当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Những chiếc hộp sọ xếp thẳng hàng trên kệ. Những chiếc xương sống lưng treo đầy trên bức tường trong phòng trưng bày. Hơn 100 bộ xương sống của những người không ai biết là ai được tập hợp lại trong gian phòng.
Jon Pichaya Ferry, 21 tuổi, được biết đến trên TikTok với cái tên JonsBones, là một người bán xương người. Tài khoản của Ferry có gần 500.000 người theo dõi và 22 triệu lượt thích. Ở đó, cậu đăng tải những video mà cậu vui vẻ trả lời những thắc mắc của người xem về thứ mặt hàng kỳ dị và rùng rợn này. Thậm chí, Ferry còn có cả hộp sọ thai nhi và trẻ mới biết đi.
TikTok đã mang lại cho Ferry một đối tượng khách hàng mới - những người trẻ tuổi, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của anh đang bị phản đối dữ dội vì những lý do đạo đức. Cụ thể, nhiều người dùng TikTok đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp và đạo đức của hoạt động buôn bán xương người chết mà Ferry cho rằng anh tham gia vì mục đích giáo dục.
Ngược lại, các chuyên gia cho rằng những người mua xương người thường không sử dụng chúng như một công cụ giáo dục. Thay vào đó, xương người đôi khi được biến thành đồ trang sức, đèn chùm hoặc để trưng bày.
Hoạt động buôn bán xương người thu hút các nhà nhân chủng học, các nhà sưu tập, nghệ sĩ và những người tò mò về hệ thống xương. Ngành công nghiệp rùng rợn này đã tồn tại hàng thế kỷ và từ lâu đã làm dấy lên một loạt những câu hỏi ghê sợ: Một cái chết vô danh có thể trở thành cái gì? Hay cụ thể hơn: Làm thế nào mà cái chết của một con người lại trở thành một phần của bộ sưu tập?
Lát cắt hiện đại của ngành công nghiệp lâu đời
Trang web của JonsBones cho biết anh chỉ bán xương y tế hoặc xương được chuẩn bị đặc biệt để đào tạo sinh viên y khoa. Ferry cho rằng anh chỉ đang tái sử dụng những bộ xương bị bám bụi trong tầng hầm của ai đó và cung cấp các dịch vụ có giá trị cho những người có thể chưa bao giờ được tiếp xúc với xương người thật.
Tuy nhiên, nguồn gốc của các mẫu vật y tế này rất mờ mịt. Nhiều bộ xương được cho là bị đánh cắp từ các ngôi mộ hoặc bị ép buộc để đưa vào lĩnh vực giáo dục. Đây không phải là những người đã hiến tặng cơ thể cho khoa học.
Trong khi đó, Ferry tin rằng bán xương là con đường đáng trân trọng. Nếu như nhiều người thấy giao dịch này thật khó hiểu thì Ferry nói anh không nghĩ về nó theo cách đó. Anh nói, anh ngưỡng mộ và tôn trọng cấu trúc của bộ xương.
Năm 13 tuổi, anh được bố tặng cho một bộ xương chuột có khớp nối. Món quà đặc biệt đã khiến anh hứng thú với ngành xương khớp. Khi tìm hiểu sâu hơn về về việc buôn bán xương y tế, anh đã xác định được một điều mà anh coi là vấn đề cơ bản: Ai cũng có xương mà không biết phải làm gì. Chỉ đến cách đây vài thập kỷ, các sinh viên y tế mới giữ lại một nửa hoặc toàn bộ bộ xương trong tủ để học tập.
Ferry cho biết, nhiều gia đình không còn muốn giữ những bộ xương người thân đã chết nữa và anh xem việc tìm cho nó ngôi nhà thích hợp là công việc của mình.
Ban đầu, cửa hàng của anh có quy mô nhỏ. Sau đó, anh chuyển tới New York vào năm 2018. Suốt nhiều tháng, anh đứng phát danh thiếp của mình cho những người đi bộ ở Quảng trường Thời Đại vào thứ Sáu hàng tuần. Thỉnh thoảng, anh bán được vài mảnh xương. Còn hiện tại, anh bán được từ 20 tới 80 mảnh xương mỗi tháng.
Ferry cũng là sinh viên của Trường Thiết kế Parsons (New York), nơi anh kết hợp kiến thức của mình về hệ thống xương vào các nghiên cứu để thiết kế sản phẩm. Bạn cùng lớp thường gọi Ferry là “gã bán xương”.
Bất chấp sự phản đối từ các chuyên gia và các nhà hoạt động, Ferry cho rằng việc xác định nguồn gốc của tất cả bộ xương là không thực tế. Hoả táng thì tốn kém chi phí, trong khi các bộ xương giả vẫn không thể so sánh được với đồ thật. Vì thế, lựa chọn khả thi duy nhất là bán lại.
