Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2 -
Phụ nữ Nhật: 'Tôi trở về con số 0 sau khi lấy chồng'Julia Mio Inuma và chồng cô, Hironori Inuma, trong đám cưới của họ ở Tokyo ngày 29/9/2019. Ảnh: The Washington Post.
Không chỉ vậy, cô còn phải thay đổi họ của mình trên tất cả giấy tờ, từ tài khoản ngân hàng, hộ chiếu, thẻ tín dụng đến tài khoản thành viên trực tuyến.
Dưới sự hướng dẫn chi tiết, chính xác của bạn bè, những cô gái đã kết hôn, Julia đã tự mình thực hiện quá trình thay đổi danh tính này. Trong khi đó, chồng cô hầu như không biết gì.
Đánh mất danh tính
Tuy nhiên thay đổi họ trên giấy tờ chỉ là một phần, điều khó khăn hơn với phụ nữ Nhật Bản là phải làm quen với danh tính mới trong công việc, cuộc sống sau khi kết hôn.
Vào thời điểm đó, sếp của Julia nói rằng cô có thể sử dụng họ của mình tại nơi làm việc. Nhiều phụ nữ khác cũng làm điều này. Nhưng công ty cho biết địa chỉ email của cô phải là họ tên hợp pháp mới.
Mường tượng được sự bất tiện, nhầm lẫn vì họ tên không thể thống nhất, Julia quyết định sử dụng họ chồng ở nơi làm việc.
"Đó là cảm giác mất mát. Nó giống như tôi phải nhấn nút khởi động lại sự nghiệp của mình".
Những khách hàng cũ đã bối rối trước cái tên mới của Julia. Những người khác không thể nhận ra cô khi họ tên mới xuất hiện trong cuộc trò chuyện.
Luật pháp Nhật Bản quy định các cặp vợ chồng phải thống nhất họ khi về chung một nhà. Ảnh:Pinterest.
Các chính trị gia Nhật Bản, đa số là nam giới, từ trước đến nay luôn phản đối các cặp vợ chồng có họ riêng biệt. Những người này lập luận rằng điều đó sẽ “phá vỡ sự thống nhất của một gia đình”.
Linda White - giáo sư nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Middlebury (Mỹ) - chia sẻ: “Một phụ nữ không muốn lấy họ chồng sẽ phá vỡ nhiều hơn một gia đình hạt nhân - đó là ý tưởng về gia đình”.
Bà giải thích dựa trên cách vận hành của Koseki (hệ thống đăng ký gia đình truyền thống của Nhật). Theo đó, các hộ gia đình chỉ có một họ giúp duy trì quyền kiểm soát gia trưởng ở mọi nơi, trong đó có chỗ làm việc.
Tháng trước, bà Tamayo Marukawa - Bộ trưởng Trao quyền Phụ nữ và Bình đẳng giới Nhật Bản - đã bị chỉ trích sau khi tham gia một chiến dịch với 49 nhà lập pháp khác, trong đó có 43 người là nam giới, để phản đối việc cho phép phụ nữ giữ tên khai sinh sau khi kết hôn.
Tomoko Takahashi, giáo sư luật gia đình tại Đại học Seikei ở Tokyo, đã gọi bà Marukawa là ví dụ về những phụ nữ vươn lên trong giới cầm quyền Nhật Bản bằng cách "định vị mình trong câu lạc bộ đàn ông, vì vậy họ không thực sự muốn thay đổi".
"Chúng tôi không thể tìm thấy Onishi"
Thế nhưng, áp lực thay đổi đang ngày càng lớn. Một cuộc thăm dò ý kiến trực tuyến vào tháng 11/2020 cho thấy 70% số người được hỏi ủng hộ quyền có họ riêng của các cặp vợ chồng.
Ayano Sakurai, nhà hoạt động bình đẳng giới, đã viết bản kiến nghị về việc không thay đổi họ sau khi kết hôn và thu hút hơn 30.000 chữ ký chỉ trong 5 ngày.
Lập gia đình 3 năm trước, Sakurai cho biết: "Tôi như trở về con số 0 vì phải thay đổi họ theo chồng và bắt đầu mọi thứ để xây dựng một danh tính hoàn toàn mới".
Những người vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng giữ họ của mình sau khi kết hôn, bên ngoài tòa án tối cao của Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: Getty.
Chính những lời kêu gọi thay đổi ngày càng mạnh mẽ đã buộc chính phủ Nhật Bản phải xem xét một "hệ thống họ chọn lọc", trong đó các cặp vợ chồng đã kết hôn có thể giữ họ của mình.
Ngày 5/3, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thông báo sẽ thành lập một nhóm để thảo luận về chủ đề này. Thế nhưng, người đứng đầu hội đồng nghiên cứu, Hakubun Shimomura, cho biết nhóm sẽ chỉ gồm nam giới và được điều phối bởi một người nào đó "trung lập".
