Ngoại Hạng Anh

Soi kèo phạt góc Macarthur FC vs Western United, 13h00 ngày 9/2: Thế trận đôi công

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-12 09:41:34 我要评论(0)

Hồng Quân - 08/02/2025 17:46 Kèo phạt góc đô hôm nayđô hôm nay、、

èophạtgócMacarthurFCvsWesternUnitedhngàyThếtrậnđôicôđô hôm nay   Hồng Quân - 08/02/2025 17:46  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngày 9/12/2020, công ty TNHH Diageo Việt Nam đã có buổi trao tặng 62 máy tính xách tay đã qua sử dụng cho DRD (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người Khuyết tật). Được biết, đây không phải là lần đầu tiên công ty hợp tác với DRD, trước đó vào năm 2012 và 2014 công ty cũng có 2 lần trao tặng máy tính đã qua sử dụng.

Đây là một trong những chuỗi hoạt động phát triển cộng đồng ở nước sở tại mà nhãn hàng cam kết. Thay mặt nhãn hàng, chị Hoàng Đào Xuân Hiền - Giám đốc pháp lý của công ty chia sẻ: "Các máy tính đều được nhân viên IT kiểm tra và chọn lọc rất kĩ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng khi đến tay người dùng”

{keywords}
Lễ bàn giao máy tính xách tay tại văn phòng DRD

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Cử - đại diện DRD chia sẻ, việc hỗ trợ máy tính giúp ích rất nhiều cho cộng đồng người khuyết tật, các cá nhân, đặc biệt là sinh viên. Ông Cử cho biết: “Máy được tặng cũng đưa vào sử dụng cho phòng Lab tại Trung tâm DRD để đào tạo các nhóm ngành như Business Process Outsourcing (BPO) và tăng cơ hội tiếp cận thông tin cho các bạn trong thời gian tới.”

Nhiều bạn đã tâm sự ngay tại buổi trao tặng rằng con đường học tập gặp rất nhiều chông chênh khi không có máy tính, trong đó, L.A - sinh viên năm 1 ngành Tâm lý học của ĐH Sư phạm TP.HCM tâm sự: “Trước đây, em sử dụng điện thoại để học cũng khá là hạn chế, màn hình điện thoại thì nhỏ nên khi đọc bài rất là đau mắt. Nên có máy tính hỗ trợ rất nhiều cho em trong việc học trực tuyến và tìm tư liệu trong thời gian sắp tới.”

{keywords}
 L.A rất cảm kích, chia sẻ rằng con đường học tập của em dễ dàng hơn nếu được học với máy tính

Không chỉ riêng sinh viên gặp khó khăn trong việc học trực tuyến mùa Covid-19, nhiều người khuyết tật khác cũng chật vật khi phải làm việc mà không có máy tính riêng. Bạn V.T.H.A, chuyên viên thiết kế đồ họa cho biết: “Trước đó, em sử dụng laptop của anh chị để làm việc nhưng cũng bất tiện nên em muốn có máy tính riêng để học hỏi về kiến thức đồ họa nhiều hơn, cũng như làm việc tiện lợi hơn.”

Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, H.A gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm mà không có máy tính riêng. Do đó, chương trình trao tặng này dường như đã phần nào tiếp sức cho bạn trên con đường sự nghiệp phía trước.

{keywords}
 V.T.H.A, chuyên viên thiết kế đồ họa, xúc động khi nhận chiếc máy tính xách tay tuy cũ nhưng chất lượng

 

Diageo là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống cao cấp, có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, nhãn hàng liên tục triển khai các dự án phát triển bền vững bao gồm các dự án về nước sạch dùng cho sinh hoạt, xây nhà tình nghĩa, trường học nội trú, ...

Thông qua các hoạt động ý nghĩa như chương trình trao tặng máy tính cho người khuyết tật, Diageo Việt Nam mong muốn hỗ trợ, tạo cơ hội cho việc hòa nhập cộng đồng, tiếp xúc công nghệ và xóa bỏ mọi rào cản đối với hội người khuyết tật trong xã hội.

(Nguồn: Diageo Việt Nam)

" alt="‘Cơ hội mới’ từ chiếc máy tính cũ cho bạn trẻ khuyết tật" width="90" height="59"/>

‘Cơ hội mới’ từ chiếc máy tính cũ cho bạn trẻ khuyết tật

Những ngày qua, câu chuyện về việc cư dân sinh sống tại ngõ 126 Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) tự ý dựng barrier chắn xe máy đi qua ngõ vào giờ cao điểm trở thành chủ đề gây xôn xao, tạo ra nhiều luồng dư luận và các ý kiến tranh luận trái chiều. 

