-
Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Talaba, 23h30 ngày 19/2: Thách thức đội đầu bảng
-
Căn bệnh khiến em không thể nói rõ, chữ viết cũng chẳng ai đọc được.
Đây là lần thứ 2 Huỳnh Thanh Nhi (22 tuổi) phải nhập viện điều trị căn bệnh viêm não tự miễn. Gặp em đúng lúc đang nằm “ngắm” trần nhà, bỗng nhiên như nhớ ra điều gì, cô gái trẻ bật cười khanh khách. Thấy có người lạ đến thăm, Nhi ngây dại nhìn. Trông em như một đứa trẻ 3 tuổi “lạc” trong hình hài của thiếu nữ, đang học cách tiếp xúc với thế giới lạ lẫm.
Thanh Nhi phát bệnh lần đầu cách đây 3 năm, khi mới 19 tuổi. Trước đó, khi đang học lớp 10, thấy cha đi làm hồ, công việc bấp bênh, mẹ sức khỏe vốn yếu, lại phát hiện bị u não, cô gái hiếu thảo nhiều lần xin cha mẹ cho nghỉ học để đi làm.
“Chẳng đành lòng cô ạ. Tôi kết hôn và có đứa con gái duy nhất khi đã gần 40, nào nỡ để con mình tương lai mù mịt. Nhưng nó quyết tâm rồi, chúng tôi ngăn không được”, cô Võ Thị Huệ, mẹ của Nhi tâm sự.
 |
Lần tái phát này, chi phí điều trị của Thanh Nhi tốn kém hơn trước. |
Bác sĩ Khoa Nhiễm Việt Anh (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM) cho biết, đây là căn bệnh mới được phát hiện chưa lâu, không tìm thấy trong tài liệu, sách vở, kể cả ở Việt Nam và trên thế giới. Vì vậy, các bác sĩ vừa điều trị theo phác đồ lấy từ kinh nghiệm của các bác sĩ nước Anh, vừa phải mày mò, nghiên cứu thêm. Đối với phác đồ điều trị đang được sử dụng hiện nay, phương pháp đầu tiên là sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu không đáp ứng thì phải sử dụng đến những phương pháp cao hơn là thay huyết tương hoặc sử dụng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đây là 2 phương pháp không được bảo hiểm y tế hỗ trợ, cần chi phí rất lớn. |
Thanh Nhi làm kiểm hàng cho một công ty may tại Bình Dương. Tuy lương không cao nhưng tháng nào em cũng dành dụm gửi về phụ đỡ cha mẹ tiền thuốc thang. Căn bệnh ập đến bất ngờ khiến cuộc sống của cô gái trẻ và gia đình trở nên khốn đốn.
Cô Huệ chia sẻ: “Bệnh này lạ lắm cô ạ. Ban đầu con chỉ than mệt, rồi cả cơ thể cứ lụi dần, càng ngày càng nặng. Về sau con mất ý thức, hay gồng giật, cắn môi, tiêu tiểu không tự chủ.
Vợ chồng tôi đưa đi khám khắp các bệnh viện từ địa phương lên thành phố, hết 6-7 nơi mà vẫn không ra bệnh. Phải đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bác sĩ mới nói con bị viêm não tự miễn”.
Ở lần phát bệnh đầu tiên, do Nhi đáp ứng thuốc kháng viêm nên việc điều trị khá suôn sẻ. Chỉ sau hơn một tháng, em đã được xuất viện về nhà. Tuy nhiên, vì sức khỏe vẫn còn yếu, em phải nghỉ dưỡng mất 3 năm. Mọi sinh hoạt của gia đình đều trông chờ vào đồng lương phụ hồ ít ỏi của cha.
Không nỡ để cha mẹ tuổi cao, sức yếu mà còn “gánh” thêm một miệng ăn là mình, Nhi lại xin đi Bình Dương làm thu ngân cho một cửa hàng bách hóa. Thế nhưng, còn chưa được bao lâu thì bệnh của em lại tái phát.
