您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Tin thể thao 25
NEWS2025-02-07 17:06:11【Thế giới】4人已围观
简介- MU kích hoạt “bom tấn” chuyển nhượng,mh 370 quyết lấy bằng được Danny Rose. Ronaldo quyết đấu Salamh 370mh 370、、
- MU kích hoạt “bom tấn” chuyển nhượng,mh 370 quyết lấy bằng được Danny Rose. Ronaldo quyết đấu Salah, muốn giành Quả bóng Vàng thứ 6.
MU chơi khăm Real: đột kích ký Salah, cược Pogba lấy Ronaldo很赞哦!(46998)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 3/2: Khó cho ‘lính mới’
- Nam doanh nhân đi Ferrari biển số siêu độc liên tục bị cảnh sát 'hỏi thăm'
- Chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 diễn ra tại Hòa Bình
- Phụ nữ đã quen với cô đơn không còn cần đàn ông
- Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
- Phụ nữ đã quen với cô đơn không còn cần đàn ông
- Cha mẹ đừng bỏ con một mình đơn độc với những cuốn sách
- Việt Nam nhập khẩu ô tô từ nước nào nhiều nhất trong năm 2022?
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Wolfsburg, 21h30 ngày 2/2: Tận dụng lợi thế
- Ben Affleck tái xuất với vai Người Dơi trong bom tấn 'The Flash'
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
Ảnh minh họa: Pexels Sau khi gặp gỡ và có cảm tình với người vợ của ông Tâm, bà Như đồng ý đến làm người giúp việc. Tại đây, bà lau dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đảm nhiệm việc bếp núc và chăm sóc con nhỏ cho gia chủ.
Công việc nhiều nhưng được trả công xứng đáng khiến bà rất vui. Vì muốn giúp đỡ người phụ nữ cùng quê, ngoài việc trả lương đúng thời hạn, vợ chồng ông Tâm còn bồi dưỡng thêm cho bà mỗi khi nhà có tiệc hay phát sinh công việc lặt vặt khác.
Thu nhập tốt, được đối xử như người nhà, bà Như rất hạnh phúc và chú tâm làm việc. Sau 3 năm, bà tích góp đủ tiền trả số nợ còn lại.
“Ông Tâm còn cho tôi vay tiền để chuộc giấy tờ nhà từ đường ở quê. Nếu không có ông ấy, có lẽ bây giờ tôi không có nơi để về dưỡng già như bây giờ. Từ đó, tôi mang món nợ ân tình với vợ chồng ông ấy”, bà Như tâm sự.
Thế nhưng, bà không bao giờ ngờ rằng, món nợ ân tình ấy đã đẩy mình vào tình huống trớ trêu. Bà được ông chủ đề nghị giúp mình che giấu tội lỗi đáng xấu hổ.
5 năm nuôi con riêng cho chủ
Là nghệ sĩ xiếc, vợ ông Tâm thường xuyên vắng nhà, đi biểu diễn. Thời gian đầu, ông chấp nhận, khỏa lấp nỗi nhớ người vợ duyên dáng bằng cách vùi đầu trong công việc.
Ông thường ở lại vựa thu mua nông sản cả ngày hoặc đi chơi thể thao mỗi khi có thời gian. Càng về sau, vợ chồng ông gặp nhau càng ít.
Bà Như kể: “Càng về sau này, giờ giấc làm việc của vợ chồng ông Tâm càng trái ngược nhau. Đêm ông Tâm ở nhà thì vợ đi biểu diễn. Sáng ông đi làm, bà ấy mới về hoặc còn đang ngủ.
Ông Tâm rảnh vào ngày cuối tuần. Nhưng những ngày đó, vợ ông gần như phải đi biểu diễn liên tục. Vì thế, ông bà ít khi gặp nhau và cùng ăn tối. Họa hoằn lắm, cả hai mới ăn cùng nhau, đưa con đi chơi”.
Thế rồi những xa cách ấy dần đẩy ông Tâm vào vòng tay người phụ nữ khác. Ông qua lại, nảy sinh tình cảm với cô nhân viên trẻ tuổi. Mối tình vụng trộm ấy kéo dài theo sự thờ ơ, cả tin của vợ ông Tâm.
Cuối cùng, ông Tâm và nhân tình có con với nhau. Thời điểm cô gái phát hiện mình mang thai cũng là lúc vợ ông Tâm gặp tai nạn trong lúc biểu diễn, phải từ giã sự nghiệp.
Không thể theo đuổi đam mê, bà hụt hẫng, đau đớn như người vừa mất đi thứ quý giá nhất đời người. Bà trở về nhà, giam mình trong những căn phòng của ngôi biệt thự rộng thênh thang.
Bà ở nhà đồng nghĩa với việc ông Tâm không còn thời gian để qua lại, chăm sóc cô nhân tình đang mang thai. Sau nhiều đắn đo, ông quyết định trở về bên gia đình, làm chỗ dựa tinh thần cho người vợ đang mắc chứng trầm cảm nặng.
Tuy vậy, ông cũng không bỏ rơi đứa con ngoài giá thú của mình. Bà Như kể: “Một hôm, ông ấy gọi tôi đến nói chuyện và khóc rất nhiều. Ông kể cho tôi nghe tình cảnh của mình. Cả hai mối quan hệ, ông đều bị ràng buộc bởi những đứa con.
Cuối cùng, ông chọn cách về với gia đình và nhờ tôi thay mình chăm sóc đứa con riêng của ông và cô gái trẻ. Ông buộc phải làm như vậy.
Bởi, nếu bị lộ chuyện ngoại tình, có con riêng vào thời điểm ấy, rất có thể vợ ông vì quá đau đớn mà làm chuyện dại dột. Tên tuổi, sự nghiệp của ông cũng vì thế mà tiêu tan”.
Món nợ ân tình với ông Tâm đã khiến bà Như quyết định giúp ông chủ che giấu tội lỗi. Nghe theo sự sắp xếp của ông, bà xin nghỉ việc, mang theo một số tiền đến ở với mẹ con cô gái trẻ.
Tại đây, bà chăm sóc, nuôi dưỡng đứa bé là con riêng của chủ cũ. Mỗi tháng, ông Tâm đều bí mật gửi cho bà một số tiền để bà làm công việc của một vú nuôi. Khi đứa bé tròn 3 tuổi, cô gái trẻ tìm được hạnh phúc mới. Bà Như trở thành mẹ nuôi bất đắc dĩ của đứa trẻ.
Bà Như chăm sóc, nuôi dưỡng đứa bé trong 5 năm. Suốt thời gian ấy, bà sống trong sợ hãi vì luôn lo lắng sự việc vỡ lở. Bà cũng cảm thấy mình có lỗi với vợ ông Tâm nên lương tâm luôn cắn rứt, dằn vặt.
Đứa bé được 5 tuổi, ông Tâm phát hiện mình bị ung thư gan giai đoạn cuối. Khi biết sự sống của mình chỉ còn đếm từng ngày, ông quyết định nói ra tất cả sự thật và cầu xin vợ tha thứ.
Thật bất ngờ, không chỉ tha thứ, vợ ông Tâm còn chấp nhận đón đứa bé về nhà, cho con nhận cha. Bà ấy cảm nhận được sự hối hận của chồng cũng như tình cảm của ông dành cho mình trong thời gian bà bệnh tật.
Bà Như chia sẻ: “Suốt những năm tháng ấy, không lúc nào lương tâm tôi không dằn vặt. Nhưng sự bao dung của bà ấy đã xóa tan tất cả. Bà ấy tha thứ cho chồng cũng như tha thứ cho tôi.
Sau này, khi chồng mất, bà ấy đưa 2 con sang nước ngoài định cư. Bà ấy muốn tôi theo cùng vì tôi đã gắn bó với 2 con của chồng bà. Nhưng tôi từ chối, xin được về quê. Từ đó đến bây giờ, tôi không đi làm giúp việc nữa”.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Khi nhu cầu thuê người giúp việc của các gia đình ngày càng tăng thì chuyện xoay quanh người giúp việc và chủ nhà càng phong phú, trong đó có nhiều tình huống cảm động. Nhưng cũng có những cuộc sống chung khiến đôi bên nhận về bi kịch và những tình huống dở khóc dở cười.