Trong khi nhiều người bày tỏ sự đồng cảm bởi đây là con ngõ có vị trí "đắc địa", thường xuyên phải "gánh" lượng lớn phương tiện vào giờ tan tầm gây ra tình trạng ồn ào, ùn tắc, gây khó chịu và phiền toán cho người dân thì ở chiều ngược lại, không ít người lại cho rằng đây là hành động thể hiện sự ích kỷ và không phù hợp quy định của pháp luật. 

"Đừng lấy lý do đường tắc để che đi sự ích kỷ của bản thân"

Theo luồng quan điểm phản đối, độc giả Pham Anh Tuan bình luận gay gắt: "Cuộc sống vốn dĩ đã bon chen, khó khăn rồi, đừng lấy lý do để che đi sự ích kỷ của mình. Đường của dân, của Nhà nước, ngõ chật mà vẫn làm bậc để xe  chiếm nốt cái lòng đường. Nếu mỗi người lùi lại một ít đất thì có khi nhà nào ô tô cũng vào được". 

"Không thể để tình trạng vi phạm pháp luật ngang nhiên như vậy. Nếu thấy không ở được thì đi chỗ khác, đừng có cấm đường thiên hạ như vậy", bạn đọc Bao Do tiếp lời. 

"Đường Nhà nước, có phải của riêng ai đi đâu mà chặn? Những người như vậy rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân", anh Nhật Thanh Nguyễn viết. 

Có chung sự bất bình, độc giả Đạt Huỳnh bình luận châm biếm: "Vậy hẻm này là đất của "công" hay đất của "ông"?". 

Chuyện cái lý - cái tình từ việc dân dựng barie chặn xe máy ở Hà Nội - 1

Con ngõ được người dân lắp barrier di động (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

"Đường của chung, nỗi khổ của riêng"

Trong khi nhiều người bày tỏ sự bất bình thì ở chiều ngược lại, không ít người bày tỏ sự cảm thông với hành động trên của những người dân trong ngõ, đặc biệt với những người đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự. Chia sẻ câu chuyện bản thân, độc giả Huynh Huynh viết: "Tôi ở ngõ 149 đường Láng, ngày trước lúc chưa có thanh chắn, dân họ bán hàng ở chợ cạnh đó còn dựng cả xe, khóa dây sắt để khóa xe họ vào cửa nhà tôi tránh bị mất cắp, chắn hết cả lối ra vào, cửa không mở được rất bực mình. 

Việc này ảnh hưởng rất lớn tới người khác, có hôm tôi còn phải trèo qua tầng nhà hàng xóm để xuống chợ tìm người để xe chắn cửa, rất mất thời gian và gây ức chế. Bởi vậy, có thể hiểu cho sự phiền toái của người dân tại đây khi phương tiện lúc nào cũng qua lại nườm nượp, choán hết lối ra vào của gia đình, gây ồn ào và ô nhiễm". 

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, anh Nguyen Van Phuoc viết: "Khu nhà tôi cũng có con hẻm độc đạo dẫn qua đường lớn, giờ cao điểm rất nhiều xe máy lựa chọn cung đường này. Để giảm tình trạng này, Tổ trưởng khu phố đã cho lắp đặt gờ giảm tốc tại các giao lộ với hẻm khác và kết quả rất khả quan khi giảm hẳn xe máy đổ dồn vào hẻm, nếu có đều phải chạy chậm cho an toàn". 

"Tôi không sống ở trong khu này nhưng tôi hoàn toàn đồng ý chặn lại. Đường lớn không đi, toàn đi vào khu dân cư làm tắc hết đường. Không khí thì ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi", độc giả Phú Lê ủng hộ việc chặn ngõ của cư dân. 

Phản biện những ý kiến chỉ trích, chủ tài khoản Linh Thầy Giáo viết: "Các bạn nào không đồng ý thì xin lưu ý vài vấn đề như sau: Thứ nhất,khi tắc ùn, ngõ 2 xe máy tránh nhau mà bịt kín lại thì lượng khí thải, âm thanh dồn thành một cục sẽ như thế nào? Nên nhớ xung quanh là tường cao. Thứ hai, nếu bắt dỡ bỏ, tin tôi đi, họ sẽ dựng hàng rào bằng người đứng chặn 2 đầu đường. Người dân ở đó họ quá khổ rồi, họ sẽ sẵn sàng làm vậy. Thứ ba, người Việt tính hy sinh rất cao, nhưng khổ quá thì họ mới phải làm vậy và cũng chỉ có 1 tiếng buổi sáng, ngoài ra họ cũng đã báo cáo, xin phép lãnh đạo phường rồi mà". 

