当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Qarabag, 22h30 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
Kết cấu hoàn thiện công trình ảnh hưởng nặng
Như VietNamNet đã phản ánh, cơn mưa lớn kéo dài vừa qua tại Hà Nội đã khiến cho nhiều đường phố, khu vực dân cư, khu đô thị (KĐT) mới ngập chìm trong nước. Trong đó phải kể đến KĐT mới Lê Trọng Tấn- Geleximco bị ngập úng cục bộ, nước tràn vào nhà nhiều hộ dân. Nhiều dãy nhà liền kề, biệt thự ngập nặng, nước tràn vào các hầm nhà để xe mặc dù người dân đã cố gắng đắp các bao tải đất để ngăn nước.
![]() |
Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn chìm trong nước sau cơn mưa lớn. |
Điều đáng nói, theo phản ánh của những người dân sống tại đây, tình trạng ngập nặng tại khu đô thị năm nào cũng xảy ra. Hễ mưa to là nước tràn đường, ngập cả tầng hầm.
Trao đổi với PV VietNamNet, ThS. KTS Cao Hoàng Anh – Giám đốc Công ty Kiến trúc Xây Dựng & đầu tư ACA cho rằng, nhà cửa bị ngập lâu trong nước đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
“Trước hết là hạ tầng chung bị ảnh hưởng. Đường, hệ thống điện âm (nếu có) , đường ống kỹ thuật ...sẽ bị ảnh hưởng nặng. Còn trong nhà, kết cấu hoàn thiện cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ sàn, tường, các kết cấu bao che. Hệ thống điện nước, hệ thống bao che như tường, sàn phải cải tạo lại” – KTS Hoàng Anh phân tích.
![]() |
Tầng hầm các nhà liền kề luôn trong tình trạng ngập sâu trong nước khi mưa lớn. |
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Chủng- Nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng khi bị ngập trong nước lâu chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng.
“Đơn giản nếu ngập trong nước công trình sẽ dễ bị ẩm mốc, thậm chí có thể bị sụt lún. Nó sẽ ảnh hưởng các vật liệu như gỗ, sắt bị mục, rỉ... làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng” – ông Chủng cho biết.
![]() |
![]() |
Người dân chèo xuồng, ngồi thùng xốp di chuyển trong khu đô thị mới Lê Trọng Tấn (Ảnh: Diễn đàn cư dân). |
Theo KTS Hoàng Anh, người dân sống ở đây cần lưu ý kiểm tra thường xuyên hệ thống thoát nước, làm sạch bùn, rác tại các phễu thu, đường ống thoát nước..., cải tạo hệ thống điện như bố trí các ổ cắm có cao độ thích hợp tránh tiếp xúc với nước, sử dụng dây cáp điện chịu nước, ngắt nguồn và tất cả các thiết bị điện khi nhà bị ngập nước.
![]() |
Tầng hầm vẫn mênh mông nước khi hết mưa. |
“Người dân sống tại những công trình bị ngập nước nên chủ động bảo vệ bằng các giải pháp như nâng nền nhà, trang bị máy bơm cho tầng hầm, Bố trí hợp lý nhiều phễu thu, đường ống có đường kính lớn giúp thoát nước nhanh hơn.... chống thấm kỹ tường bao, gia cố keo chống nước cửa sổ trước mùa mưa....sử dụng vật liệu mới có khả năng chịu nước tốt như bê tông, gạch, vách thạch cao chống nước, sàn chống nước …” - Giám đốc Công ty Kiến trúc Xây Dựng & đầu tư ACA cho hay.
Bao giờ thoát cảnh cứ mưa to lại lo ngập?
Theo KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, các khu chung cư, KĐT mới càng xây về phía Tây; Tây Nam; Tây Bắc Hà Nội thì càng ngập nhiều, đặc biệt là phía Hà Đông, Hoài Đức. Bởi hầu hết các khu đô thị mới ở khu vực trên đều xây dựng trên cơ sở các hồ ao, ruộng lúa chứ không phải đất đô thị. Trong khi hệ thống thoát nước không được quan tâm. Các KĐT không có sự liên kết với nhau. Khi thực hiện quy hoạch trong khu vực này không có hệ thống thoát nước đấu nối chung với hệ thống của thành phố.
