您现在的位置是:Thời sự >>正文
Người kết nối tập 72: Cô gái Việt đi du lịch, cưới luôn chủ nhà trọ xứ Hàn
Thời sự677人已围观
简介Chàng trai Hàn phải lòng khách trọ ViệtNguyễn Thị Mai Ly quê ở Quả...
Chàng trai Hàn phải lòng khách trọ Việt
Nguyễn Thị Mai Ly quê ở Quảng Nam,ườikếtnốitậpCôgáiViệtđidulịchcướiluônchủnhàtrọxứHàsjc hôm nay đang sống tại Ansan, Hàn Quốc cùng chồng và con trai nhỏ. Mai Ly chỉ mới sang xứ sở kim chi sống được 1 năm. Thế nên, cô nàng còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, tình yêu của người chồng Hàn chính là chỗ dựa vững chắc, giúp Mai Ly vượt qua thử thách. Đến hiện tại, Mai Ly vẫn chưa thể hiểu tại sao mình lại kết hôn với người đàn ông không đúng “gu”.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/4/10/anh-2-lam-dau-han-quoc-243.png)
“Tôi thích mẫu đàn ông lạnh lùng, kiểu bad boy (trai hư, sống khác biệt), còn chồng tôi lại thật thà, chân thành. Lần đầu gặp gỡ, tôi không nghĩ mình sẽ yêu và kết hôn với người như anh”, Mai Ly chia sẻ trong chương trình Người kết nối.
Mai Ly kể khoảng 4 năm trước, cô nàng lên lịch trình du lịch tại nhiều quốc gia, trong đó có Hàn Quốc. Ly vào một ứng dụng tìm nhà trọ miễn phí ở Hàn Quốc để giảm chi phí.
Chồng của Mai Ly chính là chủ nhà trọ mà cô nàng đăng ký ở miễn phí. Bởi vậy, khi Ly đến Hàn Quốc, cả hai có dịp gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Tính cách của chủ trọ không mấy thu hút cô gái Việt. Cô nàng nhanh chóng quên chủ trọ xứ Hàn khi sang đất nước khác du lịch.
Khi trở về Việt Nam, Mai Ly và anh chàng chủ trọ liên lạc lại, nhắn tin với nhau mỗi ngày. Sau đó, Jun, chủ trọ xứ Hàn quyết định sang Việt Nam gặp Ly.
Trong thời gian Jun đến Việt Nam, Mai Ly có thêm thời gian tìm hiểu và dần cảm mến chàng trai không đúng “gu”. Chỉ 1 tháng sau lần đầu gặp gỡ, Jun bày tỏ tình cảm. Bất ngờ, Mai Ly cũng gật đầu đồng ý, cho anh cơ hội bước vào cuộc sống vốn rất khép kín của mình.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/4/10/anh-3-lam-dau-han-quoc-244.jpg)
Yêu được 8 tháng, Jun đưa Mai Ly về Hàn Quốc ra mắt bố mẹ của anh. Thế nhưng, bố mẹ của Jun lại không thích nàng dâu Việt. Họ nghĩ Mai Ly có mục đích khác, ngoài tình yêu khi đến với Jun.
Suy nghĩ của bố mẹ bạn trai khiến Mai Ly tổn thương và khóc rất nhiều. Jun xót người yêu nên xảy ra mâu thuẫn với bố mẹ. Anh cố giải thích rằng Mai Ly sống rất đàng hoàng, không giống với suy nghĩ tiêu cực của bố mẹ. Thế nhưng, bố mẹ anh vẫn không tin tưởng quyết định chọn bạn đời của con trai.
Về sau, Jun bỏ công việc ở Hàn Quốc để sang Việt Nam sống cùng Mai Ly. Mẹ của Jun càng có lý do không thích con dâu.
Bán hàng nửa năm mua được 1 căn nhà
Mai Ly và Jun bên nhau được 1 năm thì Ly mang thai. Sự ra đời của bé trai không chỉ kết nối tình cảm vợ chồng Mai Ly mà còn xóa bỏ mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.