“Phê bình lịch sử thì rất dễ, nhưng tìm ra giải pháp cho nó lại là một thách thức”- cậu nói.
Các viện bảo tàng gần đây cũng bắt đầu phải đối mặt với câu hỏi hóc búa này. Họ từng phải xin lỗi công khai nhiều lần về việc thu thập hài cốt của những người được cho là đã bị bắt làm nô lệ.
Các chuyên gia cho biết, quy mô của các hoạt động mua bán xương người gần như không thể xác định được, nhưng nó đã kéo dài hàng thế kỷ và được xây dựng phần lớn thông qua việc đánh cắp hài cốt của thổ dân châu Mỹ, những người từng bị bắt làm nô lệ và các nhóm bị áp bức từ các quốc gia khác.
Các bộ xương thường có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, sau này được cho là đã xuất khẩu 60.000 bộ xương và hộp sọ sang Mỹ trong vòng 1 năm. Các chuyên gia cho biết hầu hết hài cốt bị đánh cắp từ các ngôi mộ , rồi sau đó được vận chuyển ra nước ngoài.
Luật pháp Mỹ yêu cầu hài cốt của thổ dân châu Mỹ phải được trả lại cho các bộ lạc hoặc con cháu họ nếu họ yêu cầu. Một số ít bang có luật hạn chế mua bán và sở hữu hài cốt, còn lại hầu hết đều cho phép.
Về giá cả, một chiếc xương sườn riêng lẻ có giá 18 USD, trong khi một chiếc hộp sọ có giá lên tới gần 6.000 USD. Ferry cho biết anh luôn cố gắng “làm gương” và khuyên khách hàng đối xử với bộ xương “với sự tôn trọng tối đa”. Tuy nhiên, anh không có quyền kiểm soát những gì mọi người làm khi nó ra khỏi căn phòng của anh.
Đăng Dương(Theo The Washington Post)
Người nuôi búp bê tự nhận mình là cha mẹ, mô tả quá trình chờ đợi sau khi đặt hàng búp bê thủ công là "thời kỳ mang thai" và lúc nhận được hàng là "sự chào đời của con cái".
" alt="Công việc rùng rợn của TikToker 21 tuổi"/>2. Nâng trẻ nhẹ nhàng
Nếu việc đung đưa con không giúp ích gì để làm giảm cơn đau, bạn hãy thử nâng hạ con lên xuống một cách nhẹ nhàng xem sao. Nhiều bà mẹ đã dùng biện pháp ngồi ở mép giường và nhẹ nhàng bế con lên cao rồi hạ xuống trong khi con ôm dựa vào mình. Cách này thường phát huy tác dụng vì những chuyển động khác đi lại làm giảm cơn đau cho các bé.
3. Đổi loại sữa
Đôi khi chính nhãn hiệu sữa con bạn đang uống là nguyên nhân khiến bụng con khó chịu. Bạn hãy nghiên cứu và tìm hiểu xem đâu là loại sữa phù hợp nhất với con mình. Hãy chọn nhãn hiệu sữa được các bác sĩ nhi khoa tư vấn cũng như được các bà mẹ khác tin tưởng và yêu thích, nhất là loại sữa giúp giảm được lượng khí bé nuốt phải khi đang ăn.
4. Nhờ giúp đỡ
Nếu bé nhà bạn khóc nhiều quá, bạn cần phải nhờ sự giúp đỡ ngay lập tức. Bạn có thể nhờ mẹ, bà hoặc chính chồng bạn giúp một tay. Hãy để chồng bạn tham gia nhiều hơn trong việc chăm sóc con, như vậy bạn mới có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc phải đối phó khi con khóc quá nhiều cũng khiến các mẹ cảm thấy rất mệt mỏi. Bạn cần được nghỉ ngơi một chút để người khỏe khoắn hơn cũng như chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những cơn đau bụng liên tục con đang mắc phải.
5. Dùng thuốc nhỏ chống đầy hơi
Thuốc nhỏ chống đầy hơi là một liệu pháp tuyệt vời giúp xoa dịu bụng cho các bé. Có rất nhiều nhãn hiệu thuốc khác nhau bạn có thể lựa chọn. Loại thuốc nhỏ này thực sự hữu ích trong việc giúp bé khỏe lại nhanh chóng. Tuy vậy, bạn nhớ không được dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự tham khảo từ bác sĩ nhi, thêm vào đó, chỉ dùng đúng liều lượng được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nhé.