Sau hai năm mang họ của chồng, Julia vẫn khiến bạn bè cảm thấy bối rối khi cô đặt chỗ tại các nhà hàng. Họ tiếp tục tìm bàn của Onishi (họ cũ của cô).
Những người giao hàng cũng gặp khó khăn. Các đơn hàng không thể giao luôn để lại lời nhắn: "Chúng tôi không thể tìm thấy Onishi".
"Onishi đang dần biến mất. Bây giờ tôi phải tiếp tục cố gắng tạo dấu ấn với tư cách là Julia Mio Inuma".
Theo Zing
10 lý do ly hôn phổ biến nhất của các cặp vợ chồng
Ly hôn giống như một vết bỏng chậm. Có những quyết định được đưa ra sau nhiều năm cân nhắc nhằm cố gắng cứu vãn nhưng không thành công.
"> -
Khách Tây thích thú xem 250 nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng tại Bình ĐịnhKhai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II – 2023. Đây cũng là dịp để các diễn viên, nghệ nhân cồng chiêng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc phục hồi, truyền dạy và phát huy nghệ thuật cồng chiêng đặc sắc của các dân tộc.
Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cồng chiêng là nhạc cụ, phương tiện diễn tấu dân gian quan trọng mang nhiều giá trị văn hóa, gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt tinh thần.
Trong những năm qua, tỉnh Bình Định luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030".
Hơn 250 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng của 7 đoàn cồng chiêng đến từ các địa phương tham dự. Việc đầu tư kinh phí mua sắm trang bị cồng chiêng cho các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã tạo điều kiện cho đồng bào được hưởng thụ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua các hoạt động văn hóa, lễ hội, tết truyền thống, sinh hoạt cộng đồng tại địa phương.
Qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, khích lệ sáng tạo những giá trị văn hóa mới, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng và phát triển đời sống văn hóa; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Tại Liên hoan văn hoá cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II – 2023, người dân sẽ được thưởng thức những tiết mục biểu diễn đặc sắc với những sắc thái văn hóa truyền thống của các dân tộc Chăm, Bana, H’rê thông qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các diễn viên, nghệ nhân.
Biểu diễn cồng chiêng của dân tộc Chăm H’roi (huyện Vân Canh) “Tôi mong rằng các đơn vị tiếp tục phát huy những tiết mục, nội dung trình diễn tại Liên hoan lần này để đưa về địa phương phục vụ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tiếp tục nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ, đội cồng chiêng tiêu biểu, nòng cốt ở các địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc”, ông Tuấn nói.
Biểu diễn cồng chiêng của dân tộc Bana (huyện Tây Sơn). Tiết mục biểu diễn cồng chiêng của dân tộc H’rê (huyện An Lão). Du khách thích thú xem Liên hoan văn hoá cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II – 2023. Bình Định là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc anh em trong khu vực. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, tỉnh Bình Định hiện có 39 dân tộc thiểu số sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Chăm, Bana, H’rê với lối sống và phong tục tập quán có nhiều sắc thái độc đáo, đa dạng làm nên nét đặc trưng riêng đậm chất nhân văn và thượng võ của văn hóa Bình Định.
Những bản sắc văn hoá riêng đó đã trở thành nếp sống, các chuẩn giá trị được đồng bào giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hoá Bình Định.Diễm Phúc
Đưa Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên đến với cộng đồngTrong không gian của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội, các nghệ nhân dân gian đã có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc (Xòe Thái) và Tây Nguyên (cồng chiêng)."> -
Mang Tết ‘ấm’ đến đồng bào vùng cao 3 tháng lan toả tinh thần vì cộng đồng của ‘biệt đội’ AristonTạm rời xa ánh điện, cửa gương và sự nhộn nhịp tiện nghi của thành phố, những bước chân của “biệt đội” Ariston đã vượt qua loạt cung đường hiểm trở để mang nguồn nước nóng đến Hoàng Su Phì, Ea Súp và Cù Lao Xanh. Mặc những khó khăn vẫn còn đó, một mùa xuân ấm áp và tiện nghi hơn đã đến với nhiều bà con vùng cao.
Những ngày đầu đặt chân đến Hoàng Su Phì, cả đoàn ngỡ ngàng trước cuộc sống còn thiếu nhiều tiện nghi nơi vùng cao, khi các em chỉ mới được nghe về máy nước nóng trên TV. 28 máy nước nóng gián tiếp và 2 máy năng lượng mặt trời đã được lắp đặt tại 7 điểm trường nội trú trên toàn địa bàn huyện.
