Hoa hậu Anh - Zara Holland bị tước vương miện sau scandal trên truyền hình. Cô đăng quang Hoa hậu Anh 2015. Đến tháng 6.2016, người đẹp bị truất ngôi, á hậu 1 Deone Robertson lên thay thế.
Năm 2016, Hoa hậu Anh - Zara Holland gây sốc dư luận khi vô tư để lộ "cảnh yêu" trên truyền hình. Vì scandal này, người đẹp đã bị tước bỏ ngôi vị danh giá, cuộc sống rơi vào vực sâu tối tăm và chịu nhiều tủi hổ. Sau sự việc trên, cô gần như "mất tích" khỏi làng giải trí, không dám tiếp xúc cùng ai.
Zara Holland rất buồn và hối tiếc vì sự việc trên. Khi bị truất ngôi hoa hậu, cô òa khóc nói rằng: "Tôi đi thi Hoa hậu Anh vì tôi muốn có vương miện. Đó là thứ tôi khao khát. Tôi đã nỗ lực hết sức, dành thời gian và công sức để chiến thắng. Giờ chỉ vì tôi mắc một sai lầm ngớ ngẩn mà mọi thứ bị hủy hoại. Tôi thậm chí không được nói mình thấy xấu hổ đến mức nào."
Zara Holland vô tư để lộ cảnh yêu khi tham gia game show truyền hình.
Hoa hậu sinh năm 1995 bị công chúng tẩy chay sau scandal làm chuyện ấy trên truyền hình. Cư dân mạng phê phán Zara là một hoa hậu nhưng lại tham gia chương trình tìm kiếm người yêu phản cảm. Ngay trong buổi hẹn hò đầu tiên, cô đã quan hệ tình dục với một người đàn ông là điều khó chấp nhận.
BTC cuộc thi Hoa hậu Anh cũng cho rằng hành động của Zara gây ra hậu quả nghiêm trọng, cần xử lý. BTC giải thích: "Có người nói rằng, đã tham gia Love Island thì khó tránh khỏi chuyện tình dục nhưng điều đó không đúng. Chẳng có quy định nào bắt buộc bạn phải có quan hệ trong chương trình truyền hình thực tế này... Chúng tôi đã cho phép Zara tham dự Love Island với tư cách một đương kim hoa hậu kèm theo quy định cô ấy không diễn cảnh nóng trên ti vi. Zara đã đồng ý nhưng lại làm trái với quy định này và những gì chúng tôi mong muốn."
Zara Holland hối hận vì hành động của mình trên sóng truyền hình.
Hoa hậu vòng 1 đẹp Nhật Bản vô tư "thả rông" trên truyền hình
Năm 2016, người đẹp 9X - Nakaoka Ryoko đăng quang một cách thuyết phục cuộc thi tìm kiếm vòng 1 đẹp nhất xứ phù tang mang tên Bioppai. Cô vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký khác nhờ khuôn ngực cỡ F hoàn hảo, lớn tự nhiên và chưa hề động "dao kéo". Được biết, hiện tại cô vẫn là đương kim hoa hậu bởi cuộc thi vẫn chưa tổ chức lần tiếp theo.
Một thành viên ban giám khảo nhận xét: "Vòng 1 của cô ấy có hình dáng đẹp, trông mềm mại. Đó thật sự là những yếu tố quyết định." Với danh hiệu "cô gái có khuôn ngực đẹp nhất Nhật Bản", Ryoko Nakaoka trở thành cái tên được nhiều nhãn hàng, tạp chí đàn ông săn đón, mời chụp hình quảng cáo nội y, áo tắm, thời trang...
Chân dung "Hoa hậu vòng 1 đẹp" Nhật Bản năm 2016.
Trên mạng xã hội, khán giả dành cho Nakaoka Ryoko rất nhiều lời khen có cánh như dáng vóc như sexy, cuốn hút, đẹp hút hồn... Tuy nhiên, phong cách ăn mặc của cô lại gây ra một số ý kiến trái chiều, có người khen gợi cảm, có người chê lộ liễu quá đà, cố tình khoe thân. Người đẹp chuộng những thiết kế táo bạo, cắt xẻ, mốt không nội y hoặc khoét sâu để lộ vòng 1 đáng tự hào. Cô thậm chí "thả rông" khi lên sóng truyền hình, bị chỉ trích là lạm dụng cơ thể, phản cảm.
Phong cách thời trang phóng khoáng của hoa hậu Nhật trên sóng truyền hình.
Theo Dân Việt
" alt=""/>Scandal hoa hậu Nhật, Anh: 'Thả rông vòng 1', 'mây mưa' trên truyền hìnhChia sẻ về cách chống tin giả, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, Việt Nam có nhiều quy định để xử lý thông tin sai sự thật hiệu quả, như bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng, các nghị định về việc quản lý cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trực tuyến, gần đây có Nghị định 70 để quản lý quảng cáo xuyên biên giới. Hiện Việt Nam đang xây dựng Nghị định 72 để tiếp tục bổ sung những quy định giải quyết, xử lý tin sai sự thật.