“Con trai giúp tôi xích lại gần bố mẹ chồng. Khi chúng tôi đưa con đến gặp ông bà, hai bên mới hóa giải được rào cản. Mọi người nói chuyện nhiều và hiểu nhau hơn. May mắn, bây giờ, chúng tôi xem nhau như người một nhà, không còn hiểu lầm nữa”, Mai Ly tâm sự.
Sau 3 năm sống ở Việt Nam, Mai Ly theo chồng về Hàn Quốc. Hiện tại, cô nàng vẫn thường đi lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Ở quê, Mai Ly còn có mẹ già và gia đình nhỏ của em trai.
Những ngày đầu sống ở Hàn Quốc, cô dâu Việt gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, đi lại, văn hóa…
“Ở Hàn Quốc, mọi người đa số bận rộn công việc, ít dành thời gian cho nhau. Tết cũng chỉ gặp và ăn cùng nhau một bữa cơm thôi. Văn hóa của người Hàn rất khác người Việt. Cho nên, ban đầu, tôi khá buồn”, cô dâu Việt chia sẻ.
Dù có lúc tủi thân, khóc một mình nhưng Mai Ly chọn cách vượt qua mà không chia sẻ nỗi buồn với người thân. Để rồi, khi nỗi buồn đi qua, Mai Ly lại dùng sự chân thành để học hỏi, tiếp cận, làm quen với cuộc sống xa xứ.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/4/10/anh-7-lam-dau-han-quoc-245.jpg)
Hiện tại, chỉ sau 1 năm, cuộc sống của vợ chồng Mai Ly dần ổn định hơn. Cô nàng đang tập trung phát triển công việc kinh doanh online. Công việc buôn bán của Mai Ly rất thuận lợi nhờ tư duy nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng.
“Lúc còn ở Việt Nam, có thời điểm, tôi bán hàng nửa năm thì đủ tiền mua được 1 căn nhà. Đến nay, việc kinh doanh phát triển và mang lại thu nhập ổn định cho tôi và người thân ở Việt Nam”, Mai Ly cho biết.
Ngoài ra, Mai Ly còn sở hữu kênh YouTube có hơn 200.000 lượt theo dõi. Cô thường đăng tải khoảnh khắc đáng yêu của gia đình nhỏ trên đất Hàn.
![Cú sốc trên đất Hàn khiến nàng dâu Việt sống khép kín một thời gian dài](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/3/31/anh-thumb-nang-dau-viet-o-han-quoc-866.jpg)
Cú sốc trên đất Hàn khiến nàng dâu Việt sống khép kín một thời gian dài
Sau thời gian du học, chị Trịnh Thu Hằng tìm được việc làm, kết hôn và định cư ở Hàn Quốc. Làm dâu xa xứ, ngày mẹ mất, chị không thể về chịu tang, sốc đến mức bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 5/2: Lợi thế sân nhà
Thời sựLinh Lê - 04/02/2025 14:14 Nhận định bóng đá ...
【Thời sự】
阅读更多“Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn”
Thời sựĐiều này được ông Độ chia sẻ tại cuộc kiểm tra công tác triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở Thái Bình chiều qua (9/9). Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết, để triển khai chương trình phổ thông mới, tỉnh đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy - học. Từ năm 2018 đến nay, địa phương này đã xây mới và đưa vào sử dụng hơn 1.400 phòng học, 145 phòng học bộ môn và 276 công trình phụ trợ.
Trên tinh thần lấy chất lượng làm chính, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 của Thái Bình đã được bồi dưỡng về chương trình và sách giáo khoa mới. Sở vẫn đang tiếp tục các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên theo yêu cầu và lộ trình Bộ GD-ĐT đề ra.
