Vòng 2 gồm có 40 đội tuyển tranh tài, trong đó có 7 đội vượt qua vòng 1 và 33 đội có thứ hạng từ 1 đến 33 châu Á theo BXH FIFA.
![]() |
Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á đang diễn ra sôi động và hấp dẫn |
40 đội được chia vào 8 bảng, mỗi bảng 5 đội, thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách để tính điểm xếp hạng tại mỗi bảng. 8 đội xếp thứ nhất và 4 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất tại 8 bảng (tổng cộng 12 đội) sẽ giành quyền tham dự VCK Asian Cup 2023, đồng thời giành quyền tham dự Vòng loại cuối cùng của World Cup 2022.
24 đội tuyển có thành tích tốt nhất còn lại sẽ chia thành 6 bảng (4 đội/bảng) để tiếp tục thi đấu cạnh tranh 11 suất vé còn lại tham dự VCK Asian Cup 2023 (suất vé thứ 24 được dành cho đội tuyển chủ nhà VCK Asian Cup 2023).
Theo phân bổ của FIFA, ngoại trừ chủ nhà Qatar nghiễm nhiên có vé, châu Á có 4,5 suất tham dự VCK World Cup 2022, nên 12 đội tuyển lọt vào vòng loại cuối cùng của World Cup 2002 khu vực châu Á như đã nói ở trên sẽ được chia thành 2 bảng (6 đội/bảng, thi đấu vòng tròn 2 lượt đi và về). Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé dự VCK World Cup 2022. Hai đội đứng thứ 3 sẽ thi đấu play-off (lượt đi - lượt về trên sân nhà - sân khách). Đội thắng sẽ giành vé chơi trận play-off với đại diện của châu lục khác để đoạt tấm vé còn lại tới Qatar dự VCK World Cup 2022.
![]() |
Tuyển Việt Nam vẫn đang bất bại ở vòng loại World Cup 2022 |
Vòng sơ loại thứ hai được tổ chức từ ngày: 5/9/2019 và kết thúc vào ngày 15/6/2020, sau khi đã điều chỉnh vì dịch Covid-19.
Do Qatar - chủ nhà của VCK World Cup 2022 đã chính thức đoạt ngôi đầu bảng E nên sẽ có 5 đội nhì đạt thành tích tốt nhất vượt qua vòng loại thứ 2.
Tại bảng G, sau khi đánh bại Indonesia 4-0 ở lượt trận thứ 6, tuyển Việt Nam vững ngôi đầu bảng, với 14 điểm, hơn 2 điểm so với UAE. Xếp tiếp theo lần lượt là Thái Lan, Malaysia (cùng 9 điểm) và Indonesia (1 điểm).
Như vậy, tấm vé trực tiếp ở bảng G vào vòng loại cuối cùng tranh vé dự World Cup 2022 chỉ còn là cuộc đua giữa tuyển Việt Nam và UAE. Bởi thất bại 1-3 trước trước UAE ở lượt trận then chốt khiến Thái Lan tự gạch tên mình khỏi cuộc đua.
Hiện tại, đội bóng xứ sở Chùa vàng kém Việt Nam tới 5 điểm trong khi đá nhiều hơn 1 trận và chỉ còn cuộc so tài với Malaysia. Trong khi đó, Malaysia cũng có 9 điểm như Thái Lan nhưng thua về chỉ số phụ nên chỉ xếp thứ 4. Thầy trò HLV Tan Cheng Hoe chính thức hết hy vọng, vị trí thứ 2 giờ cũng là nhiệm vụ bất khả thi.
Video Việt Nam 4-0 Indonesia:
Vĩnh Tường
VietNamNet cập nhật liên tục bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra từ ngày 5/9/2019.
" alt=""/>Thể thức vòng loại World Cup 2022 khu vực châu ÁTheo bài viết đăng trên từ Sina vào hôm qua trích dẫn các báo cáo truyền thông địa phương thì Đài Loan đã quyết định dừng dịch vụ 3G vào cuối năm nay. Chính bởi vậy, toàn bộ người tiêu dùng ở Đài Loan sẽ chỉ có thể sử dụng dịch vụ mạng 4G tính từ đầu năm 2019 tới đây.
Mặc dù đa số người dân Đài Loan hiện đã đều chuyển sang sử dụng mạng 4G nhưng vẫn còn khoảng 200.000 người vẫn tiếp tục gắn bó với 3G. Điều này đã khiến các nhà mạng ở quốc gia này phải tung ra nhiều gói khuyến mại để lôi kéo người dùng chuyển sang sử dụng các gói cước 4G mới nhất. Quyết định này tương tự với việc Đài Loan loại bỏ mạng 2G từ ngày 1/7/2017 nhằm thúc đẩy các nhà mạng mở rộng phạm vi phủ sóng của sóng 4G.
Tính từ tháng 3 năm nay, số lượng thuê bao sử dụng 4G đã vượt qua dân số của quốc gia này. Đồng thời, từ năm 2017 cho tới giữa tháng 11 năm nay, số thuê bao 3G đã giảm mạnh từ con số 5,5 triệu thuê bao xuống còn 228.000 thuê bao.
