Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cho biết chủ đề Khát vọng phương Namcủa năm nay thể hiện nỗi khao khát những tác phẩm văn học phản ánh được hơi thở của thời đại.
Bà kỳ vọng một lớp nhà văn trẻ, sung sức, có kiến thức và kỹ năng để nắm bắt được những dòng chảy trên bề mặt hay tầng sâu của cuộc sống và đưa vào trang viết.
"Đời sống và công chúng đang cần, rất cần tác phẩm văn học phản ánh được hiện thực cả bề rộng lẫn chiều sâu. Tác phẩm có thể bao quát được những gì đang diễn ra ở TPHCM, một đô thị năng động, hào hiệp và bao dung, một thành phố luôn đi đầu của cả nước, luôn hành động vì cả nước", bà Ngân nói.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có chia sẻ tâm tư, tình cảm gửi đến thế hệ nhà văn kế thừa. Theo ông, con đường văn chương thuộc về những người trẻ. Một nền văn học Việt Nam kiêu hãnh, đầy sáng tạo, kỳ diệu hay không là do người viết trẻ hôm nay quyết định.
Là khách mời rất được quan tâm tại sự kiện, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói khi hiện diện ở hội trường, ông như nhìn thấy chính mình nhiều năm về trước. Việc tham dự ngày hội như một điều gì háo hức, được hít thở trong bầu không khí văn chương ấm áp.
Ông bày tỏ sự ngạc nhiên vì không nghĩ nghề văn lại được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, họ bị mê hoặc bởi chữ nghĩa, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ.
Với Nguyễn Nhật Ánh, viết văn là nghề bất trắc nhất trong các nghề. Thời trẻ, ông vào nghề chỉ vì đam mê, song bản thân không biết rằng đặt chân vào thành bại được mất thế nào.
Năm 18 tuổi, ông đọc một quyển sách nước ngoài có tựa Việt Văn chương là gì?, trong đó có 3 câu hỏi quan trọng: Tại sao viết? Viết cái gì? Viết cho ai? Nhà văn đã dựa vào đây để tự hỏi mình.
“Tôi đặt ngược vấn đề để tìm câu trả lời. Không viết được không? Sống mà không viết có thích không? Không viết thì cuộc sống có đáng sống hay không? Qua đó để thấy rằng tất cả các cây bút trẻ ngồi đây đều vì đam mê. Chữ nghĩa có sự mê hoặc của nó với người thích sáng tạo”, ông bộc bạch.
Nguyễn Nhật Ánh tin rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đều như ông: Say mê văn chương một cách vô điều kiện, không thể đánh đổi bằng vật chất hay bất kể điều gì khác.
Ông so sánh văn chương giống như tình yêu, không biết đối phương có yêu mình không, nhưng cứ theo đuổi và tận hưởng.
“Văn chương cũng vậy thôi, ta không biết thành bại được mất ra sao cả. Tôi nghĩ cái hạnh phúc của người viết là khám phá, sáng tạo, làm điều bản thân thích”, ông bày tỏ.
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Đồng quan điểm, đạo diễn - nhà văn 95 tuổi Xuân Phượng nói niềm vui của bà là được sáng tác, có được người đồng điệu văn chương. Bà từng nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn hồi ký Gánh gánh... gồng gồng..., hiện vẫnsay mê sáng tác ở tuổi "xưa nay hiếm".
Với nữ nhà văn, tuổi tác không là vấn đề, miễn sao người ta giữ được thanh xuân của trái tim. Mỗi cá nhân nên sống tích cực, truyền được nguồn năng lượng ra xung quanh. Đó cũng là phương thức để chống lại sự cô đơn.
“Khi giữ một trái tim thanh xuân, tôi tin rằng không có gì hạn chế chúng ta trong vấn đề sáng tác văn học hay tiếp xúc với cuộc đời này”, bà nói.
Nhà văn Xuân Phượng nhắn nhủ đến các bạn trẻ bên cạnh chuyên môn thơ văn, nên trau dồi ngoại ngữ.
“Đừng để trí thức của mình bị ảnh hưởng bởi lũy tre làng. Ta phải vượt tầm khỏi Việt Nam, tiếp thu tinh hoa của các nước khác. Khi có thêm ngoại ngữ, các bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn rất nhiều”, bà nêu ý kiến.
Hội nghị lần này quy tụ 100 tác giả, là những người có tác phẩm được công chúng đón nhận, đoạt giải thưởng ở các cuộc thi văn chương.
