Nhận định, soi kèo Istiklol vs Persepolis, 22h00 ngày 14/9
(责任编辑:Thế giới)
- Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Aizawl, 20h30 ngày 3/2: Cửa trên ‘tạch’
- Phở Hà Nội và phở Nam Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm 9/8. Dù còn nhiều tranh luận, hai địa phương đều được coi là "nơi khai sinh" của phở. Tuy nhiên, phở ở mỗi nơi đều có những điểm khác biệt.
- Độc giả Thu Quỳnh
Kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T) cho biết có nhiều cách để làm sạch tường bếp bị ố vàng vì dính vết dầu mỡ lâu ngày.
Cách thứ nhất: vệ sinh với giấm ăn. Bạn hãy pha khoảng 200 ml giấm với nước ấm, thoa dung dịch lên tường bếp, sau đó dùng khăn nhúng với nước ấm pha xà phòng để lau sạch. Cách này có thể áp dụng cho tường ốp gạch và tường sơn.
Cách thứ hai: dùng dầu ăn để xử lý các vết bẩn không tan được trong các chất tẩy thông thường. Bạn đổ một ít dầu ăn ra bát, nhúng khăn vào dầu rồi chà trực tiếp lên vết dầu mỡ bám dính lâu ngày. Sau đó lau sạch một lần nữa bằng khăn nhúng nước rửa bát pha loãng.
Cách thứ ba: dùng baking soda. Bạn hãy rắc baking soda lên khu vực bám nhiều dầu mỡ và để khoảng 5 phút. Sau đó, dùng khăn nhúng nước ấm để lau sạch.
" alt="Làm sạch vết ố vàng từ dầu mỡ trên tường bếp" />Làm sạch vết ố vàng từ dầu mỡ trên tường bếp - Trong việc dạy con, đặc biệt là với trẻ nhỏ, mỗi ông bố bà mẹ lại có một cách dạy dỗ riêng. Ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng hiểu con mình để có cách dạy dỗ đúng đắn.
Ảnh minh họa.(Nguồn: Afamily) Tôi có một con gái nhỏ đang học lớp 4. Tuy có tính hiếu động và khá nghịch ngợm, nhưng chưa bao giờ cháu phải làm bố mẹ phiền lòng. Ở trường, cháu rất hòa đồng cùng các bạn và được thầy yêu, bạn mến. Mỗi tối, vợ chồng tôi thường hỏi cháu về ngày học ở trường có điều gì đặc biệt, được điểm số bao nhiêu, con có chuyện gì vui không… nhằm lắng nghe những tâm sự, suy nghĩ của cháu.
Một ngày, đi học về, cháu kể với bố rằng: “Bố ơi, hôm nay bạn Nam hay vuốt tóc và ngửi tóc con”. Nghe vậy, anh liền mắng cháu: “Sao con lại để bạn làm vậy? Bạn ấy ngồi đằng sau con hả? Ngày mai bố sẽ xin cô giáo chuyển con sang chỗ ngồi khác. Bố cấm con chơi cùng bạn ấy nữa”. Nghe vậy, con bé òa khóc và chạy ra ngoài. Tôi hơi bất ngờ về cách cư xử nóng vội của anh. Việc các bé tiểu học có cảm tình với nhau, nói thích nhau, viết thư tình… được đưa lên báo không khỏi làm chồng tôi lo lắng, biết đâu con mình không phải là ngoại lệ.Tôi ra dỗ dành con và hỏi dò xem có phải bạn Nam có cảm tình gì với con gái mình không. Hai mẹ con ngồi tâm sự như hai người bạn. Sau một hồi nghe đầu đuôi sự việc và chắp nối lại, tôi mới nhận thấy rằng, thì ra: “Bạn ấy khen hôm nay tóc con thơm nên bạn ấy cứ thích nghịch. Bạn còn hỏi con dùng dầu gội gì, nhưng đó là tên tiếng Anh nên con không nhớ”.
Tôi phì cười, trẻ con nhạy cảm hơn chúng ta vẫn tưởng. Quả thật ngày hôm qua, tôi có mua một chai dầu gội đầu khác loại cũ, bạn của cháu đã phát hiện ra khi thấy tóc bạn mình thơm hơn bình thường. Sự việc chỉ vô cùng đơn giản như vậy nhưng suýt nữa chúng tôi đã mắng nhầm cháu. Chồng tôi sau khi hiểu ra, chỉ biết thốt lên rằng: “Anh đã nóng vội quá. Từ lần sau, việc tâm sự với con anh giao cho em đấy”.
Ngày hôm sau, vẫn sự việc ấy, con gái tôi mang sang kể với bà ngoại nhằm khoe về mái tóc của mình được các bạn khen. Nhưng cũng giống như chồng tôi, khi nghe được một nửa câu chuyện, bà đã mắng cháu khiến cháu bé giận và vùng vằng bỏ về, kèm theo đó là lời nói: “Lần sau, cháu không kể chuyện với bà nữa”.
Từ sự việc nhỏ như vậy, tôi rút ra một điều: Hiểu con cái không phải là điều dễ dàng. Đó phải là một quá trình vừa làm cha mẹ, vừa làm bạn với con, để lắng nghe và thấu hiểu con. Tuy nhiên, đôi khi, vì trẻ con thường không biết cách kể chuyện mạch lạc và có đầu có cuối như người lớn, cộng thêm suy nghĩ chủ quan, không tìm hiểu kỹ sự việc của các bậc bố mẹ, chúng ta đã vô tình làm tăng khoảng cách với con cái. Hậu quả là: “Con sẽ không kể chuyện gì cho bố mẹ nữa”. Khi đó, việc quản lý và dạy dỗ con khó khăn hơn rất nhiều. Đây chỉ là một bài học nhỏ của tôi. Hi vọng rằng mỗi ông bố bà mẹ khi đọc bài viết này sẽ rút ra kinh nghiệm của riêng mình.
