“Khởi nghiệp là cơ hội để đổi đời, nhưng cũng có nhiều rủi ro thất bại lắm”, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC chia sẻ về cơ hội và thách thức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
|
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC |
Ngày 11/10/2016, Tạp chí điện tử Diễn đàn đầu tư BizLIVE đã tổ chức toạ đàm BizTALK "Ngày Doanh nhân bàn về xoá bỏ rào cản kinh doanh", ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nhân về các vấn đề cần thay đổi để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Bên lề sự kiện, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC về cơ hội và thách thức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
Cơ hội có cho tất cả mọi người
- Là người từng gây dựng sự nghiệp từ con số 0 ban đầu, ông đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức cho những người trẻ muốn khởi nghiệp?
Tôi cho rằng, nên nhìn nhận câu chuyện ở 2 góc độ.
Một là, cơ hội kinh doanh luôn có. Khi nhìn ra cơ hội kinh doanh thì bạn có cơ hội khởi nghiệp. Và khởi nghiệp là cần thiết, nên khuyến khích. Nếu bạn đi làm thuê, bạn có thể lo cho cá nhân, gia đình mình. Còn khi bạn tạo ra một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bạn có thể lo cho rất nhiều người, nhiều gia đình.
Thêm vào đó, chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã rất cởi mở, từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính đến các chính sách tài khóa, tiền tệ… Lao động Việt Nam, tài nguyên đất đai… cũng rất thuận lợi để bạn có thể khởi nghiệp. Ngay Nghị quyết 35 của Chính phủ ban hành đầu năm 2016 cũng cho thấy chủ trương khuyến khích phát triển doanh nghiệp của Việt Nam rất rõ ràng.
Ở góc độ thứ hai, câu chuyện xoay quanh những rủi ro. Mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp mới được hình thành. Tôi tin rằng, hầu hết những người khi mới mở công ty đều có một ý tưởng kinh doanh, có một hoài bão. Nhưng không phải ai cũng thành công. Những rủi ro liên quan đến nguồn tài chính ban đầu, nhân sự, mối quan hệ… thậm chí là nhiều câu hỏi rất đơn giản như: vận hành doanh nghiệp như thế nào? Xây dựng quy trình ra sao? Cách hạch toán sổ sách giấy tờ như thế nào? Các vấn đề về thủ tục hành chính khác… cũng khiến các bạn trẻ mới lập doanh nghiệp ngần ngại. Đó chưa kể là các vấn đề về cạnh tranh thương trường.
Thách thức rất nhiều, và đa số thứ mà các bạn có khi mới khởi nghiệp chỉ dừng lại ở một ý tưởng kinh doanh và… nhiệt huyết. Tuy nhiên, tôi cho rằng xã hội ngày nay đang cởi mở hơn. Bạn ngại các vấn đề về thủ tục hành chính, quy trình, sổ sách… đã có các công ty luật, công ty tư vấn, công ty dịch vụ. Phí dịch vụ cho các công ty mới thành lập khá thấp.
Bạn thiếu vốn, có thể huy động từ những nhà đầu tư có tên tuổi. Lên một phương án kinh doanh tốt, cẩn trọng, tìm một cộng sự tốt và mạnh dạn, tôi nghĩ cơ hội luôn có cho tất cả mọi người.
- Nếu ai đó đưa ra một ý tưởng khởi nghiệp tốt, ông có sẵn sàng đầu tư?
Tôi là người làm kinh doanh, nên với tôi, mọi cơ hội đều được cân nhắc. Nhưng ý tưởng kinh doanh tốt không đủ. Tất nhiên, ở hệ thống hiện tại của FLC, tôi có thể hỗ trợ nhiều cho các phương án kinh doanh mới, nhưng tôi vẫn cần một ý tưởng khởi nghiệp tốt của một người dám đam mê.
BĐS, chứng khoán vẫn là lựa chọn tốt
- Giả sử được ai đó yêu cầu đưa ra lời khuyên lựa chọn nhóm ngành đầu tư lúc này, ông có thể nói gì?
