Nghị định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
![]() |
Ca khúc Con đường xưa em đi từng gây xôn xao dư luận về việc cấp phép phổ biến. |
Theo đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn là ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.
Theo Nghị định 79 trước đây, việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật được tách thành hai nhóm với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài và tác phẩm sau năm 1975.
Với tác phẩm sáng tác sau năm 1975 sẽ không cần phải cấp phép phổ biến mà chỉ cần cấp phép biểu diễn theo từng chương trình cụ thể. Tuy nhiên, với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam ở hải ngoại phải được cấp phép phổ biến, sau đó mới được đưa vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Như vậy, nghị định mới đã bỏ quy định cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu.
Ông Trần Hướng Dương, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho hay, với những quy định mới, Cục sẽ chuyển từ tiền kiểm (kiểm tra trước sự kiện) sang hậu kiểm (kiểm tra sau sự kiện) là chủ yếu. Nhưng việc hậu kiểm cũng không nhằm bắt lỗi mà để tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Tất nhiên những đơn vị, cá nhân vi phạm vào các điều cấm sẽ bị xử lý nghiêm.
Ông Trần Hướng Dương cũng kỳ vọng, những quy định mới này sẽ góp phần để công chúng được thưởng thức đầy đủ nhất những tác phẩm hay, có ý nghĩa, lành mạnh.
Nghị định số 144/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2021.
Tình Lê
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2017 của Bộ VHTT&DL, vấn đề nóng nhất mà báo chí quan tâm vẫn là vấn đề xung quanh việc cấp phép cho các ca khúc sáng tác trước năm 1975.
" alt=""/>Bỏ cấp phép phổ biến ca khúc trước 1975Vài ngày sau khi nạn nhân được an táng, thân nhân đã nắm được thông tin. Người bố di chuyển hàng nghìn kilomet từ Trung Quốc đến xã Cương Gián để thăm phần mộ của hai con gái.
"Sau khi đến thăm, ông bố đã bỏ chi phí ra xây mộ cho hai con gái. Do khoảng cách địa lý xa xôi nên bố của Ting Ting và Wang Nan đã gửi gắm phần mộ lại, nhờ bà con trong xã của chúng tôi chăm sóc. Gia đình họ có quan niệm phong thủy là mất ở đâu sẽ chôn cất ở nơi đó", anh Trần Văn Hậu (một người dân ở xã Cương Gián) cho hay.
Nhớ lại thời điểm phát hiện thi thể và mai táng cho nạn nhân, anh Hậu kể: "Sau khi đăng tải thông tin về hai nạn nhân xấu số trôi dạt vào vùng biển ở xã Cương Gián, có nhiều người dân cùng quê xã Cương Gián đã nhắn tin và gọi điện để xin phép hỗ trợ kinh phí mai táng, xây mộ cho hai nạn nhân. Nhưng sau đó, chính quyền thông báo sẽ dùng nguồn xã hội hóa để hỗ trợ mai táng. Sau khi xây mộ xong, bà con quyên góp khoảng 30 triệu đồng để làm mái che, nơi an nghỉ mát mẻ cho hai nạn nhân".
Suốt gần 5 năm trôi qua, phần mộ của hai chị em nói trên đã được người dân xã Cương Gián chăm lo chu đáo. "Đặc biệt mỗi tháng hai lần (đầu tháng và ngày rằm), hoặc đến ngày giỗ, bà con chúng tôi lại thay phiên nhau xuống khu mộ của Ting Ting và Wang Nan. Chúng tôi quét dọn và thắp hương, chụp ảnh gửi cho gia đình hai cô gái để thân nhân yên tâm rằng nơi xứ người này, con gái họ vẫn có mồ yên, mả đẹp, không cô đơn, lạnh lẽo ", một người dân thường xuyên đến khu mộ của hai cô gái chia sẻ.
Bố mẹ hai cô gái có hoàn cảnh khó khăn nên người dân nơi đây cũng hỗ trợ kinh phí để họ thỉnh thoảng sang Việt Nam thăm phần mộ của hai con.
"Gia đình hai cô gái thuộc diện thuần nông, sống ở Cát Lâm, Trung Quốc. Gia đình thuộc miền xứ lạnh. Để đến được Việt Nam, họ phải đi tàu hoả mấy ngày đêm mới đến được Hà Nội và bắt xe về Cương Gián để thắp hương cho hai người con gái xấu số.
Có những năm đến ngày giỗ, nhưng vì điều kiện không cho phép nên gia đình không tới thăm mộ. Họ gọi điện nhờ bà con xuống chụp hình ngôi mộ để ngắm từ xa", người dân xã Cương Gián nói.
Lãnh đạo UBND xã Cương Gián cho biết: "Hai cô gái người Trung Quốc không may mất rồi trôi dạt vào ven biển trên địa bàn xã, nhưng được sự giúp đỡ, chia sẻ của bà con nhân dân, phần mộ của hai cô gái đã khang trang. Tôi rất hoan nghênh, ủng hộ hành động vì cộng đồng của người dân xã nhà. Mỗi tháng hai lần, vào ngày đầu tháng và ngày rằm, người dân tự góp tiền để mua lễ, hương khói ở phần mộ hai cô gái xấu số khiến mọi người nhìn vào cũng đều cảm thấy ấm lòng".