" alt="'Con sẽ không kể chuyện gì cho bố mẹ nữa'" />'Con sẽ không kể chuyện gì cho bố mẹ nữa' - Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 0h00 ngày 3/2: Derby màu xanh
- Bi kịch sau bản giám định 'không phải con bố, chẳng phải con mẹ'
- Sự thật kinh hoàng trong ngày cưới
- Thư mẹ gửi con trai về cách chọn vợ
- Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
- Chi trăm triệu đồng độ BMW series 3 lên đời mới
- 'Nếu thông minh thì người vợ có chồng giỏi đừng nên ghen tuông!'
- Nỗi lòng tê tái của người mẹ có con gái mới chào đời không xinh
-
Nhận định, soi kèo Llaneros vs Union Magdalena, 8h30 ngày 4/2: Cơ hội phục thù
Chiểu Sương - 03/02/2025 18:00 Nhận định bóng ...[详细] -
Ai bảo đào hoa thì không thể giữ mình?
Phút đầm ấm của vợ chồng NSND Thế Anh - NS Thu Hằng.
Đẹp trai, tài hoa - NSND Thế Anh từng khiến không ít khán giả nữ say mê, cả trên màn ảnh lẫn ngoài đời. “Gặp phụ nữ đẹp, người ta lại mê mình nữa, ai mà không động lòng, tôi cũng thế thôi. Nhưng tôi luôn xác định, mình được sinh trong một gia đình gia giáo, phải cố gắng sống chuẩn mực, tốt cho bản thân và còn làm gương cho các con. Ông nào làm bố mà đánh mất niềm tự hào trong mắt con cái, là toi rồi” - ông cười, răng khểnh vẫn duyên, mặt vẫn rạng ngời dù đã ở tuổi 76.
“Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”
Vợ ông, nghệ sĩ Thu Hằng bưng ấm trà, nở nụ cười hiền chào khách. Thế hệ trẻ ít biết, nghệ sĩ Thu Hằng từng là diễn viên kịch tài năng của VN, một trong hai nghệ sĩ VN đoạt huy chương vàng tại một liên hoan kịch ở Liên Xô (cũ). Xinh đẹp, tài năng và đang là nhân vật “vedette” ở Nhà hát kịch trung ương, nhưng bà quyết định lui về làm hậu phương cho chồng, sau khi kết hôn (năm 1968) không lâu. Từ một “bông hoa” lung linh trên sân khấu, bà quay lại với vai trò người vợ đảm trong thời đất nước khó khăn. Ông lại là nghệ sĩ gần như tôn thờ nghệ thuật, nhiều khi đến mức cực đoan. Ông chỉ nhận những vai ông thấy có thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, chứ không quan tâm đến tiền bạc. Ông “đi mây về gió”, không năng động trong việc làm thêm cái này cái kia để đỡ đần kinh tế cho vợ. Một tay bà thu vén tất cả.
Bà kể tủi: “Tôi cũng phải biết ý để bảo vệ hình ảnh cho chồng. Từ những phim khởi đầu sự nghiệp của ông ấy như Nổi gió (năm 1966), Thế Anh đã rất nổi tiếng. Tôi chẳng dám để một tài tử điện ảnh lo chuyện bếp núc. Xe đạp ông ấy xịt lốp, tôi cũng phải đi vá, để ông ấy vác xe đi, người ngoài phố thấy hình ảnh đó thì không được”. Chi tiết nhỏ nhưng cho thấy bà Thu Hằng đã vất vả thế nào khi làm vợ “người của công chúng”.
Bà kể tiếp một kỷ niệm vui: “Thời hai vợ chồng còn công tác ở Nhà hát kịch Trung ương, có một cô gái trẻ mê ông Thế Anh. Cô ấy đề nghị thẳng “Chị nhường Thế Anh cho em được không?”. Tôi bình tĩnh bảo: Được, nhưng chị nói trước với em, làm vợ Thế Anh thì phải cơm nước thế này, thuốc thang thế kia, tính khí ông ấy thế nọ. Kể một lúc, cô gái kia “chạy mất dép”. Chuyện này không ít đồng nghiệp với chúng tôi thời đó biết. Mỗi lần kể lại, ai cũng buồn cười. Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”.
Nghe vợ kể chuyện, Thế Anh cười vang, kể thêm, một lần ông đi công tác ở miền Tây Nam bộ, có đôi vợ chồng trẻ cứ nằng nặc mời cho bằng được ông về nhà họ ăn tối rồi nghỉ qua đêm. “Nể quá, tôi cũng về. Nhưng tôi chợt nhận ra có dấu hiệu bất ổn. Khi anh chồng vắng nhà, cô vợ xinh xắn bày biện cơm nước, ăn mặc khá gợi cảm, cứ đi qua đi lại, buông lời bông đùa như tỏ ý khiêu khích. Tôi quyết định từ biệt đi ngay”. Ông lại hài hước: “Không đi sớm là toi rồi. Ai mà biết được con quỷ trong con người mình trỗi dậy lúc nào”.