VietNamNetgiới thiệu tuyến bài Chuyện người giúp việc để người đọc có thêm góc nhìn về mối quan hệ này.
6 ấn tượng về cô Lộc giúp việc 16 năm của gia đình tôi
Suốt 16 năm qua, cô Lộc giúp việc khiến gia đình tôi đi từ ngạc nhiên đến ngạc nhiên khác. Ở cô, chúng tôi học được nhiều điều...">Nuôi con riêng cho gia chủ ngoại tình, người giúp việc sống day dứt suốt 5 năm
Lúc mới sang, anh làm việc tại công xưởng cơ khí. Khi đó, công việc chủ yếu là làm việc chân tay khá vất vả, nhưng Cường vẫn biết ơn quãng thời gian đó để bản thân có thời gian thích nghi với cuộc sống mới và cải thiện trình độ ngoại ngữ.
Hơn một năm trở lại đây, anh chuyển sang làm việc trên phần mềm thiết kế cơ khí và bản vẽ, chỉnh sửa thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
"Đây là công việc mình mơ ước ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Khi sang đây, mình được học hỏi thêm nhiều về tác phong và tinh thần làm việc của người Nhật. Có lần, mình xử lý sai công việc và được đồng nghiệp góp ý luôn để tìm ra biện pháp tránh tái phạm lần sau.
Công việc ở đâu cũng vất vả, nhưng ở môi trường mới nhận mức lương tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy công sức bỏ ra xứng đáng", Cường tâm sự.
Cũng như nhiều lao động Việt xa xứ, ngoài mức lương cơ bản, Cường rất mong công ty cho làm tăng ca để thêm nguồn thu nhập.
"Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Nếu thời điểm đơn hàng ít, nhân viên đúng 17h sẽ rời công sở. Còn nếu kinh doanh thuận lợi được tăng ca, với mình đó là điều may mắn", anh nói.
So với thời điểm vừa "chân ướt chân ráo" sang xứ người, chàng trai Bình Định tiết lộ thu nhập có tăng lên đáng kể. 4 năm trước, mức lương cơ bản của anh là 18 man (tính theo tỷ giá đồng yên và tiền Việt thời điểm đó tương đương với 36 triệu đồng).
Còn ở thời điểm hiện tại, anh nhận lương cơ bản 24,5 man (tỷ giá hiện tại khoảng 42 triệu đồng). Mỗi tháng, trung bình anh tăng ca 30 tiếng (tăng ca ngày thường và tăng ca ngày nghỉ có hệ số khác nhau). Với tổng thu nhập một tháng khoảng 33,5 man, sau khi trừ hết chi phí, Cường tiết kiệm được 35 triệu đồng/tháng.
Trước thông tin "kỹ sư sang Nhật làm việc mỗi tháng để dư được 100 triệu đồng", Cường cho biết, với kỹ sư như mình, điều đó "rất khó thực hiện".
"Mức lương trung bình của các kỹ sư mới sang thường từ 18 đến 22 man tương đương 30-37 triệu đồng. Còn mức lương 100 triệu đồng ngay cả đồng nghiệp Nhật cũng khó đạt được, trừ khi họ đảm nhận vị trí quan trọng trong công ty hoặc sếp của các phòng ban.
Còn thu nhập của kỹ sư ngành IT mình thấy cao hơn. Bạn nào có kinh nghiệm và ngoại ngữ tốt, có thể nhận được từ 35 man - khoảng 65 triệu đồng/tháng trở lên", Cường phân tích.
Theo chàng kỹ sư Việt, riêng thuế thuê nhà chiếm khoảng 20% thu nhập của anh. Sử dụng xe máy đi lại hàng ngày cũng cần mua phí bảo hiểm tự nguyện khoảng 6-7 triệu đồng/năm.
