Trong đơn tố cáo, ông Đ. cho rằng, ông Nguyễn H.S đã làm trái quy định tại khoản 3 Điều 20 và khoản 2, khoản 3 Điều 22, quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT được ban hành tại Thông tư 02.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông S. còn bị tố lạm dụng chức vụ quyền hạn được giao để cản trở cán bộ thanh kiểm tra của Tổ giám sát thanh tra tại điểm thi trên.
Cụ thể, khoảng 15h ngày 25/6/2019, trong giờ thi môn Toán, ông Nguyễn H.S là trưởng điểm thi đã vào phòng thi tiếp xúc với một cán bộ coi thi có sự chứng kiến của cán bộ coi thi còn lại và cán bộ giám sát khu vực thi.
Trao đổi với Tiền Phong, ông N.K.Đ (người tố cáo) cho biết, ông là giảng viên một học viện tại Hà Nội. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 ông được Sở GD&ĐT Hà Nội huy động tham gia Tổ giám sát thanh tra lưu động với vai trò là thành viên.
"Thời điểm xảy ra sự việc, tôi chứng kiến ông S. vào phòng thi trao đổi với một cán bộ coi thi. Tuy nhiên, sau khi tôi báo cáo và đề nghị, sự việc này không được lập biên bản. Trong khi đó, tại điểm thi này còn có phòng trống không sử dụng nhưng niêm phong đã bị rách. Nghi ngờ có biểu hiện tiêu cực trong thi cử nên tôi quyết định gửi đơn tố cáo tới UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT để cơ quan chức năng làm rõ”, ông Đ. nói.
Cũng theo nguồn tin của Tiền Phong, Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tiếp nhận thông tin tố cáo trên, đồng thời lập biên bản tiếp nhận thông tin và đang trong quá trình xác minh.
Theo Nguyễn Hoàn (Tiền Phong)
" alt=""/>Trưởng một điểm thi ở Hà Nội bị tố vi phạm quy chếTheo chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, việc rao bán các thông tin tài khoản trên mạng xã hội không phải là những hành vi mới lạ mà đã xuất hiện từ lâu.
Tuy nhiên, trước đây thông thường các đối tượng chỉ rao bán tài khoản ngân hàng, mạng xã hội hay các tài khoản có chứa những thông tin như email, số điện thoại, số chứng minh nhân dân…
Còn hiện nay, khi camera được lắp ở khắp nơi, số lượng gia tăng không ngừng, là một nguồn thông tin được nhiều đối tượng nhắm tới thì tài khoản camera cũng trở thành "hàng hot" trên các trang mua bán tài khoản.
“Hình thức mua bán này đang trở nên phổ biến hơn bởi số lượng camera ngày càng nhiều. Nạn nhân khi bị mất tài khoản camera có thể bị người khác theo dõi thông qua chính camera của mình”, đại diện NCSC cho hay.
Nhiều người dùng vô tình lộ thông tin đăng nhập hệ thống camera
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán clip, tài khoản camera tràn lan trên mạng, trong đó có một phần do quy định, chế tài xử phạt với hành vi mua bán, phát tán dữ liệu cá nhân còn chưa đủ răn đe.
Nhận định lý do khiến cho hệ thống camera cá nhân dễ bị hacker tấn công, thâm nhập có cả chủ quan và khách quan, đại diện NCSC cho rằng: “Chủ quan là do người dùng vô tình làm lộ thông tin đăng nhập tài khoản camera. Còn khách quan là do người dùng sử dụng những thiết bị camera kém chất lượng, không đảm bảo đủ về mặt an toàn thông tin dẫn đến thiết bị có thể bị hacker tấn công, từ đó lấy được tài khoản đăng nhập”.
Có cùng quan điểm với đại diện NCSC, chuyên gia bảo mật cho thiết bị IoT tại Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) Hà Toàn nhấn mạnh: Một nguyên nhân cơ bản khiến cho camera cá nhân, hộ gia đình dễ dàng bị hacker tấn công là do kiến thức sử dụng các thiết bị IoT hay camera của chính người dùng còn hạn chế. Ví dụ như không thay đổi mật khẩu mặc định của thiết bị khi đưa vào sử dụng.