Về thực tế triển khai chương trình phổ thông mới, ông Đinh Bá Khải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hưng Hà cho hay: “Chúng tôi đã thành lập các tổ chuyên môn gồm giáo viên cốt cán theo từng môn học để hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn giúp giáo viên đại trà khi triển khai bài dạy”, ông Khải nói.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thái Thuỵ thì cho biết, cứ mỗi tuần các tổ chuyên môn dạy lớp 1 của các trường tiểu học trên địa bàn đều sinh hoạt chuyên đề, dự giờ liên trường để trao đổi kinh nghiệm. Giáo viên lớp 2 cũng phải tham gia các hoạt động này để tìm hiểu, làm quen và sẵn sàng thực hiện chương trình mới trong năm học tới.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn” Dành thời gian cho học sinh
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, Nghị quyết T.Ư 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới tư duy, trong đó nhấn mạnh việc chuyển từ thế mạnh phát triển quy mô sang chú trọng phát triển chất lượng.
“Giáo dục mà không có chất lượng, học sinh lớp 1 vào đầu năm chưa biết đọc, viết; hay đến hết năm học vẫn chưa biết đọc thông viết thạo thì coi như chưa được giáo dục và như thế là lãng phí”, ông Độ nói.
Ông Độ cũng dẫn lời của cố Thủ tướng Singapore - Lý Quang Diệu: “Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn” với hàm ý các giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ, nghiên cứu bài học và đưa ra ý kiến của bản thân, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Cô Đặng Thị Thu Lan (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A Trường Tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cùng học sinh trong một giờ học theo chương trình phổ thông mới. Thứ trưởng Độ cho rằng, đây cũng là điểm mới trong chương trình phổ thông mới khi yêu cầu giáo viên tổ chức dạy học thông qua các hoạt động giáo dục để khuyến khích sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học trò. Giáo viên khi đó chỉ là người hỗ trợ, định hướng cho các em tự tìm hiểu, khám phá các bài học.
“Với lớp 1 năm nay là lớp đầu tiên áp dụng chương trình mới, phải chú trọng về chất lượng. Phải ưu tiên những gì tốt nhất từ đội ngũ nhà giáo đến cơ sở vật chất cho khối mở màn sự đổi mới này”, ông Độ nhấn mạnh.
Ông Độ cũng lưu ý, do có nhiều đổi mới so với chương trình hiện hành nên trong công tác thanh - kiểm tra, cần phải chọn những người hiểu về chương trình mới để có nhận định đúng đắn, tránh dùng tư duy và hiểu biết cũ làm cản trở những đổi mới, sáng tạo tích cực của giáo viên và cơ sở.
Hải Nguyên
Bộ Giáo dục yêu cầu không ép học sinh mua tài liệu tham khảo ngoài SGK
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi sở GD-ĐT các tỉnh/thành yêu cầu thực hiện nghiêm việc trang bị sách giáo khoa (SGK) và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.
">...
【Thời sự】
阅读更多Photo 8 cuốn giáo trình: Đình chỉ học một năm là quá nặng?
Thời sựMức kỷ luật đình chỉ học một năm do photo 8 cuốn giáo trình khác nhau mang vào trường học mà Trường ĐH Luật TP.HCM đưa ra với một nữ sinh đang gây ra dư luận ồn ào.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, cựu sinh viên luật, nhìn nhận trường hợp của “đàn em” bị xử như vậy là quá nặng.
Nội quy của Trường ĐH Luật TP. HCM
“Các quy chế của Bộ GD-ĐT không quy định về việc này. Thậm chí, các “tội” khác nặng hơn như đánh bạc… cũng chỉ bị cảnh cáo, đến lần thứ ba mới đuổi học.
Quy chế Công tác sinh viên Bộ GD-ĐT ban hành tháng 10/2016 có quy định về việc "Đình chỉ học tập có thời hạn” áp dụng đối với các trường hợp: những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo...