“Bác sĩ nói do công việc thu ngân áp lực quá, mà đầu óc con bé cứ nhớ nhớ, quên quên, thành ra khiến bệnh tái phát”, người mẹ thương xót, vuốt ve mái tóc con gái.
Lần này, cơ thể của Thanh Nhi không đáp ứng thuốc kháng viêm, các bác sĩ tính sẽ phải sử dụng phương pháp dùng thuốc đặc trị. Chi phí dự kiến lên tới 100 triệu đồng.
Gia đình cô Huệ vốn là hộ nghèo lâu năm ở địa phương. Chỉ vài tháng trước, khi Thanh Nhi đi làm trở lại, gia đình cô được cho “thoát nghèo”. Thế nhưng, sự bần cùng lại muốn đeo đẳng cuộc sống của họ mãi, nên mới khiến con gái nhỏ của họ chịu khổ cực như vậy.
 |
Chỉ có một cô con gái hiếm muộn, cô Huệ sợ hãi mình sẽ mất con mãi mãi |
Số tiền nợ từ vài năm trước vẫn chưa trả được. Giờ đây, để có tiền đưa con đi chữa bệnh, hai vợ chồng già phải nhờ vả, vay mượn khắp họ hàng và những người thân quen được 20 triệu đồng, nhưng đã hết sạch. Khi nghe bác sĩ nói chi phí sắp tới điều trị lên tới 100 triệu đồng, người mẹ mếu máo gọi điện thoại cho chồng lo liệu.
“Lúc đó không phải tôi xót tiền, mà là lo quá cô ạ. Vì quê nghèo, người thân quen chẳng ai có điều kiện để cho mình vay nhiều đến thế. Nếu không lo kịp tiền để chữa trị, bệnh con gái tôi có thể trở nặng dẫn đến tử vong”, bà Huệ giãi bày.
Đúng như bà dự liệu, chồng bà ở quê vay mãi cũng chỉ được 5 triệu đồng. May nhờ chính quyền và người dân địa phương đứng ra kêu gọi giúp đỡ được hơn 40 triệu. Đến nay, gia đình bà mới đóng tạm ứng được 50 triệu đồng.
“Tôi hỏi bác sĩ có thể “đánh” thuốc dần cho con không mà bác nói không được, phải đủ liệu trình mới hiệu quả. Giờ vợ chồng tôi biết đào đâu ra tiền cô ơi!”, người mẹ nghẹn lời.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM; Hoặc cô Võ Thị Huệ; Địa chỉ: Ấp K9, xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; Điện thoại: 0399230354.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.314(em Huỳnh Thanh Nhi)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Mẹ già mếu máo xin cứu con gái hiếm muộn bị bệnh viêm não hiếm gặp"/>
Mẹ già mếu máo xin cứu con gái hiếm muộn bị bệnh viêm não hiếm gặp
-
Theo dự thảo thông tư, chương trình sẽ là căn cứ để các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo xây dựng kế hoạch chi tiết, biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng, cấp chứng chỉ một cách thống nhất, đảm bảo chất lượng theo quy định.Đối tượng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT. Hoặc những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo dự thảo, chương trình gồm khối học phần chung và khối học phần nhánh (dành cho từng đối tượng người có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS hoặc người có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT).
Về thời lượng chương trình, khối học phần chung có 17 tín chỉ; khối học phần nhánh có 17 tín chỉ/nhánh.
Trường hợp người học tham gia học cả 2 học phần nhánh thì chỉ cần học 1 lần khối học phần chung.
Cụ thể, khối học phần chung có tổng thời lượng là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn.
 |
|
Khối học phần nhánh THCS và Khối học phần nhánh THPT có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng.
Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT là 17 tín chỉ, gồm 9 tín chỉ lựa chọn theo môn học, 6 tín chỉ thực hành, thực tập bắt buộc ở trưởng phổ thông và 2 tín chỉ tự chọn.