Hai gương mặt trẻ nhất là Cao Việt Quỳnh (sinh năm 2008) đã đoạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2022 và Trần Phú Minh Anh (sinh năm 2007) đoạt giải A của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023.
Các đại biểu trao đổi câu chuyện nghề nghiệp và kiến nghị giải pháp thúc đẩy công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn chương.
Qua các bài tham luận của Cao Việt Quỳnh (Trí tưởng tượng là thuộc tính tự nhiên của con người), Huỳnh Trọng Khang (Truyện ngắn Ôm đóa cúc trắng), Lê Quang Trạng (Một ví dụ về văn học trẻ), Nguyễn Thị Kim Hòa (Hành trình không có đích đến), Võ Chí Nhất (Tác giả trẻ trong lực lượng vũ trang nhân dân)… cơ quan quản lý mong muốn đề cao tinh thần cởi mở, sáng tạo và phát triển.
Tiêu chí của Hội Nhà văn TPHCM là ở thời đại 4.0 không có vách ngăn, tất cả đều phải rộng mở và hội nhập theo xu thế chung của thế giới.
Ảnh:HK
Ni sư Thích Diệu Bản cho hay, hiện nay tổng số Tăng ni sinh các khối của Học viện là 532 vị trong đó hệ cử nhân là 429 vị; hệ cao đẳng 43 vị; hệ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) là 60 vị. Số lượng Tăng Ni nhiều, công tác quản lý, đào tạo gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Chư tôn đức Hội đồng điều hành, thầy trò nhà trường đã hoàn thành xuất sắc công việc được giao…
![]() |
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngành giáo dục Phật giáo. |
Học viện đang gấp rút hoàn thiện khu giảng đường với 18 phòng học, có thiền đường, thư viện với trang thiết bị hiện đại. Tổng kinh phía trên 40 tỷ đồng, sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 6/2019. 100 % Tăng Ni sinh tu học nội trú, quản lý Tăng Ni sinh theo quy chế, nội quy, chú trọng học với tu, giữ gìn quy củ Thiền gia… Học viện đảm bảo ăn, ở, học miễn phí, Tăng Ni sinh chỉ phải đóng góp 1 phần học phí.
Cụ thể một năm Học viện chi hết khoảng 9 đến 10 tỷ, phần này do Học viện huy động, nếu còn thiếu thì Hòa thượng trưởng ban Bảo trợ học đường cùng thượng tọa Viện trưởng sẽ huy động hỗ trợ.
Trong thời gian tới, dự kiến tháng 6/2019 các lớp học sẽ chuyển về khu giảng đường mới, với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Công tác Bảo trợ học đường cần được đẩy mạnh để có kinh phí cho hoạt động giáo dục của Học viện…
![]() |
Trụ trì chùa Long Tiên (Hạ Long, Quảng Ninh) trao 350 triệu đồng cho Quỹ Báo trợ học đường. |
Nhân dịp này, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tiếp nhận trên 14 tỷ đồng đóng góp của các doanh nghiệp, đạo tràng, tổ đình, chùa… tại các tỉnh phía Bắc. Trong đó, trên 10 tỷ đồng để xây dựng khu giảng đường và trên 4 tỷ đồng góp vào quỹ Bảo trợ học đường để Tăng Ni sinh và các giảng sư đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoat cho việc dạy và học.
![]() |
Nhiều mạnh thường quân cũng ủng hộ việc đào tạo tăng ni sinh với số tiền rất lớn. |
Có mặt tại buổi lễ, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngành giáo dục Phật giáo, nơi đây đào tạo cho Giáo hội những Tu sĩ Phật giáo – Sứ giả của Đức Như Lai. Vụ trưởng vụ Phật giáo cũng sách tấn các tăng ni sinh tu học thật tốt, tu dưỡng thân tâm để xứng đáng là những người kế tục mạng mạch của Phật giáo nước nhà.
"Việt Nam là đất nước hòa bình, vì vậy có sự đóng góp không nhỏ của các bậc chư, tăng, ni. Sắp tới, việc tổ chức Đại lễ Vesak lần thứ 3 tại Việt Nam, là dịp để chúng ta chuyển tải đến thế giới thông điệp an lạc và hòa bình", ông Bùi Hữu Dược chia sẻ.
Tình Lê
Thứ sáu ngày 1/3/2019 tới đây, từ 17h - 18h30 tại Khách sạn Sheraton Hà Nội sẽ diễn ra tọa đàm "Sống hạnh phúc", Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa sẽ chủ trì.
" alt=""/>Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận trên 14 tỷ đồng tiền công đức