Đầy đặn một chữ tình
Năm 1986, gia đình NSND Thế Anh vào TP.HCM. Nhà nội khá giả nên cho ông tiền mua được căn nhà ở quận 10. Ông vẫn tiếp tục hết lòng vì nghệ thuật, chẳng màng đến tiền bạc. Ông bảo: “Tôi cứ sợ vợ nói nhà hết gạo, bắt tôi phải đi tấu hài để kiếm tiền thì nguy. May là bà nhà tôi giỏi, lo được hết”.
Để chồng không phải bận tâm đến chuyện “nhà còn gạo hay hết gạo”, bà đi dạy múa, dạy trang điểm. Có những quãng thời gian, hai con trai đến tuổi ăn tuổi học, bà phải làm ngày làm đêm. Đến nay, hai người con trai của ông bà đã thành đạt, một người học cao, đỗ đạt, đang làm việc ở Pháp, một người làm việc trong ngành hàng không VN.
Sau gần 50 năm chung sống, hạnh phúc của bà là lặng lẽ đón nhận những thành công của chồng. Phòng khách nhà ông được trưng bày kín hình ảnh của các bộ phim mà ông tham gia, khiến người lần đầu đến dễ... ngợp. Tranh thủ lúc ông ra sau lấy nước châm trà, bà “nói xấu” chồng: “Ông ấy cũng gia trưởng lắm, chiều ông ấy mà phát mệt. Được cái bây giờ ông ấy ít đóng phim, có thời gian ở nhà phụ vợ”. Dạo này đôi chân ông hơi yếu, đi tập tễnh. Ông cười xuề xòa: “Lớn tuổi rồi, như chiếc xe cũ, bữa thì xịt lốp, bữa thì xì nhớt ấy mà. Tôi cũng không ngại mấy việc linh tinh ở nhà, đôi khi tôi như “dao pha”, gặp gì làm nấy, từ rửa bát đến lau nhà, chẳng nề hà gì. Vợ vất vả cả đời rồi, giờ mình muốn đỡ đần vợ đôi chút lại không còn nhiều sức”.
Tuổi 70, bà Thu Hằng hoạt bát, tháo vát. Ngoài việc chăm chồng, bà vẫn sắp xếp thời gian đi dạy khiêu vũ ngoài công viên mỗi ngày. Hỏi bà có tiếc vì đã hy sinh một đời nghệ thuật vì chồng con, bà nhẹ nhõm: “Chẳng tiếc. Nếu tôi theo nghệ thuật thì khó giữ gia đình, khó chăm con. Tất nhiên, tôi cũng buồn vì tôi vốn có máu nghệ sĩ nhưng vì hạnh phúc gia đình, phải đánh đổi thôi”.
Ông “tổng kết” vui: “Nghề diễn viên ấy mà, nhạy cảm lắm. Tính ra tôi đã ôm người đẹp từ Bắc chí Nam cả ba thế hệ trên… phim rồi ấy chứ, nhưng chữ tình nặng lắm, nó là cái phanh giúp tôi giữ được mình. Ai bảo đào hoa thì không giữ được mình nào? Cái chính là anh có quyết tâm giữ hay không thôi”.
Câu nói hơi “quá đà” của ông khiến bà thoáng "bối rối", lấy cớ đi nấu cơm để bỏ ra sau. Ông lại cười: “Bà nhà tôi thế đấy, biết cách xuất hiện và biết cách rút lui để giữ hình ảnh đẹp cho chồng. Xưa nay vẫn vậy, không yêu sao được?”.
Trò chuyện với ông, có lẽ nhiều người sẽ thấy NSND Thế Anh không chỉ là bậc thầy về chuyên môn cho các thế hệ diễn viên đàn em, đàn cháu, mà còn là bậc thầy về việc giữ hạnh phúc gia đình cho nhiều người học hỏi, trong đó có... tôi!
(Theo Phunuonline)" alt="Ai bảo đào hoa thì không thể giữ mình?" /> ...[详细] -
Những chuyến xe ‘chở yêu thương’ tiếp sức y bác sĩ tuyến đầu chống dịch
Những chuyến xe tất bật “chở yêu thương” tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch “Thương lắm y bác sĩ tuyến đầu”
Sáng 19/8, như thường lệ, nhiều ô tô tải đã chờ sẵn ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM (Quận 1, TP.HCM) để chuyển hàng đến các bệnh viện, khu vực phong tỏa. Ăn vội bữa sáng, cán bộ, lái xe, tình nguyện viên tất bật chất hàng lên xe.
Đứng giữa kho hàng, bà Hoàng Mai Quỳnh Hoa, Chánh Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM nhễ nhại mồ hôi, kiểm tra, điều phối hàng chất lên từng xe theo đúng số lượng. Bà Hoa cho biết, từ ngày dịch bùng phát đến nay, kho lúc nào cũng đầy ắp rau củ quả, nước uống, sữa, thiết bị y tế... do các địa phương, doanh nghiệp ủng hộ thành phố.
“Kể sao hết những ân tình dành cho TP.HCM vào thời điểm khó khăn này, có những chuyến hàng lên tới hàng nghìn tấn. Chúng tôi chỉ còn biết cố gắng phân phối thật nhanh, đến đúng người dân và các đơn vị đang cần để hỗ trợ họ sớm vượt qua đại dịch”, bà Hoa nói.
Sáng sớm, anh Hoàng Thế Mạnh (23 tuổi, TP.Thủ Đức) cùng hơn 10 tình nguyện viên tất bật vận chuyển hàng hóa lên xe để chở đến 30 bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu ở các quận, huyện TP.HCM Cũng theo bà Hoa, chuyến hàng gần nhất là 1.000 thùng sữa tươi sạch và 1.000 thùng trà tự nhiên TH true TEA tốt cho sức khỏe (tổng cộng 72.000 sản phẩm) do Tập đoàn TH gửi tặng sẽ được chuyển tới các bệnh viện tuyến đầu một cách nhanh nhất để tiếp sức cho các y bác sĩ.