![]() |
Nước ngập sâu trong nhà cũng như ngoài đường (Ảnh Dân Việt). |
Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức cũng thừa nhận đây không phải lần đầu mà liên tục trong thời gian gần đây tình trạng ngập úng khi mưa lớn liên tục xảy ra tại nhiều đoạn đường, khu vực dân cư, KĐT mới tại địa bàn Hoài Đức như nút giao Thiên Đường Bảo Sơn - Lê Trọng Tấn với đoạn đường gom Đại lộ Thăng Long.
Lý giải về việc ngập tại các khu vực trên, theo vị này, về nguyên nhân có một số nguyên nhân chính. Đầu tiên là do quy hoạch hạ tầng thoát nước của khu vực này không đồng bộ. Dự án KĐT Lê Trọng Tấn - Geleximco, KĐT Nam An Khánh Sudico, khu Thiên đường Bảo Sơn..., đều được triển khai từ thời điểm trước khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Do vậy đến khi điều chỉnh lại quy hoạch, quy hoạch phân khu thì giữa quy hoạch mới và quy hoạch cũ có sự “đá” nhau về các mạng hệ thống thoát nước ngay ở các KĐT mới này. Thứ hai là có những hạng mục về hạ tầng ở khu vực này chậm triển khai. Thậm chí có những “xôi đỗ” khi không được triển khai đồng bộ với hệ thống thoát nước chung của thành phố.
![]() |
Theo cư dân kể cả sau khi mưa tạnh thì nước rút cũng rất chậm. (Ảnh: Người dân dọn dẹp tầng hầm sau trận mưa lớn). |
Đề cập về giải pháp khắc phục tình trạng “cứ mưa là ngập”, vị cán bộ UBND huyện Hoài Đức cho rằng, đang gặp khó vì liên quan đến nhiều sở ngành, chưa rõ trách nhiệm nên chưa có hướng xử lý đồng bộ.
![]() |
![]() |
Tầng 1 những nhà biệt thự trong khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn ngập nặng, nhiều gia đình phải phá cửa cuốn xuống hầm để ô tô để cứu tài sản (Ảnh: Phạm Hải) |
Trong khi đó, phía Công ty Thoát Nước Hà Nội cho rằng, khu vực này tuy đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng hầu hết hệ thống thoát nước tại đây là tự chảy (thoát nước tự nhiên) hoặc có nhưng chỉ mang tính nội bộ.
![]() |
Cổng vào khu đô thị Nam An Khánh Sudico (Hoài Đức) ngập trong nước mỗi khi mưa lớn. |
Đánh giá về thực trạng “cứ mưa là ngập” tại khu vực này, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ở đây đã ngập và sẽ còn ngập nữa.
![]() |
Nước ngập trong khu đô thị Văn Quán (Hà Đông). |
“Không chỉ không đồng bộ trong hệ thống thoát nước, các khu đô thị cũng không có sự liên kết với nhau. Bên cạnh đó các chủ đầu tư khi làm đô thị chỉ chăm chăm lo xây nhà, chia lô để bán. Thậm chí, ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của các chủ khu đô thị này nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu. Cho nên, việc cứ mưa to mưa kéo dài bị ngập lụt nặng ở khu vực này là tất yếu” – ông Tùng nói.
![]() |
Bao giờ hết cảnh sống trong những ngôi biệt thự, nhà phố liền kề triệu đô cảnh cứ mưa to lại lo ngập? (Ảnh Dân Việt). |
Ông Tùng cũng nhấn mạnh: "Nếu cứ để tình trạng ngập như thế sẽ làm biến đổi địa tầng tức bản đồ địa tầng sẽ bị thay đổi. Úng ngập lâu quá về lâu dài có khả năng sẽ gây ra sụt lún các công trình làm phá hỏng những hạ tầng cơ sở, an sinh xã hội ở đó bị đảo lộn. Đây là vấn đề mà Hà Nội phải nhìn nhận giải quyết một cách khoa học".