"Mặc dù vậy, sau khi trừ hết tiền thuế, chi phí sinh hoạt, mỗi tháng mình tiết kiệm được khoảng 35 triệu đồng. Với mình, con số này khá ổn, đôi khi bằng cả năm mình để dành khi ở Việt Nam", anh nói
Với câu hỏi liệu có nên sang Nhật lao động thời điểm này khi đồng yên đang có xu hướng giảm mạnh gây ảnh hưởng tới thu nhập, Cường cho rằng điều này tùy theo trường hợp của mỗi người.
"Những người đi theo diện được làm việc lâu dài, thì thời điểm nào sang Nhật cũng hợp lý. Mức lương còn phụ thuộc vào năng lực làm việc và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, được làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại một quốc gia phát triển sẽ là hành trang tốt để sau này trở về Việt Nam lập nghiệp".
"Còn với người đi theo diện thực tập sinh, thời điểm này thực sự khó khăn vì mức lương sẽ tính theo lương vùng với hệ số nông thôn, thành thị khác nhau. Bởi vậy, các lao động trẻ nên cân nhắc", Cường đưa ra quan điểm.
Về phần mình, chàng trai Bình Định dự định vẫn ở Nhật thêm một thời gian nữa để tích lũy thêm kinh nghiệm, tài chính, hoàn thiện năng lực bản thân, rồi sẽ về Việt Nam cống hiến trong tương lai.
Ngoài công việc kỹ sư, hiện Cường còn theo đuổi công việc sáng tạo nội dung. Qua đó, anh muốn chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống ở Nhật Bản tới cộng đồng.
Mê làm diễn viên, bố lại bảo 'làm bếp không lo chết đói': 9X giành giải vàng ở NhậtĐam mê và ý chí đã giúp Nguyễn Bá Phước trở thành người Việt đầu tiên giành được Huy hiệu vàng - giải thưởng danh giá của Nhật Bản dành cho đầu bếp người nước ngoài nấu món Nhật truyền thống.">Kỹ sư Việt chia sẻ thực hư việc đi làm ở Nhật dư được 100 triệu đồng/tháng
Thời gian đầu, vì không muốn làm mọi người "mất vui", Khôi thỉnh thoảng giả vờ hưởng ứng, hùa theo trò đùa. Nhưng càng ngày lời nói, hành động trêu chọc càng quá trớn.
Tuy vậy, Khôi không dám thể hiện thái độ quá rõ ràng. Anh cũng không muốn làm to chuyện bằng cách báo cáo với cấp trên. "Tôi từng tâm sự với một người bạn. Người này khuyên tôi 'cứ lơ đi mà sống', đừng quá nhạy cảm với mọi chuyện".
Khôi đã nghe theo lời khuyên này suốt một năm qua. Anh không chắc mình có thể chịu đựng đến bao giờ. Trong trường hợp xấu nhất, Khôi chỉ nghĩ đến cách bỏ việc.
Đa dạng giới là gì
Sự chấp nhận đối với cộng đồng LGBTQ+ trên toàn cầu đã tăng trong hai thập kỷ qua, từ 51% vào năm 2002 lên 72% vào năm 2019. Mặc dù vậy, một báo cáo vào năm 2021 cho thấy phần lớn công nhân LGBTQ+ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong công việc.
Các phát hiện được công bố hồi tháng 9/2021 trong một báo cáo có tên LGBT People’s Experiences of Workplace Discrimination and Harassment của Viện Williams tại Đại học California, Los Angeles. Nghiên cứu cho thấy 46% người lao động LGBTQ+ cho biết bị đối xử bất công tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp vì khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới của họ, bao gồm cả việc bị sa thải, quấy rối tại nơi làm việc, từ chối thăng chức hoặc tăng lương, loại trừ khỏi các sự kiện của công ty.
LGBTQ+ vẫn đối mặt với sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Ảnh: Robert Neubecker.
Ước tính có khoảng 9% báo cáo bị từ chối việc làm hoặc bị sa thải trong 12 tháng qua vì khuynh hướng tính dục. Các nhà nghiên cứu tại viện đã khảo sát 935 người trưởng thành đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới vào tháng 5/2021, hơn một năm sau khi đại dịch bùng phát làm gián đoạn thị trường lao động.
