Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Trong đó, có quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương khi để xảy ra các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
Cục Trẻ em cũng đề nghị thực hiện hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại theo quy định của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
![]() |
Hình ảnh cắt từ clip |
Như VietNamNetđã đưa tin, từ chiều ngày 1/4, mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại cảnh 1 người đàn ông liên tục đưa chân đạp thẳng vào mặt, đưa gối húc vào ngực và đấm liên tiếp vào đầu 2 thiếu niên.
Vừa đánh người đàn ông vừa hét lên: "Có mày không". Một trong hai thiếu niên đáp: "Dạ có". Người đàn ông vừa hét: Mày tội gì, bao nhiêu lần rồi?". Sau đó tiếp tục đạp vào mặt, đấm vào đầu cả hai…
Trong phòng lúc này, có khoảng 5 đàn ông khác chứng kiến sự việc. Có người ngồi im ở ghế, vài người khoanh tay đứng nhìn. Duy nhất 1 người đàn ông (ở trần) nói “thôi được rồi” nhưng vẫn không cản.
Sự việc được xác định xảy ra ngay trong phòng giám thị của Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Quận 10, TP.HCM. Đây được coi là Trường THCS 'hot' được tuyển sinh vào lớp 6 theo quy chế riêng.
Trong báo cáo gửi lãnh đạo Sở, ông Nguyễn Vi Tường Thụy, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố cho hay, khi xảy ra sự cố bị mất vặt, do suy nghĩ đơn giản, chủ quan cho rằng chỉ cần tăng cường công tác tuần tra của tổ bảo vệ và đây là chuyện đơn vị có thể tự khắc phục khó khăn nên chưa kịp thời báo cáo bằng văn bản về Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận xin ý kiến chỉ đạo.
Ông Thụy cũng khẳng định hoàn toàn không biết có việc đánh đập trẻ em trong trường, không có mặt tại thời điểm xảy ra sự việc.
Theo ông Thụy, trong thời gian gần đây, nhà trường phát hiện thường xuyên bị kẻ gian leo rào vào nhà trường và trộm vặt. Nhận thấy không đủ khả năng tiếp tục tự quản nên đã báo tình hình cho công an khu vực và nhờ sự phối hợp hỗ trợ từ phía công an phường 14, quận 10.
Khoảng 23 giờ 15 đêm 31/3/2021 thông qua quan sát camera an ninh và tuần tra bảo vệ có phát hiện 2 người leo rào từ phía sân và truy hô thì lực lượng bảo vệ dân phố đang tuần tra truy bắt đưa vào phòng tư vấn để quan sát lại camera và đưa về Công an phường.
Ông Thụy cho rằng: “Đây là bài học quá đau lòng cho bản thân tôi", đồng thời xin nghiêm khắc rút kinh nghiệm và chấp nhận chịu sự khiển trách của lãnh đạo.
Khả Minh(TH)
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố - nơi hai thiếu niên bị dân phòng đánh trong phòng giám thị bộc bạch: “Đây là bài học quá đau lòng cho bản thân tôi. Tôi xin nghiêm khắc rút kinh nghiệm và chấp nhận chịu sự khiển trách của lãnh đạo".
" alt=""/>Cục Trẻ em đề nghị xem xét trách nhiệm vụ hai thiếu niên bị đánh dã man trong trường họcTIN BÀI KHÁC
Quá khứ từng ngoại tình có bất lợi khi ra tòa ?" alt=""/>Bị hiếp dâm chưa thành liệu tôi có quyền khởi kiện?Sau khi hoàn thiện, Đề án này được Trường ĐH Tôn Đức Thắng gửi xin ý kiến của Bộ GD-ĐT, TLĐLĐVN, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng TP.HCM và đề nghị các cơ quan này cử cán bộ tham gia giám sát quá trình thực hiện.
