- Trên cơ sở các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến và chất lượng cao, từ năm học 2017-2018, Trường ĐH Bách khoa sẽ bắt đầu mở chương trình đào tạo tinh hoa - Elitetech với đối tượng là những sinh viên (SV) ưu tú.Thông tin nói trên được ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa cho biết tại buổi họp báo về công tác tuyển sinh của trường diễn ra chiều 8/7.
Theo ông Tớp, trước đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 3 chương trình đào tạo dành cho đối tượng sinh viên giỏi là chương trình kỹ sư tài năng, chương trình kỹ sư chất lượng cao PFIEV, các chương trình tiên tiến. Các chương trình này đều đem lại thành công nhất định cho trường trong nhiều năm qua.
Đến nay, bước sang giai đoạn phát triển mới, nhất là sau khi Trường ĐH Bách khoa HN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm tự chủ, nhà trường quyết định xây dựng chương trình đào tạo đặc biệt hướng tới đối tượng SV ưu tú trên cơ sở các chương trình hiện có.
Chương trình đào tạo tinh hoa Elitetech của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ là một dự án bao gồm cả các chương trình đào tạo chất lượng cao trước đây của trường với một ban điều phối chung.
|
Ông Trần Văn Tớp trao đổi tại buổi họp báo về công tác tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa HN. Ảnh: Lê Văn. |
Ban điều phối này sẽ có nhiệm vụ điều phối các chương trình đào tạo để đảm bảo các SV từ năm thứ 2 của chương trình này phải bắt đầu học tập nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm của các khoa, viện của trường. Đồng thời, ban điều phối cũng có trách nhiệm mời các giáo sư nổi tiếng của nước ngoài sang giảng bài.
Các chương trình đào tạo ELITECH cũng được tổ chức theo các lớp nhỏ, giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, trình độ thấp nhất là tiến sĩ.
Nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu với kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc, chú trọng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ (Anh/Pháp/Nhật) với phương pháp và mục đích đào tạo hướng đến đổi mới sáng tạo.
Định hướng của chương trình đào tạo tuân theo theo mô hình mới đáp ứng yêu cầu Công nghiệp 4.0 bao gồm đào tạo về các công nghệ lõi: Khoa học dữ liệu (Data Science), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Robotics, Internet Vạn vật (Internet of Things – IoT), Điều khiển thông minh, Cảm biến và vi hệ thống
Để tham gia vào các chương trình đào tạo này, cũng giống các chương trình đào tạo chất lượng cao trước đây, thí sinh sau khi trúng tuyển vào trường sẽ trải qua một kỳ sát hạch để tuyển chọn.
Tuy nhiên, điểm mới của mô hình này là những SV sau mỗi năm không đủ tiêu chuẩn, năng lực tham dự lớp học sẽ bị loại. Thay vào đó, những SV xuất sắc ở các chương trình khác hoàn toàn có thể được nhận vào các chương trình này.
Về mức học phí của chương trình, ông Tớp cho biết, sẽ không cao hơn chương trình đại trà. Đây là một khó khăn lớn khi chương trình này sẽ phải đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng dạy. Tuy nhiên, nhà trường vẫn quyết định không tăng mức học phí.
Về đầu ra của chương trình, theo ông Tớp, kỹ sư tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo này có khả năng làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp đa dạng như cơ quan nghiên cứu, tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước, các công ty start-up, các dự án đổi mới sáng tạo.
Lê Văn
" alt="Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mở chương trình đào tạo tinh hoa"/>
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mở chương trình đào tạo tinh hoa
Trường THPT Nguyễn Khuyến. Ảnh: nld.com.vn
Cụ thể, theo báo Người lao động điện tử, chiều 12/5, thầy Phạm Ngọc Đoán, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã thông tin ban đầu xung quanh câu chuyện một nữ sinh trong trường xăm tên lên ngực vi phạm các quy định của trường.
Thầy Đoán cho biết nhiều năm nay, vào đầu năm học, nhà trường đều bắt buộc phụ huynh và học sinh phải ký cam kết tuân theo các quy định của trường khi theo học.
Trong đó, có quy định ghi rõ đối với nữ sinh: "Mặc đầm ngang đầu gối, áo không được cắt ngắn, đi giày dép có quai hậu cao không quá 5cm, không sử dụng son phấn, gắn lông mi giả, sơn móng tay móng chân. Không nhuộm tóc màu, không xịt keo, không xăm hình".
Với trường hợp nữ sinh đang theo học lớp 11 tại trường xăm tên lên ngực, vị Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết học sinh này đã theo học tại trường 2 năm, đầu năm học nào cũng cùng phụ huynh ký cam kết chấp hành nội quy của trường. Gần đây, nữ sinh này đăng hình ảnh xăm tên mình trên ngực lên facebook.