Trong trường hợp này, sinh viên rõ ràng không phạm vào ba lỗi nói trên. Như vậy, Quyết định kỷ luật của trường đã áp dụng không đúng ngay cả quy định của Bộ GD-ĐT…
Trong khi trường Luật là nơi không chỉ dạy sinh viên về nghề nghiệp, mà còn có nhiệm vụ dạy sinh viên về tính nhân văn nữa, thì việc kỷ luật này cần phải được xem xét lại.
Từ trước tới nay chỉ có mỗi trường ĐH Luật TP.HCM làm việc này mà cũng chưa thật sự chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành nên tạo dư luận không hay.
Nếu bị phạt theo Luật Sở hữu trí tuệ, em sinh viên đó cũng chỉ phải nộp một số tiền nhất định, mà không khó để so sánh số tiền nộp phạt nêu có với một năm học bị đình lại” – anh Cường cho biết.
“Đình chỉ học một năm là quá nặng” – Nguyễn Thu Trang, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đồng quan điểm.
“Tại sao trường không nhắc nhở hoặc cảnh cáo bạn đó trước đã mà lại đình chỉ học như vậy? Với nhà trường, một năm học của một sinh viên có thể không là chuyện gì to tát, nhưng với sinh viên đó là tiền bạc phải chi phí trong một năm chờ đợi đó, là cơ hội bạn đó có thể mất đi nếu ra trường chậm một năm, là thu nhập hàng chục triệu đồng bạn có thể có được nếu ra trường và đi làm đúng “thời hạn” – Trang bày tỏ.
Nhưng hơn hết, theo Trang, vấn đề là “Em và nhiều bạn không thấy việc phạt như vậy là thỏa đáng.
“Ở trường em, nếu không có điều kiện mua sách mới, mọi người vẫn photo tài liệu để học ngay tại thư viện. Việc photo tài liệu chỉ để học chứ không phải để mua bán thì đâu có gì sai?”.
Lãnh đạo trường đại học: Nên xử nhẹ nhàng hơn
Ông Phan Thành Công, giảng viên một trường đại học ở TP.HCM cho rằng về mặt pháp lý, sở hữu trí tuệ thì sinh viên photo giáo trình là sai. “Nhưng trong trường đại học, ở khía cạnh tình - tiền - tiện thì việc cấm photo tài liệu là điều khó thực hiện”.
Ông Công phân tích “Về tình cảm thầy trò - thầy sẽ rất thương sinh viên. Về mặt tiền bạc, các em có thể gặp khó khăn về tài chính, cũng nên "lơ" đi để hỗ trợ các em. Còn nói về chuyện tiện, có thể không gặp khó khăn về tài chính nhưng người đọc rất cần sự tiện lợi, vì vậy nếu ra ngay cổng có tiệm photo chắc chắn tiện hơn phải chạy tìm tài liệu ở các nhà sách”.
Với cách nhìn này, theo ông Công, các trường nên có quy định về sở hữu trí tuệ, thậm chí có thể quy định cứng, “nhưng thực hiện không thể cứng”.
Còn ông Phạm Thái Sơn, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thì nhìn nhận vấn đề xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ của Trường ĐH Luật TP.HCM là đúng luật.
“Sinh viên không được sử dụng tài liệu không có bản quyền, không được vi phạm bản quyền” – ông Sơn khẳng định. “Tuy nhiên, vấn đề này cần giáo dục sinh viên trước và có biện pháp nhẹ nhàng hơn. Thói quen này đã có từ lâu nay, nếu kỷ luật mạnh quá thì tội nghiệp các em”.
Ông Sơn cũng cho biết Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm chỉ có thông báo khuyến cáo sinh viên về việc sử dụng tài liệu không được vi phạm bản quyền và cá nhân tự chịu trách nhiệm về vấn đề này. Nhà trường có cung cấp tài liệu cho sinh viên. Với giáo trình của giảng viên, trường có bộ phận của thư viện photo cho sinh viên. “Đương nhiên thư viện có thỏa thuận với giảng viên về sở hữu trí tuệ” – ông Sơn chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thì cho rằng Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
“Như vậy sinh viên sao chép ở đây không vì mục đích thương mại nên không sai” – ông Dũng nêu quan điểm.