Còn người dân sống tại khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Geleximco cho biết, kể cả sau khi hết mưa thì nước rút cũng rất chậm phải 1-2 ngày sau nước mới rút hết trên mặt đường. Còn ở tầng hầm bị ngập cũng phải 2-3 ngày nước mới rút. Ngoài việc chuẩn bị những tải đất, cát để “đắp đập be bờ” mỗi khi mưa lớn hay mua sẵn máy bơm để bơm nước khỏi tầng khi mưa tạnh người dân cũng cũng chỉ biết kêu trời, ngán ngẩm “sống chung với lũ”. Và không biết bao giờ mới hết cảnh sống trong những biệt thự, nhà phố liền kề triệu đô mà cứ mưa to lại lo ngập?
Hồng Khanh
Hàng loạt dãy nhà phố liền kề và biệt thự thuộc khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco của chủ đầu tư là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) ngập trong biển nước sau cơn mưa kéo dài tại Hà Nội.
" alt="Nhà giàu Hà Nội bất lực nhìn biệt thự triệu đô hao mòn trong nước"/>Nhà giàu Hà Nội bất lực nhìn biệt thự triệu đô hao mòn trong nước
Trong đó, em Nguyễn Mạnh Quân (lớp 11 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) giành được huy chương Vàng và đứng thứ 5 trong tổng số gần 300 thí sinh dự thi.
Trước đó, Mạnh Quân cũng có kết quả tốt nhất trong số 11 học sinh đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Quân từng giành huy chương Vàng kỳ thi Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế; Olympic Khoa học trẻ quốc tế.
![]() |
Việt Nam giành 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 2 huy chương Đồng ở kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu năm 2020. |
Em Trần Thanh Long (lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội) giành huy chương Bạc.
Hai em Đỗ Đức Mạnh (lớp 12 Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) và Nguyễn Khắc Hải Long (lớp 11 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm) giành huy chương Đồng.
Theo ông Khang, kết quả năm nay của đội tuyển Việt Nam ở cuộc thi này tốt hơn so với năm ngoái (1 huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng, 1 giải Khuyến khích).
![]() |
Từ trái sang theo thứ tự: TS.Nguyễn Công Toản (phó đoàn), Trần Anh Kiệt, Nguyễn Khắc Hải Long, TS. Nguyễn Mạnh Nghĩa (phó đoàn), Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Mạnh Quân, Đỗ Đức Mạnh và PGS.TS Nguyễn Cao Khang (trưởng đoàn). |
Kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu năm 2020 diễn ra từ ngày 20 đến 26/7 với sự tham gia của 57 quốc gia bằng hình thức trực tuyến.
Do năm nay, cuộc thi Olympic Vật lý châu Á và Olympic Vật lý quốc tế không được tổ chức nên đây là cuộc thi tầm quốc tế duy nhất trong năm nay của môn Vật lý ở cấp độ châu lục và quốc tế.
Đây là lần thứ 4 kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu được tổ chức và là năm thứ 2 Việt Nam tham dự. Việc thành lập đội tuyển dự kỳ thi này do Hội Vật lý Việt Nam tổ chức tuyển chọn.
Thông thường, kỳ thi này có sự tham gia của 40 quốc gia, trong đó 30 quốc gia thuộc châu Âu, 10 quốc gia khách mời từ các châu lục khác.
Thanh Hùng
Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) có một học sinh lớp 10, đó là em Ngô Quý Đăng (Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội).
" alt="Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Âu năm 2020"/>Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Âu năm 2020
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành chuyển 3 triệu đồng trong tài khoản cho chồng. Thế nhưng, chồng lại bảo tôi chuyển tiền đến một tài khoản khác, không phải của anh. Tôi gặng hỏi thì anh nói bận nên chuyển sang đó để nhờ bạn rút tiền hộ.
Không chút đề phòng, tôi chuyển tiền và đinh ninh chồng lấy tiền mừng cưới cho em chồng.