Để loại trừ sự phân biệt đối xử, kỳ thị, các công ty, doanh nghiệp cần phải hướng đến đa dạng giới, thay đổi cách nhìn về giới.
Đa dạng giới và tính dục (Gender and sexual diversity - GSD) chỉ tất cả những sự đa dạng liên quan tới các đặc điểm giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới mà không nhất thiết phải làm rõ từng bản dạng, hành vi hay đặc điểm thuộc mỗi cụm đó.
Tại Việt Nam, đa dạng giới vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.
Trong buổi chia sẻ chủ đề Đa Dạng Giới ở nơi làm việc được tổ chức bởi Trung tâm ICS, Doanh nghiệp xã hội ECUE, AusCham và Vietnam Corporate Pride Network hôm 1/10, ông Lê Quang Bình, Giám đốc ECUE, cho rằng cần bàn về đa dạng giới thay vì chỉ nói đến bình đẳng giới như hiện tại.
"Khung hiện tại là nhị nguyên về giới, tức xem thế giới chỉ có hai giới là nam và nữ nên đã loại trừ một lực lượng rất lớn là người đồng tính, song tính, chuyển giới. Làm thế nào để dung hợp nhóm này vào, theo tôi điều quan trọng nhất đó là phải thay đổi góc nhìn về giới, khung nhận thức của xã hội, các nhà hoạch định chính sách và của mỗi người trong chúng ta. Con người, xã hội không chỉ có hai giới mà có rất nhiều giới, đó nên là nền tảng không chỉ trong cuộc sống, mà còn trong cả luật pháp", ông Bình giải thích.
Vì sao quan trọng?
Trong môi trường làm việc, vẫn còn rất nhiều định kiến, kỳ thị về giới tồn tại, không phải bất kỳ sự khác biệt nào về tính dục cũng được chấp nhận.
Theo ông Bình, điều này có liên quan đến lịch sử, trong đó nam giới là những người đầu tiên tham gia lực lượng lao động, kiến tạo nơi làm việc.
"Từ thời xa xưa, nam giới là những người đầu tiên đi làm. Từ đó, họ định hình ra thế giới công việc mà ở đó nam tính, dị tính là chủ chốt. Vì vậy, phụ nữ và LGBT+ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia lực lượng lao động. Ngay cả ngôn ngữ quản trị hiện tại cũng bị ảnh hưởng bởi sự nam tính: cạnh tranh, hiệu quả, chuyên nghiệp hóa, đột phá, tối đa hóa giá trị...".
Đa dạng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ảnh: Unsplash.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những định kiến, kỳ thị, lời trêu chọc tưởng như vô hại nhưng gây ra rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần đối với cộng đồng LGBTQ+.
Và ngược lại, khi bị ảnh hưởng, người lao động không thể làm việc tốt, không thể coi chỗ làm là nơi gắn bó, cống hiến. Điều này chắc chắn làm giảm hiệu suất chung, gây bất lợi cho công ty, doanh nghiệp.
"Sự đa dạng không được thừa nhận, tính sáng tạo của doanh nghiệp cũng giảm đi. Như vậy nếu không thúc đẩy đa dạng giới ở nơi làm việc, hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến người lao động thuộc cộng đồng LGBTQ+, mà còn gây cản trợ sự phát triển của mỗi doanh nghiệp", ông Bình nhận định.
Theo Zing
">Trò đùa giới tính độc hại ở nơi làm việc
Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
Hành động của nhân vật Hà nhận cơn mưa lời khen của khán giả, hầu hết bày tỏ sự hả hê thích thú khi cô đã cho diễn viên hạng A một trận ra trò. Để tạo hiệu ứng thật trong cảnh quay này, Khả Ngân phải chịu loạt những cái tát cực mạnh từ Lương Thu Trang. Còn Lương Thu Trang thì bị Lan Phương đẩy ngã đau.