Người học có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với môn học nào ở trường THCS/THPT (ví dụ: Giáo dục thể chất, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, vv…) thì cần đăng kí học nhóm học phần lựa chọn tương ứng để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến (giảng viên cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn người học tự học, chuẩn bị cho các hoạt động bồi dưỡng trực tiếp).
Về người học, các đối tượng có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc đang là giáo viên được miễn các học phần tương ứng đã được học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được cấp bằng và chứng chỉ. Các đối tượng khác phải học tập toàn bộ chương trình bồi dưỡng;
Về hoạt động dạy học, yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực hành kĩ năng giáo dục ở trường THCS/THPT trong 5 tuần liên tục. Giáo sinh đến trường THCS/THPT 4 buổi/tuần gồm buổi chào cờ đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm và 2 buổi khác trong tuần. Trường THCS/THPT phân công giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và giám sát các nhóm giáo sinh thực hành các kĩ năng giáo dục. Giảng viên sư phạm phối hợp với Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ giáo sinh trong quá trình thực hành. Mỗi giáo sinh dự và ghi chép các buổi chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần, trong đó, có 1 buổi sinh hoạt lớp do giáo sinh lập kế hoạch và tổ chức.
Ngoài ra, giáo sinh tham gia các hoạt động khác diễn ra ở trường THCS/THPT trong thời gian thực hành kĩ năng giáo dục theo yêu cầu của trường THCS/THPT và phù hợp với thời khoá biểu các học phần khác tại trường sư phạm.
Yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực tập sư phạm ở trường THCS/THPT, mỗi đợt là 5 tuần liên tục: Giáo sinh đến trường THCS/THPT 5 ngày/tuần, nếu tổ chức 2 đợt thực tập trong cùng học kì thì bố trí 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt. Giáo sinh thực hiện nghiêm quy định về thời gian làm việc như giáo viên của trường thực tập; đảm bảo chuẩn mực đạo đức, phong cách nhà giáo. Trong thời gian thực tập, không được đăng kí học các học phần khác trong Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Thời gian thực hiện Chương trình tối thiểu 1 năm để đảm bảo thời lượng và chất lượng bồi dưỡng; tối đa không quá 2 năm.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về đánh giá, điều kiện kiểm tra hết học phần là người học phải thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết quả học tập học phần của người học được đánh giá thông qua kiểm tra viết, vấn đáp hoặc thực hành, đánh giá theo điểm số và theo thang điểm 10. Sau mỗi học phần, người học phải thực hiện một bài kiểm tra.
Đánh giá kết quả học phần: Đạt (khi điểm kiểm tra theo thang điểm 10 đạt từ 5 trở lên) hoặc không Đạt.
Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ cần ghi rõ, đầy đủ tên các môn học, điểm số mà người học đã hoàn thành.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học khi hoàn thành khóa học theo quy định. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng GD-ĐT quy định.
Hải Nguyên

Sẽ cho phép người 'ngoại đạo' trở thành giáo viên tiểu học
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học.
" alt="Người 'ngoại đạo' muốn trở thành giáo viên THCS và THPT, cần học thêm gì?"/>
Người 'ngoại đạo' muốn trở thành giáo viên THCS và THPT, cần học thêm gì?
-
Công Phượng chơi xấu, suýt ẩu đảTình huống diễn ra ở phút 60, thời điểm CLB TPHCM bị B.Bình Dương dẫn 2 bàn, Tống Anh Tỷ trong nỗ lực tranh cướp bóng đã phạm lỗi với Sầm Ngọc Đức. Ngay lập tức Công Phượng trả đũa cầu thủ đội khách khi phá bóng rất mạnh vào người Anh Tỷ. Rất may, tổ trọng tài đã kịp thời can ngăn nếu không sự việc có thể vượt tầm kiểm soát.
 |
Hành động không đẹp của Công Phượng |
Trận này, Công Phượng ghi bàn trở lại sau 2 trận. Dù vậy, TPHCM vẫn thua Bình Dương và đánh mất ngôi đầu vào tay Sài Gòn FC.
Sài Gòn FC thăng hoa, bất bại 8 trận
Đội bóng của HLV Vũ Tiến Thành đang thể hiện phong độ cực ấn tượng tại LS V-League 2020. Với trận thắng Hải Phòng, Sài Gòn đánh chiếm ngôi đầu bảng của TPHCM, đồng thời là đội bóng duy nhất bất bại ở LS V-League 2020.
Trọng tài gây bão, VFF ra tay
Sau thất bại 1-2 trên sân Tam Kỳ của Quảng Nam, SLNA có phản ứng dữ dội với tổ trọng tài, đòi BTC giải đấu xem xét lại vài tình huống gây tranh cãi.
 |
Trọng tài gây nên nhiều tranh cãi |
Cụ thể là tình huống Phan Văn Đức ngã trong vọng cấm, nhưng trọng tài từ chối thổi phạt đền cho SLNA.
Đỉnh điểm là bàn thắng quyết định chiến thắng cho Quang Nam: Hữu Phước dứt điểm, bị Hồ Tuấn Tài chặn lại ở vạch vôi. Trọng tài Nguyễn Minh Thuận sau vài phút cân nhắc quyết định công nhận bàn thắng cho đội chủ nhà, bất chấp phản ứng quyết liệt từ các cầu thủ đội khách.
Sau liên tiếp các sự cố của trọng tài, lãnh đạo VFF ra văn bản khẩn lệnh Ban trọng tài chấn chỉnh giới Vua áo đen, đồng thời mời Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền ra Hà Nội làm việc. VFF yêu cầu người đứng đầu Ban trọng tài phải kiểm soát tốt hơn nữa công tác trọng tài, không để xảy ra thêm quá nhiều sự cố.
Đức Chinh toả sáng
Tiền đạo Đức Chinh lập cú đúp giúp SHB Đà Nẵng chặn đứng chuỗi trận bất bại của Thanh Hoá dưới thời HLV Nguyễn Thành Công. Việc Đức Chinh lấy lại phong độ không chỉ là tin vui với HLV Lê Huỳnh Đức, mà còn HLV Park Hang Seo hài lòng ra mặt khi lặn lội vào xứ Thanh ngắm giò cẳng cầu thủ.
 |
Tiền đạo Đức Chinh |
Vùi dập Thanh Hóa 3 bàn không gỡ, SHB Đà Nẵng nối dài phong độ ấn tượng sau chuỗi khởi đầu chật vật. Sau vòng 8, SHB.Đà Nẵng có 11 điểm và tạm xếp thứ 7, hơn ĐKVĐ Hà Nội FC chỉ số phụ.
Video TPHCM - Bình Dương
Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2020 |
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh |
05/07 |
05/07 | 17:00 | Quảng Nam |  | 2:1 |  | Sông Lam Nghệ An | Vòng 8 | |
05/07 | 17:00 | Hải Phòng FC |  | 0:2 |  | Sài Gòn FC | Vòng 8 | |
05/07 | 19:15 | Viettel |  | 1:1 |  | Hà Nội FC | Vòng 8 | |
06/07 |
06/07 | 17:00 | Thanh Hóa |  | 0:3 |  | SHB Đà Nẵng FC | Vòng 8 | |
06/07 | 17:00 | Hoàng Anh Gia Lai |  | 1:0 |  | Hồng Lĩnh Hà Tĩnh | Vòng 8 | |
06/07 | 18:00 | Than Quảng Ninh FC |  | 3:2 |  | Nam Định FC | Vòng 8 | |
06/07 | 19:15 | Hồ Chí Minh City |  | 1:2 |  | Bình Dương FC | Vòng 8 | |
" alt="Công Phượng xấu xí, trọng tài vào tầm ngắm"/>
Công Phượng xấu xí, trọng tài vào tầm ngắm
-
Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
-
Hết tháng 6, hợp đồng cho mượn kéo dài 1 năm của Đoàn Văn Hậu chính thức đáo hạn. Tuy nhiên đến thời điểm này, CLB Heerenveen vẫn chưa đưa ra quyết định gia hạn hay chấm dứt hợp đồng với tuyển thủ Việt Nam.Trong thời gian qua, dù CLB Hà Nội FC và Heerenveen đã có những động thái tiếp xúc nhưng chưa đưa ra được bất cứ thỏa thuận nào. Ông Võ Lê Trung – Tổng Giám đốc Công ty CP thể thao Hà Nội T&T cho biết, đến thời điểm này, CLB Hà Nội chưa nhận được lời đề nghị chính thức từ phía SC Heerenveen.
