lý, kết nối chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước đi vào cuộc sống, Bộ sẽ tập trung triển khai một số công việc. Cụ thể, Bộ TT&TT sẽ tuyên truyền rộng rãi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước, công dân, doanh nghiệp trong việc quản lý, chia sẻ và khai thác dữ liệu. Làm sao để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức rõ dữ liệu là quan trọng, là nền tảng triển khai các giải pháp CNTT, có dữ liệu tốt sẽ có giải pháp tốt, hỗ trợ cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp tốt.