Đầu tuần này, Corephotonics Ltd đã nộp đơn kiện Apple lên toà liên bang tại San Jose, California, Mỹ. Corephotonics cho biết Apple đã sao chép trái phép công nghệ camera kép cho iPhone 7 Plus và iPhone 8 Plus.
Corephotonics từng tiếp cận Apple để chào mời công nghệ trên nhưng Apple từ chối. Thế nhưng không hiểu bằng cách nào đó, Apple đã sử dụng công nghệ camera kép mà Corephotonics cho là của của mình.
Đại diện Corephotonics cho biết, phía Apple từng nói với họ rằng nếu Apple vi phạm bản quyền, Corephotonics sẽ mất nhiều năm và hàng triệu USD tiền theo kiện trước khi công ty Mỹ phải trả khoản tiền nào đó.
Phát ngôn viên Apple từ chối đưa ra bình luận về vụ kiện mới nhất.
Nhiều smartphone cao cấp hiện nay được trang bị hệ thống camera kép có thể thu gần khung hình mà không giảm chất lượng ảnh. Apple nói rằng hãng có công nghệ camera kép riêng mà không cần phải nhờ cậy bên thứ ba.
Tuy là công ty mới khởi nghiệp nhưng Corephotonics đã huy động được 50 triệu USD từ các nhà đầu tư. Đợt huy động vốn mới nhất hồi đầu năm đã giúp mang về cho Corephotonics 15 triệu USD từ các nhà đầu tư như Samsung Ventures, nhà sản xuất thiết bị điện tử Foxconn và hãng sản xuất chip MediaTek Inc..
MediaTek là đơn vị cung cấp chip modem cho Apple, còn Foxconn là nhà sản xuất iPhone cho Apple.
Sau nhiều năm lôi nhau ra tòa vì bản quyền sáng chế tính năng "trượt để mở khóa" dành cho thiết bị di động, Apple rốt cuộc đã được xử thắng kiện Samsung 120 triệu USD.
" alt=""/>Apple bị tố sao chép công nghệ camera cho smartphoneCuối cùng, sau một thời gian tuy không dài nhưng tuyệt nhiên không hề ngắn ngủi đối với fan hâm mộ Apple, iPhone X đã gần đến ngày bán chính thức, và đã có nhiều blogger lẫn vlogger công nghệ nổi tiếng trên thế giới được nhận iPhone mẫu trước ngày bán để đánh giá. Dù là nỗ lực theo sau đầu tiên của Apple hòng đuổi kịp nhà sản xuất Android về màn hình không viền, iPhone X sở hữu được cho mình một tính năng cách mạng: Face ID.
Face ID là tính năng mở khóa màn hình thiết bị thay thế cho cảm ứng vân tay Touch ID trên iPhone X. Tính năng sử dụng tới hàng loạt cảm biến phức tạp trong đó có 1 cảm biến chiều sâu để phân tích trên 30.000 chấm trên mặt người giúp nhận diện chủ nhân thiết bị, ngay cả trong các tình huống phức tạp như người dùng trang điểm, mọc râu, hay cắt tóc. Không chỉ thay thế Touch ID ở chế độ mở khóa màn hình, Apple còn đủ tự tin về bảo mật của Face ID sử dụng luôn cho thanh toán di động qua Apple Pay.
Giống như mọi tính năng khác mà Táo Khuyết đi đầu, câu hỏi một lần nữa đặt ra: Liệu các nhà sản xuất Android có nên “học tập và làm theo” trong năm 2018? Thực tế, một nhà sản xuất có tên Meizu tại Trung Quốc đã đang bắt tay hợp tác với MediaTek để tạo ra “công nghệ nhận diện khuôn mặt tuyệt vời nhất trên smartphone” và dự kiến sẽ ra mắt vào năm tới.
Apple đã không nói ngoa khi cho rằng xác thực vân tay đã trở thành “tiêu chuẩn vàng” của bảo mật sinh trắc học, bằng chứng là tốc độ giữa Face ID và Touch ID là hoàn toàn tương đồng, Face ID không mang lại cải tiến gì đáng kể về mức độ tiện dụng trong việc mở khóa màn hình so với Touch ID, nếu không muốn nói là có phần phức tạp hơn khi yêu cầu người dùng phải mở mắt và nhìn thẳng vào điện thoại (vì lý do bảo mật). Trong khi đó, trên iPhone 8, người dùng chỉ cần đặt ngón tay vào phím Home - vốn đã không còn trên iPhone X - và ấn, 99,99% cảm biến Touch ID trên thiết bị sẽ nhận diện chính xác và mở khóa màn hình nhanh chóng. Hơn nữa, công nghệ vân tay đã trở nên phổ biến và do đó giá thành rẻ hơn rất nhiều khi sản xuất đại trà so với công nghệ nhận diện khuôn mặt.
" alt=""/>Liệu Face ID có trở thành xu hướng 2018?