Thế nhưng, 2 ngày sau đám cưới, mẹ chồng đến nhà tôi nhiếc móc chuyện vợ chồng tôi mừng cưới ít tiền. Tôi thấy lạ, hỏi lại mẹ chồng: “Vợ chồng con mừng cưới cho chú ấy 5 triệu đồng mà mẹ bảo ít là thế nào. Con không hiểu ý mẹ”.
Mẹ chồng giãy đành đạch, bảo tôi nói sai, mừng cưới em có 500.000 đồng mà khoác lác lên tận 5 triệu đồng.
Tức tối, tôi gọi điện cho chồng ngay trước mặt mẹ. Tôi mở loa ngoài và hỏi: “Sao anh bảo mừng cưới cho chú 5 triệu đồng mà mẹ bảo chỉ có 500.000 đồng?”.
Lúc này, chồng tôi bối rối thú nhận đánh bạc thua tiền. Bị chủ nợ đòi gắt quá, anh mới lừa tôi chuyển khoản 3 triệu đồng để trả nợ.
Chồng vừa dứt lời, tôi choáng váng mặt mày, ngồi sụp xuống sàn nhà. Trong khi đó, mẹ chồng không dịu giọng mà còn chỉ vào mặt tôi nói: “Sao cô dại thế, chuyển tiền cho ai thì phải hỏi cặn kẽ, nó bảo chuyển là cứ chuyển, không cân nhắc chi hết”.
Đám cưới của em chồng đã diễn ra, phong bì cũng bóc rồi. Thế nhưng, mẹ chồng bắt tôi phải xoay tiền mua vàng mừng cưới cho đúng lẽ.
“Làm anh làm chị mà có mỗi chuyện mừng cưới cho em cũng không xong. Trước em nó đi mình thế nào, bây giờ, cô liệu mà trả cho xứng đáng”, mẹ chồng nói rồi bỏ về.
Tôi chỉ biết khóc và chờ chồng về để làm cho ra lẽ. Anh ta phải chịu trách nhiệm, tôi không thể nuốt trôi cục tức mà anh gây ra.
Độc giả Minh Anh
Tâm sự chuyện mẹ chồng đổ hết tội vì chồng lấy tiền mừng cưới em trai đi trả nợ
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê
Sao Việt 20/6/2024: 'Diva dân ca' trẻ đẹp, NSND Trịnh Kim Chi căng thẳng
Chúng tôi cảm thấy ngao ngán khi bố chồng yêu cầu phải có trách nhiệm với đứa trẻ sẽ chào đời trong thời gian tới (Ảnh: IT).
Chúng tôi hiểu, bố cần có bạn già để sẻ chia cuộc sống. Tuy vậy, việc bố có tình cảm với người phụ nữ còn quá trẻ là không nên. Lỡ có con với người phụ nữ kia, ông rơi vào cảnh nuôi con vất vả. Thực lòng, vợ chồng tôi và anh chị em không muốn.
Sau khi biết chuyện của bố, vợ chồng tôi nói bóng gió khuyên ông sáng suốt khi có tình cảm với ai, tránh cảnh cha già con mọn. Các con đều mong muốn bố chồng tôi đến với người phụ nữ trung niên hoặc ngang tuổi. Ông bảo vẫn muốn đi bước nữa và sẽ cân nhắc kỹ.
Tuy vậy, vài tháng trở lại đây, tháng nào tiền lương và khoản tiền của ông được các con đưa đều tiêu hết. Có tháng ông xuống nhà tôi hỏi mượn vài chục triệu đồng để mua mấy món đồ.
Tôi thương bố nên vội đưa ngay, nhưng đồ đạc trong nhà chẳng thấy đâu. Chúng tôi nghi ngờ, ông bị người phụ nữ kia "bòn rút" về kinh tế.
Lo sợ mọi việc đi quá xa, chúng tôi tổ chức cuộc họp gia đình để nói rõ mong muốn, tránh cho ông bị lừa. Tuy nhiên, bố tôi tỏ ra không hài lòng và giận dỗi. Ông muốn được tự quyết định chuyện tình cảm.