Sau đó, nữ sinh tự viết bản tường trình gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường với nội dung: “Do em suy nghĩ bồng bột, nghe theo bạn bè rủ rê nên em đã xăm tên của em lên ngực vào năm 2019. Em hối hận về việc này và em mong nhà trường xem xét cho em rút hồ sơ để không làm ảnh hưởng danh tiếng của trường”.
Thầy Đoán cho biết phía phụ huynh học sinh có đề nghị nhà trường cho con em họ tiếp tục theo học đến hết lớp 12. Tuy nhiên, nhà trường không đồng ý.
Thầy Phạm Ngọc Đoán, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến thông tin về sự việc. Ảnh: nld.com.vn
Lý giải thêm, vị Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến cho rằng nếu cho nữ sinh này học tiếp thì quy định của nhà trường sẽ không duy trì được nữa.
Quy định của trường là để đảm bảo nguyên tắc định hướng giáo dục, hoàn thiện đạo đức lối sống, hoàn thiện nhân cách để học sinh có điều kiện tốt nhất sau khi ra trường.
Hơn nữa, quy định của trường phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội công nhận, phù hợp quy định của pháp luật, mục tiêu của nhà trường và ngành giáo dục.
Theo thầy Đoán, nữ sinh này không phải trường hợp đầu tiên vi phạm quy định của trường bị xử lý.
Trong khi đó, phía gia đình nữ sinh cho biết đã tìm cho con một trường học mới và chuyển qua đó ngay khi con họ kết thúc chương trình học lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Khuyến.
Sáng 13/5, trả lời trên báo Dân trí, ông Phạm Ngọc Đoán cho biết: "Trường chưa kết luận em học sinh này có vi phạm nội quy hay không. Theo quy định của nhà trường, học sinh không được nhuộm tóc màu, không xịt keo, không xăm hình. Trường hợp em học sinh này trường chỉ nghe bạn bè, người này người kia nói, em khoe hình lên Facebook này kia. Sau đó, em học sinh viết tường trình cho biết em xăm từ năm lớp 9. Đồng thời, em làm đơn sau khi kết thúc chương trình lớp 11 sẽ rút hồ sơ để chuyển trường. Tuy nhiên, phía đình học sinh lại mong muốn con được học tiếp lớp 12, nên nhà trường chỉ chấp nhận để em tiếp tục theo học khi gia đình, học sinh nắm rõ, thực hiện khắc phục và đáp ứng được nội quy. Ông Phạm Ngọc Đoán cũng cho biết thêm: Nhà trường không nói thẳng em phải xóa hình xăm vì như vậy là can thiệp sâu vào vấn đề riêng tư cá nhân. Nhưng góc độ quản lý trường học, nếu học sinh, gia đình khắc phục, đáp ứng được nội quy thì em có thể tiếp tục theo học bình thường. Còn em muốn rút hồ sơ, cũng phải có đồng thuận của gia đình. Ông Phan Tuấn Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết: Hôm nay (13/5) nữ sinh này vẫn đang thi học kỳ tại trường để kịp kết thúc trước ngày 17/5 theo quy định. Thông tin trường buộc học sinh thôi học là không chính xác. Còn trên báo Đồng Nai, trường lại khẳng định học sinh có vi phạm nhưng không xăm hình lên ngực như báo chí và mạng xã hội phản ánh mà chỉ xăm chữ nhỏ trên cánh tay. Thứ hai, nhà trường chưa đưa ra quyết định xử lý vi phạm nào vì đang là thời gian học sinh phải thi học kỳ II. |
Theo nld.com.vn, dantri.com.vn, baodongnai.com.vn
Xử trí bất ngờ của thầy giáo với mái tóc 'kì lạ' của học trò
Thấy cậu học trò đến lớp với 'quả đầu' mới toanh có hình một chiếc máy bay trông rất “ngầu”, thầy giáo Lê Quốc Châu đã có cách xử trí bất ngờ.
" alt="Đồng Nai: Nữ sinh xăm tên lên ngực, đăng Facebook bị cho thôi học?"/>
Đồng Nai: Nữ sinh xăm tên lên ngực, đăng Facebook bị cho thôi học?
Táo khuyết vừa chính thức bác bỏ những lời cáo buộc mới đây rằng hãng này cố ý cài các chương trình cửa sau (back door) bên trong dịch vụ hoặc thiết bị của mình, cho phép chính phủ hoặc bên thứ ba theo dõi người dùng. Trong thông cáo đăng tải trên tài khoản Twitter của nhà báo Tim Bradshaw của Financial Times, Apple cũng phủ nhận việc hợp tác cùng bất cứ cơ quan chính phủ nào để phát triển các phần mềm back door.