Dù rằng chỉ còn khoảng hai tuần nữa là mạng 3G sẽ chính thức không còn xuất hiện tại Đài Loan, nhưng các nhà mạng nơi đây tin rằng khoảng thời gian ngắn này sẽ có khoảng 100.000 thuê bao chuyển sang nâng cấp lên mạng LTE.
Thời điểm phủ sóng 5G tại Đài Loan vẫn chưa được quyết định chắc chắn nhưng được dự đoán sẽ bắt đầu từ năm 2020. Đây là điểm mà quốc gia này đang bị tụt hậu nếu so với những nền kinh tế khác, ví dụ như Nhật Bản đã sớm thử nghiệm mạng 5G từ năm 2014. Về phía Hàn Quốc thì vào tháng 11 vừa qua, nhà điều hành dịch vụ viễn thông LG U+ công bố rằng họ đã hoàn thành kế hoạch phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc. Theo bản kế hoạch này thì mạng 5G sẽ có mặt tại Seoul và các vùng lân cận ngay từ ngày 1/12.
Đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã cấp giấy phép phổ tần 5G cho ba nhà mạng lớn nhất của nước này là China Mobile, China Telecom và China Unicom, để cho phép ba công ty này hoàn thành việc thử nghiệm 5G.
Không chỉ các nhà mạng, hai thương hiệu điện thoại là Samsung và Huawei cũng đã công bố kế hoạch ra mắt các mẫu điện thoại 5G trong năm 2019 tới.
" alt=""/>Chỉ 2 tuần nữa, Đài Loan sẽ khai tử mạng 3GĐại gia bán nhà cho Đàm Vĩnh Hưng có được ưu ái?
Bí ẩn giá đất siêu rẻ của một dự án ở Thủ Thiêm
Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến chia sẻ tại hội thảo Quy hoạch đô thị TP.HCM - Thực tiễn và cơ hội đầu tư, vừa được tổ chức.
Theo ông Tuyến, TP.HCM là đô thị đặc biệt, đóng góp ngân sách trung ương năm 2018 là hơn 400 ngàn tỷ đồng và dự kiến năm 2019 khoảng 500 ngàn tỷ đồng. Nếu TP chậm phát triển sẽ kéo cả nước chậm theo. Do đó thách thức của TP là phải phát triển theo yêu cầu của xã hội, của doanh nghiệp và người dân.
Kẹt xe vẫn là vấn đề nan giải ở TP.HCM |
Ông Tuyến thừa nhận việc TP phát triển quá nhanh trong mấy thập kỷ qua, cũng đã dẫn đến những hệ lụy, mà đến nay TP đang phải trả giá. Đó là những vấn nạn ngập lụt, kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường…
“Trong một loạt vấn đề thì hạn chế và yếu kém lớn nhất của TP vẫn là ở khâu quy hoạch, từ khâu lập, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch. Cả ba khâu này đều có nhiều hạn chế”, ông Tuyến nói.
Về vấn nạn kẹt xe, ông Tuyến thông tin TP hiện nay có tình trạng giao thông áp lực nhất cả nước. Theo tiêu chuẩn thì 1km2 đất có ít nhất là 10km đường nhưng TP hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 20% (1km2 đất chỉ có 2km đường).
Về ngập lụt, theo Phó Chủ tịch UBND TP là do biến đổi khí hậu và cũng là TP phát triển quá nhanh. Theo tính toán, mỗi năm khu vực phía Tây Nam TP lún xuống 1cm trong khi đó hiện nay do quá trình đô thị hóa, nhiều công trình mọc lên đã cản trở việc thoát nước. Và đây cũng chính là một vấn đề mà đến nay TP đang phải trả giá.
“Lẽ ra, khi làm quy hoạch là phải theo khách quan nhưng TP đã làm quy hoạch theo mong muốn chủ quan của TP trong các thời kỳ phát triển. Đây cũng là những hạn chế về kiến thức và nhận thức trong quá trình làm quy hoạch từ những năm 1990. Hiện nay, về quy định thì cứ 5 năm điều chỉnh quy hoạch một lần, nhưng nếu quy hoạch tốt chẳng hạn như ở Châu Âu thì cả trăm năm vẫn không thay đổi”, ông Tuyến nhìn nhận.
Được biết, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, TP.HCM có 7 chương trình đột phá. Trong đó, quan trọng nhất là giảm ngập nước kẹt xe. Đến nay, TP.HCM đã thực hiện được 12 dự án ODA với 104.000 tỉ đồng trong lĩnh vực đô thị, PPP có 22 dự án với 170.000 tỉ đồng. Hiện TP.HCM đang chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán ký kết hợp đồng 85 dự án với 400.000 tỉ đồng và đang kêu gọi đầu tư 253 dự án với vốn 870.000 tỉ đồng.
Quốc Đại
Căn hộ diện tích 98 m2 vừa được chốt lời 4,6 tỷ, sau khi chủ nhà vào ở một thời gian. Câu chuyện tưởng chừng như không tưởng, lại là thực tế đã diễn ra, bất chấp nhiều cảnh báo với phân khúc căn hộ cao cấp.
" alt=""/>TP.HCM: Đóng góp nhiều nhất, giao thông kém nhất