LTS: Khoản 3, điều 27 của dự Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định: “Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau”.
Quy định này dường như khiến nhiều người dân cảm thấy khá lạ lẫm và băn khoăn. Báo VietNamNet mở diễn đàn thảo luận: "Quy định xe máy bật đèn 24/24h có phù hợp ở Việt Nam?" Trân trọng mời bạn đọc chia sẻ ý kiến, đóng góp bài viết góc nhìn về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin cảm ơn!
Bật đèn xe máy 24/24h: Cần hiểu đúng
Nói tới đề xuất "bật đèn xe máy cả ngày 24/24h" theo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổ, khá nhiều người dân đang hình dung rằng, ban ngày dù trời nắng hay mưa thì vẫn phải bật đèn sáng trưng.
Nếu như vậy, sẽ là lãng phí công suất, ảnh hưởng tuổi thọ đèn xe, làm gia tăng nền nhiệt độ, gây chói mắt người đi đường nếu đi xe giữa trời nắng với hàng ngàn phương tiện chiếu đèn vào nhau...
![]() |
Đèn DRL màu hổ phách trên dòng xe Volvo đời cũ |
Lo ngại trên có thể dễ hiểu nếu như người đi xe máy đồng loạt bật đèn... pha! Trong đó, thực tế loại đèn xe máy mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất chỉ có 2 loại đèn: “đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất”, hoặc nếu không có thì phải “bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước (đèn cốt) và một đèn đỏ phía sau".
Hệ thống chiếu sáng của xe máy, ô tô nói chung có nhiều loại đèn như đèn pha (đèn chiếu xa), cốt (đèn chiếu gần), đèn chiếu hậu, ngoài ra còn có đèn sương mù, đèn định vị, đèn nhận diện...
Mỗi một loại đèn có một công dụng khác nhau. Đèn pha xe máy (đèn chiếu xa) có công suất lớn nhất, luồng sáng mạnh, góc chiếu ngang mặt đường với dải chiếu xa, giúp người lái có tầm nhìn xa, thấy được các chướng ngại vật, biển báo. Chế độ đèn này gây chói mắt người đi xe chiều ngược lại, chỉ dùng khi lái xe trời tối, thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn...
Đèn cốt có công suất thấp hơn, góc chiếu thấp, giúp lái xe quan sát được mặt đường ở phạm vi gần. Chế độ này chiếu sáng yếu hơn nên không gây chói mắt người đi chiều ngược lại, thường dùng trong trường hợp lái xe ở khu đô thị đã có hệ thống đèn đường công cộng, khu dân cư.
Trong khi đó, đèn nhận diện hay cách gọi khác là đèn định vị, đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime running lamp, viết tắt là DRL) có công suất yếu nhất, chỉ vài W. Mục đích chính của loại đèn này không phải là để chiếu sáng cho người lái, mà là tín hiệu, chỉ dấu cho người đồng hành tham gia giao thông nhận biết để tránh va chạm.
Trên thế giới, các nhà sản xuất ô tô xe máy đã thiết kế lắp đặt đèn nhận diện trên các dòng xe của mình từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Trong đó Phần Lan là nước đầu tiên áp dụng bắt buộc phương tiện giao thông phải bật đèn nhận diện vào năm 1972, lúc đó chỉ giới hạn ở các con đường nông thôn vào mùa đông. Sau này, rất nhiều nước áp dụng điều luật quy định phương tiện tham gia giao thông phải có loại đèn DRL, phù hợp Công ước quốc tế về giao thông mà Việt Nam tham gia.
Theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, do là loại đèn phụ trên xe được thiết kế với công suất thấp nên dù có chiếu sáng trong suốt cả ngày như đề xuất của Bộ Giao thông vận tải thì cũng không thể tỏa lớn nhiệt lượng xung quanh nóng như đèn pha, cốt hay đèn sương mù. Đèn này phát ra ánh sáng trắng, vàng, hoặc hổ phách để giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận biết trong điều kiện ánh sáng ban ngày và chắc chắn, không có chuyện gây chói lóa mắt người đi đường.
![]() |
Đèn nhận diện (đèn DRL) dạng viền LED trên xe đời mới ngày nay |
Đối với người dùng ô tô, đèn nhận diện không quá xa lạ bởi nó đã xuất hiện từ lâu ở các dòng xe đời cũ. Ngay cả những xe có tuổi đời trên 15 năm tại Việt Nam như Mazda Premacy hay Kia CD5 đều đã có loại đèn này, thiết kế cùng cụm với đèn pha/cos. Khi bật công tắc, cả đèn trước và sau cùng sáng. Hiện đại hơn, các mẫu ô tô mới gần đây tích hợp sẵn đèn nhận diện khi khởi động máy, hiển thị dưới dạng đèn LED viền phía trước, vừa mang tính thẩm mỹ lại có tác dụng nhận diện trên đường.