Theo ông Toàn, một nguyên nhân nữa là thiết bị camera của các hãng sản xuất không có cơ chế bảo vệ như xác minh tính toàn vẹn của firmware chạy trên thiết bị camera dẫn tới cho phép hacker mua các thiết bị camera rồi chèn thêm backdoor (cửa hậu - PV) rồi bán ra thị trường.
“Trong quá trình làm việc, chúng tôi cũng phát hiện nhiều backdoor cho phép truy cập từ xa ở camera có xuất xứ từ Trung Quốc”, chuyên gia Viettel Cyber Security thông tin thêm.
Cùng với đó, có những camera tồn tại lỗ hổng trong firmware do lỗi lập trình như buffer overflow, hardcode thông tin đăng nhập, các lỗi logic... cho phép hacker khai thác để chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Thông tin tài khoản camera còn có thể bị lộ do các nhân viên lắp đặt cố tình không thông báo thay đổi mật khẩu khi lắp đặt hoặc có thông báo thay đổi nhưng không thông báo thay đổi toàn bộ dịch vụ như kể trên còn bao gồm các dịch vụ RTSP, onVIF.
Nâng ý thức bảo vệ thông tin cá nhân, chọn camera của hãng uy tín
Để khắc phục tình trạng mua bán tràn lan clip, tài khoản camera nói riêng cũng như thông tin, dữ liệu cá nhân, các chuyên gia đều cho rằng, Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần sớm được ban hành và đi vào cuộc sống.
Dự thảo Nghị định này đã quy định mức phạt nặng với các hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân. “Việc có thêm chế tài xử lý sai phạm liên quan đến việc mua bán dữ liệu cá nhân sẽ giúp tăng tính răn đe và giảm thiểu tỷ lệ vi phạm”, chuyên gia Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) Vương Trọng Nhân nêu quan điểm.
Song các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến sự hạn chế trong ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của chính người dùng cũng như tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến dữ liệu người dùng.
Đưa ra khuyến nghị với người dùng, chuyên gia VSEC khuyên họ trước tiên nâng cao ý thức tự bảo vệ thông tin của mình bằng cách không dùng mật khẩu mặc định của hãng sản xuất camera, đặt mật khẩu đủ mạnh và và thiết lập một hệ thống mạng riêng chỉ dành cho thiết bị an ninh trong nhà, thay vì dùng chung mạng Wi-Fi.
Còn theo đại diện NCSC, các cá nhân, doanh nghiệp khi sử dụng camera cần có những quy định, phân quyền nghiêm ngặt khi cho phép người dùng truy cập vào các hệ thống camera của mình, cần thay đổi mật khẩu thường xuyên để tránh trường hợp thông tin đăng nhập được nhiều người biết cũng tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt cao hơn.
Nhấn mạnh đến yếu tố an toàn của thiết bị, các chuyên gia đều cho rằng, việc chọn mua camera được sản xuất từ các hãng lớn, sản phẩm đã được đánh giá an toàn thông tin cũng như chọn đơn vị lắp đặt uy tín cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp người dùng phòng tránh được các nguy cơ mất an toàn thông tin.
Mặt khác, đã đến lúc các doanh nghiệp sản xuất camera cần quan tâm nhiều hơn đến việc thiết bị của mình có đáp ứng đủ yêu cầu về đảm bảo an toàn thông tin hay không?
Vân Anh
Khi xu hướng sử dụng camera giám sát ngày càng nở rộ cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những nguy cơ từ việc bị kẻ xấu thâm nhập vào hệ thống và phát tán những hình ảnh tế nhị.
" alt=""/>Nguy cơ lộ lọt hình ảnh riêng tư từ thiết bị camera kém chất lượngSau khi nghe ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng giao Văn phòng chính phủ và Bộ KH&ĐT tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng, sớm hoàn thiện thông báo kết luận của Thủ tướng sau hội nghị.