"Ai đã và đang ở những hẻm nhỏ mới thấu hiểu được nổi khổ này, mong cơ quan chức năng giải quyết thấu tình đạt lý", "Từng bước dẹp xe máy thì sẽ hết thôi. Đường của chung, nỗi khổ của riêng"... nhiều ý kiến khác cũng bày tỏ sự đồng cảm với người dân trong con ngõ này. 

Chuyện cái lý - cái tình từ việc dân dựng barie chặn xe máy ở Hà Nội - 2

Sau giờ cao điểm, rào chắc được dựng lên để các phương tiện đi lại (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

Giải pháp nào cho những con ngõ ở Thủ đô?

Từ tình trạng trên, độc giả Doanh Tran đưa ra gợi ý như sau: "Thành phố nên ra quy định về chiều rộng tối thiểu để cho phép xe ra vào, đồng thời quy định giờ ra vào ngõ đối với ngõ nhỏ hẹp, tránh tình trạng chặn lối đi vô tội vạ, thích chặn là dựng barrier". 

"Nên học tập TPHCM, xây dựng phong trào xóa ngõ hẹp trong thành phố. Mỗi bên chỉ cần lui vào 50 cm sẽ có lối đi vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa đảm bảo an toàn cháy nổ", bạn đọc Trai Nguyenbình luận. 

Còn với độc giả Hoang Sy Ke, người này nhìn nhận đây là con ngõ có nhiều hộ dân có sổ đất chờm ra lối đi. Khi xưa họ đã thảo luận tự lùi lại để lấy lối đi cho người trong ngõ. Bởi vậy, lãnh đạo phường cần có ý kiến, đo đạc lại và thỏa thuận đền bù (nếu có) cho họ, rồi sau đó áp dụng các phương pháp tiếp theo để giải quyết tình trạng này". 

" alt="Chuyện cái lý" width="90" height="59"/>

Chuyện cái lý

Tại hội nghị "Thúc đẩy thực hiện giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam" do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, chỉ ra rằng Hà Nội hiện có 9 triệu người sinh sống, 10 khu công nghiệp, 1300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô. 

Mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu, chưa kể tới tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát. Đây là những nguồn phát thải khí nhà kính gây ra tình trạng ô nhiễm tại thủ đô những năm qua. 

Từ những con số dẫn chiếu nêu trên, nhiều người chỉ ra rằng nguồn cơn ô nhiễm của Hà Nội hiện nay tới từ nhiều lý do, không phải chỉ bởi nguồn phát thải của các phương tiện giao thông. Do đó, các cấp lãnh đạo cần đưa ra các giải pháp vĩ mô nhằm giải quyết triệt để vấn đề thay vì chỉ tập trung ở các biện pháp cấm phương tiện trong khu vực nội đô. 

Hà Nội ô nhiễm: Đâu chỉ bởi phương tiện giao thông? - 1

Tình trạng không khí mờ mịt, ô nhiễm trở thành vấn đề nhức nhối tại Hà Nội nhiều năm qua (Ảnh: Tố Linh).

Bình luận về thực trạng của Thủ đô hiện nay, anh Lê Hoàng cho rằng nguồn ô nhiễm của Hà Nội hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân như phát thải của động cơ xăng dầu, hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, khói bụi từ các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng, các khu công nghiệp ở các tỉnh đầu hướng gió... Do đó, cần có những nghiên cứu cụ thể về các yếu tố gây ô nhiễm để có giải pháp khắc phục lâu dài, thậm chí có thể mất tới 5-10 năm mới có thể xử lý. 

"Nên có một nghiên cứu kéo dài 1-2 năm xem hiện tượng ô nhiễm xuất hiện vào thời điểm nào? Lúc loại hình thời tiết nào? Hướng gió từ phía Bắc hay Đông Bắc hay Đông, Đông Nam? Và các yếu tố các nhà máy, khu công nghiệp ở các khu vực khác có liên quan... Từng có tổ chức nước ngoài chỉ ra rằng khi gió Đông Bắc và chếch Bắc thì Hà Nội sẽ xuất hiện nhiều bụi mịn hơn và họ dự đoán là do nhà máy nhiệt điện nằm ở Hải Dương, Quảng Ninh gây ra. Còn khi gió Đông hoặc Đông Nam thổi từ biển vào thì không có hiện tượng trên.

Do đó, cần một nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Bắc Kinh cách đây khoảng 20 năm cũng bị như Hà Nội thế nhưng đến nay họ đã giải quyết được triệt để, nguyên nhân chủ yếu do các khu công nghiệp các vùng đầu hướng gió gây ra.", độc giả này phân tích. 

Có chung nhận định, độc giả Chu Van Dung bình luận: "Vấn đề do các nhà máy phía Bắc và Đông Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh mới là nguồn gây ô nhiễm khi Hà Nội chuyển gió mùa Đông Bắc nhẹ. Đêm đến ngủ không dám mở cửa". 

Còn với độc giả Phạm Văn Hoan, anh ví môi trường của Hà Nội hiện nay như "cái hộp kín", bị vây quanh bởi các khu công nghiệp tại các địa phương như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang... Đây mới là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm tại Thủ đô. 

"Hà Nội là cái hộp kín, khói bụi từ các khu công nghiệp địa phương theo gió đưa "tặng" Hà Nội. Vì vậy, không chỉ giải quyết vấn đề môi trường một cách cục bộ được. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, hạn chế phát thải ở tất cả các địa phương, chủ yếu tại các khu công nghiệp và phương tiện giao thông", bạn đọc nêu vấn đề. 

Hà Nội ô nhiễm: Đâu chỉ bởi phương tiện giao thông? - 2

Hà Nội trải qua nhiều ngày ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa thu - đông và đông - xuân gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân (Ảnh: Thành Đông).

Bên cạnh câu chuyện từ các khu công nghiệp, một vấn đề khác được nhiều người chỉ ra ngay từ chính nội tại của Thủ đô, đó là việc các công trình xây dựng quá nhiều, dẫn tới mặt đường luôn trong tình trạng ô nhiễm, bụi bẩn bởi vật liệu xây dựng. 

"Các công trường xây dựng quá nhiều, mà hầu như vấn đề môi trường chưa được quan tâm. Mỗi công trình đất cát bụi bay dày đặc một khu vực rộng lớn. Hà Nội nên học tập Nhật bản về việc quản lý môi trường cho công trình nội, ngoại đô", chủ tài khoản Vo Cat bình luận. 

"Nguyên nhân chính hiện nay là mặt đường quá bẩn, rất nhiều bụi, khi phương tiện lưu thông cuốn lên khiến không khí luôn ô nhiễm. Vì vậy, cần phải dùng nhiều xe rửa đường phun nước thì chắc chắn sẽ giảm được đến 50% ô nhiễm không khí. Ngoài ra, còn tình trạng đốt vàng mã rất nhiều, nhất là ngày rằm, mùng một hàng tháng tạo ra những cột khói màu khói đen kịt gây ô nhiễm không khí hết sức trầm trọng.

Còn không thể đổ cho đốt rơm rạ được vì mùa này không có rơm rạ đâu mà đốt, đã qua mùa thu hoạch rất lâu. Bây giờ người nông dân cũng sử dụng rơm rạ làm ra rất nhiều sản phẩm cho nên người ta không đốt. Nói như vậy là rất quan liêu", độc giả Nguyễn Hữu Trọng phân tích.

"Cầu xin lãnh đạo Hà Nội tăng cường xe rửa đường, rất nhiều tuyến đường dày bụi đặc biệt là Vành đai 3. Chỉ cần rửa sạch đường cũng giảm ít nhất 20% ô nhiễm rồi, đó là việc có thể làm ngay bây giờ", anh Nguyen Duy Manh bình luận. 

"Phương tiện chỉ là một phần gây ô nhiễm, cần phải làm toàn diện, từ việc vứt đổ rác, phế liệu, đốt rác khắp nơi; quản lý chặt việc chở vật liệu xây dựng; hạn chế dần các phương tiện công cộng chạy xăng, dầu mà thay bằng chạy điện; không cấp đăng ký xe cho các phương tiện không đảm bảo về khí thải; quy hoạch thật nhiều làn đường dành cho xe đạp, người đi bộ; đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng... Tổng hòa các yếu tố đó, Hà nội mới có thể bớt ô nhiễm", bạn đọc Ngoc Tan bình luận. 

" alt="Hà Nội ô nhiễm: Đâu chỉ bởi phương tiện giao thông?" width="90" height="59"/>

Hà Nội ô nhiễm: Đâu chỉ bởi phương tiện giao thông?