Tuy nhiên ở Việt Nam, với đa số người dân đều sở hữu và sử dụng xe máy thì có một nghịch lý rằng, khái niệm "đèn nhận diện" khá xa lạ. Ngoại trừ các xe máy nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản, châu Âu thì suốt một thời gian dài, rất ít xe máy sản xuất trong nước có trang bị đèn này.
Thời gian gần đây, đèn nhận diện dần xuất hiện trên xe máy sản xuất trong nước, nhưng chủ yếu ở dòng xe tay ga như Honda SH, Piaggio Liberty, Vespa Primavera, Yamaha Nozza… hay xe số côn tay như Yamaha Exciter, Honda Winner…
Tuy nhiên, ngay cả các chủ nhân sử dụng chúng hàng ngày cũng chưa chắc đã biết về sự tồn tại của đèn nhận diện trên xe mình.
Lợi nhiều hơn, nhưng cần thực nghiệm chứng minh
Với tính năng "nhận diện, định vị" là chính, các chuyên gia kỹ thuật ô tô cho rằng, việc bật đèn nhận diện 24/24h ở xe máy hoàn toàn phù hợp ở Việt Nam. Bản thân các hãng sản xuất xe đều đã tính toán kỹ khả năng tỏa nhiệt, độ sáng phù hợp trong các điều kiện nền nhiệt độ khác nhau để đảm bảo chiếu sáng ban ngày không ảnh hưởng môi trường.
Tuy nhiên, cũng như đông đảo ý kiến của nhiều người dân lo ngại, các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cũng khá băn khoăn về đề xuất yêu cầu xe máy không có đèn nhận diện thì bật đèn cốt trong suốt cả ngày khi tham gia giao thông.
Anh Trần Khắc Huy, Giám đốc kỹ thuật Lamborghini và Bentley Việt Nam cho rằng: "Công suất bóng hiện nay ít nhất cũng 35W. Nếu dùng đèn cốt bật cả ngày thì lâu dần sẽ dẫn tới, tuổi thọ bóng đèn giảm, điện tiêu thụ dùng nhiều cũng khiến ắc-quy và bộ sạc bị ảnh hưởng. Lo ngại này của nhiều người dân là có cơ sở".
![]() |
Chiếc Ford Everest "độ" thêm đèn DRL dạng LED |
Anh Nguyễn Hồng Vinh - chuyên gia đào tạo lái xe của Redline Team cũng nhìn nhận: “Trên xe máy đời cũ, đèn cốt không được thiết kế để đảm nhiệm vai trò nhận diện trên đường mà có mục đích là chiếu sáng gần. Vì thế, dùng nhiều đương nhiên sẽ tăng chi phí sử dụng".
Trước thông tin này, nhiều chủ xe nêu ý kiến có thể gắn thêm đèn nhận diện để thay cho đèn cốt. Tuy nhiên, điều này lại vi phạm Luật giao thông đường bộ, đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, anh Vinh đánh giá: "Xe có đèn sáng cả ngày vẫn tốt hơn là không có. Khi bật đèn , người lái xe dễ được phát hiện và phương tiện khác sẽ có thêm thời gian xử lý. Thời điểm dễ va chạm nhất là nhập nhoạng tối trời, xe có màu sơn dễ hòa lẫn trong không gian xung quanh, nếu không có các định vị cảnh báo rõ như đèn nhận diện cũng sẽ rất nguy hiểm".
![]() |
Đèn DRL trên xe Honda Dream nhập Thái Lan |
Chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh cho rằng, nếu đưa vào Luật Giao thông đường bộ quy định bật đèn xe máy 24/24h, các bộ ngành cũng nên đưa ra tiêu chí, các nhà sản xuất phải trang bị sẵn đèn định vị trước khi bán ra thị trường.
Đồng thời, Ban soạn thảo Luật nên tính toán thực nghiệm việc bật đèn xe máy 24/24h trong điều kiện nhiệt độ nắng nóng như ở miền Bắc để có thêm cơ sở thực tiễn thuyết phục hơn cho đề xuất này.
Hiện nay, theo lý giải từ Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải, đề xuất bật đèn xe máy chiếu sáng suốt cả ngày mới chỉ nếu lý do "thực hiện theo Công ước quốc tế về biển báo và tín hiệu đường bộ năm 1968 (Công ước Viên 1968)" trong khi các yếu tố phù hợp với đặc thù môi trường khí hậu và giao thông Việt Nam lại chưa được đề cập rõ.
Đình Quý
Bạn nghĩ việc bật đèn ban ngày khi đi xe máy có cần thiết không? Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện 24/24h khi tham gia giao thông đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
" alt=""/>Bật đèn xe máy 24/24h: Thực nghiệm chứng minh mới thuyết phục được dân