Mồ hôi ướt áo vì tất bật chuyển hàng lên xe, anh Hoàng Thế Mạnh (23 tuổi, TP.Thủ Đức), nhân viên một công ty nội thất nhưng tham gia làm tình nguyện viên chở hàng được 4 ngày, mong muốn góp một chút sức lực vào công cuộc chống dịch. Chuyến hàng ngày 19/8 là chuyến đầu tiên anh Mạnh tham gia tiếp sức các y bác sĩ tuyến đầu.
“Công việc mình làm chỉ là rất nhỏ so với các y bác sĩ đang chiến đấu giành lại sự sống cho nhiều bệnh nhân. Mình rất thương họ và cũng rất vui khi tham gia chở những chuyến xe mang theo tình cảm yêu thương của rất nhiều người đến với các y bác sĩ. Nhìn họ mình cũng tự nhủ, sẽ tình nguyện chở hàng đến hết dịch”, anh Mạnh trải lòng.
Những ly trà yêu thương
Trong buổi sáng, hàng chục chuyến xe đã toả đi khắp các quận, huyện tại TP.HCM. Trong đó, xe bán tải của anh Huỳnh Ngô Đồng chở 60 thùng trà xanh tự nhiên đến hai bệnh viện ở quận Bình Thạnh.
Đoàn xe chở 1.000 thùng trà xanh vị chanh TH true TEA (tương đương 24.000 sản phẩm) - món quà của Tập đoàn TH gửi tới các bệnh viện tuyến đầu thành phố Anh Đồng đã có kinh nghiệm tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm đến những con hẻm phong tỏa cho người khó khăn, chở đội phun khử khuẩn, mang cơm đến các chốt kiểm soát, chở hàng đến bệnh viện dã chiến...
Anh Đồng không thể đếm hết được số chuyến xe đã chở, chỉ biết “mỗi ngày thức dậy lúc 6 - 7 giờ sáng, làm đến tối khuya thì về”.
10 giờ sáng, xe anh Đồng dừng trước cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ở quận Bình Thạnh. Một nữ điều dưỡng và một bảo vệ tại đây nhanh chóng ra nhận hàng. Anh Đồng giúp họ chuyển 30 thùng trà xanh tự nhiên vào nơi tập kết, chờ chuyển đến tận tay các bác sĩ, nhân viên y tế.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Ái (37 tuổi) đang công tác tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ở quận Bình Thạnh Điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Ái (37 tuổi) đang công tác tại đây cho biết, chị thực sự xúc động và thấy ấm lòng trước tình cảm của cộng đồng dành cho y bác sĩ.
“Bệnh viện này thành lập từ ngày 1/8, đến nay rất nhiều chuyến hàng đã gửi tặng đến chúng tôi”, chị Ái chia sẻ.
Chị Ái tham gia công tác điều trị Covid-19, nỗi nhớ chồng, nhớ con, ngày nối ngày cứ dài đằng đẵng. Mỗi ngày, con trai 7 tuổi đều gọi điện thoại động viên mẹ khiến chị không kìm được nước mắt. Chị Ái hy vọng dịch bệnh sớm qua để không còn ai phải khổ nữa.
Nhận những chai nước trà tự nhiên thanh mát được trao tặng, BS. Vũ Biên Luận, Đội trưởng Đội hậu cần Bệnh viện dã chiến thu dung Số 5 (khu chung cư Thuận Kiều Plaza, Q.5, TP.HCM), cũng cho biết, bản thân anh và các y bác sĩ ở đây đều rất trân trọng những tình cảm, những sự hỗ trợ, tiếp sức dù là nhỏ nhất.
“Chúng tôi luôn cố gắng làm hết sức công việc của mình và xem đây là trách nhiệm mà mình phải làm, mong cùng thành phố sớm chiến thắng Covid-19”, anh Luận nói.
BS. Vũ Biên Luận - Đội trưởng Đội hậu cần bệnh viện dã chiến thu dung số 5 (khu chung cư Thuận Kiều Plaza, Q.5) đại diện nhận 40 thùng trà tự nhiên TH true TEA Trời đã trưa, nhiều chuyến xe vẫn tiếp tục lăn bánh, chở yêu thương đi khắp các ngả đường thành phố…
Cao An
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 tới nay, Tập đoàn TH cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã chung tay đóng góp kịp thời các sản phẩm và thiết bị y tế trị giá 90 tỷ đồng cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Trong đợt tặng sản phẩm mới nhất - 72.000 ly sữa tươi và đồ uống tốt cho sức khỏe của Tập đoàn TH - có sản phẩm mới ra mắt: Trà tự nhiên TH true TEA. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, TH true TEA giàu chất chống oxy hóa, giàu các hoạt chất giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức khỏe.
-
Vietcombank đồng hành Vietnam ESG Challenge 2024
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tổ chức cuộc thi Vietnam ESG Challenge 2024. Vietcombank tham gia chương trình với vai trò là nhà tài trợ vàng.Đại diện nhà băng cho biết, việc đồng hành cùng cuộc thi lần này thể hiện trách nhiệm xã hội, khẳng định cam kết của đơn vị đối với sự phát triển bền vững và quản trị ESG tại Việt Nam. Qua đó, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh, có trách nhiệm.