 |
Tương lai của Văn Hậu vẫn chưa được chốt lại |
Được biết, hai bên đã có nhiều tiếp xúc qua các kênh thông tin nhưng đối tác Hà Lan cũng chỉ trao đổi các vấn đề chung chứ không đưa ra đề nghị hợp đồng chính thức với hậu vệ người Thái Bình.
"Hà Nội FC luôn cố gắng lắng nghe và trao đổi trên tinh thần xây dựng với các đề nghị chuyển nhượng Văn Hậu, nhưng phải là một phương án rõ ràng, chứ không thể chung chung.
Hợp đồng của Hậu và Heerenveen chỉ còn ít ngày, hy vọng đối tác của chúng tôi sớm đưa ra một bản hợp đồng cụ thể để hai bên chính thức làm việc”, ông Võ Lê Trung cho biết.
Đại diện của CLB Hà Nội cho biết thêm, thời gian qua dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của Heerenveen, và rất có thể đội bóng Hà Lan đang cân nhắc kỹ lưỡng về việc gia hạn hợp đồng với Văn Hậu.
Ông Võ Lê Trung mong có sự đột phá trong thời gian ít ỏi còn lại, nhưng cũng thừa nhận Văn Hậu ở lại Hà Lan là rất khó khăn.
Video tuyển Việt Nam 3-1 tuyển Indonesia:
Huy Phong
" alt="Heerenveen chưa chốt gia hạn hợp đồng Văn Hậu, Hà Nội sốt ruột"/>
Heerenveen chưa chốt gia hạn hợp đồng Văn Hậu, Hà Nội sốt ruột
-
Theo đó, điểm sàn Trường ĐH Y Hà Nội cao nhất là 23 điểm với ngành Y khoa, ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, ngành Y học Cổ truyền và Răng Hàm Mặt.Điểm sàn ngành Y học dự phòng (khối B00) là 21 điểm. Điểm sàn ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng, Điều dưỡng, Điều dưỡng phân hiệu Thanh Hóa, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa xét tuyển theo tổ hợp B00 là 19 điểm.

Trong khi đó, điểm sàn Trường ĐH Dược Hà Nội là 21 điểm cho cả hai ngành Dược học và Hóa dược.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã công bố ngưỡng điểm sàn đối với nhóm ngành Sức khỏe với mức cao nhất là 22 điểm.
Ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt vẫn có điểm sàn cao nhất. Tiếp đến là Y học cổ truyền và Dược với mức nhận hồ sơ xét tuyển từ 21. Các ngành còn lại lấy 19. So với năm 2019, mức sàn này tăng 1 điểm.
Năm ngoái, Trường ĐH Y Hà Nội có điểm trúng tuyển cao nhất trong nhóm ngành Sức khỏe, từ 19,9 đến 26,75 điểm. Trường này dự kiến điểm chuẩn năm nay tăng khoảng 2-3 điểm.
