Ngày 6/1, theo tin từ người thân, em N.T.T, học sinh lớp 12A7, Trường THPT Chuyên Nguyên Thị Minh Khai (Sóc Trăng) đã tử vong sau những ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) do vết thương quá nặng.
Theo thông tin của PV, ngày 30/12/2019, Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai tổ chức chuyến đi thực nghiệm tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho các học sinh của trường với sự tham gia của hàng trăm em (thông tin của học sinh trong chuyến đi cho biết tối ngày 30/12/2019, chuyến đi đầu tiên có 14 xe khách chở học sinh xuất phát, ngày 31/12 có thêm một số xe đợt thứ 2 xuất phát).
Ngày 2/1/2020, nam sinh N.T.T cùng một số bạn bè thuê xe đạp để đi dạo. Khi xuống dốc, bất ngờ xe của T bị sự cố khiến cho em bị ngã lộn nhiều vòng và va đập mạnh vào đá dẫn đến chấn thương nặng, được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Lâm Đồng nhưng do vết thương quá nặng nên em được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cấp cứu.
Một người hàng xóm của T cho biết: Ngay sau khi nhận được tin báo của nhà trường, cha mẹ em đã tức tốc lên TP Hồ Chí Minh chăm con. Ông cũng điện thoại hỏi thăm tình hình và được biết T bị chấn thương quá nặng, đã bị chết não nên khả năng hồi sinh rất thấp.
Liên quan đến vụ tai nạn đáng tiếc này, ông Bùi Nguyễn Huy Phong – Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng cho biết: Sở cũng đã nắm được thông tin và đang chờ báo cáo từ nhà trường về sự việc trên.
Được biết, hoàn cảnh của em N.T.T rất éo le khi em là con trai duy nhất trong gia đình. Cha mẹ chia tay khi em còn nhỏ, em ở với mẹ tại phường 3 (TP Sóc Trăng).
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh cũng như giáo viên: Thời gian qua, nhiều trường học ở Sóc Trăng (có cả bậc Tiểu học, THCS và THPT) thường tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm, hướng nghiệp. Kinh phí chuyến đi hầu hết do các em tự túc, nhà trường thu tiền, đặt tour ở các đơn vị Du lịch cho các em. Địa điểm thường được chọn là các điểm du lịch như Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang,…
Sau khi đi du lịch xong, các em được đưa về các trường đại học (chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh) để hướng nghiệp với thời gian khoảng 1 buổi sáng hay 1 buổi chiều rồi trở về Sóc Trăng. Các trường luôn dựa trên lý do trải nghiệm, hướng nghiệp nhưng thực chất là đi du lịch. Nhiều trường hợp đồng với các đơn vị tổ chức tour du lịch và giáo viên sẽ được “ăn theo” chuyến đi vì đơn vị tổ chức tour sẽ "bao" khi số học sinh đăng ký đông.
Một phụ huynh (giấu tên) nói: “Cho con đi trải nghiệm chúng tôi rất lo vì số lượng các em đi lên đến mấy trăm người, trong khi đó đội ngũ giáo viên lại không đông lắm nên việc quản lý các em rất khó khăn”. Được biết, các học sinh đi đóng tiền tự túc, mỗi em trên 2 triệu đồng.
Ông Bùi Nguyễn Huy Phong cho biết, Sở sẽ có văn bản yêu cầu các đơn vị chấn chỉnh tình trạng trên, xem xét kỹ các kế hoạch, đúng mục tiêu của hoạt động.
Theo giaoducthoidai.vn
C. là lớp trưởng lớp chuyên toán của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Đông Hà, Quảng Trị).
" alt=""/>Nam sinh lớp 12 Sóc Trăng tử vong do tai nạn ở Đà Lạt trong chuyến đi trải nghiệmTrong đó, Thống kê và Xác suất được xác định là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, nhằm tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học.
Theo ban xây dựng chương trình, Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế; hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh.
Nói về lý do thống kê và xác suất được định hướng là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn Toán ở chương trình phổ thông mới, PGS.TS Ngô Hoàng Long, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong những giảng viên cốt cán được tập huấn cho hay:
"Chúng ta biết công dân của thế kỷ 21 thì ngoài các kỹ năng tư duy cơ bản cần phải có kỹ năng tư duy về mặt thống kê và xác suất. Bởi xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều luồng thông tin và vấn đề đặt ra giờ đây không phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin mà mình nhận được. Việc có kiến thức về xác suất và thống kê sẽ giúp học sinh nói riêng và công dân nói chung có nhận thức và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và tốt hơn".
Cụ thể, mục tiêu mà chương trình đưa ra ở cấp tiểu học là giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về Thống kê và xác suất như biết một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất. Ở lớp 2, học sinh được làm quen từ những khái niệm rất đơn giản và dần dần được nâng lên ở các cấp cao hơn.