Đào tạo nhân lực là 1 trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, bên cạnh 4 trụ cột khác là xây dựng hạ tầng, hoàn thiện thể chế, huy động nguồn lực và xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Cùng với việc chỉ rõ các điều kiện, nền tảng, tiền đề quan trọng để phát triển nhân lực bán dẫn chất lượng cao, bao gồm nhận thức, chủ trương chính sách, cơ sở hạ tầng, các địa phương và hợp tác quốc tế, Thủ tướng cũng nhấn mạnh 3 quan điểm trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bán dẫn.
Đó là, cần coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao; Đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo kỹ năng, đào tạo tiến sĩ, đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo qua sản xuất kinh doanh; Đa dạng hóa mọi nguồn lực, gồm nguồn lực nhà nước, xã hội, nhân dân, phát huy quan hệ Nhà nước - Xã hội – Thị trường, đẩy mạnh hợp tác công tư.
Thủ tướng cũng khái quát 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện thể chế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù; Đầu tư cho hạ tầng phục vụ đào tạo nhân lực bán dẫn, gồm cơ sở đào tạo, nhà trường, phòng thí nghiệm, nơi sản xuất…; Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp; Phương thức đào tạo cả tiệm cận và đột phá, cả trước mắt và lâu dài; Huy động, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp…
Hiện thực hóa mục tiêu đào tạo từ 50.000 - 100.000 nhân lực bán dẫn
Trong phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức, doanh nghiệp để hiện thực hóa được mục tiêu đào tạo từ 50.000 - 100.000 nhân lực cho công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.
Cụ thể, Bộ KH&ĐT được giao rà soát, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" với cơ chế, chính sách phù hợp; Phối hợp với các địa phương trong triển khai; Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trong nước.
Bộ TT&TT khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.
Bộ GD&ĐT lên kế hoạch đào tạo nhân lực bán dẫn, xây dựng phương án hợp tác, chương trình, giáo trình, hướng dẫn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu mở thêm chuyên ngành.
Bộ KH&ĐT thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp lĩnh vực chip bán dẫn; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về ngành công nghiệp bán dẫn.
Bộ LĐTB&XH nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tạo điều kiện thu hút chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong ngành bán dẫn; Nghiên cứu thúc đẩy hình thành thị trường lao động bán dẫn trong thị trường lao động nói chung.
Bộ Ngoại giao thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ đào tạo, thu hút nhân lực bán dẫn, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm.
Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách visa, tạo thuận lợi thu hút chuyên gia nước ngoài trong ngành bán dẫn nói riêng và đào tạo nhân lực nói chung.
Thủ tướng cũng giao 2 bộ Quốc phòng, Công an nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị liên quan như các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh… tham gia triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ứng dụng, phục vụ cho an ninh quốc phòng.
Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước triển khai Đề án, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi thuế phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chính sách xem xét và đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về cơ chế tiết kiệm và chuyển tiền thuận lợi cho các chuyên gia quốc tế làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn; Chính sách cho vay ưu đãi cho sinh viên để thu hút, khuyến khích học tập, nâng cao kỹ năng trình độ phục vụ công việc.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, nghiên cứu, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp ủy, HĐND về bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ dạng học bổng, các chính sách ưu đãi cho sinh viên địa phương học ngành bán dẫn; triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.
Các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động tham gia và tăng cường hợp tác chặt chẽ trong mối quan hệ giữa Nhà nước, đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia hình thành thị trường nhân lực bán dẫn, tích cực tham gia đóng góp thực hiện Đề án; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các cơ sở đào tạo về nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo; Đồng hành, bổ sung nguồn lực cùng nhà nước để hỗ trợ triển khai Đề án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong rằng sau hội nghị, các chủ thể liên quan sẽ nâng cao nhận thức, hiểu rõ nhiệm vụ của mình để xác định và tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả các giải pháp, thực hiện được mục tiêu đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực cho công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Ngành bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng"Ngành bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định trong buổi tiếp ông Chris Miller – tác giả cuốn sách “Cuộc chiến con chip”" alt=""/>Đa dạng hóa nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn