Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2 -
Hoa hậu Ngọc Châu xin lỗi vì trượt top 16 Hoa hậu Hoàn vũ 2022Ngọc Châu nhận thấy việc đại diện Việt Nam tham gia đấu trường sắc đẹp lớn nhất hành tinh là niềm tự hào của cô. Người đẹp cũng có những trải nghiệm tuyệt vời và cô luôn biết ơn điều đó.
Ngọc Châu bày tỏ: "Tôi biết ơn tất cả tình cảm, sự ủng hộ mà mọi người dành cho mình, tôi sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng. Hoa hậu Hoàn vũ 2022 là một hành trình tuyệt vời của thanh xuân".
Người đẹp Tây Ninh tin rằng cánh cửa này khép lại, cơ hội mới sẽ đến. Hành trình và sứ mệnh của Ngọc Châu không dừng lại ở cuộc thi này, cô sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của đương kim Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - sẵn sàng hành động và cống hiến. Dưới bài đăng, hoa hậu H'Hen Niê, hoa hậu Nguyễn Trần Khánh Vân, á hậu Thảo Nhi Lê cùng nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người hâm mộ để lại bình luận động viên Ngọc Châu.
Nguyễn Thị Ngọc Châu sinh năm 1994 tại Tây Ninh. Cô được khán giả biết đến khi trở thành quán quân cuộc thi Người mẫu Việt Nam - Vietnam’s Next Top Model 2016.Kể từ đó, Ngọc Châu xuất hiện dày đặc trên các sàn diễn thời trang trong nước. Cô xuất thân trong gia đình không mấy khá giả, trải qua tuổi thơ cơ cực khi ba mất sớm, một mình mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi cô khôn lớn.
Từ khi quyết định đăng ký dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Ngọc Châu được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho vương miện. Cô cao 1,74 m với số đo 3 vòng: 81-63-92,5 cm.
Diệu Thu
"> -
Trao đổi với VietNamNet chiều 6/5, ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho hay Sở đã nắm bắt được thông tin phản ánh và đã chỉ đạo phòng GD-ĐT huyện Lâm Thao, Trường THPT Phong Châu xác minh, báo cáo thực hư vụ việc. 'Nam sinh lớp 10 làm 4 bạn gái mang thai',công an vào cuộc xác minhTheo ông Lập, sau khi nắm được thông tin vụ việc, nhà trường đã mời nam sinh lớp 10 này cùng phụ huynh lên làm việc.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc với nhà trường, nam sinh cũng như gia đình phủ nhận, không có việc làm 4 nữ sinh có bầu.
Ngoài ra, đại diện Sở GD-ĐT Phú Thọ cũng cho hay Sở cũng liên hệ đề nghị cơ quan công an huyện Lâm Thao cùng vào cuộc xác minh vụ việc.
"Hiện chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị vào cuộc ngay và sớm có báo cáo về Sở. Thông tin cụ thể chúng tôi phải đợi phía công an điều tra, kết luận bởi sự việc này đòi hỏi nghiệp vụ nhất định", ông Lập nói.
Theo ông Lập, chiều nay 6/5, cơ quan công an huyện Lâm Thao đã và đang tiến hành làm rõ sự việc.
Trước đó, lãnh đạo UBND xã Sơn Vi (quê của nam sinh) cho biết, xã đã nắm được thông tin trên mạng xã hội, cũng như lời đồn thổi trong dư luận Ngay sau khi có tin đồn, chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an xã vào cuộc xác minh, làm rõ.
Hiện chưa có kết quả xác minh cuối cùng về sự việc.Tuy nhiên, vị này xác nhận, có 1 nữ sinh đã nghỉ học mới sinh con, dù chưa đến tuổi nhưng xã vẫn tạo điều kiện để làm giấy khai sinh cho cháu bé.
Còn về nam sinh nghi ngờ gây ra sự việc, phía UBND xã cho biết, bản thân nam sinh cũng như gia đình ở địa phương đều không có điều tiếng hay vi phạm pháp luật gì.
Trong khi đó, hiệu trưởng nhà trường cho hay đây là thông tin không chính xác; nhà trường đang làm đơn để khiếu nại vì thông tin như vậy "gây ảnh hưởng đến trường".
Chiều cùng ngày, VietNamNet đã tìm gặp các bên để nắm bắt thêm thông tin. Nói với phóng viên khi chiều muộn, bố của nam sinh trong câu chuyện đang được đồn thổi cho hay "Có ai đó đã dựng chuyện con chúng tôi". Xem chi tiết hơn TẠI ĐÂY.
Thanh Hùng
Bộ Giáo dục yêu cầu Phú Thọ làm rõ thực hư vụ "nam sinh làm 4 nữ sinh có thai"
Đại diện Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết đã yêu cầu Sở GD-ĐT Phú Thọ làm rõ thực hư vụ việc "nam sinh làm 4 nữ sinh có thai" đang gây xôn xao dư luận.
