LTS: GS Nguyễn Xuân Hùng đã có hơn 170 bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí nằm trong danh mục ISI. Ông được giải thưởng nghiên cứu Georg Forster Quỹ Humboldt danh giá của nước Đức năm 2016. Từ năm 2014 đến 2020 ông liên tục được tổ chức Clarivate Analytics (trước đây là Thomson Reuters) xếp vào top 1% những nhà khoa học thế giới có ảnh hưởng nghiên cứu trích dẫn cao.Xin trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết của GS Nguyễn Xuân Hùng gửi đến VietNamNet:
 |
GS Nguyễn Xuân Hùng với bài giảng về mô phỏng số trong công nghệ in 3D tại Ngày hội Toán học Mở năm 2021 tổ chức ngày 17/1/2021 tại TP.HCM |
Tôi nghiên cứu Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 28/6/2021 với sự quan tâm đặc biệt về tiêu chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh (Điều 5) và tiến sĩ (Điều 14).
Hội nhập quốc tế là xu thế không thể đi ngược lại được. Hội nhập quốc tế diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam,...
Nhưng liệu có bao nhiêu độc giả quốc tế đọc các bài báo trong nước? Vì thế, chúng ta không phân biệt Khoa học xã hội (KHXH) hay Khoa học Tự nhiên (KHTN) cần phải chung tay góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam bằng con đường hội nhập trong nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người, nghiên cứu về chủ quyền biển đảo… đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín, nơi có hàng triệu độc giả khắp thế giới truy cập, tham khảo và kế thừa nghiên cứu là bảo chứng khẳng định vị thế và tiếng nói từ Việt Nam.
Do đó, công bố quốc tế là cách rất hiệu quả để hội nhập, để thế giới thêm tin tưởng và hợp tác với chúng ta.
Ngành Toán giữ lập trường hội nhập quốc tế từ rất lâu nên khi ra nước ngoài tôi có nhiều dịp nghe họ nhắc đến Việt Nam với sự thán phục. Nếu các ngành khoa học khác cũng vươn lên với tinh thần ấy thì nghiên cứu khoa học của chúng ta sẽ ngày càng phát triển.
Không có lựa chọn nào là hoàn hảo, nhưng theo tôi, lựa chọn hội nhập là một cách tối ưu. Bản thân tôi cũng không hoàn hảo, và tôi chọn nỗ lực hơn nữa vào chuyên môn. Lựa chọn của tôi suốt 15 năm qua là kiên trì con đường hội nhập quốc tế, đã giúp tôi học được rất nhiều điều quý giá. Các nhà khoa học nước ngoài đã tin tưởng hợp tác, tham dự tổ chức hội nghị chuyên môn ở Việt Nam, và họ mang hình ảnh Việt Nam về đất nước họ. Họ nhận và cấp học bổng cho nhiều người Việt trẻ ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh, họ hợp tác với các đại học Việt Nam trong nghiên cứu, đào tạo tiến sĩ. Họ coi trọng người Việt, và đặc biệt rất coi trọng hợp tác win-win trong tri thức khoa học.
Thủ tướng đã nêu cao tinh thần: "Học thật, Thi thật, Nhân tài thật" thì tôi không thấy lý do gì để trì hoãn hội nhập công bố quốc tế. Nếu chưa có một nghiên cứu sâu sắc để đưa ra đánh giá chính thức của Bộ GD-ĐT về hiệu quả, ưu nhược điểm trong thực hiện quy chế đào tạo tiến sĩ theo Thông tư 08/2017 thì theo tôi, việc ban hành thông tư 18/2021 là thiếu cơ sở khoa học và khó thuyết phục dư luận.
Vấn đề thứ nhất là nên xem xét hài hòa chuẩn công bố quốc tế tương ứng với các nhóm ngành KHXH và KHTN. Tiếp đến, cần nâng chuẩn người hướng dẫn phải là tác giả chính (tác giả đầu hoặc tác giả liên hệ hoặc có xác nhận của tạp chí đóng góp khoa học ngang nhau của các tác giả) một số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục Web of Science (WoS) trong 3 năm gần nhất. Khi người thầy đủ uy tín khoa học, thì trò sẽ làm nghiên cứu nghiêm túc.
GS.TS Nguyễn Xuân Hùng

Thạc sĩ, tiến sĩ trong bộ máy công chức
Quả là rất sôi nổi câu chuyện chuẩn mới về tiến sĩ trong mấy ngày này. Khi một chính sách mới của nhà nước ra đời, thật mừng là có các luồng ý kiến đồng tình hay phản bác.