Lớp 2:
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 2. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn thực hành thu thập, phân loại, ghi chép, kiểm đếm một số đối tượng thống kê trong trường, lớp. |
Lớp 3
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 3. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn thực hành thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu thống kê (theo các tiêu chí cho trước) về một số đối tượng thống kê trong trường, lớp. Ngoài ra, có thể tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá, ví dụ tung đồng xu, xúc xắc,... liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán. |
Lớp 4
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 4. Nhà trường tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thông qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hoặc có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,...). Ngoài ra, tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá ví dụ trò chơi tung đồng xu, xúc xắc,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán. |
Lớp 5
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 5. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thông qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế – xã hội hoặc có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biên giới, biển đảo, giáo dục STEM,...). Ngoài ra, tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá ví dụ trò chơi tung đồng xu, xúc xắc,... liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn. |
Còn mục tiêu ở cấp THCS là giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về Thống kê và Xác suất như Thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.
Lớp 6
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 6. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 6. Thu thập và biểu diễn các dữ liệu từ một vài tình huống trong thực tiễn, ví dụ thu thập nhiệt độ của địa phương tại mốc thời gian nhất định trong một tuần lễ, từ đó đưa ra những nhận xét về biến đổi thời tiết của địa phương trong tuần,... |
Lớp 7
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 7. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu trong Lịch sử và Địa lí lớp 7, Khoa học tự nhiên lớp 7; thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu (theo các tiêu chí cho trước) vào biểu đồ hình quạt tròn hoặc biểu đồ đoạn thẳng từ một vài tình huống trong thực tiễn. |
Lớp 8
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 8. |
Lớp 9
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 9. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn vận dụng kiến thức về xác suất trong việc tính xác suất kết quả đời con của các phép lai. |
Còn cấp THPT nhằm mục tiêu giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về Thống kê và Xác suất như hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.
Lớp 10
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 10. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ,... |
Lớp 11
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 11. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn vận dụng kiến thức về xác suất thống kê để giải thích các quy luật di truyền học,... |
Lớp 12
![]() |
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 12. |
Thanh Hùng
Các bạn trẻ đã được thả mình vào một không gian đầy thú vị tại Ngày hội Toán học Mở (Math Open Day) 2019 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 3/11.
" alt=""/>Học sinh học xác suất và thống kê từ lớp 2 ra sao ở chương trình mới?Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường đưa nội dung về nCoV vào chương trình dạy học giúp cho học sinh, sinh viên biết cách phòng bệnh. Đối với các địa phương có báo cáo trường hợp bệnh, tiếp tục theo dõi tình hình và chỉ cho các cháu đi học trở lại sau khi đã tiến hành tiêu độc, khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế, các điều kiện phòng bệnh cho học sinh và sau trường hợp nhiễm Corona đã được cách ly 14 ngày, không phát sinh ca mới.
63/63 địa phương cho nghỉ học tạm thời
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 63/63 tỉnh, thành phố cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng, chống dịch bệnh do virus corona gây ra.
![]() |
Buổi học đầu năm sau Tết Nguyên Đán trước thời gian nghỉ tạm thời tại một trường học ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Trong ngày hôm qua (8/2), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới Nam Định để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh virus corona tại một số trường học. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, với những địa phương công bố dịch và thuộc phạm vi ảnh hưởng, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố xem xét cho học sinh nghỉ học, bởi các em còn nhỏ, chưa có khả năng tự bảo vệ trước diễn biến khó lường của dịch bệnh; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh cách phòng, chống.
Tối 7/2, Bộ cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi tới các Sở GD-ĐT hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh.
![]() |
Trường THPT Võ Thị Sáu (Vĩnh Phúc) - nơi có học sinh dương tính với ncoV - được sát khuẩn sạch sẽ. Ảnh: Bích Ngọc |
Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở tiếp tục theo dõi, tiếp nhận thông tin chính thức từ các cơ quan chuyên môn để đánh giá đúng tình hình dịch bệnh, bảo đảm thông tin chính xác và chỉ đạo kịp thời đến các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng, chống dịch bệnh để đón học sinh trở lại trường học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
![]() |
Đa số phụ huynh vẫn ngần ngại chuyện con trở lại trường |
Trong thời gian cho học sinh tạm nghỉ học, các cơ sở giáo dục cần phải duy trì liên lạc giữa nhà trường, gia đình và sự liên lạc giữa giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm) với học sinh để giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường.
Bộ đề nghị các Sở hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch sử dụng cơ cở vật chất của nhà trường để tổ chức học bù cho học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức một số buổi học bù vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.
- Trong khi sinh viên của hơn 100 trường ĐH đang nghỉ học phòng virus corona, tại Trường ĐH Y Hà Nội, việc học vẫn diễn ra như thường lệ.
" alt=""/>Bộ Y tế: Địa phương không có dịch có thể cho học sinh đi học