“Không có chuyện Đề án có sai phạm và không thực hiện theo hướng dẫn của Bộ. Nếu Đề án không theo hướng dẫn và tuân thủ quy định, chắc chắn đã bị thổi còi, vì Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang được Bộ GD-ĐT hết sức quan tâm, có cán bộ theo dõi, giám sát chặt chẽ”
Không thể chậm trễ hơn
Theo lãnh đạo TLĐLĐVN, nếu tình hình nhà trường bình thường thì Hội đồng trường đã thành lập xong muộn nhất vào ngày 15/8/2020 theo quy định.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, lộ trình này bị kéo dài, ảnh hưởng tới quyền lợi của người học và hoạt động của nhà trường. Vì vậy, việc thành lập Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng không thể chậm trễ hơn nữa.
Nói về một số ý kiến cho rằng, việc thành lập hội đồng trường chưa đảm bảo vai trò của cấp ủy, ông Vũ Anh Đức cho hay, Đảng ủy Nhà trường khuyết 2/11 người (trong đó có chức danh Bí thư), song mọi hoạt động của Đảng ủy vẫn duy trì bình thường. Theo quy định của Đảng, việc khuyết số lượng cấp ủy nêu trên là bình thường, Đảng ủy vẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị, thảo luận, ban hành Đề án đều đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng (toàn bộ các Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy trường tham gia tập thể lãnh đạo, cho ý kiến, thảo luận ngay từ đầu đối với nội dung của Đề án).
Đảng ủy trường sẽ thảo luận, cho ý kiến về nhân sự tham gia Hội đồng trường và nhân sự ban giám hiệu nhà trường sau khi tiến hành xong Hội nghị cán bộ chủ chốt, theo phân cấp của Đảng về công tác cán bộ. Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ thực hiện bởi ban chấp hành.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2019/NĐ –CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, chỉ những nơi không có ban thường vụ đảng ủy, thì toàn thể cấp ủy (ban chấp hành) mới tham gia tập thể lãnh đạo. Hiện Đảng ủy nhà trường có Ban Thường vụ nên tất cả các thành viên trong Ban Thường vụ tham gia tập thể lãnh đạo trường để xây dựng và triển khai Đề án thành lập Hội đồng trường theo quy định.
“Chúng tôi được biết, các trường đại học khác cũng thực hiện theo quy trình này” – ông Đức nói.
7 người đạt trên 50% số phiếu
Theo ông Đức, hội nghị cán bộ chủ chốt của Trường ĐH Tôn Đức Thắng diễn ra nghiêm túc với sự theo dõi, giám sát của đại diện TLĐ, Thành ủy, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng TP.HCM
Có 218/223 đại biểu dự, các đại biểu đã được nghiên cứu, quán triệt nội dung Đề án, viết phiếu giới thiệu gần 100 người để thực hiện quy trình bầu chọn 8 thành viên Hội đồng trường, trong đó có 7 người đạt tỷ lệ hơn 50% số phiếu.
Theo dự kiến, ngày 3/4/2021 Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ tổ chức Hội nghị viên chức, giảng viên, người lao động để bầu Hội đồng Trường.
Về việc giao nguyên Phó Hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo hoạt động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Vũ Anh Đức cho hay, trong bối cảnh Hội đồng Trường chưa được thành lập, ban giám hiệu thiếu khuyết thì việc này nhằm duy trì các hoạt động bình thường và đảm bảo quyền lợi của người học, phù hợp với các quy định hiện hành. “TLĐLĐVN cũng đã xin ý kiến các cơ quan chức năng trước khi ra quyết định giao nhiệm vụ, các cơ quan chức năng đồng tình với quyết định này. Công văn 5363 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hướng dẫn quy trình thành lập Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã nêu “Tập thể lãnh đạo bao gồm Thường vụ Đảng ủy và đồng chí được giao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, do đồng chí được giao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng chủ trì”. Vì vậy, ông Đức cho rằng, các hiệp hội có quyền giám sát, phản biện nhưng lợi dụng quyền này để phát ngôn, khẳng định không chính xác một vấn đề cụ thể có thể gây hiểu nhầm hoặc hoang mang trong dư luận, là điều cần phải chấn chỉnh. |
Thanh Hùng
Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị Trường ĐH Tôn Đức Thắng phối hợp cung cấp 8 hồ sơ, tài liệu các gói thầu.
" alt=""/>Giới thiệu gần 100 người để bầu Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng