Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng -
Ảnh minh họa
Câu chuyện mở tiệc ăn mừng sau ly hôn
Cộng đồng mạng những ngày này xôn xao về tiệc ăn mừng ly hôn chồng thành công của một cô gái đến từ Thái Nguyên. Trái ngược với tâm trạng buồn bã, hụt hẫng thông thường của phụ nữ khi ly hôn, ở đây cô gái đã có một bữa tiệc hoành tráng với sự tham gia của đông đảo bạn bè thân thiết. Ai nấy đều phấn khởi, vui vẻ.
"Chưa bao giờ lại nghĩ có cái sự kiện như này. Không nghĩ ngày này của mình lại là ngày vui của mọi người. Cảm ơn mọi người luôn bên cạnh và tổ chức cho em. Kể từ ngày hôm nay tất cả cho qua, giờ mới sáng mắt", cô gái chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Lý do ly hôn chồng được cô chia sẻ là vì anh ta phản bội. Trong khi đang có vợ, chồng cô vẫn thoải mái đi cùng người phụ nữ khác.
Những hình ảnh bữa tiệc được chia sẻ đã thu hút rất nhiều lượt xem, bình luận. Nhiều người gửi lời chúc mừng tới chủ nhân bữa tiệc và cho rằng cô quá mạnh mẽ, can đảm, dám "quẳng gánh lo đi mà sống". Song cũng không ít người phản đối nói rằng việc ly hôn chồng không hay ho gì mà tổ chức hẳn một bữa tiệc hoành tráng như vậy. Có những người cho rằng, phụ nữ ly hôn nên buồn mới phải?
Trên thực tế, việc mở tiệc ăn mừng hậu ly hôn không phải là điều gì mới. Đặc biệt ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhiều đôi vợ chồng đã quyết định chia tay thay vì hai bên đều phải ôm hận. Họ chấm dứt cuộc hôn nhân của mình trong vui vẻ giống như khi họ mới bắt đầu bằng bữa tiệc ly hôn.
Các cặp vợ chồng tại Nhật Bản ngày càng có xu hướng tổ chức lễ ly hôn long trọng với đầy đủ nhẫn cưới, khách mời và tiệc mừng giống như họ tổ chức đám cưới. Ở Hà Lan còn có cả một chuỗi khách sạn mang tên Khách sạn ly dị để các cặp đôi kết thúc cuộc hôn nhân của mình trong vui vẻ.
Từ cách ứng xử của nhiều cặp sau khi ly hôn hiện nay cho thấy, ly hôn không phải là đau khổ mà chỉ là hạnh phúc không thể hàn gắn, níu kéo nữa thì người trong cuộc phải quyết định buông tay để cho nhau cơ hội mới.
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, trong đời sống vợ chồng khó có gia đình nào không xảy ra cãi cọ, mâu thuẫn. Dù vậy, chẳng cặp vợ chồng nào mong muốn ly hôn, chia đôi con đường hạnh phúc đã chọn. Việc giải thoát cho nhau sẽ là cách tốt nhất khi cả hai đã cạn tình, cạn nghĩa. Hoặc họ nhận ra sự bất công khủng khiếp khi bắt con cái cũng phải hít thở bầu không khí gia đình ngột ngạt… và để cả hai có thể tìm được cuộc sống mới hạnh phúc.
Còn việc đối diện với ly hôn ra sao sẽ tùy thuộc vào bản lĩnh của từng người phụ nữ. Có người khóc lóc, suy sụp vì vốn đã quá quen cuộc sống hôn nhân đó giờ phải định hướng lại từ đầu. Nhưng cũng có người sẽ thấy vui vẻ khi giải thoát được cuộc hôn nhân vốn được họ coi là "địa ngục". Đâu phải li hôn phải buồn bã mới là đúng. Nếu đã cân nhắc mọi vẻ, bất kể ai cũng nên nhớ rằng đừng bao giờ buồn bã vì những điều đã cũ ấy.
Chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, chẳng có lý do gì mà đàn bà không được vui vẻ sau ly hôn cả. Đàn ông ly hôn xong vẫn lấy vợ, vẫn có tổ ấm mới thì sao phụ nữ lại cứ phải một mình chấp nhận nỗi đau, cô đơn.
Nhiều nguyên nhân dẫn tới "đường ai, nấy đi"
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, nguyên nhân hàng đầu trong các vụ ly hôn thường là từ việc cặp bồ, ngoại tình. Nguyên nhân thứ hai là do bạo lực gia đình. Có những ông chồng thiếu trách nhiệm, đánh đập, rượu chè, bê tha, còn người phụ nữ giám sát chặt chẽ quá cũng làm ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Và có một số xuất phát từ những mâu thuẫn khác như mẹ chồng nàng dâu.
Thường sau ly hôn, nếu là vội vàng ly hôn vì sự sĩ diện hay do cái "tôi", người trong cuộc thường sẽ nhìn lại quá trình chung sống rồi tiếc nuối, ân hận với những tổn thương, nhận ra vai trò của người còn lại mà cảm thấy hụt hẫng, dằn vặt… Nhưng nếu quyết định ly hôn là đúng đắn dù có nhìn nhận lại, người trong cuộc có tiếc nuối nhưng sẽ cảm thấy tiếc nuối quãng thời gian chung sống là lãng phí.
Ở mỗi cuộc ly hôn, người phụ nữ thường phải chịu tổn thương hơn rất nhiều so với nam giới. Có người ám ảnh, cay đắng cả đời không dám bước thêm hạnh phúc mới, không thể tìm lại hạnh phúc lần nữa. Ngoài những tổn thương, mất niềm tin, bị xúc phạm, khó khăn khi phải bươn chải nuôi con, phụ nữ còn phải vượt qua rất nhiều định kiến của xã hội đối với một người đàn bà ly hôn. Dù thế nào, đừng bao giờ mất đi niềm tin vào tình yêu bởi điều đó chỉ khiến chính bản thân phụ nữ bế tắc trong mọi mối quan hệ.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều cặp vợ chồng hiện nay chỉ một thời gian ngắn sau kết hôn đã ly hôn. Những cuộc "ly hôn xanh" này thường kéo theo những ảnh hưởng tai hại tới cả gia đình, đến cả những đứa con. Bởi vậy, để có được hạnh phúc lâu bền không nên đốt cháy giai đoạn tiền hôn nhân. Cần có thời gian nhìn nhận được con người đó thuộc kiểu người nào, không phải để xem có giống mình không, mà xem người đó có thể sống hòa hợp với mình không?
Hơn nữa, vợ chồng cần học tập để hiểu hôn nhân là chuyện nghiêm túc. Bản thân mỗi người hãy tự điều chỉnh mình để tương đồng với nửa kia của mình. Và chuyện ly hôn giờ không phải là xấu nhưng nếu có ly hôn thì các cặp vợ chồng cũng phải cân nhắc, suy xét thật kĩ trước khi quyết định, đừng tưởng cứ chia tay là có được cuộc sống hạnh phúc với người khác.
Nỗi đau dài tới cỡ nào
'Ánh mặt trời của mẹ' - em viết như vậy dưới bức hình ghi lại khoảnh khắc ba mẹ con em trong một vườn hoa hướng dương đang khoe sắc.
"> Mở tiệc ăn mừng sau khi ly hôn: Phụ nữ bỏ chồng đâu cứ phải buồn bã -
Mới đây, sau khi hé lộ danh tính là con gái út của bà Tân Vlog cùng với những lần được 2 anh trai giới thiệu, Thanh Lương đã chính thức bắt đầu con đường làm YouTube. Cả nhà bà Tân Vlog đua nhau làm YouTube, con gái vừa ra clip đã bị chê diễn lốNgay khi clip đầu tiên được đăng tải trên kênh mới của con gái bà Tân, nhiều người không khỏi tò mò về nội dung kênh này sẽ hoạt động, bên cạnh đó cũng dành nhiều sự quan tâm cho nữ YouTuber mới vào nghề.
Cô con gái mới được tiết lộ của bà Tân Vlog đã bắt đầu lập kênh riêng, làm YouTube như các thành viên trong gia đình.
Dù đã nhiều lần xuất hiện trong các clip làm món ăn của mẹ hay clip "troll" của anh trai nhưng đây là lần đầu tiên Thanh Lương đóng vai trò "diễn viên chính" trong clip của mình. Vẫn với nội dung là những video trêu chọc mẹ và các anh, cuộc sống thường ngày... Ngay trong sản phẩm đầu tiên đăng lên kênh, Thanh Lương đã làm lại trò "troll" Hưng Vlog từng thực hiện trước đó với chai nước trộn dầu.
Thanh Lương dùng lại chiêu cũ Hưng Vlog từng làm trong một clip gần đây.
Nhiều ý kiến cho rằng cách trò chuyện của con gái bà Tân trong video không mấy tự nhiên, khác hẳn so với những lần làm "diễn viên phụ" trong video của mẹ và anh trai. Đặc biệt là không có sự mới lạ trong video đầu tiên cũng là điều một số bình luận góp ý.
"Cái này có phải troll đâu, nhìn kỹ chai nước lúc Hưng uống không có dầu, dầu không thể hoà tan trong nước ngọt được", "Đã đổi chai nước rồi, lúc đầu là chai đổ cả dầu ăn gần đầy, khi đưa cho Hưng Vlog thì ít hơn. Mọi người thấy hợp lí không", "Nhìn thì biết là dựng video, các bạn nhìn kĩ chai nước, lúc cho dầu vào nó cao hơn, nhạt hơn vì dầu nhẹ hơn nước ngọt. Đến lúc cho uống thì lại ít hơn và màu trên dưới giống nhau"... nhiều bình luận phát hiện chiêu trò trong màn "troll" ngay clip đầu tiên của con gái bà Tân.
Nhiều người cho rằng con gái bà Tân diễn lố, đánh tráo chai nước trước khi "troll" Hưng Vlog.
Bên cạnh đó, người xem còn tỏ ra hoang mang vì từ khi mới nổi tiếng, xuất hiện khắp các chương trình truyền hình, bà Tân Vlog chỉ giới thiệu có hai con trai là Hưng và Hậu. Vì vậy, khi Thanh Lương được giới thiệu là con gái bà Tân đã làm cho nhiều người tò mò hơn về gia đình này. Thậm chí, dưới clip đầu tiên của Thanh Lương, gần nửa số bình luận đều thắc mắc liệu cô có phải con gái ruột của bà Tân.
Cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ khi biết bà Tân Vlog còn có 1 con gái.
Tuy gây tranh cãi từ video đầu tiên lập kênh YouTube, nhờ sự giới thiệu và hỗ trợ từ các anh, kênh Thanh Lương Vlog cũng đã có hàng nghìn người đăng ký. Với vẻ ngoài xinh xắn và đã khá quen mặt với cộng đồng mạng nhờ thường xuyên có mặt trong "đội quân ăn chực" của bà Tân Vlog, Thanh Lương được đông đảo người xem góp ý cách xây dựng nội dung nhưng cũng ủng hộ cô trở thành YouTuber như hai anh trai.
Con gái bà Tân Vlog lộ ảnh 'chất chơi'
Vừa gây 'sốt' khi tiết lộ là con gái bà Tân Vlog, cô gái xinh đẹp này lại xuất hiện với hình ảnh khác lạ.
"> -
Cách đây vài ngày, tôi đọc trên quý báo một bài viết về cặp vợ chồng than phiền khi mua căn hộ chung cư sát nghĩa trang, phải chịu đựng tiếng kèn trống và sự ám ảnh về mặt tâm lý. Vợ chồng kiếm tiền tỷ nhờ mua nhà cạnh nghĩa trangTôi cũng từng mua nhà cạnh nghĩa trang nhưng suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn. Đến giờ phút này, vợ chồng tôi chưa bao giờ cảm thấy lo âu, sợ hãi mà còn phải cảm ơn vì đã quyết định mua ngôi nhà đó.
