Ông Nguyễn Văn Cường (53 tuổi, trú xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) dự thi tại Trường THPT Chu Văn An (TP Gia Nghĩa, Đắk Nông).Ông Cường cho biết mình hiện đang là cán bộ Hội Cựu chiến binh của xã Nghĩa Thắng.
 |
Ông Nguyễn Văn Cường (53 tuổi, trú Đắk Nông) đi thi THPT với mong muốn nêu gương cho con cháu |
Theo lời ông Cường, ngày trước do hoàn cảnh khó khăn, không được học hành đến nơi đến chốn, ông chỉ học đến hết lớp 9 rồi nghỉ học, mưu sinh. Năm 1998, ông cùng gia đình từ Nghệ An vào Đắk Nông lập nghiệp. Năm 2007, ông được tín nhiệm, bầu làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã và công tác từ đó đến nay.
Ba năm trước, ông theo học lớp bổ túc văn hóa của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Nông với quyết tâm phải có được tấm bằng THPT.
Hàng tuần, ông Cường tranh thủ các ngày thứ 7, chủ nhật vượt 50km từ nhà lên trường học. Duy trì suốt 3 năm qua, bất kể trời mưa hay nắng.
Ông Cường chia sẻ, có hai người con, người con đầu đã lập gia đình còn người con thứ 2 đang học đại học tại TP.HCM. Với mong muốn động viên con học hành thật tốt, ông đặt quyết tâm thi đậu tốt nghiệp trong kỳ thi lần này.
Trong thời gian qua, ông Cường cũng tham gia các kỳ thi thử và đạt được kết quả tốt, chính vì thế bước vào kỳ thi, ông Cường tự tin sẽ đạt được nguyện vọng của mình, có được bằng tốt nghiệp THPT.
Theo ông Cường, việc đạt điểm cao, lấy được bằng tốt nghiệp THPT cũng quan trọng, thế nhưng quan trọng hơn là vượt lên chính mình, để con và cháu mình thấy được sự phấn đấu, nỗ lực của mình.
“Tôi sắp lên chức ông nội. Tôi muốn các cháu sau này tự hào vì ông nó 53 tuổi vẫn thi tốt nghiệp được. Nếu năm nay không đậu, sang năm tôi vẫn tiếp tục dự thi”, ông Cường chia sẻ.
Trùng Dương

Đang chờ kỉ luật, phó chủ tịch xã đi thi tốt nghiệp với học sinh cấp 3
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Cửa Dương (huyện Phú Quốc, Kiên Giang), tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dù đang trong quá trình bị xử lý kỷ luật.
" alt="Cựu binh 53 tuổi đi thi tốt nghiệp ở Đắk Nông"/>
Cựu binh 53 tuổi đi thi tốt nghiệp ở Đắk Nông
Indonesia vừa vạch kế hoạch chuẩn bị cho các trận đấu cuối cùng ở giai đoạn hai vòng loại World Cup 2022, bảng G.Vào ngày 26/3, Indonesia có chuyến làm khách của Thái Lan, và tiếp UAE trên sân nhà sau đó 5 ngày.
 |
HLV Shin Tae Yong thừa nhận bắt đầu cảm nhận áp lực khi dẫn Indonesia |
Indonesia kết thúc vòng loại World Cup 2022 với chuyến làm khách trước Việt Nam vào ngày 4/6.
HLV Shin Tae Yong vừa đưa danh sách sơ bộ 34 tuyển thủ lên LĐBĐ Indonesia (PSSI).
Toàn bộ cầu thủ sẽ được tập trung vào giai đoạn một, trong thời gian 9-17/2.
Trò chuyện với tờ Sportal Korea của Hàn Quốc, ông Shin Tae Yong thừa nhận có sự chán nản nhất định với công việc hiện nay.
Shin Tae Yong đang phải chia sức cho nhiều đội tuyển. Đặc biệt là thời gian dành cho U19 Indonesia, chuẩn bị cho giải U20 thế giới trên sân nhà.
Vị chiến lược gia từng dẫn Hàn Quốc dự World Cup 2018 cho biết, ông lo ngại có thể rơi vào tình cảnh như người tiền nhiệm Simon McMenemy.
Bởi vì, những chỉ đạo của ông về mặt chiến thuật gặp phải rào cản lớn về ngôn ngữ, nên hiệu quả không được như mong đợi.