“Mặt khác, Công ước Bener cũng cho photo một số trang, một số phần, nhưng đây là áp dụng ở các nước tư bản. Việt Nam còn nghèo, không thể áp dụng cứng nhắc như các nước khác. Sinh viên ngoài tiền học hành, ăn uống…, nếu làm cứng như vậy thì rất khó”.
Ông Dũng cho biết bản thân ông đã từng viết thư cho rất nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, đề nghị rằng do không có điều kiện mua bản quyền nên xin họ được sap chép tài liệu để giảng dạy và họ rất vui lòng. “Tôi cũng khẳng định rất ít giảng viên Việt Nam tự soạn được giáo trình, sách nếu không có sự tham khảo trích dẫn từ quốc tế" – ông Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Dũng, luật đã cho phép thế nào thì cứ vậy thực hiện. “Trường đại học dù làm gì thì tất cả cũng vì sinh viên, nhưng về lâu dài nên thực hiện theo luật quốc tế và làm đồng bộ”.
Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi bổ sung năm 2009
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng
Tuệ Minh – Ngân Anh
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
- Hậu trăng mật, Á hậu Thanh Tú khoe bộ ảnh cô dâu đẹp mơ màng
- Tối ưu bảo mật, kết nối chuyên biệt trên đám mây AWS
- Phát triển nông nghiệp theo hướng thông minh ở Đơn Dương
- Soi kèo góc Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2
- AHLĐ Đặng Văn Thân và bài học đổi mới về tư duy và thể chế
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Burnley vs Oxford United, 2h45 ngày 5/2: Sức mạnh tân binh
-
BTV Mai Ngọc được khán giả yêu quý ưu ái gọi là hoa khôi của VTV. - Chị thấy mình được gì và mất gì sau 10 năm theo nghề báo chí, truyền hình?
Tôi được biết nhiều người đặc biệt, những câu chuyện đáng quý trong cuộc sống, nhưng cũng đánh đổi nhiều thời gian bên gia đình, người thân.
Đây không chỉ là chuyện riêng của tôi mà ai chọn nghề này đều phải trải qua. Đây là công việc không có cuối tuần, nghỉ lễ vì chúng tôi vẫn lên sóng, liên tục cập nhật tin tức đến khán giả.
- Ai là người chỉ dạy, truyền niềm tin và động lực để chị theo đuổi nghề?
Tôi may mắn khi gặp được hai người chị phụ trách 2 bản tin Thời tiếtvà Việt Nam hôm naymà mình tham gia sản xuất và dẫn 10 năm qua.
Hai chị đều là những BTV lâu năm của VTV, kinh qua các vị trí trước khi làm tổ chức sản xuất. Họ hiểu khó khăn của người mới vào nghề, hay những lúc chưa định hình được bản thân sau quá trình dài làm việc. Nếu không có 2 chị và những lời khuyên, tôi sẽ không có ngày hôm nay.
Nữ BTV chọn tập thể thao, sống lạc quan mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng, áp lực của công việc. - Những áp lực, khó khăn của Mai Ngọc mà khán giả không biết?
Cuộc sống là không ngừng thử thách bản thân và đặt ra những mục tiêu trong từng giai đoạn. Nếu một ngày, bạn thức giấc mà không còn thấy áp lực và khó khăn, chắc hẳn lúc đấy bạn đã về hưu rồi.
- Có khi nào Mai Ngọc muốn dừng lại vì đã có nghề tay trái kinh doanh và có ông xã là hậu phương vững chắc?
Trước khi trả lời, tôi xin kể ngắn một câu chuyện. Năm 3 tuổi, tôi vẫn chưa biết nói. Mẹ kể hàng xóm bảo chắc tôi bị câm nên chưa bập bẹ gì. Mẹ lo lắng và đưa tôi đi khám nhưng bác sĩ kết luận tôi hoàn toàn bình thường, chỉ là chưa muốn nói.