Mặc các con ngăn cản, ông vẫn tiếp tục qua lại với người phụ nữ trẻ. Cách đây vài tuần, ông tổ chức cuộc họp gia đình có sự góp mặt của người phụ nữ kia.
Chúng tôi lường trước việc ông quyết tâm đi bước nữa trong năm nay. Tuy vậy, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Ông báo tin, nhân tình đã mang thai được 3 tháng. Nghe xong, ai nấy đều ngỡ ngàng.
Chuyện xảy ra đường đột, chúng tôi gần như chỉ biết chấp nhận sự thật. Người phụ nữ kia khá xinh đẹp, biết cách ăn mặc và tỏ ra sành điệu. Tôi luôn sợ rằng, cô ta chỉ đến với bố chồng vì tiền bạc, không phải là tình cảm thật.
Đó là chuyện nghĩ trong lòng, nếu bố đã quyết định, chắc chắn không ai cản nổi. Điều khiến chúng tôi choáng hơn là ông đề nghị, sau khi mẹ kế sinh con, chúng tôi phải có trách nhiệm với đứa trẻ.
Bố chồng tôi bảo, tiền lương không có nhiều, khoản tích góp phải dùng để lo khi ốm đau. Ở tuổi của bố không thể đi làm để nuôi vợ con. Vì vậy, các con phải đóng góp một khoản hàng tháng coi như là tiền bố đưa cho vợ nuôi con nhỏ.
Khoản tiền 10 triệu đồng mà bố mong muốn chúng tôi góp, quả thực không lớn so với tiềm lực kinh tế của anh chị em trong nhà hiện tại.
Nhưng điều mọi người thắc là vì sao chúng tôi phải có trách nhiệm như vậy? Nếu bố và cô nhân tình quyết định đến với nhau thì phải tự lo. Chúng tôi có thương đứa trẻ, thường xuyên thăm nom, mua sữa bỉm cho em là được. Vì sao lại trút gánh nặng lên đầu các con?
Chúng tôi muốn bố đi bước nữa với người phụ nữ trung niên, không phải là không có mục đích. Bố qua lại với nhân tình trẻ, bây giờ có thêm con, vất vả đè nặng lên vai, người khổ đầu tiên là bố.
Cả nhà tôi rối bời sau cuộc họp gia đình. Chuyện đóng góp không thành vấn đề nhưng không ai muốn trao tiền cho người phụ nữ kia.
Theo Dân trí
Trò chuyện với VietNamNet trong lần đến Việt Nam giới thiệu và tìm hiểu cơ hội hợp tác giáo dục, Peter Vesterbacka bày tỏ rằng: Để quốc gia thành công, chính phủ, trường học hãy tạo cơ hội cho thế hệ trẻ đảm đương trách nhiệm. Còn mỗi cá nhân khởi nghiệp, hãy ... đừng ngại soi gương.
Peter-Vesterbacka: "Cần làm cho sinh viên cảm thấy gắn kết và có quyền làm chủ". Ảnh: Thuý Nga |
“Chúng tôi muốn người trẻ vận hành sự kiện”
Phóng viên: Việt Nam mới đây đã quyết định đưa nội dung khởi nghiệp vào dạy tại các trường đại học. Phần Lan được biết đến là đất nước thành công với nhiều chương trình khởi nghiệp, sáng tạo. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm gì với Việt Nam?
Peter Vestebacka: Chính phủ có thể làm được một vài thứ. Nhưng bên cạnh những chính sách từ trên đưa xuống, chúng ta cần phải làm cho SV có trách nhiệm, cảm thấy gắn kết và có quyền làm chủ. Phải trao cho SV quyền lợi và trách nhiệm.
Chẳng hạn như trong Slush, sự kiện khởi nghiệp với khoảng 17.500 người tham dự, 2.300 dự án khởi nghiệp và 1.100 nhà đầu tư từ 130 quốc gia trên khắp thế giới ở Phần Lan, SV là người tự thực hiện.
Chúng tôi có những chương trình do chính SV tổ chức: SV thúc đẩy, Ươm mầm SV, Tham quan doanh nghiệp và rất nhiều chương trình khác... Việc trao quyền để SV tự thực hiện dự án là vô cùng quan trọng.