Điều tích cực duy nhất mà HLV Shin Tae Yong có được là sự hỗ trợ của hai trợ lý người Indonesia giỏi về chuyên môn, Indra Sjafri và Nova Arianto.
"Tôi nghĩ, ở thời điểm này, người hâm mộ Indonesia rất mong được nhìn thấy gương mặt mới của đội", HLV Shin Tae Yong tâm sự.
"Các trợ lý người bản địa sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công việc. Dù vậy, bản thân tôi đang cảm thấy áp lực nhất, kể từ khi chính thức nhận công việc làm HLV trưởng Indonesia".
Thiên Thanh
" alt="Indonesia đấu Việt Nam, Shin Tae Yong thừa nhận áp lực"/>
Indonesia đấu Việt Nam, Shin Tae Yong thừa nhận áp lực
1. Chơi thăng hoa trong màu áo Muangthong Utd ở Thái-League mùa 2019, cùng lúc màn thể hiện tốt mỗi khi trở về tập trung cùng tuyển Việt Nam giúp Đặng Văn Lâm không có đối thủ trong khung gỗ tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo.Thế nhưng vào lúc này mọi chuyện đang đổi thay, khi các trận đấu gần đây thủ thành mang 2 dòng máu Việt Nga không còn giữ được phong độ ấn tượng như trước, đánh rơi vị trí vào tay đồng đội người Thái Lan.
 |
Đặng Văn Lâm đang đánh rơi phong độ |
Và điều này khiến nhiều người buộc phải lo lắng cho Đặng Văn Lâm, nhất là khi thời điểm tập trung tuyển Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 đến rất gần.
Càng lo khi Thai-League tạm nghỉ vì dịch cúm Covid-19 khiến thủ thành được tin tưởng nhất của HLV Park Hang Seo không có cơ hội lấy lại vị trí ở CLB trước khi lên đường về tập trung với tuyển Việt Nam.
2. Việc Đặng Văn Lâm đánh mất vị trí, đồng thời “ngồi chơi, xơi nước” ít nhất 3 tuần nữa trước khi quay về hội quân cùng tuyển Việt Nam đang là cơ hội cho những người gác đền khác chơi ở V-League.
Cơ hội mở ra cuộc cạnh tranh sòng phẳng, bởi tới đây V-League 2020 vẫn có thể thi đấu chừng 3 vòng trước khi nghỉ nhường sân cho tuyển Việt Nam tập trung. Như thế đủ cho những Nguyên Mạnh, Văn Cường, Tuấn Linh, Văn Toản... thể hiện khả năng trước thầy Park nhằm giành lấy một tấm vé lên tuyển.
 |
để cuộc chiến giành vị trí số 1 ở tuyển Việt Nam tới đây khá khốc liệt |
Đây rõ ràng lợi thế rất lớn cho những cái tên nói trên, bởi ai cũng hiểu ở vị trí thủ môn chỉ nghỉ và ngược lại có cơ hội bắt chính đôi trận sẽ khác nhau rất nhiều trong chuyên môn.
Và chắc chắn, với việc V-League vẫn tổ chức vào cuối tuần này mở ra cơ hội cho các thủ môn phế truất ngôi số 1 của Đặng Văn Lâm trong khung thành tuyển Việt Nam, sau 2 năm người gác đền đang chơi bóng ở Thai-League chiếm giữ.
3. Nếu như đi đúng lộ trình được tính toán từ VCK U23 châu Á tại Thường Châu vào năm 2018 thì rõ ràng trong cuộc đua vị trí số 1 trong khung thành của tuyển Việt Nam lần này phải có tên Bùi Tiến Dũng.
Thế nhưng như đã nói, màn thể hiện không tốt, thiếu ổn định suốt một thời gian dài vừa qua của thủ môn đắt giá nhất V-League trong màu áo U23 Việt Nam ở SEA Games, VCK U23 châu Á 2020 rồi tới CLB khiến Bùi Tiến Dũng gần như không có cửa cạnh tranh.
 |
nhưng chắc chắn khó có chỗ cho Bùi Tiến Dũng |
Thậm chí tấm vé để lên tuyển Việt Nam ở vị trí số 3 cũng đang khá xa với Bùi Tiến Dũng khi không cho thấy bất cứ sự thay đổi nào lớn về chuyên môn sau những sai lầm đáng trách tại SEA Games 2019 hay VCK U23 châu Á, mới nhất tại AFC Cup đến trận siêu cúp Quốc gia.