Thúy Nga

Nhiều trường đào tạo ngành y dược công bố điểm sàn
Các trường đào tạo ngành Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
" alt="Điểm sàn Đại học Y Hà Nội năm 2020"/>
Điểm sàn Đại học Y Hà Nội năm 2020
-
Ngoài đặc trưng chung của các trường vùng cao, ngôi trường nơi cô Thoa công tác còn thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm huyện 25 km đường đèo dốc.Trường nằm trên vùng núi cao 1.500 m so với mặt nước biển; có 4 điểm bản, mỗi điểm cách xa trung tâm trường từ 6-16 km và đường đi lại vô cùng khó khăn. Mùa đông ở Tênh Phông giá rét, mùa mưa đồi núi sạt lở, đi lại khó khăn. Dân cư ở đây 100% là người dân tộc H’Mông, với điều kiện kinh tế của người dân trong xã còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đa số, chiếm 74,2%, các điểm bản chưa có điện lưới quốc gia.
Do số trẻ tại một số điểm bản ít, cộng với thiếu giáo viên mầm non nên một số điểm trường chỉ có 1 giáo viên/lớp. Cùng đó, nhân viên nấu ăn chỉ có ở điểm trường trung tâm, thiếu nhà công vụ, không có điện, mùa khô thiếu nước sinh hoạt, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau, lớp ghép nhiều độ tuổi…
Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ của các giáo viên vùng cao. Và cô Thoa cũng không phải ngoại lệ.
 |
Cô Cà Thị Thoa (giáo viên Trường Mầm non Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên). Ảnh: dienbien.edu.vn |
Song, với suy nghĩ bản thân là cô giáo mầm non - là người thay các bố, mẹ chăm sóc trẻ trong thời gian ở trường, mỗi sáng cô Thoa đều có mặt từ lúc 6h30 để chuẩn bị đón trẻ.
Gần 10 năm công tác tại Trường Mầm non Tênh Phông, cô Thoa đã được phân công giảng dạy tại nhiều điểm trường, có điểm trường Xá Tự cách trung tâm 16 km. Do đường sá đi lại khó khăn, mùa đông thời tiết khắc nghiệt nên 4 năm đầu công tác, cô Thoa hầu như phải ăn, nghỉ tại các điểm bản.
“Hồi đó, do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, không có điện, nên sau khi trả trẻ xong, tôi và đồng nghiệp phải tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ”, cô Thoa kể.
Trong quá trình công tác tại trường, cô Thoa ấn tượng về câu chuyện của một gia đình trẻ chuyển đến một địa điểm sống tách biệt và cách xa với bản làng khoảng 20 km.
"Đường đến gia đình đó toàn đèo, dốc, vực sâu, xe máy không đi được. Tôi và các đồng nghiệp đã phải đi bộ đến đó để vận động 2 cháu trong độ tuổi mầm non ra lớp. Trong quá trình vận động, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì gia đình trẻ sống cách xa trường, không có điều kiện và phương tiện đưa các con đi học", cô Thoa kể.
Song với sự quyết tâm, cô và đồng nghiệp đã thuyết phục được gia đình và đưa các cháu ra lớp. Do hoàn cảnh gia đình không thể đưa đón các cháu hằng ngày nên cô đã ngỏ ý với cán bộ quản lý cho nhận chăm sóc 2 cháu, cho ở lại ăn, nghỉ cùng mình và các cô giáo tại khu tập thể cho đến hết năm học.
Nhờ sự quan tâm và chăm sóc của cô Thoa, đến nay, 2 cháu đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi và bước sang trường tiểu học.
Cô Thoa cho rằng, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của nghề, người giáo viên mầm non cần phải yêu nghề, mến trẻ, có chuyên môn vững vàng.
“Trên hết tôi nhận thức được, là giáo viên mầm non phải luôn có một tấm lòng bao dung, nhân ái và sự tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ của người mẹ”.
Để trở thành một giáo viên tốt, cô Thoa dặn mình không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng sư phạm. Cô tham gia học lớp đại học sư phạm mầm non để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, cô còn đăng ký học chứng chỉ tiếng dân tộc H’Mông để giao tiếp được với phụ huynh và cộng đồng nơi công tác.
"Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi luôn dành thời gian để trò chuyện, dạy các con còn hạn chế tiếng Việt nhận biết và phát âm những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc có ở trong lớp và gia đình trẻ. Thường xuyên tổ chức và chơi cùng trẻ các trò chơi vận động, trò chơi dân gian để tạo sự gần gũi và hứng thú; đặc biệt quan tâm, động viên những trẻ còn nhút nhát. Phối hợp với chi hội phụ huynh của lớp, của trường đến thăm hỏi, động viên những trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày lễ, tết hoặc những lúc trẻ bị ốm đau".
Nhiều năm giảng dạy tại các lớp ghép, cũng cho cô giáo Thoa nhiều kinh nghiệm quý báu. "Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng lớp ghép phải quan tâm tìm hiểu từng trẻ, phát huy sự tương trợ, giúp đỡ nhau của trẻ trong lớp ghép, tổ chức hoạt động sao cho trẻ tương tác với nhau được nhiều nhất có thể, không nên chỉ chú trọng hoạt động học cho trẻ lớn mà bỏ quên trẻ bé hoặc ngược lại…" Song để làm được, cô Thoa cho rằng cần thường xuyên công khai, trao đổi, chia sẻ về mục tiêu, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp với phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện.
Trong điều kiện người dân còn nhiều khó khăn, cô tích cực tham mưu với nhà trường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ.
Cô cũng vận động cha mẹ trẻ góp gạo, củi, cùng cô giáo trồng và chăm sóc vườn rau, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Vận động cha, mẹ trẻ tham gia cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất các điểm trường như xây dựng bếp ăn, làm hàng rào, lao động vệ sinh trường lớp…; tạo môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm như tham gia làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, đóng chậu hoa bằng gỗ, trồng cây xanh, tham gia một số hoạt động cùng trẻ tại trường…
 |
Ảnh: dienbien.edu.vn |
Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc và giáo dục trẻ, cô luôn lắng nghe ý kiến của các phụ huynh; thường xuyên liên lạc, tìm hiểu thói quen sinh hoạt của gia đình trẻ. Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để từ đó có hình thức, biện pháp phối hợp phù hợp.
Áp dụng các giải pháp trên, cô Thoa cũng thu về “quả ngọt” khi chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của các lớp cô phụ trách được nâng lên rõ rệt. Thấy trẻ mạnh dạn, tự tin; các cha mẹ yên tâm và tin tưởng vào cô giáo khi gửi con đến trường. Điều này giúp kết quả huy động số lượng học sinh ra lớp của cô luôn vượt kế hoạch giao. Tỷ lệ trẻ em đi học chuyên cần đạt 96% trở lên. Hằng năm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong lớp giảm từ 0,2-0,3%; 100% trẻ được đảm bảo an toàn, không có ngộ độc xảy ra; số lượng trẻ tham gia Hội thi cấp trường, cấp huyện ngày càng tăng và đạt kết quả cao hơn so với năm học trước. Chất lượng giáo dục cuối độ tuổi đạt từ 95% trở lên, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi.
Trải qua gần 10 năm công tác tại một trường vùng cao và với những kết quả đó, cô Thoa đã 2 lần được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 lần được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; luôn được các cấp đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt loại Tốt trong đánh giá xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Cô cũng có 4 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và nhiều giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, tỉnh; Giám đốc Sở GD-ĐT.
Năm học 2020-2021, cô Thoa cho hay sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vùng cao”, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Hải Nguyên

Cô giáo mầm non ném em bé xuống sàn
Cô giáo trường mầm non bị bắt giữ sau khi có hành động ném một trong những học sinh của mình xuống sàn khi cậu bé này đang chơi với một chiếc ghế.
" alt="Cô giáo mầm non vừa dạy vừa nhận chăm sóc trẻ vùng cao"/>
Cô giáo mầm non vừa dạy vừa nhận chăm sóc trẻ vùng cao