6. Ôm con vào lòng
Nhiều mẹ nhận thấy bế con vào lòng khi con đau bụng có thể giúp bé thoải mái hơn. Bế con lên cao, mặt bé quay về phía mẹ còn bụng bé chạm vào ngực mẹ. Có vẻ một chút áp lực nhỏ như thế cũng giúp con thấy đỡ đau hơn. Cha mẹ nào cũng có kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra cách hiệu quả nhất chữa cho con. Thường thì các bé có những vị trí yêu thích của mình nhưng tư thế này rất hữu ích trong việc làm giảm cơn đau bụng ở trẻ.
7. Nhờ tư vấn của bác sĩ
Dù những cơn đau bụng của con đã dịu bớt, hay vẫn kéo dài khiến con khó chịu, cũng đã đến lúc để nói chuyện với bác sĩ nhi. Hỏi bác sĩ xem việc đổi thực đơn có giúp ích được gì cho trẻ không. Nếu cách ăn uống không phải là nguyên nhân, thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra những tư vấn khác về thuốc men hay cách sinh hoạt của trẻ. Bạn đừng ngại lắng nghe những lời khuyên của chuyên gia, họ luôn biết rõ cách nào tốt nhất giúp xoa dịu cơn đau bụng cho con bạn.
(Theo Trí thức trẻ)
" alt="Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng"/>Tôi không phải là chuyên gia dinh dưỡng. Tôi chỉ là bà mẹ nuôi dạy con bằng bản năng tự nhiên, bằng kiến thức tích lũy được qua sách báo, bạn bè, người thân và bằng tình yêu thương sâu sắc nhất. Là một bà mẹ 2 con, bất kỳ sản phẩm nào được ca ngợi là tốt cho sức khỏe trẻ em, tôi đều đặc biệt quan tâm. Và sữa chua là một trong số đó. Tôi từng được bạn bè thân ‘nhồi não’ rằng, sữa chua là siêu thực phẩm giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường canxi và protein… nên thường xuyên thêm món này vào thực đơn hàng ngày của con. Nhưng rồi có những sự thật khiến tôi ‘ngã ngửa’.
Sữa chua rất tốt, tôi công nhận! Vì…
Cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe
Trung bình một hộp sữa chua 100g có chứa khoảng 110mg canxi. Do đó, trẻ đang ‘tuổi ăn tuổi lớn’ tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính nên ‘kết thân’ với loại thực phẩm này. Trung bình từ 6 tháng – 6 tuổi cần được bổ sung 400 – 600mg canxi/ ngày.
Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa
Không chỉ là món yêu thích của các bé, sữa chua còn có tác dụng giúp trẻ cân bằng hệ tiêu hóa non yếu, tăng cường hệ miễn dịch. Bởi sữa chua chứa các men vi sinh sống hay còn gọi là lợi khuẩn, tốt hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm của trẻ. Tiêu hóa tốt giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn để lớn nhanh và khỏe mạnh.
Bổ sung hàm lượng protein phù hợp
Cũng do hệ tiêu hóa còn non yếu nên nhiều trẻ bị dị ứng với một số chất đạm như đạm sữa bò. Điều này gây khó khăn cho sự dung nạp chất dinh dưỡng và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Với hàm lượng protein hợp lý được chế biến phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, cha mẹ có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày.
Trung hòa kháng sinh
Việc trẻ uống thuốc kháng sinh có thể giết chết các vi trùng có ích trong đường ruột. Vì thế khi trẻ bị ốm, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa chua tích cực hơn vì chúng có thể trung hòa những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, duy trì sự cân bằng của hệ thực vật ở đường ruột.
Giúp bé duy trì trọng lượng cơ thể
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Washington, ăn sữa chua sẽ khiến trẻ cảm thấy ít đói hơn. Từ đó, trẻ sẽ ăn uống chừng mực, ăn ít hơn và không bị béo phì. Điều này giúp trẻ tránh bị huyết áp và cholesterol cao.
![]() |
Sữa chua rất tốt cho trẻ, tôi công nhận! (Ảnh minh họa). |
… Nhưng cách các bà mẹ cho con ăn sữa chua 6/10 là sai! Bởi họ hiểu lầm rằng:
Ăn càng nhiều càng tốt
Cho rằng sữa chua dễ tiêu, giàu dinh dưỡng lại giúp tăng cường tiêu hóa nên có quan niệm cho rằng trẻ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt.
Sự thật: Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Hậu quả là làm mất cảm giác thèm ăn thay vì thèm ăn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 60g đến tối đa 300g/ ngày. Cụ thể, với trẻ mới tập ăn, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày. Nếu trẻ muốn ăn hơn thì cần theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ để cân đối nhưng không quá 300g/ngày.
Ăn sữa chua buổi tối: Nguy hiểm!
Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ bắt đầu tập cho con ăn sữa chua vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền.
Sự thật: Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.