...[详细] -
Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
Hồng Quân - 02/02/2025 19:40 Nhận định bóng đ ...[详细] -
Ngày Valentine: Chẳng có gì xấu khi đòi hỏi điều mình muốn
Sau khi cưới, dường như các cặp vợ chồng mặc định họ không còn là tình nhân và 5 năm sau thì Valentine đã nhàn nhạt mất rồi! Khi yêu nhau, tặng hoa là nhu cầu và vài năm sau khi cưới nó trở thành thói quen.Thuê “người yêu” đi chơi Valentine" alt="Ngày Valentine: Chẳng có gì xấu khi đòi hỏi điều mình muốn" /> ...[详细] -
Nỗi thống khổ của chàng trai thừa kế hàng tỷ USD ở tuổi 23
Kể từ khi sinh ra đời, cuộc sống của vị thiếu gia Tyler Huang đã phủ đầy trong nhung lụa. Chỉ cần muốn bất cứ thứ gì, Tyler Huang đều dễ dàng sở hữu chúng chỉ trong nháy mắt. Vị thiếu gia người Singapore này đang có cuộc sống mà biết bao nhiêu người thèm khát, có thể ăn thịt bò hảo hạng wagyu mỗi ngày, tiền tiêu không phải nghĩ.Trong khi bạn bè cùng trang lứa đang chật vật với gánh nặng cơm áo gạo tiền thì Tyler Huang đã cùng bố tham gia vào thương vụ mua lại một câu lạc bộ bóng đá ở Anh. Tuy nhiên, chẳng ai ngờ rằng, Tyler Huang lại đang chán ghét cuộc sống giàu có này.
"Sự thật là mọi chuyện chẳng tốt đẹp như vậy đâu. Tiền chỉ có thể giải quyết được những vấn đề bên ngoài nhưng không thể khắc phục được những vấn đề bên trong. Mọi người nói tôi may mắn vì có nhiều tiền. Tôi biết mình đang sống một cuộc đời mà nhiều người mơ ước nhưng thật là sai lầm khi đánh giá một con người chỉ dựa vào số tiền dày hay mỏng", Tyler Huang cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Vice.
Cuộc sống vạn người mơ
Vào đầu năm nay, sau khi cha mẹ qua đời, Tyler trở thành tỷ phú ở tuổi 23 khi được thừa kế khối tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, nếu như gặp Tyler ngoài đời thì sẽ chẳng ai nhận ra nam thanh niên này lại là một tỷ phú giàu nứt đố đổ vách. Anh ăn mặc như bao bạn bè trang lứa với đôi dép Crocs, trang phục phóng khoáng và chỉ chăm chăm vào điện thoại.
Tyler lớn lên ở Knightsbridge, London trong một căn biệt thự nhìn ra Công viên Hyde. Xung quanh anh là đội ngũ người giúp việc, quản gia và bảo mẫu hùng hậu. Tyler hầu như dành cả tuổi thơ ở trong biệt phủ xa xỉ với máy bay tư nhân, hệ thống camera an ninh khắp nơi và đội vệ sĩ hùng hậu bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ bị bắt cóc. Các tài xế của Tyler cũng được huấn luyện để đối phó với bọn tội phạm và cha anh hoàn toàn có thể sắp xếp một đoàn tùy tùng chỉ để đi mua kem cho anh.
Tyler kể lại: "Khi còn nhỏ tôi ít khi chơi đồ chơi. Bố có một bộ sưu tập xe hơi nên tôi hay dành thời gian để chơi với những chiếc xe cổ". Tyler bắt đầu nhận thức được sự khác biệt của mình sau khi biết bố mẹ phải sai người điều tra lý lịch của tất cả những người bạn anh chơi cùng.
Khi lớn hơn một chút, trong ví của Tyler lúc nào cũng có 2 thẻ AMEX Centurion - loại thẻ tín dụng xa xỉ bậc nhất thế giới. Một chiếc do mẹ anh đưa để dùng trong trường hợp khẩn cấp, chiếc còn lại là do bố cho anh để tiêu vặt. Đây dường như là đặc quyền mà bất cứ người nào cũng thèm khát có được nhưng với Tyler thì không.
"Tôi ước giá như mình không lớn lên với những tấm thẻ đó để biết quý trọng tiền bạc và nhiều thứ khác. Tôi nhớ có một lần khi tôi 16 tuổi, bố gọi tôi dậy vào buổi sáng để trêu tôi về khoản tiền tôi vừa tiêu đêm qua. Tôi không nhớ nhiều về nó vì đã say khướt, sau đó bố kể là tôi vừa thuê một chiếc du thuyền ở tận Bangkok.
Bạn nghĩ rằng khi còn là một đứa trẻ, việc không bao giờ phải nhìn vào bảng giá là điều tuyệt vời. Không đâu, nó thực sự khá đáng sợ", Tyler cho hay.
Nỗi khổ không ai thấu
Sinh ra trong gia đình giàu có, bố mẹ Tyler xác định giá trị của con cái bằng thành tích chúng đạt được ở trường. Ngay từ khi còn nhỏ, Tyler được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ và trầm cảm. Tuy nhiên, mẹ cậu lại nghĩ rằng đây là dấu hiệu của thiên tài chứ không phải vì Tyler gặp tổn thương trong tâm lý.
Sau khi được chẩn đoán tự kỷ, Tyler được gia đình gửi đến học tại ngôi trường tư thục đắt đỏ nhất thế giới Institut Le Rosey ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên, cậu không đạt được kết quả như cha mẹ kỳ vọng.
Tyler lại lại bị đưa về học trường nội trú Anglo Chinese School ở quê nhà Singapore - ngôi trường xuất hiện trong phim Crazy Rich Asians. Dựa vào quyền lực và sức mạnh của đồng tiền, Tyler dễ dàng được nhập học mà không cần trải qua kỳ thi hay xét tuyển nào. Dẫu vậy, tình trạng bệnh trầm cảm của cậu vẫn không có dấu hiệu khả quan hơn.
Nhà tâm lý học Suniya Luthar tại Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, rất nhiều gia đình thuộc tầng lớp giàu có có xu hướng che giấu bệnh trầm cảm và các căn bệnh sức khỏe tinh thần của mình. Một phần lý do là họ không muốn tin điều đó, một phần là vì sợ cảm giác xấu hổ.
Sau khi học xong trung học, Tyler đi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Singapore. Nhưng 1 năm sau, bác sĩ phát hiện một khối u ở thùy trán trái của anh và Tyler phải xuất ngũ theo quy định. Khi anh kể việc mình bị khối u có thể di căn thành ung thư cho bạn bè, ai cũng tin rằng đây là cách "lách luật" gia đình anh sử dụng để trốn nghĩa vụ quân sự mà thôi.
Bi kịch của nhà giàu
Sau khi xuất ngũ, Tyler cuối cùng cũng tìm được niềm đam mê của mình trong lĩnh vực kiến trúc. Trong quá trình theo đuổi ước mơ, sức khỏe tinh thần của anh được cải thiện rõ rệt. Đến lúc này, vị thiếu gia mới bắt đầu cảm nhận được ý nghĩa thật sự của hai từ "hạnh phúc", điều mà từ trước đến nay những chiếc thẻ đen chứa một núi tiền cũng không mang lại được cho anh.
Thế nhưng chẳng bao lâu, bi kịch liên tiếp ập đến với Tyler Huang. Năm 2017, anh trai Tyler qua đời sau một tai nạn. Năm 2020, mẹ anh cũng qua đời vì ung thư. Đến tháng 2 năm nay, bố Tyler cũng ra đi vì gặp tai nạn giao thông.
Tyler phải từ bỏ sự nghiệp kiến trúc bởi sức khỏe không cho phép khi bản thân anh cũng đang mang trong mình căn bệnh quái ác. Căn bệnh ung thư của bản thân anh cũng đang ở giai đoạn cuối, dù anh đã sống quá thời hạn 5 năm mà bác sĩ ước tính ban đầu.
Hiện tại, bệnh trầm cảm của vị tỷ phú trẻ này đang trong giai đoạn trầm trọng nhất. Mỗi ngày trôi qua, anh vẫn sống cuộc sống xa hoa với quần áo đẹp, đồ ăn thượng hạng. Nhưng sâu bên trong tâm hồn, chàng trai trẻ ấy luôn cảm thấy khốn khổ, đau đớn, cô đơn và trống rỗng.
Trong mắt Tyler, mẹ là một người nghiêm khắc luôn đặt ra kỳ vọng với mình, còn bố anh giống như một "cây ATM di động". Đến bây giờ, khi gia đình không còn ai ở bên, anh nhận ra tất cả những gì mình cần hóa ra không phải là những thứ xa xỉ, những tờ tiền giá trị mà là những cái ôm từ bố mẹ và sự quan tâm, ấm áp từ họ. Nhưng đáng buồn thay, anh chưa bao giờ có được.
Suốt quá trình trưởng thành, anh vẫn quen với việc che giấu đi cảm xúc thật của mình, chui vào trong vỏ bọc và cố tìm quên trong những cuộc chơi của con nhà giàu. Nhưng kể từ khi lần lượt mất đi mọi người thân, trái tim Tyler vỡ vụn và thậm chí còn giả vờ như thể bố mẹ mình chỉ đang đi nghỉ dưỡng đâu đó mà thôi.
Nhưng ngay cả đến bây giờ, Tyler cho biết khi tâm sự về bệnh trầm cảm với bạn bè, mọi người đều không tin anh. Không ai tin được rằng một người được sống trên núi tiền, từ nhỏ đến lớn phủ đầy nhung lụa lại có thể thấy buồn bã, trầm uất như vậy.
"Tôi thích những món đồ đắt tiền, nhưng làm sao có thể xây dựng một mối quan hệ có ý nghĩa với chiếc áo Givenchy hay siêu xe chứ? Tôi rất cô độc, lúc nào cũng vậy", tỷ phú trẻ thống khổ nói.
Theo Gia đình và Xã hội
Giới thượng lưu ảo ở Dubai
Từng là mảnh đất cằn cỗi ở rìa sa mạc, Dubai giờ đây trở thành thỏi nam châm thu hút các ngôi sao mạng xã hội, được mệnh danh là "vùng đất Instagram".
" alt="Nỗi thống khổ của chàng trai thừa kế hàng tỷ USD ở tuổi 23" /> ...[详细] -
Dựng lại nếp nhà trong những ngày giãn cách
Ngột ngạt, bất hòa khi ở nhà cả ngàyHôm nghe dì tôi kể, những ngày này gia đình anh họ ngày nào cũng cãi vã suốt khiến ai cũng bất ngờ. Bởi lâu nay, gia đình anh có tiếng nề nếp, là kiểu mẫu để anh em trong nhà noi theo. Vợ chồng anh đều có học thức, khéo léo cư xử mà con cái cũng ngoan hiền, lễ phép.
Vậy mà mọi thứ bị đảo lộn đến không ngờ từ lúc tụi nhỏ được nghỉ hè sớm do năm học phải rút ngắn lại vì dịch Covid-19. Nhưng đỉnh điểm của rối rắm khi chung cư anh ở bị phong tỏa do có ca lây nhiễm. Anh chuyên về thiết kế đồ họa nên có thể làm việc tại nhà.