Mười năm trước, vợ chồng tôi mới kết hôn, kinh tế khó khăn, phải thuê nhà trọ ở. Gia đình hai bên thương, gom góp cho được chút tiền mua nhà.
Tuy nhiên, số tiền quá ít, không đủ để mua nhà trong phố, chúng tôi phải ra ven Hà Nội tìm. Một người bạn giới thiệu cho tôi căn nhà nhỏ ở ngoại thành, giá phải chăng, hợp túi tiền nhưng lại nằm đằng sau nghĩa trang. Đường vào nhà chật hẹp.
Bố mẹ tôi ra sức khuyên nhủ, phân tích mọi lý lẽ bất cập khi ở gần nơi chôn cất người chết. Đặc biệt, mẹ tôi là người tin vào tâm linh, bà cho rằng, người sống ở gần người chết, dễ động chạm, xúi quẩy, lụi bại. Chưa kể, đời sống vợ chồng dễ lục đục…
Tôi không tin vào những gì mẹ nói, vì thấy bao gia đình vẫn sống xung quanh đó bình thường. Hai vợ chồng tôi nhanh chóng làm thủ tục mua bán và dọn về sống.
Do chưa có việc làm ổn định, sau khi chuyển nhà, tôi mang vài thẻ hương, vàng tiền ra bán, kiếm chút tiền chi tiêu. Dần dần, dù nghĩa trang có quản trang nhưng nhiều khách quen quý mến, thuê tôi chăm sóc mộ phần người thân đã khuất.
Nhiệm vụ của tôi là quét dọn, mua hoa quả, vàng tiền, thắp hương cho phần mộ vào ngày Rằm, mồng Một. Nhờ đó, tôi kiếm được đồng ra đồng vào.
Những vấn đề như tiếng kèn trống đám ma tôi gặp như cơm bữa. Vì cửa sổ phía sau nhà tôi, sát với tường rào nghĩa trang, chỉ cần mở ra là thấy mộ. Tuy nhiên, vì nghĩ thoáng, tôi không có tâm lý sợ hãi.
Sau đó, địa phương mở đường. Nhà tôi từ trong ngõ, bỗng ra mặt đường, ô tô đỗ tận cửa.
Thế rồi, chẳng hiểu từ đâu, rộ lên tin tức nghĩa trang sẽ di dời sang khu vực khác. Nhiều ‘cò’ đất tìm đến gạ mua nhà tôi.
Thấy có người trả giá cao gấp 3 lần số tiền tôi đã mua, chớp thời cơ, tôi đồng ý bán, mua một căn nhà trong phố. Căn nhà này chỉ rộng 30m2 nhưng sau khi mua, tôi sang sửa đẹp, rồi thử rao bán. Lần này, tôi lãi hơn 200 triệu.
Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng làm giàu, mua nhà ở, sửa sang đẹp mắt rồi bán. Cứ thế, trong vòng 5 năm, tôi kiếm tiền từ công việc mua đi - bán lại nhà. Giờ đây, gia đình tôi đang sống trong căn nhà 3 tầng khang trang, có chút vốn tiết kiệm, lo cho các con ăn học.
Tôi kể câu chuyện của mình, không phải để khoe khoang mà muốn nói rằng, nếu đã xác định mua nhà cạnh nghĩa trang thì bạn phải nghĩ thoáng ra, đừng vì quan niệm mê tín mà thành ám ảnh.
Bản thân tôi cho rằng, mình sống gọn gàng, sạch sẽ, không làm điều bạc ác thì dù ở đâu cũng thấy nhẹ nhàng. Quan trọng là tư tưởng và định kiến của bản thân mỗi người.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!">