Vào một buổi sáng khi thức giấc lúc 3 tuổi rưỡi, tôi đã nói câu đầu tiên: “Mẹ ơi! Con muốn uống sữa”. Mẹ kể, khi đó tôi nói hoàn chỉnh một câu dù trước đó chưa từng cất tiếng nói. Từ ngày ấy, trừ lúc đi ngủ, tôi nói nhiều tới mức ai cũng phải đau đầu. Với tôi, MC truyền hình đã trở thành công việc mà chắc khi không nói được nữa tôi mới nghỉ.
Với Mai Ngọc, mỗi ngày đi làm là một ngày vui. - Trong hơn 10 năm làm nghề, sự cố nào chị không thể quên?
Là người cẩn thận, hơi nghiêm khắc và cầu toàn, tôi luôn chuẩn bị trước mọi tình huống có thể phát sinh trên sóng trực tiếp. Đến giờ rất may chưa có sự cố gì đáng để kể đến với tôi. Tôi cũng mong điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai.
Chồng phải hy sinh rất nhiều
- Dường như chị vượt qua căng thẳng, khó khăn, bận rộn nhờ tinh thần sống lạc quan?
Tôi luôn tâm niệm: “Hãy sống ngày hôm nay trọn vẹn như là ngày cuối cùng”. Vì vậy, mọi khó khăn chỉ là để ta đứng dậy và bước qua mà thôi.
Đương nhiên, ai cũng sẽ có những ngày mệt mỏi, stress, muốn trôi qua thật nhanh. Thay vì đau đầu, tôi chọn tập thể thao và gặp những người bạn. Những người tích cực sẽ giúp ta xem lại mọi việc với góc nhìn mới. Vậy nên, biết đâu khó khăn của hôm nay là động lực cho ngày mai?
Mai Ngọc đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề báo chí, truyền hình. - Nhiều bạn trẻ thích nhưng không phải ai cũng kiên trì với nghề, chị có lời khuyên nào với họ?
Không có công việc nào dễ dàng, truyền hình lại càng khắc nghiệt khi luôn đòi hỏi sự chính xác, mới mẻ nhưng không lệch khỏi những tiêu chuẩn nhất định. Vì vậy, phải chăm chỉ, kiên nhẫn, không ngừng học hỏi và chấp nhận thử thách mỗi ngày mới có thể theo đuổi, giống như các công việc khác.
- Được mệnh danh là hoa khôi của VTV, lại có chỗ đứng trong sự nghiệp, bí quyết của chị là gì?
Tôi đã bước qua tuổi 30, mọi thứ không thể như ngày tôi 23. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn cũng theo đó mà thay đổi. Ở độ tuổi này, tôi chỉ đặt ra tiêu chí hãy đẹp nhất ở độ tuổi của mình.
Tập luyện, ăn uống lành mạnh và hơn hết là sinh hoạt phù hợp với độ tuổi sẽ giúp tôi đáp ứng được sự khắt khe của công việc, cũng như sắp xếp được thời gian ở bên cạnh những người mình yêu thương.
- Ông xã là hậu phương để chị theo đuổi đam mê thế nào?
Người thân của người làm công việc tin tức, truyền hình phải hy sinh rất nhiều. Chúng tôi khó như những cặp vợ chồng bình thường khác. Công việc của tôi không có ngày nghỉ cố định, lịch trình làm việc lại theo bản tin trên sóng.
Chồng luôn ưu tiên mọi kỳ nghỉ hay đi du lịch của gia đình theo lịch của tôi. “Trời không chịu đất, thì đất phải chịu trời” như vậy mới vui vẻ, hạnh phúc được.
Ông xã doanh nhân luôn là người yêu chiều và ủng hộ sự nghiệp của Mai Ngọc. - Xây dựng hình ảnh một BTV vừa có năng lực, vừa đẹp về phần nhìn có phải hướng đi chị lựa chọn?