Phân cảnh này sau khi lên sóng khiến người xem thích thú. Sau vài giờ đăng tải, trích đoạn hút hơn 1 triệu lượt xem, 1.400 bình luận và gần 50.000 lượt thích trên trang VTV Giải trí.Sự xuất hiện của Lương Thu Trang cũng đem tới sự thú vị cho khán giả bởi họ nhận ra mối liên hệ giữa nữ diễn viên và Thanh Sơn từ bộ phim trước đó.
Trong Đấu trí lên sóng năm ngoái, Lương Thu Trang đóng vai người yêu của Thanh Sơn còn lần này cô lại vào vai diễn viên nổi tiếng "xử đẹp" Khả Ngân - vợ của Thanh Sơn trongGia đình mình vui bất thình lình. Đây có thể coi là cảnh quay hội tụ tới 3 người tình màn ảnh của Thanh Sơn bởi ngoài Khả Ngân và Lương Thu Trang thì Lan Phương từng đóng vai vợ của nam diễn viên trong Nàng dâu order.
Clip: VTVGo
Diễn viên Thanh Sơn có trong tay nhiều thứ ở tuổi 32 nhưng...Thanh Sơn có trong tay nhiều thứ ở tuổi 32 nhưng có một ước mơ hơn nhiều năm anh chưa đạt được.">Lương Thu Trang tát Khả Ngân sấp mặt trên phim giờ vàng hút triệu view
'Gia đình mình chỉ có trên truyền hình'
Nhiều ý kiến cùng chung quan điểm kịch bản phim Gia đình mình vui bất thình lìnhquá lố, kéo dài lê thê một cách vô nghĩa và coi thường “khẩu vị” của khán giả.
Bạn đọc Nguyễn Văn Thư cho rằng: “Phim này nên sửa tiêu đề là Gia đình mình chỉ có trên truyền hình thì phù hợp hơn. Xem thấy nản quá...”.
“Hơn 20 năm không xem phim Việt Nam, vô tình lướt Facebook thấy có đoạn nữ diễn viên la hét vì một chiếc nhẫn, ngoài đời thực không có ai làm như vậy. Thật nhảm nhí và lố bịch khi đưa tình huống như vậy vào phim”, bạn Nguyễn Đức Long phản ứng gay gắt.
“Phim này ngay từ đầu đã không muốn xem vì nhân vật Lan Phương đóng hú hét ghê quá, mấy nhân vật còn lại nhạt thếch...”, tài khoản Vinh Hằng viết. “Càng xem càng thấy lố, lố một cách khó chịu nên mọi người càng bức xúc khi phim chiếm giờ vàng của VTV", bạn đọc có số điện thoại ">
Gia đình mình vui bất thình lình quá lố, lê thê coi thường khán giả
Vợ chồng đạo diễn Lý Hải - Minh Hà. Chia sẻ với VietNamNet, vợ chồng đạo diễn Lý Hải - Minh Hà bày tỏ vinh hạnh vì được mời làm đại sứ truyền thông của sự kiện. Dù còn 2 tuần nữa Lật mặt 7công chiếu, cặp đôi vẫn sắp xếp thời gian để đồng hành các hoạt động trong kỳ LHP.
"Chúng tôi mong sau HIFF sẽ có thêm nhiều sự kiện liên hoan phim được tổ chức sắp tới tại Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể quảng bá sâu rộng đất nước, con người, điện ảnh vì thế có cơ hội vươn cao bay xa hơn", anh nói.
Lý Hải vốn trung thành với phong cách làm phim dân dã, mộc mạc, thuần Việt. Nam đạo diễn xem đây là cơ hội để gặp gỡ, học hỏi các nhà làm phim từ quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc. Anh khẳng định sẽ tiếp thu có chọn lọc, không mất đi nét làm phim vốn có.
"Tôi muốn khi bộ phim mình chiếu lên, khán giả, đồng nghiệp quốc tế có thể dễ dàng nhận ra văn hóa - con người Việt Nam", anh cho biết. Dù theo đuổi dòng phim giải trí, Lý Hải vẫn nỗ lực khai thác khía cạnh nghệ thuật vào từng phần của Lật mặt.