Khổ nỗi, máy móc ở nhà cấu hình đã yếu lại thêm tốc độ đường truyền internet chậm nên cứ trục trặc đủ thứ. Có hôm xuất file 2-3 lần vẫn không xong vì rớt mạng lại gặp hai thằng nhóc giành giật đồ chơi khiến anh nổi cáu đét vào mông mỗi đứa một phát, tụi nhỏ khóc la càng làm anh bực.
Chị là giảng viên đại học nên vẫn có thể lên tiết, họp hành online nhưng nhiều lúc vừa dạy vừa phải ngắt ngang để phân xử hai đứa cãi cọ gây ồn. Căn hộ 55 m2 với 2 phòng ngủ lúc nào cũng bừa bộn và ầm ĩ tiếng trẻ con. Vợ chồng đi ra đi vô đều nhìn thấy nhau nhưng thường xuyên là trong tình trạng nhăn nhó, khó chịu.
Ngày thường chỉ cần gửi tụi nhỏ xuống sân chung cư, anh ra quán cà phê để làm việc còn chị lên văn phòng khoa soạn bài là mọi thứ ổn thỏa. Nhưng trong lúc này đó là chuyện xa vời khi các lối ra vào chung cư đều đã giăng dây.
Mỗi chuyện hằng ngày phải lo cơm nướ 3 bữa cho cả nhà đã khiến chị đầu tắt mặt tối chưa kể giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Còn anh xong việc chỉ biết ôm điện thoại hoặc ti vi nên cư lời ra tiếng vào, rồi đâm ra mặt nặng mày nhẹ. Hết thời gian phong tỏa cũng là lúc cả nhà đều mệt mỏi và chán chường như thể vừa trải qua một cơn bạo bệnh.
Vậy mà đi làm lại chưa được 1 tuần, anh chị tôi lại tiếp tục quay về làm việc tại nhà vừa phải phân xử cho hai đứa nhóc do thành phố áp dụng giãn cách triệt để theo chỉ thị 16, chỉ được ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Đâu là nguyên nhân?
Bên cạnh áp lực điều chỉnh thói quen chi tiêu, là những thử thách trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khi trường học đóng cửa, trẻ chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhiều phụ huynh cảm thấy bị quá tải vì vừa phải ở nhà làm việc online, vừa phải lo việc nhà, nấu nuớng và chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cùng với đó là hàng loạt những nỗi ám ảnh, lo sợ về dịch bệnh làm sao để bảo vệ mình và gia đình được an toàn… khiến nhiều người cảm thấy áp lực, căng thẳng cực độ.
Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, cuộc sống hiện đại làm mỗi người luôn bận rộn với công việc bên ngoài. Họ gần như bỏ qua những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong mối quan hệ vợ chồng.
Lệnh phong tỏa, cách ly xã hội được thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, khi phải đối diện với nhau 24/7 trong 4 bức tường ngột ngạt, mỗi người càng nhận ra những thay đổi, khác biệt về lối sống, suy nghĩ của người kia.
Đó còn là nỗi lo sợ, ám ảnh bởi dịch bệnh, áp lực tài chính, việc nhà phân chia không công bằng, trách nhiệm đối với con trẻ và việc thiếu hụt không gian riêng tư đã trở thành giọt nước tràn ly khiến cho những bất đồng, mâu thuẫn lớn dẫn theo thời gian.
Nếu không có cách tích cực giải quyết, nhiều người chỉ biết giải tỏa căng thẳng bằng cách trút giận lên các thành viên khác trong gia đình.
Giãn cách xã hội là lúc giúp chúng ta biết cách sống chậm và tận hưởng cuộc sống; có thời gian để thảnh thơi, suy nghĩ lại những gì đã qua, hành trình đã đi để nhìn nhận thấu đáo và cả thêm những ý tưởng, kế hoạch rồi sắp xếp cho tương lai. Vậy tại sao không tận dụng và trân trọng điều giá trị nhất đối với mình, với những giây phút ở bên những người thân yêu trong gia đình.
Thay đổi để sống vui
Để thích ứng với dịch bệnh Covid-19, làm việc ở nhà có thể khiến cho nhiều người cảm giác bận hơn nhiều so với làm việc tại cơ quan. Bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con cái học hành lại phải làm công việc nhà, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng giúp cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn; vợ chồng đặt mình vào địa vị của nhau và thông cảm, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Mỗi người dường như có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình.
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế đó là dịch Covid-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 là trách nhiệm chung không của riêng ai.
Tuy nhiên ở góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng liêng và có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái... Những việc vốn bình dị nhưng trong ngày thường bận rộn, không phải ai cũng có thể làm được.
Vẫn biết “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tuy nhiên luôn có cách để mỗi người thu xếp lại bản thân, cuộc sống gia đình mình trong những ngày giãn cách. Cần hạn chế đọc những tin tức tiêu cực, độc hại về dịch bệnh và cùng nhau thiết kế thời gian biểu cho mỗi người trong gia đình để vượt qua những ngày dịch. Các thành viên trong gia đình cần bình tĩnh ngồi lại trao đổi với nhau bằng thái độ cảm thông và chia sẻ.
Nói cách khác, áp lực của dịch bệnh nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi cũng là lúc mỗi người nhìn nhận lại bản thân mình là ai, muốn gì trong cuộc sống và đánh giá lại con đường mà họ muốn dành cho nhau trong phần còn lại của cuộc đời.
