Sinh viên Ngôn ngữ Anh kém ngoại ngữ vì xét tuyển học bạ
Mấy ngày nay,ênNgônngữAnhkémngoạingữvìxéttuyểnhọcbạ đá bóng ngoại hạng anh nhiều trường đại học top đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Y Hà Nội đã nói không với việc xét tuyển bằng điểm học bạ và tăng chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh riêng theo đề án của nhà trường.
Trước thông tin này, tôi cảm thấy rất vui mừng vì theo quan điểm của cá nhân, đây là một quyết định vô cùng sáng suốt. Trong khoảng ba năm gần đây, xét học bạ trở thành phương thức xét tuyển đại học phổ biến, bên cạnh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết trong số hơn 240 trường đại học, học viện trên cả nước dành chỉ tiêu cho phương thức này.
Thế hệ 8X như tôi khi học THPT, cả một lớp chuyên Anh có 35 học sinh nhưng chỉ có 3-4 bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi với điểm tổng kết trung bình từ 8 phẩy trở lên. Còn lại là học sinh khá và trung bình khá. Mặc dù, điểm học bạ của đa số chúng tôi không phải học sinh giỏi, nhưng tất cả đều thi đỗ các trường đại học top đầu ở Hà Nội như trường Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc Gia Hà Nội), Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội (bây giờ đổi tên là Đại học Hà Nội), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Học viện An Ninh nhân dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng...
Khi chúng tôi vào đại học, điểm số cũng không cao. Cả một khóa Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc của chúng tôi chỉ có 3-4 bạn sinh viên đạt tốt nghiệp loại giỏi, còn lại là loại khá, trung bình khá và trung bình. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi ra trường đều xin được việc làm, mỗi bạn một nghề khác nhau, có người làm đúng nghề, có người làm trái nghề nhưng khá thành đạt.
Còn thế hệ học sinh, sinh viên cuối 9X đến bây giờ thì sao? Điểm tổng kết môn của các em toàn trên 9 phẩy, một lớp mà tỷ lệ học sinh giỏi, xuất sắc có khi đạt đến 90%. Có một số trường THPT quá tạo điều kiện cho các em học sinh, chỉ yêu cầu học tốt môn chuyên. Nhìn điểm số các em mà tôi không thể tin nổi đó là học lực thực sự. Cho dù các em có học giỏi nhưng cũng không thể giỏi đều tất cả các môn ở mức điểm gần như tối đa như vậy.
Tôi cho rằng việc xét tuyển học vạ gây ra rất nhiều bất cập, như:
Thứ nhất, nhiều trường THPT chạy theo thành tích bằng cách tạo điều kiện cho học sinh: cho điểm thật cao để các em có cơ hội đỗ đại học cao hơn. Chính vì chỉ cần xét học bạ là có thể đỗ đại học dễ dàng nên nhiều học sinh thường xem học bạ như tấm phao cứu sinh để yên tâm hơn trong khi thi vào đại học. Có những học sinh dù học lực yếu, hoặc hạn chế về nhiều mặt nhưng vẫn đỗ đại học.
Thứ hai, các em được cho điểm cao quá dễ dàng, tạo tâm lý không cố gắng hết mình trong học tập, bởi tâm lý được thầy cô giáo giúp đỡ sẽ khiến các em luôn trông chờ, không muốn học nhưng chỉ thích được điểm 9, 10. Giáo viên mà làm đúng, rèn các em học nghiêm khắc, cho điểm số đúng với năng lực của các em là sẽ bị phản ứng, có ý kiến với lãnh đạo nhà trường. Giáo viên mà mắt nhắm mắt mở cho các em điểm giỏi hết sẽ lại áy náy với lương tâm, cảm thấy buồn vì nghề giáo và mất đi tâm huyết với nghề. Càng dạy nhiều càng thấy chán vì không còn được quyền rèn, phạt học sinh, không được làm đúng với nguyên tắc dạy học như trước kia.
>> 'Học bạ 9 phẩy nhưng thi Toán không nổi 7 điểm'
Thứ ba, nhiều trường cho điểm học bạ quá dễ dàng dẫn đến hiện tượng bất công với những em học sinh học ở những trường làm đúng nguyên tắc và cho điểm chặt. Trường con tôi học nổi tiếng là trường 13 môn chuyên, môn nào cũng phải học như môn chuyên làm các em học sinh vô cùng vất vả nếu muốn đạt điểm giỏi.
Có một số em ở lớp con tôi vẫn bị điểm 5, 6, 7 là bình thường. Bởi lẽ, chương trình học khó hơn trường bình thường, đề kiểm tra và đề thi cũng ra khó, các thầy cô chấm điểm chặt, không bao giờ cho điểm dễ dàng như các trường khác nên điểm tổng kết của học sinh trường con tôi luôn thấp hơn nhiều so với các trường chuyên khác.
Nếu thi đại học mà dùng hình thức xét tuyển học bạ thì học sinh trường con tôi chỉ có trượt vì điểm thấp, không thể đỗ vào các trường đại học tốp đầu. Các em đỗ được là nhờ xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS và SAT, điểm thi tốt nghiệp THPT hay đánh giá năng lực, chứ không phải bằng học bạ. Học sinh và phụ huynh trường con tôi luôn bức xúc về vấn đề điểm số học bạ. Bởi các em học sinh trường này bị thiệt thòi so với các trường khác.
Thứ tư, lực học của các em không tương xứng với điểm học bạ nên khi vào đại học, các em học rất kém làm các giảng viên vô cùng vất vả. Tôi cũng đã và đang dạy thỉnh giảng ở một số trường đại học và thấm thía điều này. Có nhiều em thi trượt đại học nguyện vọng 1 nên đăng ký vào trường khác bằng xét tuyển học bạ.
Có những em không hề học nhiều Tiếng Anh ở cấp 3, thi đại học bằng khối A, nhưng vì thi trượt nên xét tuyển học bạ để vào học ngành Ngôn ngữ Anh hay Ngôn ngữ Trung Quốc. Hậu quả là khi các em học chuyên ngành trái với sở trường học của các em, dẫn đến không theo kịp với các bạn cùng lớp và càng ngày càng bị kém dần đi. Mang tiếng học đại học chuyên ngành về ngoại ngữ nhưng khả năng về ngoại ngữ vô cùng kém, không bằng các bạn bình thường không học ngoại ngữ.
Các em vì để được học đại học nên phải học ngành không thích, không đúng sở trường, không phù hợp với năng lực của mình, không đam mê học tập, tốt nghiệp đại học nhưng kiến thức thu được không nhiều và không có khả năng tự xin việc hoặc làm việc không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan.
本文地址:http://member.tour-time.com/html/814b698902.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。