"Chúng tôi đã thiết kế iOS sao cho những chức năng "chẩn đoán" của nó không gây tổn hại đến tính riêng tư cá nhân và bảo mật thông tin của người dùng, nhưng vẫn cung cấp đủ thông tin cần thiết cho các nhà phát triển, bộ phận kỹ thuật của các doanh nghiệp và bản thân Apple để phục vụ việc giải quyết các sự cố kỹ thuật. Một người dùng buộc phải mở khóa thiết bị của họ, sau đó đồng ý "tin tưởng" một máy tính nào đó thì máy tính đấy mới có thể truy cập vào những dữ liệu "chẩn đoán" này. Người dùng cũng bắt buộc phải đồng ý chia sẻ thông tin, tức là thông tin sẽ không bao giờ được gửi đi mà không có sự hay biết của họ".
Những lời cáo buộc về lỗ hổng back door nhằm vào Apple và nhiều hãng công nghệ khác đã xuất hiện liên tục thời gian gần đây, đặc biệt là sau vụ Edward Snowden tiết lộ các tài liệu mật của NSA. Những lỗ hổng kiểu này sẽ cho phép các cơ quan chính phủ, hacker của bên thứ ba và các tác nhân hiểm độc dễ dàng lẻn vào thiết bị và truy cập dữ liệu người dùng. Nếu đúng, những lời cáo buộc này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của các hãng công nghệ và tất nhiên là cả doanh thu của họ, bởi người dùng nhận ra các hãng công nghệ sẵn sàng hy sinh niềm tin của khách hàng để hợp tác với Chính phủ.
Thông cáo mới nhất của Apple được cho là để đáp lại cáo buộc của nhà khoa học Jonathan Zdziarski, rằng NSA có thể đã khai thác một số tính năng và dịch vụ nhất định trong iOS để thu thập dữ liệu của những mục tiêu tiềm năng. Trình bày chi tiết quan điểm của mình trong một cuộc hội thảo bảo mật diễn ra thứ Sáu tuần trước, Zdziarski không nói thẳng ra là Apple đã bắt tay với NSA để phát triển các back door, nhưng nhấn mạnh rằng những back door này "có tồn tại".
Trên blog cá nhân, Zdziarski khẳng định lại rằng, "Tôi KHÔNG cáo buộc Apple bắt tay cùng NSA, nhưng tôi nghi ngờ (dựa trên những tài liệu đã công bố), rằng một số dịch vụ CÓ THỂ đã được NSA sử dụng để thu thập dữ liệu về các mục tiêu mà họ chú ý". Zdziarski cho rằng có một số dịch vụ đang chạy trong iOS thực chất là "không cần thiết và không nên có mặt trong nền tảng nhưng đã được Apple cố ý đưa vào dưới dạng firmware và vượt qua được cơ chế mã hóa backup trong khi sao chép dữ liệu cá nhân của người dùng. Ông tin rằng nguyên việc này đã cần một lời giải thích xác đáng tới 600 triệu người dùng của iOS từ phía Apple.
Câu trả lời của Apple hôm qua dường như không thỏa mãn được Zdziarski. Trong một bài blog khác đăng tải vào cuối ngày, nhà khoa học này cho rằng Apple đã "vô tình" thừa nhận rằng có những back door đang tồn tại trong iOS, nhưng là để phục vụ mục đích chẩn đoán sự cố dành cho các khách hàng doanh nghiệm. Việc Apple chấp nhận những back door này sẽ tạo ra "những điểm yếu về riêng tư cá nhân".
"Tôi hiểu rằng mọi hệ điều hành đều có chức năng chẩn đoán, nhưng những dịch vụ này đã phá vỡ lời hứa của Apple với người dùng khi họ nhập vào mật khẩu backup, rằng dữ liệu trên thiết bị của họ sẽ chỉ được truyền đi khỏi điện thoại dưới dạng mã hóa. Người dùng bình thường không hề hay biết gì về cơ chế này". Zdziarski phân tích. Ông cũng đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về khẳng định của Apple rằng những back door trong iOS chỉ thuần túy phục vụ nhu cầu chẩn đoán.
T.C
" alt="Apple phủ nhận cài phần mềm theo dõi vào iPhone, iPad"/>
Apple phủ nhận cài phần mềm theo dõi vào iPhone, iPad
Vấn đề trên đã được đặt ra trong chương trình “MBA for Success” do Viện ISB, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức. Với chủ đề “Thách thức & cơ hội trong sự thay đổi của ngành công nghiệp bán lẻ trong thời 4.0”, chương trình có sự tham gia của bà Lê Huỳnh Phương Thục, hiện là CEO của Thương hiệu bán lẻ Guardian Việt Nam. |
Bà Lê Huỳnh Phương Thục - CEO Guardian Việt Nam là cựu sinh viên EMBA tại ĐH Hawaii (Mỹ) |
Nhân lực ngành bán lẻ cần học những gì?