" alt=""/>GS Nguyễn Xuân Hùng: 'Công bố quốc tế để hội nhập thế giới'

-Chỉ sau gần 1 tháng thông tin về việc Cty CP Tập đoàn Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản mua 95% cổ phần của Cienco 5 Land được công bố, Bộ Công an đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) dừng huy động vốn tại dự án Thanh Hà - Cienco 5, do có dấu hiệu vi phạm pháp luật.Văn bản số 454/Cv-ANĐT-P5, ngày 25/6/2016, gửi Cienco 5 Land và các cơ quan chức năng về việc: yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an nêu rõ: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT, đầu tư đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án hoàn vốn: Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (trước đây là Thanh Hà A, Thanh Hà B), Mỹ Hưng- Cienco 5 do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP (Cienco 5) là Nhà đầu tư/Chủ đầu tư.
 |
Trong mớ “bùng nhùng” tranh cãi giữa các bên tại dự án Thanh Hà Cienco 5 ai là người bảo vệ các khách hàng? |
Theo kết quả điều tra, cơ quan an ninh xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc Cienco 5 Land huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco 5, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Liên quan đến mối quan hệ giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2007, Cienco 5 tham gia thành lập Cienco 5 Land theo hình thức công ty cổ phần. Khi đó, công ty có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, trong đó Cienco 5 góp 24,5 tỷ đồng (chiếm 49% vốn điều lệ), còn lại là các cổ đông khác.
Theo hợp đồng xây dựng – chuyển giao đã ký kết với vai trò của Cienco 5 (là nhà đầu tư); Cienco 5 Land (là doanh nghiệp dự án). Câu chuyện bắt đầu nóng lên khi thương vụ nghìn tỷ giữa Cty CP Tập đoàn Mường Thanh và Cienco 5 được tiết lộ. Tranh cãi về “người tiếp quản” mới có đủ pháp nhân tại dự án cũng nổ ra gay gắt. Trong đó dư luận đặt ra những băn khoăn ai được quyền bán dự án “tai tiếng” Thanh Hà?
Trao đổi với PV VietNamNetvề vấn đề này, luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc Công ty Luật Basico cho rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với một dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, thì chỉ có chủ đầu tư hợp pháp của dự án mới được quyền chuyển nhượng dự án hoặc kinh doanh, khai thác bất động sản trong dự án mà thôi.
Cụ thể, theo khoản 5, Điều 13 về “Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản”, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, chủ đầu tư phải tự mình thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản với khách hàng mà không được thông qua (ủy quyền) cho bên đối tác tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn vào thực hiện dự án.
Theo luật sư Hải, trong trường hợp chuyển nhượng dự án, theo các quy định tại Mục 6 về “Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản”, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, thì chỉ có chủ đầu tư dự án khi đáp ứng các điều kiện theo quy định mới được thực hiện việc chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác.
Không những thế, ngày 25/4/2016, Cienco 5 đã có văn bản gửi Cienco 5 Land về việc chấm dứt ủy quyền nhà đầu tư cho doanh nghiệp dự án. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại với nhiều khách hàng khi Cienco 5 Land bị chất dứt ủy quyền nhà đầu tư cho doanh nghiệp dự án thì thương vụ với Mường Thanh sẽ ra sao?
Về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hải cho biết, trường hợp giao dịch ủy có hiệu lực, thì cần xem xét kỹ về phạm vi ủy quyền cũng như các trường hợp Cienco 5 – Bên ủy quyền được đơn phương chấm dứt giao dịch ủy quyền. Nếu các hợp đồng giữa Cienco 5 Land và khách hàng đã được giao kết hợp pháp, phù hợp với nội dung ủy quyền của Cienco 5, thì ngay cả khi sau đó Cienco 5 chấm dứt ủy quyền, Cienco 5 vẫn có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện theo các hợp đồng hợp pháp, hợp lệ giữa Cienco 5 Land và khách hàng.
“Đối với người mua nhà rủi ro chủ yếu nằm ở chỗ tiến độ bàn giao nhà và cơ chế bảo đảm nghĩa vụ bàn giao nhà đúng tiến độ của chủ đầu tư” – luật sư nhấn mạnh.