Phong độ, hay nói đúng hơn trình độ của Bùi Tiến Dũng đang có vấn đề như thế nên ông Park gọi lên tập trung tuyển Việt Nam cho vòng loại World Cup 2022 tới là không thể.
Nhưng dù sao, không có Bùi Tiến Dũng tuyển Việt Nam cũng chỉ mất đi ít fan hâm mộ, còn chuyện chuyên môn xem ra không đáng lo vì đến Đặng Văn Lâm có thể mất chỗ thì thủ môn quốc dân đang phong độ phập phù thật khó đua tranh.
Video lượt đi vòng loại World Cup 2022, Việt Nam 1-0 Malaysia:
Hoài Anh
" alt="Tuyển Việt Nam: Đặng Văn Lâm lao dốc, ai cũng đua trừ Bùi Tiến Dũng?"/>
Tuyển Việt Nam: Đặng Văn Lâm lao dốc, ai cũng đua trừ Bùi Tiến Dũng?
“26/7 là sinh nhật của con em”Trên giường bệnh, Linh nằm lọt thỏm giữa đống quần áo bùng nhùng, tay chân bị cố định. Khuôn mặt xinh xắn nhưng tái nhợt, thấy có người đến thăm, em cố cắn răng, gồng mình gượng dậy nhưng không được. Linh nói nhiều lần: “Em bị đau đầu, em mất ngủ, chắc là do em lo lắng quá”. Hỏi lo lắng điều gì? Linh mơ hồ: “Em cũng không biết nữa”.
 |
Năm nay, Phương Linh chỉ vừa 20 tuổi. Em còn cả một tương lai tươi đẹp ở phía trước |
Trước khi được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Linh thường nói nhảm và kích động nên được gia đình đưa đi khám ở bệnh viện tâm thần. Nửa tỉnh nửa mê, người mẹ trẻ sợ nếu mình bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, bị đưa vào trại, sẽ chẳng còn ai lo cho cha mẹ và đứa con gái nhỏ. Em luôn miệng nói, khẳng định mình chỉ bị đau đầu, mất ngủ vì căng thẳng quá.
Nhắc tới đứa con gái nhỏ dại, Linh trầm lặng đáp: “Sinh nhật của con em là 26/7, em nhớ chứ”.
Phương Linh năm nay tròn 20 tuổi. Cha của em bị tật nguyền đôi chân bẩm sinh. Cả cuộc đời, ông chỉ có thể đi bán vé số dạo để kiếm thu nhập. Còn mẹ em trước đây làm tạp vụ ở quán ăn. Cha mẹ Linh có 3 người con. Do cuộc sống khốn khó, cả gia đình phải mướn phòng trọ hơn 10 năm nay.
Cả 3 chị em Linh đều không được học hành đến nơi đến chốn. Các anh chị lần lượt dựng vợ gả chồng rồi chật vật lo cho cuộc sống riêng mình. Linh học hết lớp 9 thì cha mẹ không còn khả năng cho em học tiếp. Cô gái mới lớn, còn chưa nếm trải sự đời, 18 tuổi em gặp gỡ và yêu chàng trai ở gần khu trọ. Mang bầu khi chưa cưới gả, đúng lúc cha của đứa trẻ đi bộ đội, mang theo lời hẹn ước ra quân sẽ làm đám cưới rước Linh về.
 |
Linh cố gượng dậy nhưng không được |
Từ lúc mang bầu, sinh con, đều do cha mẹ đẻ lo liệu. Năm ngoái, mẹ của Linh phát hiện bị u xơ tử cung, phải mổ ở Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai, sau đó lại mắc thêm bệnh tiểu đường, không thể làm mướn được nữa. Thương cha khập khiễng đôi chân tật nguyền đi bán vé số, do phải đi bộ quá nhiều, cứ mỗi tối lại lên cơn đau nhức. Linh quyết định để con nhỏ mới 2 tháng tuổi ở nhà cho ông bà ngoại chăm sóc, xin đi làm cho một công ty, kiếm tiền nuôi cả gia đình.
