当前位置:首页 > Bóng đá

Ukraine sẽ đối mặt với bất ổn xã hội nếu Mỹ đảo ngược chính sách hỗ trợ

(VTC News) -

TheẽđốimặtvớibấtổnxãhộinếuMỹđảongượcchínhsáchhỗtrợthời tiết miền trungo cựu ngoại trưởng Ukraine Kuleba, Kiev có thể đối mặt với bất ổn xã hội trên diện rộng nếu Mỹ đảo ngược các chính sách viện trợ quân sự và kinh tế.

Nhận định được cựu ngoại trưởng Dmitry Kuleba đưa ra trong bài viết trên tờ Economist. Ông cũng đề cập đến những khó khăn Kiev gặp phải sau khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên nắm quyền.

Ông Kuleba cảnh báo, Ukraine có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội và thậm chí là "sụp đổ" hoàn toàn nếu Tổng thống đắc cử Trump đảo ngược chính sách hỗ trợ vô điều kiện cho Kiev của chính quyền ông Joe Biden.

Việc ông Trump đắc cử ngày 5/11 làm dấy lên lo ngại Washington sẽ chấm dứt viện trợ tài chính và quân sự đồng thời ép Ukrainev phải ký kết thỏa thuận bất lợi với Nga.

Cựu ngoại trưởng Dmitry Kuleba. (Ảnh: STR)

“Nếu viện trợ cạn kiệt, không chỉ chiến trường gặp nguy mà ở cả hậu phương, Ukraine sẽ mất hoàn toàn vị thế", ông Kuleba cho biết.

Cựu ngoại trưởng Kuleba còn lập luận rằng, Ukraine có thể rơi vào khủng hoảng dân sự nếu Mỹ buộc nước này phải ký một thỏa thuận hòa bình tồi. “Nếu chính quyền của ông Trump áp đặt các điều khoản hòa bình khó chấp nhận lên Ukraine và Tổng thống Volodymyr Zelensky chấp nhận chúng, một bộ phần xã hội Ukraine sẽ đứng lên phản kháng lại. Bất ổn xã hội này có thể dẫn đến sự đổ của Ukraine từ bên trong", cựu ngoại trưởng Kuleba nhấn mạnh.

Ông Kuleba cho rằng, những khả năng trên sẽ mang lại cho Nga chiến thắng mà điện Kremlin mong đợi, đồng thời cảnh báo Ukraine sẽ trở thành Afghanistan thứ hai.

Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump tuyên bố rằng ông sẽ nhanh chóng làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình giữa Kiev và Moskva. Tuy nhiên ông Trumop không nêu ra các bước đi cụ thể để thực hiện tuyên bố này

Trước bầu cử, hai cố vấn thân cận của ông Trump đã vạch ra một kế hoạch để đạt được lệnh ngừng bắn dựa trên ranh giới giao tranh hiện tại. Nhưng thông tin này cũng không nêu kế hoạch hòa bình sẽ diễn ra thế nào.

Kiev từ lâu nhấn mạnh thỏa thuận hòa bình chỉ có thể dựa trên "công thức" được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra, bao gồm việc khôi phục lại biên giới năm 1991 của quốc gia này. Nga sau đó đã bác bỏ hoàn toàn các điều khoản này và nhấn mạnh rằng Ukraine nên từ bỏ tham vọng gia nhập NATO để trở thành quốc gia trung lập cũng như từ bỏ các yêu sách đối với bán đảo Crimea và bốn vùng lãnh thổ đã được Moskva sáp nhập thông qua trưng cầu dân ý.

Phát biểu trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 15/11, ông Putin nhắc lại, cuộc xung đột "là hậu quả trực tiếp của chính sách đối đầu quân sự lâu nay của NATO" khi phớt lờ những lo ngại về an ninh của Nga.

Trà Khánh(Nguồn: Economist)

分享到:

相关推荐