Nhận định, soi kèo Besiktas vs Bodrum, 23h00 ngày 11/01: Khẳng định đẳng cấp
本文地址:http://member.tour-time.com/html/70c198773.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Persis Solo vs PSM Makassar, 19h00 ngày 13/1: Nỗi đau kéo dài
Phần đông đều khẳng định đã chuẩn bị 2-3 laptop, điện thoại và mở nhiều trình duyệt cùng một lúc nhưng vẫn thất bại trong việc đặt vé khi bị nghẽn mạng và không thể truy cập website bán vé.
Tấm vé xem trận chung kết lượt về AFF Cup giữa ĐT Việt Nam và Malaysia vào ngày 15/12 tới tại Mỹ Đình đang là thứ được săn đón vào lúc này. Ảnh: Thuận Thắng. |
Đó là câu trả lời của Phó tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh trước câu hỏi của truyền thông về việc có một công ty về truyền thông và phần mềm có thể đảm bảo rằng họ sẽ xây dựng một website với giao diện thân thiện, đảm bảo lượng truy cập đến 500.000 người cùng một lúc và cam đoan rằng sẽ không bị nghẽn chứ chưa nói là sập webiste.
“Nếu mà chúng ta có thể tiếp nhận 500.000 người cùng một lúc thì vé sẽ bán hết trong 1 giây. Đây là bài toán và tôi muốn khán giả tự có câu trả lời", ông Lê Hoài Anh nói.
Ông Lê Hoài Anh cho biết sẽ chỉ có 10.300 vé trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Malaysia được bán theo hình thức online. Ảnh: Minh Chiến. |
Câu trả lời này của ông Lê Hoài Anh diễn ra sau khi VFF mở bán vé online trận bán kết lượt về giữa Việt Nam với Philippines vào ngày 6/12 vừa rồi. Những con số khi ấy ghi nhận lượt truy cập kỷ lục ở mức 150.000 người cùng một thời điểm và khoảng gần 2 triệu người trong buổi sáng mở bán vé.
Nhưng những con số kỷ lục này đã nhanh chóng bị phá vỡ khi VFF mở bán vé trận chung kết AFF Cup lượt về vào sáng ngày 10/12. Theo thông báo từ VFF, tính đến 10h16’ ngày 10/12/2018, tức chỉ 16 phút sau đợt mở bán đầu tiên, toàn bộ 2.500 vé xem trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 giữa ĐT Việt Nam vs ĐT Malaysia đã được bán hết.
Ngay khi vừa mở cổng lúc 10 giờ sáng, hệ thống của VFF đã ghi nhận lượt truy cập kỷ lục lên đến hơn 180.000 người cùng thời điểm. Những phút tiếp theo, hệ thống luôn có trên 150.000 - 160.000 người truy cập cùng lúc, gấp 72 lần số vé mở bán.
Tính đến 11h00 ngày 10/12/2018, website bán vé của VFF đã có 10,8 triệu lượt truy cập, gấp 5 lần so với cùng thời điểm ngày 28/11/2018, thời điểm mở bán vé trận bán kết lượt về với Philippines.
Con số 180.000 người cùng thời điểm, và 10,8 triệu lượt truy cập lớn như thế nào? Giả sử 180.000 người cùng thời điểm truy cập đều mua được vé, sẽ cần 1 SVĐ Mỹ Đình, 1 sân Santiago Bernabeu của Real Madrid, 1 sân Emirates của Arsenal mở cửa cùng lúc để chứa từng đấy khán giả.
Giả sử cả 10,8 triệu lượt truy cập đều kết thúc với việc có được vé, lượng người đổ tới xem trận chung kết lượt về AFF Cup sẽ tương đương với dân số của cả thủ đô Hà Nội (7,7 triệu theo số liệu năm 2015) cùng tỉnh Nam Định (1,8 triệu người số liệu 2014) và thành phố Đà Nẵng (1,06 triệu người số liệu 2017).
Dĩ nhiên không giả thiết nào trong số trên trở thành sự thật. Thao tác số hóa lượng truy cập vào website bán vé của VFF trong sáng ngày 10/12 chỉ để thấy rằng nhu cầu mua vé theo dõi trận chung kết AFF Cup lượt về vào ngày 15/12 tới sẽ lớn đến như thế nào và VFF buộc phải có những biện pháp kỹ thuật để hạn chế số lượng vé bị bán ra quá nhanh.
Sân Mỹ Đình chỉ có sức chứa 40 nghìn chỗ. |
Sẽ có 10.300 vé bán theo đường online tới tay người hâm mộ chia thành 4 đợt, 3 đợt trong ngày 10/12 và 1 đợt trong ngày 11/12. Xét riêng đợt 1 với 2.500 vé được bán ra, do mỗi người chỉ được mua 2 vé tối đa nên số lượng người mua thành công của đợt 1 là 1.250 người.
1.250 người đặt vé thành công trên tổng số khoảng 180.000 người truy cập website bán vé ở thời điểm mới mở bán, tức trung bình trong tổng số 144 người đặt vé sẽ chỉ có 1 người thành công.
Tỷ lệ chọi khủng khiếp này là câu trả lời cho việc quá nhiều người không thể truy cập vào trang bán vé. Nhằm đảm bảo lượng vé sẽ không bị “bốc hơi” chỉ sau vài giây, hệ thống bán vé của VFF chỉ mở cửa cho khoảng 500 người đặt trước khi đóng lại xử lý và mở tiếp theo như tiết lộ của ông Lê Hoài Anh sau buổi bán vé online trận bán kết lượt về.
Đây là câu hỏi mà nhiều khán giả đặt ra sau khi thấy lượng vé bán online “bốc hơi” quá nhanh. Ông Lê Hoài Anh tiết lộ trong đợt mở bán vé trận bán kết lượt về với truyền thông rằng phần còn lại của lượng vé sẽ tới với những thành phần sau.
Đầu tiên là CĐV đội khách nhận lượng vé tương đương 8% số chỗ ngồi trên SVĐ Mỹ Đình theo quy định ban tổ chức, tương đương 3.200 vé. Ngoài ra chưa kể số còn lại là cho những đối tác tài trợ VFF, nhà tài trợ đội tuyển, nhà tài trợ sự kiện.
Một phần vé sẽ tới trực tiếp những cầu thủ và những câu lạc bộ đóng góp cầu thủ cho ĐTQG và cả những CĐV theo sát ĐT Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Sẽ có một lượng vé nhất định giành cho các CĐV đội khách Malaysia, Ảnh: AFF Cup. |
Ông Lê Hoài Anh nhấn mạnh “một lượng vé lớn” sẽ tới với đơn vị sở hữu thương quyền của giải đấu đặt trụ sở tại Singapore nhằm phục vụ nhu cầu của các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng của các đơn vị trao giải.
Khi được hỏi rằng liệu có thể công bố chi tiết lượng vé này cho dư luận để tránh những nghi ngờ Liên đoàn bán vé không minh bạch và dành quá nhiều vé để làm vé mời hay không, ông Lê Hoài Anh cho hay: “Đây là một câu hỏi rất khó".
"Vì trong bất kỳ tổ chức nào cũng có những công đoạn quảng bá hình ảnh. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người không hài lòng nếu như con số này được công bố, nhưng họ phải hiểu rằng đó là những đơn vị bỏ tài chính ra để tổ chức giải này. Do vậy VFF có trách nhiệm phải thực hiện cam kết.
Khi đăng cai bất kỳ sự kiện nào của AFF, VFF đều phải ký trách nhiệm đăng cai (hosting obligation), trong đó có quy định số giấy mời, số vé mời… Đó đều là quy định của hợp đồng, và không thể công bố cho tất cả”.
10.300 vé bán online cho khán giả, số còn lại đi đâu?
Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0
TP.HCM sẽ là nơi đầu tiên được triển khai 5G
Tại hội nghị Qualcomm Summit vừa được tổ chức ở Mỹ, Pete Lau - CEO OnePlus đã tiết lộ một thông tin khiến nhiều người phải suy ngẫm, rằng giá của những mẫu điện thoại tích hợp công nghệ mới 5G sẽ cao hơn hẳn so với trước đây.
Chia sẻ trên The Verge, ông Peter Lau cho biết, OnePlus đang phát triển song song những mẫu điện thoại 4G và 5G và các sản phẩm sử dụng thế hệ mạng kết nối mới sẽ đắt hơn khoảng 200 - 300 USD (5 - 7 triệu đồng).