Việt Nam đã triển khai 4 hành động trong việc phòng chống thông tin giả, tin sai sự thật. Thứ nhất là cập nhật khung pháp lý. Thứ 2 là giám sát trực tuyến thông tin, phát hiện và xác định thông tin sai lệch. Thứ 3 là hợp tác giữa chính phủ và các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt các nền tảng xuyên biên giới. Cuối cùng là triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, cải thiện tính bền vững cộng đồng để đối phó với thông tin sai sự thật.
“Chúng tôi muốn tập trung vào thông tin trực tiếp, thiết lập trung tâm an ninh mạng quốc gia, với 300 triệu nội dung mỗi ngày. Điều này giúp chúng tôi quản lý thông tin các bài đăng trên mạng xã hội.
Việt Nam cũng đã thành lập trung tâm Phòng chống tin giả vào năm 2021. Chúng tôi khuyến khích người dân gửi đường link, thông tin giả, sai sự thật, từ đây phối hợp với bộ ngành, địa phương xác minh. Sau khi xác minh được tin giả, có hại, chúng tôi sẽ gửi thông tin cho cơ quan báo chí”,ông Do nói.
Cũng theo ông Do, đơn vị sẽ dừng những tài khoản không xác thực, những tài khoản truyền những thông tin sai sự thật. Sắp tới, Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới dừng đăng tải lại những nội dung thông tin sai sự thật. Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải loại bỏ các thông tin sai sự thật, vi phạm pháp luật trong vòng 48 giờ. Trong một số trường hợp cấp bách, phải loại bỏ thông tin trong 24 giờ hoặc 6 giờ khi sự việc xảy ra.
“Chúng tôi có các chương trình nâng cao hiểu biết thông tin số cho các địa phương trên cả nước. Nhiều phiên bản sổ tay bản in, điện tử liên quan đến phòng chống tin giả trên không gian mạng. Đơn cử, sổ tay phòng chống tin giả sẽ hướng dẫn người dùng làm thế nào để xác minh đó là tin sai lệch, từ đó người dân có kiến thức, kỹ năng phòng, chống tin giả”, ông Do chia sẻ thêm.
Các nước cùng chia sẻ cách làm, kinh nghiệm sẽ tìm ra lời giải chống tin giả
Đại diện Google cho biết, tại Google có 3 hướng để chống lại thông tin sai lệch. Đầu tiên, nâng cao vai trò chất lượng thông tin trong hệ thống xếp hạng sắp xếp thông tin. Tiếp đó, Google hạn chế nội dung có hại, chất lượng thấp, đồng thời, cung cấp bối cảnh cho người dùng và hỗ trợ những hiểu biết về truyền thông. Cuối cùng, hỗ trợ hệ sinh thái về tin tức, các trang web tin tức.
“Để ngăn chặn các hành vi có hại, Google hướng dẫn cộng đồng, mỗi dịch vụ có các chính sách riêng. Google có hệ thống phát hiện thông tin sai lệch bằng các thuật toán tự động và kiểm tra thông tin từ con người”, đại diện Google chia sẻ.
Bên cạnh đó, thông qua quỹ ASEAN, Google đã đào tạo an toàn trực tuyến cho hơn 1.000 người tại các quốc gia ASEAN. Những thành viên được đào tạo sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trực tuyến.
Cùng với đó, Google phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Đoàn thanh niên Việt Nam tiếp cận, phối hợp thanh thiếu niên của 63 tỉnh thành, giúp nâng cao nhận thức an toàn thông tin số…
Tại diễn đàn, đại diện TikTok cho biết, TikTok có những cách kiểm duyệt như xóa nội dung, cấm tài khoản vi phạm khỏi nền tảng, quy định độ tuổi xem phù hợp với nội dung. Bên cạnh đó, công nghệ giúp xác định hành vi và tài khoản chuyên phát tán nội dung gây hiểu lầm hoặc spam để xử lý…
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, nguy cơ của tin giả, tin sai sự thật đến cộng đồng là một vấn đề mà những năm gần đây đã được ý thức một cách tương đối đầy đủ, kể cả từ những người sử dụng và những người tiêu thụ thông tin trên mạng lẫn các cơ quan quản lý những tác nhân tham gia vào quá trình này.
Theo Thứ trưởng, nếu như kinh nghiệm của nước này được chia sẻ và cộng hưởng với cách làm hay của nước kia thì sẽ tìm ra được lời giải chống tin giả ở tầm khu vực.
“Tin giả, sai sự thật là vấn đề toàn cầu và chúng ta cần có lời giải ở tầm khu vực, ở đây là khu vực ASEAN. Với vấn đề này, chúng tôi có niềm tin sẽ có cách, có câu trả lời riêng của mình để ứng phó một cách hiệu quả, từ đó đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu và quyền được bảo vệ của người tiêu dùng thông tin trong không gian mạng của khu vực”,Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói thêm.