Vì lẽ đó, đây là lúc mỗi người có thêm cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, thu xếp lại lòng mình để thêm trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống, cùng sẻ chia yêu thương và gắn bó nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.
Đây cũng là lúc mỗi gia đình bộc lộ ra những bất ổn cần được điều chỉnh, đổi thay để mỗi người được bình an và hạnh phúc hơn.
Độc giảChung Thanh Huy
Cách giữ cân bằng giữa công việc và gia đình trong mùa dịch bệnh
Việc tìm ra những phương pháp khác nhau như tạo không gian riêng biệt, học cách san sẻ và quan tâm nhau chính là cách để mỗi người cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
" alt="Dựng lại nếp nhà trong những ngày giãn cách" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Eyupspor, 22h00 ngày 4/2: Cạnh tranh ngôi đầu
Pha lê - 03/02/2025 15:28 Thổ Nhĩ Kỳ ...[详细] -
...[详细]
Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
Đặc sản rươi 7 món đúng vị Hà Nội xưa
Thay vì rán bằng chảo mỡ thông thường, cách chế biến của quán rất cầu kỳ. Trướckhi rán hỗn hợp rươi được hấp cách thủy. Sau đó lại rán bằng chảo không mỡ quamột lớp lá chuối rồi để se mặt. Đến khi thực khách ngồi vào bàn, từng miếng chảrươi mới được rán nóng bằng chảo mỡ.
Ăn rươi mà chưa thưởng thức nem rươi thì quả là đáng tiếc. Nhìn những cuộn nemrươi thơm ngon, nóng giòn, tỏa khói nghi ngút, khiến ai cũng háo hức muốn đượcthưởng thức, để cảm nhận cái ngậy ngậy, béo béo của rươi, cái thơm thơm của cácloại rau gia vị, cái dai dai của miến, mộc nhĩ. Ăn nem rươi cũng cần ăn lúc thậtnóng, nóng đến sút lưỡi thì mới thích.
Trong khi đó, mắm rươi là thứ nước chấm sánh đặc với màu vàng gần giống mật ong,thường được dùng để làm nước chấm ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, thêmvài lát gừng, khế chua, dứa, chuối xanh. Tuy nhiên sẽ ngon miệng hơn nếu thưởngthức mắm rươi theo cách thức cuốn thập cẩm. Nghĩa là xếp miếng thịt ba chỉ luộcthái mỏng vào lá cây rau xà lách (hoặc miếng bánh đa loại dùng để cuốn ăn sống),thêm cọng rau mùi, rau răm, rau húng, một lát gừng, vỏ quýt, khế chua, chuốixanh và vài sợi bún, sau đó cuộn lại, chấm với mắm rươi đã được chưng nóng.Hương vị tổng hòa, có cả ngọt, bùi, thơm ngậy... tỏa trong vòm miệng, tê tê nơiđầu lưỡi sẽ khiến người ăn thấy cái vị rất riêng của loại mắm này.
Ngoài các món rươi truyền thống, thực khách còn được thưởng thức món lẩu rươikhác lạ. Vị ngọt thanh của nước, cay nhẹ tự nhiên từ thịt rươi pha thêm chút xíuthe đắng từ vỏ quả quýt hôi, vị hăng của lá lốt tất cả tạo nên 1 nồi lẩu cóhương vị ngon lạ, độc đáo, hoàn toàn khác với những món lẩu thường ngày.
Món rươi rang muối ngọt bùi, giòn tan quyện với lá lốt rán thơm lừng sẽ là bộđôi tuyệt hảo với một ly cuốc lủi trong ngày trời đông tháng giá.
Ngoài các món Rươi đặc trưng, đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức hương vịđặc sản Hà Nội từ các món lẩu: Lẩu gà, Lẩu riêu cua sườn sụn - bắp bò, Lẩubò, Lẩu móng giò dọc mùng … cho đến các món nhậu như Gáy bò rang muối, gà rangmuối, Móng giò rang muối, Vịt rang mẻ, Vịt om sấu, Chân giò chiên mắm,… hay đơngiản là những món cơm bình dị, dân dã với canh cua mồng tơi, thịt ba chỉ rangcháy cạnh, các món cơm chiên, bún, bánh mỳ cho bữa ăn nhẹ; tráng miệng độc đáovới socola tươi đủ vị.
Một menu phong phú đang chờ bạn khám phá!
Với không gian gần gũi và thân mật, nhà hàng Món Ngon Hà Nội là điểm hẹn lýtưởng cho những bữa cơm gia đình, những buổi tụ tập bạn bè, người yêu với nhữnggiây phút thư giãn thoải mái và đáng nhớ.Địa điểm: Nhà hàng Món Ngon Hà Nội - 27i Quốc Tử Giám - Đống Đa , Hà Nội.
Giờ mở cửa: 10h00 – 22h00 hàng ngày
ĐT đặt bàn: 0944.555.995 - 0923.000.222
https://www.facebook.com/monngonhanoiquan
https://www.monngonhanoiquan.com.vn
Minh Tuấn
" alt="Đặc sản rươi 7 món đúng vị Hà Nội xưa" />
- Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al
- Vợ ngậm đắng nuốt cay nghe chồng... mạt sát
- Vợ ngoại tình, đại gia 'thân bại danh liệt'
- Một bữa ăn 50 nghìn tiền rau mà vẫn thòm thèm
- Nhận định, soi kèo Asteras Tripolis vs Lamia, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới thất thế
- Đang ngủ, chồng dựng dậy đòi ‘yêu’
- Top 5 Hoa hậu Việt Nam 2020 tiếp tục thi nhan sắc