"> -
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, học thật, hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước. Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần cho việc thì không được học. Thực học ở đây với nghĩa là nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống. Học thật là danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp và phản ánh đúng cái thực lực của người học. Thực tế còn nhiều người nhiều nơi, học qua loa cho có, học chống đối, học cốt lấy bằng, học xong không thêm gì kiến thức năng lực. Có người nhiều bằng cấp, nhưng trước công việc thì không làm được, danh vị là hư danh... Do đó để học thật trước hết là là bỏ thói học vẹt, học thuộc, học nhồi nhét kiến thức, học cốt để thi, học theo bài mẫu, học không cần đào sâu suy nghĩ, không đi vào bản chất, học không gắn với thực tiễn. Học thật là kiểm tra đánh giá đúng, đáng bao nhiêu điểm thì cho bấy nhiêu, ai phải học lại thì cho học lại không “ ngồi nhầm lớp’, luận án không chất lượng thì không cho qua... Bộ trưởng Bộ GDBộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn Tất nhiên, nói như thế không phải là toàn bộ nền giáo dục lúc này là hư rỗng. Vẫn có số đông, rất đông đang dạy thật, học thật, năng lực thật. Nhưng vẫn còn đó nhiều ngành nghề, nhiều trường, nhiều người học có danh mà không có thực, có bằng mà không có chất, “thực không xứng danh, danh không xứng thực”. Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục cần chất lượng hơn, thực chất hơn, bỏ đi những tiêu cực, bệnh hình thức gây nhức nhối. Để làm được điều đó ngành giáo dục có sự chuyển hóa về chất, nó không chỉ là vấn đề chất lượng giáo dục mà sâu xa hơn thế, nó là việc chất lượng con người để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống, chất lượng để tạo ra của sự phát triển của đất nước, của nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài...
Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT có rất rất nhiều việc phải làm. Trước hết, Bộ sẽ phải xem xét điều chỉnh rà soát lại nội dung dạy và học, dạy cái thiết thực, cái thực nghiệp, giảm và tiến tới bỏ hẳn cái hình thức, phù phiếm, vô bổ.
Bậc phổ thông thì chú trọng dạy người, biết tu dưỡng, sống có chí hướng, có đạo đức, dạy kiến thức cơ bản, khả năng tự thích ứng và phát triển bản thân.
Bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng. Cần nuôi khát vọng, chí hướng và tinh thần khởi nghiệp. Cần thay đổi phương pháp để sao cho người học tiếp thu tốt nhất, thích học, biết học để làm gì, học ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của mình. Học để biết, học để làm việc, học để phát triển phẩm chất năng lực bản thân chứ không phải vì điểm số, không phải học chỉ để thi, học để có bằng cấp chứng chỉ. Cần nghiêm trong kiểm tra đánh giá, để sao cho đánh giá đúng cái thực chất người học có và tích lũy được, đạt được, không để nhân tố nào làm sai lệch kết quả đánh giá, thi không cốt quá nhiều và phiền hà mà thi cốt cho nghiêm, đánh giá đúng...
Để có được nền giáo dục thực chất, tự ngành giáo dục phải hành động, có sự thay đổi, chuyển mình rất lớn từ trong tư duy, từ trong nếp dạy, từ trong thói quen đã hình thành nhiều năm nay được định hình bởi quan điểm xã hội. Ngành cũng cần phải có cơ sở vật chất tốt cho nhà trường, phòng thí nghiệm, phương tiện dạy và học đầy đủ, hiện đại để có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Cần có đội ngũ giáo viên giỏi, năng lực thực và có thu nhập xứng đáng, yên tâm với nghề. Hai điều này chính là THỰC LỰCcủa ngành giáo dục. Có tạo được cái THỰCđó mới vực được chất lượng lên, mới đề cao được thực học.
Từ góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn bị kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ đạo lớn này của Thủ tướng Chính phủ.
Vẫn theo người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, thì một thực tế xã hội rất quan trọng khác đang trực tiếp triệt tiêu động lực của việc học thật, thi thật chính là việc nhiều đơn vị và tổ chức tuyển người, dùng người, đánh giá người còn dựa trên bằng cấp mà chưa chú ý đến trình độ thực chất.
Nói cách khác, việc làm cho người học phải học thực, thi thực, thì một phần quan trọng lại nằm ở phía sử dụng sản phẩm đầu ra của giáo dục, đó là việc dùng người, tuyển người, đánh giá người. Nếu tuyển người chỉ dựa trên giấy tờ, theo quan hệ và bị chi phối bởi các yếu tố không thực chất, thì người học sẽ có xu hướng chỉ lo sao cho đẹp hồ sơ, chuẩn các điều kiện, mà không lo phần thực chất. Nếu việc tuyển người, dùng người, đánh giá người theo năng lực thật, ai có tài năng thực được trọng dụng, được đánh giá đúng... thì khi đó học sinh trong nhà trường sẽ đua nhau mà học thật thi thật. Dùng người chỉ căn cứ theo năng lực, theo phẩm chất thật, thì việc dạy và học sẽ chuyển động theo một cách nhanh chóng. Trên nền tảng của việc học thực chất, người được dùng đúng theo năng lực, khi đó người tài sẽ xuất hiện, người tài sẽ được bồi dưỡng. Khi việc dùng người đúng năng lực, đánh giá đúng phẩm chất, khi đó tài năng thực sẽ nở rộ.
Học thật thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành giáo dục, nhưng cũng là của toàn xã hội. Nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước, thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học!
PV
Tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư cho giáo viên cả nước
Trên cương vị mới là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nói, trăn trở đầu tiên của ông sau khi nhận trọng trách này là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của các nhà giáo.
">