Đó luôn là 2 tiêu chí tôi hướng đến mỗi ngày. Ai cũng mong muốn có được 2 thứ đó nhưng không hề dễ dàng.
MC Mai Ngọc VTV đưa ra lời khuyên cho đàn ông 'ế' vợ"Các bạn trai chuẩn bị kết hôn, ngoài trang bị kiến thức chăm sóc gia đình, học một khoá chụp ảnh không hề thừa chút nào. Mấy bạn đang 'ế' cũng học để thêm kỹ năng giúp 'cưa' các bạn gái nhanh nhé", MC Mai Ngọc viết" alt="MC Mai Ngọc VTV: Chồng tôi hy sinh rất nhiều">
MC Mai Ngọc VTV: Chồng tôi hy sinh rất nhiều
-
" alt="Đề án 06 nơi miền biên viễn">Cán bộ Công an huyện Mường Nhé thực hiện định danh điện tử cho người dân bản Sen Thượng, xã Sen Thượng. Đề án 06 nơi miền biên viễn
-
- Nhằm phục vụ nhu cầu ôn luyện cho Kỳ thi Trung học Phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2017 của đông đảo học sinh cả nước, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã cập nhật cho Cổng luyện thi Quốc gia tại địa chỉ http://thiquocgia.vn. Trong mùa thi 2016, đã có hơn 200 ngàn lượt thí sinh trong cả nước đã làm đề luyện tập hoặc đăng ký tham dự 12 kỳ thi thử được mở hàng tuần trên trang web.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có những thay đổi đáng kể. Về định dạng đề thi, ngoại trừ Ngữ văn, các môn thi còn lại, gồm cả Toán, đều là hình thức trắc nghiệm. Về cách thi, thí sinh sẽ lựa chọn giữa Khoa học tự nhiên gồm Lý, Hóa, Sinh hoặc Khoa học xã hội gồm Sử, Địa, Giáo dục công dân và thi cả ba môn trong cùng một buổi.
Về phân bổ kiến thức, đề thi năm 2017 sẽ chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 với cấu trúc đề thi và số lượng câu hỏi có những điều chỉnh so với năm trước.
Những điểm đổi mới này tạo ra khá nhiều bỡ ngỡ trong việc luyện thi đối với cả học sinh và giáo viên. Đồng thời nguồn đề thi tham khảo có sẵn cũng rất hạn chế.
Đáp ứng những thay đổi của năm 2017, thiquocgia.vn đã bổ sung đầy đủ ngân hàng đề cho cả 8 môn trắc nghiệm với định dạng đề thi bám sát cấu trúc đề mẫu mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố.
Cổng luyện thi Thiquocgia.vn cung cấp hai dịch vụ cơ bản là Luyện thi và Thi thử, cho 8 môn thi trắc nghiệm là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Toàn bộ nội dung đều do hội đồng cố vấn chuyên môn gồm các giáo viên và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên tập và hiệu đính, bám sát chương trình và cập nhật theo những điều chỉnh mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các kỳ thi thử được tổ chức đều đặn hàng tuần từ tháng 1 đến tháng 6 với đề thi chung. Thí sinh được trải nghiệm cảm giác giống thi thật khi phải hoàn thành bài trong đúng thời gian quy định, và chỉ biết được đáp án sau khi kỳ thi kết thúc.
Đặc biệt, các sỹ tử có thể so sánh kết quả tương quan để nắm được năng lực thực tế của mình, qua đó giúp đưa ra quyết định tốt nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Kỳ thi đầu tiên được mở từ nay tới ngày 21/2 và hoàn toàn miễn phí.
Dịch vụ Luyện thi cho phép làm đề mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, từ máy tính, máy tính bảng hay smartphone, giúp học sinh tập dượt và quen với thi cử. Các đề thi cùng môn có độ khó và cấu trúc tương đương, đảm bảo tính tin cậy của điểm số. Đáp án và giải thích cho từng câu được công bố ngay sau khi nhấn “nộp bài”.