Rạn nứt lợi ích mẹ - con
Mối quan hệ giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land được bắt đầu từ năm 2007, Cienco 5 tham gia thành lập Cienco 5 Land theo hình thức công ty cổ phần.
Năm 2009, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ. HĐQT Tổng công ty đã có nghị quyết không đầu tư tăng vốn lần này vào Cienco 5 Land đồng thời bán bớt phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5 Land: 1.950.000 cổ phần. Phần góp vốn của Cienco 5 tại thời điểm này là 5 tỷ đồng tương ứng 5% vốn điều lệ (5 tỷ/100 tỷ đồng).
Cienco 5 cũng giao cho người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5 Land bán quyền mua 2.450.000 cổ phần với giá tối thiểu là 1000 đồng/quyền mua 1CP khiến cho vốn góp tại Cienco 5 Land của Cienco 5 chỉ là 5%.
Trong khi quy mô vốn của Cienco 5 Land tiếp tục tăng lên thì hiện nay tỷ lệ cổ phần Cienco 5 nắm giữ chỉ còn 5%. Dường như lợi ích của Cienco 5 trong thương vụ mua bán doanh nghiệp dự án trên chưa được thỏa mãn dẫn đến những bất đồng giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land thời gian qua?
Khi những tranh cãi về pháp lý tại dự án vẫn chưa đến hồi kết, đầu tháng 6 vừa qua Cienco 5 Land đã bán đất nền dưới hình thức “đăng ký nguyện vọng/hứa mua tài sản”. Trong đó người mua sẽ nộp 50% giá trị lô đất. Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Cienco 5 Land khẳng định, dự án hiện đã đủ điều kiện bán nhà. Thời điểm này chúng tôi chưa ra Hợp đồng mua bán. Trong một vài tháng tới đây, chúng tôi sẽ ra hợp đồng mua bán.
Sau khi có văn bản của Cơ quan an ninh điều tra, vị đại diện này cũng cho biết có khách hàng hỏi về vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm này không có khách hàng nào xin rút vốn. Cũng phải nói thêm rằng, trước đó, rất nhiều khách hàng cũng đã ký hợp đồng mua bán đất, căn hộ thuộc dự án Cienco 5.
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh, khách hàng khi mua nhà tại dự án sẽ gặp những rủi ro là đã nộp tiền rồi không biết đến bao giờ mới được triển khai liệu có cam kết theo đúng tiến độ hay không bởi bản thân dự án đang bị vướng vào điều tra của các cơ quan có thẩm quyền.
“Việc có được bàn giao đúng tiến độ hay không là câu chuyện bắt buộc các nhà đầu tư phải quan tâm. Bởi khi bỏ đồng vốn ra họ phải quan tâm đến việc thu hồi vốn và thanh khoản cũng như hưởng lợi ích từ việc thu hồi vốn đó như thế nào. Trong khí đó, khách hàng bỏ ra 50% số tiền mới chỉ là hợp đồng hứa mua/đặt mua/giấy đăng ký mua chứ đã phải hợp đồng mua bán đâu. Bởi hợp đồng mua bán thì phải có thời điểm chuyển giao nghĩa vụ lúc nào thì nộp tiền lúc nào thì giao đất giao nhà. Nhưng điều này không có và đây là rủi ro lớn nhất có thể vì ham rẻ dẫn đến việc bị cò mồi đẩy giá đưa lên.
Còn đăng ký mua/hứa mua... không phải loại hợp đồng được quy định trong luật pháp Việt Nam, giá trị pháp lý của nó còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khác. Chỉ mua bán hoặc hứa mua hứa bán khi là chủ sở hữu, vấn đề này hiện nay đối với Mường thanh và Cienco 5 Land còn đang chưa rõ ràng.
Có những rủi ro pháp lý khác thì chưa biết được bởi vì còn phải xem xét có sai hay không hoặc sai đến đâu sai như thế nào” – luật sư Truyền phân tích.
Thị trường bất động sản đã chứng kiến quá nhiều những “trái đắng”, trong mớ “bùng nhùng” tranh cãi giữa các bên tại dự án Thanh Hà Cienco 5 ai là người bảo vệ các khách hàng? Các cơ quan liên quan đã đến lúc cần lên tiếng dứt khoát bảo vệ cho hàng trăm nhà đầu tư tại dự án.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Hải Vũ
" alt=""/>Dự án Thanh Hà Cienco 5: Khách hàng có dính ‘vịt trời’?