Theo bà Thục, bán lẻ là một trong những ngành thiết yếu bởi phục vụ sát sườn nhu cầu tiêu dùng của mỗi người, mỗi nhà. Bất chấp các tác động ngoại cảnh như dịch bệnh, ngành này vẫn sẽ không ngừng phát triển dưới hình thức phù hợp, online hay offline.
Giàu tiềm năng, nhưng ngành bán lẻ chưa bao giờ đủ nhu cầu nhân lực. Các doanh nghiệp, nhất là những công ty đa quốc gia, luôn “khát” những lao động tài năng. Dù vậy, ở Việt Nam gần như không có trường nào dạy về ngành bán lẻ một cách bài bản, chính quy. Các lĩnh vực khác trong khối kinh tế có khá nhiều trường giảng dạy, riêng ngành bán lẻ lại không có.
Vì thế, nhân sự cho ngành công nghiệp “tỷ đô” này phần lớn xuất phát từ những mảng “lân cận” như marketing, thương mại, tài chính,… Một số kiến thức, kỹ năng nền tảng từ những ngành học trên có thể “mang” sang ngành bán lẻ, nhưng phần lớn những gì lao động ngành này có được đều nhờ tự học.
Vậy, cần học những gì? Bà Thục cho rằng trước hết các bạn trẻ cần có khả năng… học. Mỗi người cần linh hoạt để tự trau dồi các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho mình. Quá trình này diễn ra liên tục và không có điểm dừng, bởi tất cả những gì bạn thấy hôm qua có thể không còn nữa trong hôm nay.
Tương tự ở ngành bán lẻ, một xu hướng tiêu dùng hôm nay nhiều khả năng sẽ đổi khác hoàn toàn vào ngày mai. Vì vậy, điều giúp bạn luôn bắt kịp những thay đổi, giúp bạn tiếp tục cống hiến và đưa ra những quyết sách đúng đắn là phải học mỗi ngày.
Ở ngành bán lẻ, nhất thiết phải học từ thực tế, vì đặc thù rất gần với người tiêu dùng, hành vi mua sắm. Do hành vi này biến chuyển quá nhanh, nên bắt buộc người lao động phải quan sát xung quanh và học từ thực tế nhiều hơn.
“Không quá khi nói, năng lực cốt lõi cho lực lượng lao động hiện tại là khả năng học tập, đặc biệt với lớp trẻ, bởi những kỳ vọng đặt vào họ là rất lớn”, bà Thục nói.
Đội ngũ của Guardian Việt Nam đều được khuyến khích học tập, tùy mỗi giai đoạn và nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, từng bạn đều phải có ý thức và coi trọng việc học của mình. Ở Guardian Việt Nam hiện có 3 hình thức học tập chính. Thứ nhất là qua trường lớp, sách vở. Thứ hai là học từ sếp, đồng nghiệp. Cuối cùng là học từ kinh nghiệm của bản thân, từ những gì mình đã làm.
Theo bà Thục, học từ kinh nghiệm của bản thân là hình thức quyết định hơn 50% việc một lao động có thành công trong tương lai hay không. Qua mỗi nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn, người lao động cần rút ra được cho mình những bài học, cả về kiến thức, kỹ năng, cũng như tích lũy thêm các mối quan hệ. Qua từng dự án, bạn phải thấy được mình đã trưởng thành hơn về nghề.
Học MBA - chìa khoá thành công
Một lời khuyên khác mà CEO của Guardian Việt Nam muốn gửi đến các bạn trẻ là việc cân nhắc thật kỹ khi theo học MBA. Sở hữu tấm bằng EMBA của ĐH Hawaii (Mỹ), bà Thục nhận xét đó là một trong những bước ngoặt cho hành trình phát triển trong ngành bán lẻ của mình.
Với những bạn trẻ chưa đi làm, MBA là một chương trình học thuật giúp xây dựng yếu tố nền tảng, để có thể nhìn cái nhìn tổng quát, toàn diện về kinh tế. Với những người đã có kinh nghiệm làm việc, như bà Thục đi học MBA khi đã đi làm hơn 13 năm, cũng rất hữu ích vì giúp mình hệ thống hóa lại những kiến thức, kinh nghiệm trước đây, và nâng tầm hiểu biết của bản thân.
Kế đó là các kết nối. MBA là nơi gặp gỡ của nhiều học viên xuất thân từ nhiều chuyên ngành khác nhau, phần lớn đều có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình phụ trách. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng học hỏi lẫn nhau. Sau khi tốt nghiệp, cộng đồng alumni cũng sẽ là các “chuyên gia” sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc khi cần thiết.
Lệ Thanh
" alt="Ngành bán lẻ ‘khát’ nhân lực trình độ cao"/>
Ngành bán lẻ ‘khát’ nhân lực trình độ cao