Nhiều năm trước, chính phủ Singapore đã ngỏ ý muốn mời chúng tôi tổ chức Slush tại đảo quốc. Thời điểm đó, chúng tôi luôn từ chối. Nhưng sau đó chúng tôi đã đồng ý, với việc đưa ra một yêu cầu rất xác đáng rằng: “Chúng tôi muốn người trẻ sẽ vận hành sự kiện”.
Sự giúp đỡ từ chính phủ là điều trọng yếu, còn khi tiến hành triển khai thực sự, chúng ta cần người trẻ. Tôi nghĩ điều này cũng đúng tại Việt Nam.
Để đất nước thành công, hãy cho thế hệ trẻ đảm đương trách nhiệm. Họ sẽ biến mọi điều thành hiện thực. Họ sẽ biến Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn.
Chúng tôi có mục tiêu khá tham vọng là mong muốn có 20,000 SV VN tới Phần Lan mỗi năm. Con số này ở Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 60,000 và 50,000.
Phóng viên: Được biết ông đang làm giáo sư thỉnh giảng về Khởi nghiệp và Sáng tạo tại một trường đại học ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ở trường đó, người ta chú trọng vấn đề giáo dục khởi nghiệp ra sao?
Tôi là đang thỉnh giảng tại bộ môn Khởi nghiệp và Sáng tạo của Trường ĐH Tongji - trường tốp 10 của Trung Quốc (TQ).
Chúng tôi tập trung vào giảng dạy cho sinh viên hiểu làm thể nào để trau dồi tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống.
Phần Lan và TQ cùng chia sẻ và học tập nhiều bài học kinh nghiệm cho nhau. Hiện nay có nhiều công ty khởi nghiệp của TQ đặt trụ sở tại Helsinki, với tham vọng mở rộng tính quốc tế và vươn tới châu Âu.
Tôi cùng với các cộng sự tại trường ĐH của TQ hỗ trợ xây dựng một trường THPT. Chúng tôi sử dụng 40% chương trình học Phần Lan và 60% TQ, đã vận hành được 2 năm và sớm thôi sẽ cho thấy chất lượng đầu ra của học sinh như thế nào.
Hệ thống giáo dục điển hình ở Trung Quốc là: Thời gian học một ngày dài, lượng bài tập về nhà khổng lồ. Trong khi ở Phần Lan dành ít thời gian hơn. Chúng tôi ứng dụng cách học tập qua hiện tượng, dự án.
Ở Singapore, học sinh đạt được thành tích tốt trong các bài thi trên giấy, nhưng cũng giống như TQ, các em có nhiều bài tập về nhà, thời gian học ở trường rất dài và thường xuyên kiểm tra. Thực sự học sinh không tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng trang bị cho cuộc sống.
Một người bạn của tôi sống lâu năm tại Singapore đã không còn tuyển dụng sinh viên địa phương nữa bởi vì khả năng của họ không phù hợp với xu hướng tuyển dụng nhân sự ngày nay như sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Điều làm tôi hạnh phúc khi làm việc với trường của TQ là chúng tôi cùng nhau hợp tác để sửa chữa những sai lầm trong giáo dục.
Hãy để sinh viên quan tâm đến thực tế nhiều hơn
Phóng viên: Các trường ĐH ở VN có thể thay đổi gì để thúc đẩy đào tạo sinh viên hiệu quả hơn?
Thực tế thì chúng tôi chưa làm tốt công tác giới thiệu giáo dục đại học Phần Lan tới thế giới.
Đa phần chúng ta dựa vào các bảng xếp hạng để đánh giá chất lượng đại học, nhưng các bảng xếp hạng không nói lên tất cả.
Phần Lan chỉ có ĐH Helsinki nằm trong danh sách top thế giới. Nhưng có nhiều điều đặc biệt hơn các chỉ số xếp hạng. Đó là sự tiến bộ mà mỗi SV đạt được khi theo học tại trường.