Ba tháng sau khi lắp đặt máy nước nóng, miền Bắc Việt Nam đón đợt rét đậm nhất kể từ đợt rét kỷ lục tháng Giêng năm 2016. Cái lạnh cắt da vẫn còn đó, nhưng điều kiện vệ sinh của hơn 1.000 học sinh, giáo viên giờ đây đã được cải thiện. Không cần phải đun củi nấu nước có lẽ là niềm vui và sự hân hoan lớn với những cô bé, cậu bé vùng cao.
Sứ mệnh mang đến Tết “ấm” của Ariston tiếp tục đến với khu vực Tây Nguyên. Mùa xuân năm nay, các chiến sĩ đồn biên phòng Ea H’leo và hàng trăm học sinh nội trú đã có thể “đương đầu” với gió lạnh của núi ngàn và điều kiện vệ sinh kém. 30 máy nước nóng gián tiếp và máy năng lượng mặt trời đã được lắp đặt tại 2 trường học và 4 đồn biên phòng.
Niềm hạnh phúc và những giọt nước mắt xúc động cũng đã góp mặt trong hành trình cuối cùng tại Cù Lao Xanh, Bình Định khi “biệt đội” Ariston trao tặng 40 máy nước nóng và các nhu yếu phẩm cần thiết cho hơn 600 người dân bị thiệt hại từ thiên tai. Vùng ven biển Bình Định là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bão lũ vừa qua. Những chiếc máy nước nóng trở thành món quà ý nghĩa cho các hộ nghèo neo đơn - đối tượng thụ hưởng chính của chặng cuối hành trình.
Khởi đầu mới cho tinh thần vì cộng đồng
“Hành trình xuyên Việt - Thách thức khắc nghiệt” còn trở thành một trải nghiệm vô giá cho những thành viên của “biệt đội” Ariston. Đồng hành cùng “đầu tàu” Trần Đặng Đăng Khoa tại 3 hành trình là 6 bạn trẻ với những trái tim nhiệt huyết và tinh thần dám đương đầu thách thức mọi khắc nghiệt.
Hải An - cô gái duy nhất của hành trình đem nguồn nước nóng đến Cù Lao Xanh chia sẻ: “Thực sự phải đương đầu với khó khăn, chúng tôi mới hiểu thêm về những thiếu thốn và điều kiện khắc nghiệt mà người dân nơi đây chống chọi để vượt qua mỗi ngày. Có những nơi mà sự thoải mái thông thường trở nên xa xỉ, những tiện nghi cơ bản nhất như nước nóng để tắm giặt và sinh hoạt chỉ là ước mơ”.
Khép lại một hành trình, nhưng là sự khởi đầu mới cho tinh thần vì cộng đồng tiếp tục được ươm mầm. Không chỉ được trải nghiệm hái chè, gặt lúa trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, các thành viên trong đoàn còn được lắng nghe về lịch sử cột mốc biên giới số 41 tại biên giới Đắk Lắk hay sơn thuyền, đan lưới phụ ngư dân tại vùng ven biển Bình Định.
Trần Đặng Đăng Khoa - “đầu tàu” của “biệt đội” Ariston hãnh diện khi nhìn lại một chặng đường dài đã qua: “Đồng hành cùng Ariston, Khoa lại càng tin tưởng chất lượng và sự kỹ lưỡng trong từng công đoạn, từ việc lựa chọn sản phẩm, lên kế hoạch và lắp ráp. Qua từng chặng, Khoa thêm khâm phục sự tài tình của Ariston trong việc am hiểu địa phương, để có thể mang đến những giải pháp thiết thực ở những nơi tưởng như khắc nghiệt nhất”.
Khoa cũng cho biết thêm, Tết năm nay sẽ là một cái Tết trọn vẹn sau 3 năm bôn ba nơi xứ người. Không chỉ đẹp hơn vì được ăn một cái Tết truyền thống tại quê nhà, mà còn được chung tay giúp cho cuộc sống của đồng bào cải thiện hơn trước.
Trải qua 3 tháng chuẩn bị, 30 ngày di chuyển, vượt quãng đường hơn 5.000km để lắp đặt 100 chiếc máy nước nóng, “biệt đội” Ariston đã hoàn tất sứ mệnh của mình. Những giá trị bền vững và sự tử tế của “Hành trình xuyên Việt - Thách thức khắc nghiệt” không chỉ lan tỏa đến các địa phương, mà còn đến giới trẻ Việt. Đây cũng chính là cam kết mang sự thoải mái đến những điều kiện khắc nghiệt nhất thông qua chất lượng sản phẩm vượt trội của Ariston.
Ariston là tập đoàn hàng đầu về gia nhiệt với các dòng sản phẩm đa dạng: Máy nước nóng trực tiếp, máy nước nóng gián tiếp, máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy bơm nhiệt. Các sản phẩm của Ariston luôn theo đuổi giá trị vượt trội về sự bền bỉ, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Website: https://www.ariston.com/vi-vn/
Hotline: 18001517
Tố Uyên
">