Cùng với đó, hệ thống cũng tự động đưa ra những chỉ dẫn ôn tập thông qua phân tích kết quả bài làm của học sinh, giúp các em lấp các lỗ hổng kiến thức nhanh và hiệu quả.
Trên Cổng luyện thi cũng có các nội dung bổ trợ khác như Kho sách điện tử và tài liệu ôn thi của NXB Giáo dục cùng hàng chục ngàn bài tập chuyên đề cũng như những tin tức cập nhật nhất về mùa thi 2017.
Thu Hằng
" alt="Cổng luyện thi THPT quốc gia hữu ích cho thí sinh">Cổng luyện thi THPT quốc gia hữu ích cho thí sinh
-
Kèo vàng bóng đá Atalanta vs Bologna, 03h00 ngày 5/2: Chủ nhà ‘tạch’
-
Dàn người chơi 'La cà hát ca' gồm Ngô Kiến Huy, Jun Phạm, Trung Quân, Myra Trần và Backa. Tại sự kiện, Myra Trần xúc động và bất ngờ khi nhìn lại những hình ảnh tập 1. Khi còn ở Mỹ, ca sĩ từng mong được tham gia những chương trình thực tế ở Việt Nam và trải nghiệm khám phá đất nước. La cà hát calà chương trình đầu tiên Myra Trần tham gia, dù trong tâm thế sẵn sàng nhưng cô rất lo lắng và áp lực khi bước vào cuộc chơi. Cô từng sợ không hoà nhập được với đồng đội, đặc biệt là Ngô Kiến Huy và Jun Phạm.
Myra Trần là thành viên nữ duy nhất của 'La cà hát ca'. Myra Trần là thành viên nhỏ tuổi nhất nên có biệt danh “bé út” và được Ngô Kiến Huy, Trung Quân, Jun Phạm động viên tinh thần. Ngô Kiến Huy chia sẻ anh và Jun Phạm đã tham gia nhiều show truyền hình thực tế nên có kinh nghiệm. Anh biết cần tiết chế năng lượng và hỗ trợ các bạn trẻ để họ có thể tỏa sáng.
Ngô Kiến Huy và Jun Phạm được gọi các thành viên còn lại là “anh cả và anh ba”. Chủ nhân ca khúc Dừng yêu kể lại thời gian đầu rất ngại đứng chung với những người có kinh nghiệm như Ngô Kiến Huy và Jun Phạm. Tuy nhiên, mỗi ngày trôi qua với những hành trình mới, cô thấy may mắn, trưởng thành hơn, học thêm rất nhiều kinh nghiệm từ các thành viên.
Myra Trần bộc bạch khi tham gia các thử thách khó, trải nghiệm nét văn hoá cùng người dân, cô nhận ra cần nỗ lực nhiều hơn. "Tôi nghĩ đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của tôi ", cô khẳng định.
Theo tiết lộ từ chương trình, Myra Trần là thành viên nữ duy nhất vượt qua vòng casting để tham gia La cà hát ca. Các thành viên còn lại cũng được phỏng vấn kỹ lưỡng.
Chương trìnhLa cà hát caphát sóng tập đầu tiên vào lúc 21h15 ngày 26/6/2023 trên kênh HTV7.
Phước Sáng
'Lady Mây' Myra Trần phủ nhận mua giải và được ưu ái ở 'Ca sĩ mặt nạ'Chiều 21/11, trong buổi họp báo ra mắt MV “Tình yêu đến sau”, Myra Trần đã chia sẻ với VietNamNet về những thông tin cho rằng nữ ca sĩ mua giải, được BTC ưu ái." alt="Lý do Myra Trần áp lực, ngại đứng chung với Ngô Kiến Huy và Jun Phạm?">
Lý do Myra Trần áp lực, ngại đứng chung với Ngô Kiến Huy và Jun Phạm?