Peter-Vesterbacka: "Trong một chương trình hợp tác, Singapore gửi nhiều SV tới học tại Phần Lan và làm việc cho các công ty địa phương, nhận được tín chỉ cho phần công việc họ làm trong khoảng 6-7 tháng". |
Một thước đo quan trọng khác là “trải nghiệm” bên cạnh “kiến thức học thuật”, để SV cần bằng giữa học tâp và các khía cạnh khác của cuộc sống.
Rất nhiều SV thử thách bản thân bằng việc tập mở công ty khi còn trên ghế nhà trường. Tinh thần khởi nghiệp không chỉ được giảng dạy trong trường học mà đương nhiên là một phần quan trọng trong đời sống xã hội Phần Lan.
Đây là lần đầu tiên đến Việt Nam nên thực ra tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn là khuyên nhủ điều gì đó.
Tôi chỉ có một vài chia sẻ thế này. Trường học hãy mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các đối tượng và tổ chức khác trong xã hội.
Thứ 2, hãy để SV làm nhiều hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn; họ sẽ được học nhiều hơn và thành công hơn.
Hãy quan tâm hơn nữa tới những điều thực tế trong xã hội. Sinh viên cần thấy việc học có ý nghĩa với mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò tham vấn và hãy tin tưởng vào sinh viên.
Các trường Việt Nam có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác với trường đại học của Phần Lan, ví dụ như trao đổi sinh viên; đề xuất các chương trình hợp tác chính thức, song bằng; trao đổi giáo viên/giảng viên… Chúng tôi cũng muốn kết hợp với các đối tác Việt Nam trong việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong sinh viên.
Hãy chủ động, làm điều mình thích
Phóng viên: Bàn về khởi nghiệp, nhiều sinh viên nói với chúng tôi rằng, họ đọc sách thì được khuyên rằng, nếu khởi nghiệp nên tự thân vận động, chứ đừng trông đợi vào nhà đầu tư bởi xác suất được rót vốn cũng như xác suất trúng sổ xố. Ông có phản hồi gì về điều này?
Tôi nghĩ rằng tự lập là điều quan trọng, bởi vì đến cuối cùng thì bạn là người chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Và đương nhiên, chúng ta cũng nói đến việc kêu gọi đầu tư khi khởi nghiệp.
Một vài năm trước khi ở Jakarta (Indonesia), một doanh nhân nói với tôi: “Peter! Ông phải biết rằng ở Jakarta này rất khó để bạn tìm được nguồn vốn đầu tư”. Tôi trả lời rằng, thực sự thì gây quỹ đầu tư ở đâu cũng khó, dù là Helsinki hay Silicon Valley, nếu bạn luôn nghĩ việc đó khó thực hiện.
Nhưng nếu ý tưởng của bạn tuyệt vời, bạn lại có một nhóm cộng sự tốt thì việc nhận được tiền vốn chẳng phải là thách thức lớn nhất.
Chúng ta thường nói với nhau là: “Ôi! Làm việc này thật dễ, việc kia thật đơn giản nhưng kiếm tiền đầu tư thì thật khó”. Vậy làm thế nào để kiếm được tiền?
Cách tốt nhất để tìm ra câu trả lời đó là: Tấm gương!
Hãy nhìn mình trong gương và nói rằng: “Ồ! Việc này rất dễ!”. Tôi khuyên bạn hãy luôn kiên định.
Với Angry Birds, chúng tôi đã đành nhiều thời gian thử nghiệm, phát triển, 6 năm với 51 trò chơi và vẫn cứ thử và học tập từ những kinh nghiệm trước đó.
Nhiều câu chuyện thành công đi kèm với sự chờ đợi của thời gian. Bạn có một ý tưởng hay và sau khi trình bày với một nhà đầu tư tiềm năng, bạn nhận được lời khước từ. Bạn cũng như 100 ý tưởng khác bị từ chối. Nhưng hãy tiếp tục.
Bạn sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn khi khởi nghiệp. Hãy luôn “điên”!
Có quá nhiều thứ đơn giản bạn có thể làm nhưng khởi nghiệp cần chút điên rồ. Điên rồ sẽ giúp bạn thay đổi thế giới!