Ông Nguyễn Hải Dương, cha em tâm sự: “Linh là đứa trẻ hiền lành, hiểu chuyện. Cứ mỗi đợt lấy lương, con bé sẽ dành một khoản mua sữa cho con dùng cả tháng. Mua thuốc thang cho cha mẹ. Còn lại để trả tiền phòng trọ, ăn uống. Tiền lương của con bé cũng không cao, chỉ tháng nào tăng ca, dư dả thêm chút ít, con bé mới thoải mái. Còn lại lúc nào cũng phải căng sức để làm”.
Bà Ngô Thị Nhẫn, chủ nhà trọ gia đình đang ở cho biết, nhắc đến hoàn cảnh gia đình Linh, người dân trong khu ai cũng ứa nước mắt. "Người cha thì tàn tật, người mẹ mới mổ u xơ. Một mình con bé đi làm lo cho gia đình. Nay người mẹ đang ở nhà chăm cháu ngoại (con của Linh). Tôi dự định đợi con bé khỏe rồi mới nói, tôi sẽ không lấy tiền mướn phòng. Chỉ mong các nhà hảo tâm thương xót mà giúp đỡ cho con bé".
 |
Mấy ngày nay, nhiều bác sĩ, y tá ở Khu Nhiễm Việt Anh vô cùng xúc động trước hình ảnh người cha ngày nào cũng lê đôi chân tật nguyền đến trước phòng bệnh để động viên con gái. |
 |
“Con gái ơi, cha đây nè! Cố lên con gái! Nhanh khỏe để về con nhé!”, người cha nghèo nghẹn ngào. |
Khẩn thiết mong những tấm lòng nhân ái chung sức giúp đỡ cô gái trẻ
Bác sĩ của Khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, người trực tiếp tham gia điều trị cho biết, Phương Linh nhập viện từ ngày 10/7, hiện đang được điều trị theo phác đồ của bệnh viêm não tự miễn. Đây là căn bệnh mới được phát hiện gần đây. Riêng Bệnh viện Nhiệt đới đã tiếp nhận vài chục ca tương tự.
Theo nhận định của các bác sĩ, khả năng sống của Linh cao, tuy nhiên cần thời gian điều trị ít nhất là một tháng. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng phải theo dõi thêm về bệnh tim em mắc phải lúc mang thai. Chi phí dự kiến cho quá trình điều trị khoảng 200 triệu đồng.
Đây là số tiền quá lớn đối với cả gia đình nghèo, vất vả làm lụng cả đời nhưng không dành dụm được bao nhiêu. Để lo chữa bệnh cho con gái, vợ chồng ông Dương đã cầu cạnh khắp người quen, họ hàng nhưng số tiền kiếm được không đáng bao nhiêu.
Trước đó, “chồng” của Linh xuất ngũ, gặp đợt dịch Covid-19 chưa thể tổ chức đám cưới. Giờ đây Linh mắc bệnh, ông Dương lo lắng, liệu rằng bên xui gia có còn thương con nữa hay không.
“Con mình thì mình lo. Từ ngày chồng cháu xuất ngũ, đi làm nhưng cũng chẳng phụ vợ được gì để chăm con. Giờ đây cháu bệnh nhưng một mình tôi tật nguyền đi viện chăm con hơn nửa tháng”, ông Dương buồn bã.
Ở Bệnh viện Nhiệt đới, không được vào phòng thăm con nhưng mỗi ngày, ông cứ đi lên đi xuống, đứng ở cửa phòng, nhìn con gái qua lớp cửa kính vài chục lần. Mặc cho đôi chân tê cứng, đau điếng. Nhiều lần chứng kiến con gái lên cơn co giật, nước mắt ông lại lặng lẽ rơi, cố nén tiếng nấc nghẹn trong lồng ngực.
Ngày nào ông Dương cũng lê bước tới trước cửa phòng bệnh, truyền tới con những lời nói từ đáy lòng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: ông Nguyễn Hải Dương hoặc bà Vũ Thị Lệ Thủy; Địa chỉ phòng trọ: 85/3/1 Khu phố 3, phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Số điện thoại: 0379187776.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.182 (Ủng hộ em Nguyễn Vũ Phương Linh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436." alt="Căn bệnh lạ hành hạ thiếu phụ 20 tuổi"/>
Căn bệnh lạ hành hạ thiếu phụ 20 tuổi