“Rất khó để nói chính xác vào lúc này bởi còn nhiều vấn đề cụ thể phải xem xét, nhưng giá của điện thoại 4G và 5G sẽ chênh nhau tầm 200 - 300 USD hoặc hơn”, ông Lau nói.
Việc tích hợp công nghệ 5G có thể làm gia tăng giá bán của những chiếc điện thoại smarpthone. |
Tuy nhiên, nhận xét về thị trường smartphone trong thời gian tới đây, vị CEO của OnePlus cho rằng, chi phí sản xuất tăng lên không đồng nghĩa với việc giá của tất cả những mẫu smartphone trên thị trường sẽ leo thang trong thời gian tới.
Theo Peter Lau, một số nhà sản xuất sẽ cố gắng kiếm được nhiều tiền nhất từ các khách hàng của họ. Trong khi đó, ở vị thế yếu hơn, các hãng khác sẽ phải sử dụng giá bán làm công cụ trong một cuộc chiến để cố giành giật thêm thị phần.
Chia sẻ thêm về doanh nghiệp của mình, ông Peter Lau cho rằng, OnePlus sẽ theo đuổi công nghệ 5G bất chấp chi phí sản xuất tăng cao. Điều này một phần là để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Lý do thứ 2 là để các kỹ sư của OnePlus có những trải nghiệm trực tiếp với công nghệ 5G nhằm phát triển các sản phẩm mới trong tương lai.
Một trong những thách thức được đề cập đến là tạo ra những mẫu điện thoại 5G cho nhiều nhà mạng di động khác nhau, vốn vận hành trên các tần số không tương đồng.
Peter Lau cho biết việc chuyển điện thoại 5G từ một nhà mạng này sang đơn vị khác sẽ khó hơn nhiều so với thời làm 4G, đồng thời xác nhận OnePlus vẫn chưa tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề này.
“5G rất khó để đưa lên một thiết bị rồi dùng với tất cả các nhà mạng trên thế giới, hay dù chỉ là một phần trong số đó”, ông nói.
Một thách thức đáng kể khác là các thách thức về tần số EHF (Tần số cực kỳ cao - Milimet Wave). Rất khó để sản xuất ra một chiếc điện thoại tương thích tốt với tần số EHF nhưng lại có vẻ ngoài trông đẹp mắt. Nguyên nhân là bởi thiết bị sẽ phải có rất nhiều ăng-ten, kéo theo các yêu cầu thay đổi về thiết kế so với hiện nay.
Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)
Apple sẽ không bán ra iPhone 5G trong năm tới do mạng di động thế hệ mới chưa được triển khai rộng rãi cùng quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Qualcomm.
">Công nghệ 5G sẽ đẩy giá điện thoại tăng thêm từ 5
Giám đốc tài chính Huawei bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu) vừa được toà án Canada đồng ý cho bảo lãnh trở về nhà. Bà Mạnh sẽ được ở tại ngôi nhà ở Vancouver trong lúc chờ phán quyết tiếp theo về việc liệu có bị dẫn độ về Mỹ hay không.
Cụ thể, phía toà án đã đồng ý thả bà Mạnh với điều kiện bà này nộp số tiền bảo lãnh lên tới 10 triệu đôla Canada (tương đương 7,5 triệu USD) gồm ít nhất 7 triệu đôla Canada bằng tiền mặt và chịu sự giám sát của ít nhất 5 người để đảm bảo bà tuân thủ những điều kiện bảo lãnh.
Bà Mạnh đã khóc sau quyết định này của toà án.
Trước đó bà Mạnh đã bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ vào ngày 1/12. Dù chưa công bố thông tin chính thức nhưng nhiều khả năng nguyên nhân của vụ bắt bớ có liên quan tới lệnh cấm vận của Mỹ lên Iran.
">'Công chúa Huawei' bật khóc sau khi được toà án Canada cho phép trở về nhà
Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Buriram United, 19h00 ngày 12/1: Tin vào cửa trên
O2 có hơn 25 triệu khách hàng, là nhà mạng lớn thứ hai của Anh. Hôm 6/12, mạng 3G/4G của O2 gặp sự cố gián đoạn khiến nhiều người không thể sử dụng được trong thời gian gần một ngày. Nhà mạng cho biết dịch vụ 3G được khôi phục hoàn toàn vào 9h30 tối 6/12 (giờ địa phương), còn 4G chậm hơn, vào 3h30 sáng 7/12 (giờ địa phương).
">Nhà mạng Anh bồi thường cho khách hàng rớt mạng 3G/4G
VinSmart cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, BQ đã phát triển, đưa ra thị trường châu Âu 7 dòng điện thoại với nhiều mẫu khác nhau và bán được hơn 6 triệu máy.
Lần đầu tiên Vingroup lên tiếng về việc mua công ty BQ của Tây Ban Nha
Mới đây, Vingroup tuyên bố mua công ty BQ của Tây Ban Nha và cho biết sẽ tung ra 4 mẫu smartphone cho lần đầu tiên ra mắt sản phẩm smartphone của mình. Trên thế giới, BQ không phải là thương hiệu quá nổi tiếng trên thị trường điện thoại thế giới. Sau thương vụ này, nhiều người đặt câu hỏi tại sao Vsmart quyết định hợp tác và mua cổ phần của nhà sản xuất đó để sản xuất điện thoại tại Việt Nam? Ông Trần Minh Trung, Tổng giám đốc VinSmart cho biết, đúng là BQ không phải là thương hiệu quá nổi tiếng trên thị trường châu Á nhưng tại châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, BQ là công ty startup công nghệ thành công nhất. BQ đạt được nhiều giải thưởng từ thiết kế, ý tưởng, phát triển sản phẩm đến thương mại hóa và đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Với cộng đồng công nghệ, BQ là đối tác công nghệ được các hãng lớn như Qualcomm và Google ghi nhận với các giải thưởng và chứng nhận uy tín hàng năm.
VinSmart cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, BQ đã phát triển, đưa ra thị trường châu Âu 7 dòng điện thoại với nhiều mẫu khác nhau và bán được hơn 6 triệu máy. Trong hai năm 2017-2018, BQ đạt một loạt các giải thưởng uy tín tại châu Âu như giải thiết kế RedDot, top 100 ý tưởng tốt nhất châu Âu. VinSmart chọn BQ làm đối tác vì chúng tôi thực sự ấn tượng với chất lượng sản phẩm và những thành công mà BQ đạt được tại thị trường châu Âu.
"Việc hợp tác với BQ giúp VinSmart rút ngắn được thời gian tham gia thị trường, sở hữu một lực lượng nghiên cứu phát triển hơn 250 kỹ sư cùng hệ thống Lab được xây dựng bài bản tại châu Âu và châu Á", ông Trung nói.
VinSmart nói gì về tin đồn Vsmart là sản phẩm Trung Quốc trá hình?
Sau khi Vingroup tuyên bố tung ra 4 mẫu smartphone cho lần đầu tiên ra mắt smartphone của mình. Ngay lập tức trên mạng xã hội có tin đồn cho rằng 2 trong 4 mẫu điện thoại Vsmart là sản phẩm Trung Quốc trá hình. Sở dĩ có tin đồn đó bởi trong những tấm hình chụp linh kiện điện thoại Vsmart rò rỉ trên mạng, người ta vẫn thấy có sự xuất hiện của các dòng chữ Trung Quốc. Trước vấn đề này, ông Trần Minh Trung cho biết, hiện cả 4 mẫu điện thoại năm 2018 Vingroup đều mua bản quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp từ BQ và bán độc quyền tới 28 nước trên thế giới bao gồm Việt Nam. Trong 4 mẫu trên có 2 mẫu BQ nghiên cứu phát triển cho chính mình để bán tại Châu Âu, 2 mẫu còn lại BQ tham gia nghiên cứu phát triển cho các đơn đặt hàng đến từ các công ty Trung Quốc.
">Vingroup nói gì về tin đồn điện thoại Vsmart xuất xứ Trung Quốc?
Với các cáo buộc xâm phạm an ninh mạng, đánh cắp thông tin và tài khoản ngân hàng của người dùng, Bogachev đã bị FBI truy lùng nhiều năm.
Có nhiều “sản phẩm” của Bogachev được biết đến ở Mỹ. Điển hỉnh là Zeus, được sử dụng để lấy trộm thông tin tài khoản ngân hàng hay Cryptolocker - mã độc có khả năng tấn công dồn dập hệ thống máy tính cho đến khi nạn nhân “đầu hàng” và xin nộp một khoản tiền mới thôi.
Theo nhận định của FBI, Bogachev đã sử dụng các mã độc trên để tạo ra một mạng lưới các máy tính bị nhiễm virus, giúp hắn rút ruột hàng trăm triệu USD từ các tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới. Chỉ riêng ở Mỹ, Bogachev đã kiếm được hơn 100 triệu USD. Hacker này không từ chối bất cứ con mồi nào, từ một công ty kiểm soát dịch bệnh ở North Carolina cho đến Sở cảnh sát ở Massachusetts, thậm chí là một bộ lạc người Mỹ bản xứ ở Washington.
Leslie R. Caldwell - cựu Trợ lý Bộ trưởng thuộc Phòng Tội phạm của Bộ Tư pháp tại buổi họp báo chiến dịch xóa sổ mã độc GameOver ZeuS của Bogachev vào năm 2014. Ảnh: Reuters. |
Vào tháng 12/2016, trước kết luận của các cơ quan tình báo, chính quyền Obama đã tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Bogachev và năm người khác vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống.
Thời kỳ đỉnh cao, Bogachev có khả năng kiểm soát cả triệu máy tính trên toàn thế giới. FBI cho biết, hacker này hiện đang sống tại Anapa - thị trấn nghỉ dưỡng nối tiếng ở Biển Đen, miền Nam nước Nga.
Tài sản của Bogachev gồm các căn hộ lớn ở bờ biển lẫn trong thành phố Moscow, một bộ sưu tập xe ôtô xa xỉ, mặc dù hắn thích lái xe Jeep Grand Cherokee hơn cả. Ngoài ra, tại Pháp Bogachev sở hữu 2 biệt thự, một đội xe đậu khắp châu Âu và ba hộ chiếu Nga với các bí danh khác nhau cho phép hắn đi du lịch bí mật bất cứ đâu mà không bao giờ phải lo về phương tiện đi lại.
Hình ảnh Evgeniy. M. Bogachev trong hồ sơ của FBI với sở thích đặc biệt là mèo Bengal và những bộ đồ ngủ in hình da báo. Ảnh: FBI. |
Việc phải sống chung với các lệnh truy nã khiến Bogachev thấy khó chịu. Hắn luôn phàn nàn về việc bị kiệt sức và có “quá ít thời gian dành cho gia đình”. Aleksandr Panin - hacker người Nga hiện đang thụ án ở nhà tù liên bang tại Kentucky, người từng gặp Bogachev cho biết: “Evgeniy từng kể có một người vợ và hai con”.
Hắn thường hoạt động nặc danh dưới nhiều nick name khác nhau như slavik, lucky12345 hay pollingsoon. Ngay cả những kẻ gần gũi cũng không bao giờ được gặp mặt trực tiếp hoặc biết tên thật của y.
J. Keith Mularski, một nhân viên FBI cho hay: “Bogachev mắc chứng hoang tưởng nặng. Hắn không tin bất cứ ai”.
Vì Nga và Mỹ chưa ký kết hiệp ước tư pháp về dẫn độ tội phạm với Mỹ nên các quan chức Nga cho rằng chừng nào Bogachev chưa phạm tội trên lãnh thổ Nga, thì không có cơ sở để bắt hắn ta.
Từ lâu FBI đã luôn bị cản trở trong việc truy bắt các tội phạm mạng của xứ sở Bạch Dương. Trong tương lai cơ quan này hy vọng sẽ có thể làm việc cùng cơ quan tình báo Nga để tóm gọn tội phạm công nghệ cao – những kẻ chuyên ăn cắp thông tin thẻ tín dụng của người dân.
Đáng tiếc thay, điều đó dường như khó lòng xảy ra. Arkady Bukh, một luật sư tại New York, người thường xuyên đại diện cho các hacker Nga bị bắt tại Hoa Kỳ, tiết lộ: “Gần như tất cả các hacker bị tòa án Mỹ ra cáo trạng đều ngay lập tức được các tổ chức ở Nga liên lạc và ngỏ lời hỗ trợ nếu cần”.
Về phần mình, Bogachev vẫn dùng tên thật để sống một cuộc sống thoải mái tại Anapa và thỉnh thoảng dùng du thuyền cá nhân đi chơi. Được biết, các nhân viên FBI vẫn đang nỗ lực ngày đêm để truy bắt kẻ nguy hiểm này.
Phạm Thị Việt - Phạm Văn Thường
“Ông vua” của những mã độc bị FBI truy nã
友情链接