Ăn sữa chua lúc đói tốt
Khi trẻ kêu đói, thói quen của nhiều mẹ là lấy một hộp sữa tươi hoặc sữa chua ra cho bé 'lót dạ'. Lỗi thiếu hiểu biết này của mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày của bé.
Sự thật: Nếu uống sữa hoặc ăn sữa chua khi đói nó rất dễ rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài.
Sữa chua nào cũng như nhau
Sở dĩ mẹ mắc lỗi này vì cho rằng thành phần của mọi loại sữa chua đều là từ sữa và lợi khuẩn, chất đường lactose trong sữa chuyển thành acid lactic nên chất đạm trong sữa dễ tiêu hoá hơn.
Sự thật: Đúng là sữa chua được làm từ sữa và lợi khuẩn; chất đạm trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn; đường lactose được chuyển hóa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu đạm rất thấp nên sữa chua cần được làm từ sữa công thức phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên sử dụng sữa chua có thành phần chủ yếu là sữa tươi nguyên kem (chất béo trong sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ) và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa.
Cho ăn trước bữa ăn: Lợi trăm đường
Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Sự thật: Trên thực tế, điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
(Theo Khám phá)
" alt="Cách các mẹ cho con ăn sữa chua 6/10 là sai!"/>Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên
Khoảng 12 giờ sau khi điều trị kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, corticoid liều cao, bệnh nhân cải thiện thị lực dần. Sau 48 giờ, mắt bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, thậm chí hai mắt nhìn rõ hơn cả lúc trước.
Theo bác sĩ Dũng, đây là lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và xử trí thành công ca bệnh như trên. Trước đây, hầu hết bệnh nhân chỉ có thể thấy lại lờ mờ hoặc thường mù vĩnh viễn, không thể trở về bình thường.
"Trường hợp này diễn tiến mất hẳn thị lực trong viện, được can thiệp kịp thời, nếu đã mù trước đó và vào trễ 1-2 ngày thì hầu như không thể điều trị được", bác sĩ Dũng nói.
Từ khi sinh ra, Rumeysa Gelgi đã mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp có tên là hội chứng Weaver, khiến cơ thể cô phát triển vượt mức bình thường.
Cô gái 24 tuổi cao 2,15 mét vừa chính thức được Tổ chức Kỷ lục Guinness xác nhận là người phụ nữ còn sống cao nhất thế giới.
Với chiều cao này, Rumeysa phải đứng lên với sự hỗ trợ của khung tập đi. Cô gái người Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: “Khác biệt không tệ như bạn nghĩ. Nó có thể mang lại cho bạn những thành công ngoài mong đợi”.
Danh hiệu người phụ nữ cao nhất thế giới là kỷ lục thứ 2 của Rumeysa sau kỷ lục nữ thiếu niên cao nhất thế giới được xác lập vào năm 2014 - khi cô 18 tuổi.
Ông Craig Glenday, Tổng biên tập của Kỷ lục Guinness thế giới cho biết: “Thật vinh dự khi chào đón Rumeysa trở lại với cuốn sách kỷ lục”.
“Hạng mục Người phụ nữ còn sống cao nhất thế giới không phải là hạng mục thường xuyên thay đổi, vì thế tôi rất vui mừng được chia sẻ tin này tới thế giới”.
Rumeysa - người thường phải phụ thuộc vào xe lăn hoặc khung tập đi để di chuyển nói rằng, cô hi vọng sẽ sử dụng danh hiệu của mình để nâng cao nhận thức về các chứng rối loạn di truyền hiếm gặp như hội chứng Weaver mà cô mắc phải.
![]() |
Rumeysa Gelgi vừa chính thức được ghi nhận là Người phụ nữ cao nhất thế giới còn sống. Ảnh: Reuters |
“Cá nhân tôi cho rằng sự khác biệt và các thứ khác tưởng như là nhược điểm lại có thể biến thành lợi thế nếu bạn muốn và nỗ lực vì nó. Đó chính xác là những gì tôi đã làm”.
Năm 2018, người đàn ông cao nhất thế giới - Sultan Kosen với chiều cao 2,51 mét cũng đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Rumeysa cho biết cô hi vọng sẽ được gặp anh vào một ngày nào đó.
Trước đó, người phụ nữ được ghi nhận là cao nhất thế giới là Zeng Jinlian, tới từ Trung Quốc. Bà cao 2,46 mét nhưng đã qua đời vào năm 1982.
Đăng Dương(Theo Mirror)
Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, số vụ trẻ em tự tử của nước này đang ở mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.
" alt="Người phụ nữ cao nhất thế giới: Hoàn toàn phụ thuộc vào xe lăn"/>Người phụ nữ cao nhất thế giới: Hoàn toàn phụ thuộc vào xe lăn