Nam đạo diễn cho rằng thế giới hiện nay vẫn tồn tại song song dòng phim nghệ thuật và giải trí. Hai thể loại này khác biệt, mang giá trị riêng nên khó so sánh. Dẫu vậy, Lý Hải khẳng định một nền điện ảnh muốn phát triển vẫn cần có phim nghệ thuật.
Diễn viên Hồng Ánh là một trong những giám khảo hạng mục Phim Đông Nam Á của HIFF. Theo chị, đây là sự kiện ý nghĩa, quan trọng bậc nhất để đưa điện ảnh nước nhà có cơ hội bước ra quốc tế.
Hồng Ánh cho rằng ở các LHP lớn như Tokyo hay Busan dễ nhận thấy sự góp mặt của những tên tuổi lớn của lĩnh vực phim ảnh. Việc hàng trăm khách mời tên tuổi quốc tế góp mặt tại chương trình lần này phần nào minh chứng cho tiềm năng của điện ảnh TP.HCM cũng như Việt Nam nói chung.
HIFF 2024 có 3 hạng mục tranh giải chính: Phim Đông Nam Á, Phim Đầu Tay và Phim Ngắn với các giải thưởng Giải sao vàng dành cho phim Đông Nam Á xuất sắc nhất, Giải Nhà làm phim trẻ xuất sắc nhất, Giải phim ngắn xuất sắc nhất, Giải thưởng Phim TP.HCM.
LHP quốc tế TP.HCM còn có hạng mục giải dành cho Tác phẩm điện ảnh về thành phố. Ban giám khảo giải này đứng đầu là NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, các thành viên là ông Nguyễn Thọ Truyền - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; Ngô Ngọc Ngũ Long - Nhà báo, Nhà phê bình điện ảnh, đồng chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Điện ảnh TP - PGS.TS Trần Luân Kim; NSƯT Trần Mỹ Hà và NSƯT Nhâm Minh Hiền.
Trong khuôn khổ khai mạc, 2 ca sĩ Bùi Lan Hương và Võ Hạ Trâm lần lượt biểu diễn ca khúc Ngày chưa giông bãovà Một vòng Việt Nam. Sự kiện cũng chiếu phim Pháp Bolerocủa nữ đạo diễn Anne Fontaine.
Trước khi lễ khai của mạc trong Nhà hát thành phố diễn ra, thảm đỏ có sự xuất hiện của các đại biểu cũng như đông đảo nghệ sĩ, đạo diễn trong nước và quốc tế.
Nhiều nghệ sĩ, đạo diễn, diễn viên như NSƯT Phi Điểu, NSƯT Đào Bá Sơn, Nhà giáo Ưu tú Mạnh Dung NSƯT Thanh Dậu, diễn viên Trương Ngọc Ánh, Kaity Nguyễn, Hoa hậu Thùy Tiên…
Một số hình ảnh nghệ sĩ trên thảm đỏ
Diễn viên Jun Vũ, Hoa hậu Thùy Tiên đọ dáng trên thảm đỏ. Diễn viên Hứa Vĩ Văn và Lãnh Thanh lịch lãm với 2 phong cách thời trang khác nhau. HIFF 2024 là một sự kiện lớn của điện ảnh Việt, được người trong giới trông chờ từ lâu. Đây là cơ hội cho những người làm nghề điện ảnh trong nước và quốc tế học hỏi lẫn nhau. Các khán giả yêu mến điện ảnh có thể gặp gỡ những người chuyên môn, tinh hoa của điện ảnh quốc tế qua các buổi giao lưu, tọa đàm kéo dài từ 6-13/4.
Teaser Liên hoan phim quốc tế TP.HCM
Ảnh: BTC
Liên hoan phim quốc tế TP.HCM lần đầu ra mắt tại Hàn QuốcLiên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) vừa chính thức ra mắt tại Hàn Quốc tại 'Vietnam Night' - một sự kiện đặc biệt trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Busan (BIFF).">Lý Hải: Kỳ vọng nền điện ảnh Việt vươn cao, bay xa hơn nữa!