Nếu muốn sống một cuộc sống nhẹ nhàng, hãy làm cho một công ty lớn, làm việc hành chính từ sáng tới chiều.
Nhưng suy cho cùng, hãy làm điều mình thích.
Thực tế thì tinh thần khởi nghiệp không chỉ là việc bạn đứng ra mở một công ty. Mà là mọi điều trong cuộc sống. Có thể trong các doanh nghiệp lớn, trong tổ chức nhà nước, tinh thần khởi nghiệp tức là thực sự làm và biến điều gì đó thành hiện thực.
Ít nhất đối với bản thân tôi, điều đó đồng nghĩa với việc con người sẵn sàng hành động chứ không chờ đợi người khác cầm tay chỉ việc.
Phóng viên: Ông duy trì sự ảnh hưởng của mình như thế nào sau khi tạp chí TIME bình chọn là 1 trong “100 gương mặt có tầm ảnh hưởng thế giới” của năm 2011?
(Cười…)! Ồ. Bảng danh sách ấy đã qua lâu rồi!
Phóng viên: Mục đích lớn nhất trong cuộc sống của ông là gì?
Tôi muốn làm những điều tuyệt vời nhất cho giáo dục.
Giáo dục là vũ khí quyền lực nhất để thay đổi thế giới và cũng là cách làm bền vững nhất.
Tôi muốn cải cách giáo dục toàn cầu trong vòng 10 năm nữa. Tôi muốn kết hợp giáo dục, khởi nghiệp và giải trí vào một mô hình cải cách xã hội.
Hệ thống giáo dục có thể học được nhiều điều từ các trò chơi giải trí. Mỗi ngày có khoảng 700 trò chơi mới ra đời. Thị trường trò chơi vô cùng cạnh tranh, chỉ những trò chơi hấp dẫn nhất trụ lại được trên thị trường. Chúng ta có thể học hỏi từ những trò chơi xuất sắc này, cách chúng được thiết kế và thu hút người chơi.
2 sinh viên Tapio Rajahalme và Emil Oksanen (Trường ĐH Vaasa) hiện đang điều hành dự án khởi nghiệp ở Ấn Độ, chia sẻ: "Hệ thống giáo dục Phần Lan sẵn sàng để SV thử nghiệm. Họ rất linh hoạt và khuyến khích SV thử và sai. ĐH tạo điều kiện để SV lấy tín chỉ khi họ làm việc cho các công ty. Chỉ cần trao đổi trước với trường về kế hoạch và nhận được sự chấp thuận của giáo viên phụ trách; Hoặc là sau khi hoàn thành công việc, bạn thông báo lại những việc đã làm.
|
Khiêm tốn trên bản đồ dân số thế giới với hơn 5 triệu dân nhưng Phần Lan là một "cường quốc" trong lĩnh vực giáo dục.
Điều đặc biệt là triết lý giáo dục suốt đời, khởi đầu từ giáo dục mầm non, tiếp nối liên tục tới giáo dục đại học và đa dạng cơ hội giáo dục dành cho cả người trưởng thành.
Thành quả này không phải đến một cách ngẫu nhiên mà là nỗ lực cải cách giáo dục mạnh mẽ của cả xã hội trong vòng hơn 50 năm qua. Thậm chí là cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn không ngừng tiến hành thử nghiệm và cải cách giáo dục. Chúng tôi tự hào về những kết quả đã đạt được nhưng không tự thỏa mãn mà vẫn nỗ lực để làm tốt hơn.
Tư duy này hẳn không chỉ dành riêng cho lĩnh vực giáo dục.
Xin cảm ơn ông!
Hạ Anh (Thực hiện)
Ảnh: Thuý Nga
- Tiến sĩ Nguyễn Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Hàn Quốc, cho rằng trình độ học sinh từ tiểu học tới THPT của Việt Nam không thua kém các nước khác, song đến bậc đại học thì nảy sinh nhiều vấn đề.
" alt="Peter Vesterbacka: 'Hãy để thế hệ trẻ đảm đương trách nhiệm'"/>Peter Vesterbacka: 'Hãy để thế hệ trẻ đảm đương trách nhiệm'