Tôi chỉ nói về cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư đại chúng nói chung thôi nhé. Còn cơ hội cho khởi nghiệp, thì nên dựa theo ý tưởng, cơ hội kinh doanh, thế mạnh, đam mê riêng của mỗi người. Và như tôi đã nói, khởi nghiệp là cơ hội để đổi đời, nhưng cũng có nhiều rủi ro thất bại lắm.
Với việc lựa chọn kênh đầu tư cho người dân nói chung, tôi vẫn hướng đến 2 mảng là bất động sản và chứng khoán.
Ví dụ tại Hà Nội này, tốc độ đô tăng dân số nhanh, trong đó tăng hữu cơ và tăng do di dân về thành phố đều rất lớn. Mấy năm trước chúng ta còn lo hàng tồn kho lớn, dự án đắp chiếu… nhưng đến nay nhìn lại, số dự án mới phát triển thực ra còn lớn hơn nhiều số dự án tồn của giai đoạn trước. Nhu cầu nhà ở thực vẫn rất lớn, và tôi tin cơ hội đầu tư vào đây vẫn còn nhiều. Các phân khúc khác của bất động sản cũng vậy thôi. Ở những chu kỳ ngắn, nhà đầu tư có thể lỗ khi mua đúng đỉnh, nhưng nhìn dài hạn, bất động sản vẫn tăng giá.
Thứ hai là chứng khoán. Như các bạn thấy, đầu năm vừa rồi, nhiều chuyên gia đã đưa nhận định khá bi quan về vĩ mô năm nay, nhưng đó là chuyên gia trong nước. Còn các nhà đầu tư ngoại vẫn không ngừng đưa ra đánh giá cao về triển vọng thị trường trong nước, và mua vào. Và thực tế là các chỉ số thị trường đã tăng khá ấn tượng. Tôi tin là, với chính sách vĩ mô tốt, lãi suất vừa điều chỉnh giảm, kênh đầu tư vào ngoại tệ hạn chế, dòng vốn ngoại đang vào tích cực… thì chứng khoán vẫn là lựa chọn tốt.
Mới đây, có nhà đầu tư đã hỏi tôi vì sao đăng ký mua vào nhiều thế? Tôi nghĩ đơn giản thế này, mình đánh giá chứng khoán là kênh đầu tư tốt, và mình hiểu rõ nhất doanh nghiệp mình điều hành thì không có lý do gì để mình không mua vào thêm nếu có điều kiện.
Thúy Ngà
" alt="Chủ tịch FLC: Khởi nghiệp là cơ hội để đổi đời"/>
Chủ tịch FLC: Khởi nghiệp là cơ hội để đổi đời
-Nhiều vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo, đổ cẩu tháp… liên tiếp xảy ra tại Hà Nội thời gian gần đây.Mới đây, vào khoảng 5h ngày 13/10, khi các công nhân thi công đang đổ bê tông tầng 6 công trình toà nhà chung cư Eco Green Tower (số 1 Giáp Nhị, Q. Hoàng Mai) thì bất ngờ giàn giáo bị sập xuống.
|
Hiện trường vụ sập giàn giáo công trình toà nhà chung cư Eco Green Tower tại quận Hoàng Mai, hai công nhân tử vong (Ảnh Nhị Tiến). |
Vụ việc khiến 2 công nhân bị rơi từ tầng 6 xuống tầng hầm, tử vong tại chỗ. 4 người khác bị thương. Nhiều người khác phải bám, đánh đu vào gậy, thanh sắt nhỏ để thoát khỏi vụ tai nạn.
Gần đây nhất, khoảng 19h30 tối 18/10, một cần cẩu thi công Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe tại số 69 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội bất ngờ đổ ngang qua đường, đè lên hai nóc nhà đối diện. Được biết, dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe tại 69 Thụy Khuê, nhà thầu xây dựng chính là Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Thông tin ban đầu, hiện dự án đang ở giai đoạn thi công móng và các tầng hầm.
|
Cần cẩu thi công Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe tại số 69 Thụy Khuê đổ ngang qua đường tối ngày 18/10. |
Nguyên nhân các sự việc trên đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, đây chỉ là những đơn cử trong hàng vài chục vụ tai nạn lao động liên quan đến việc xây dựng các công trình cao tầng ở Hà Nội trong thời gian vừa qua. Trên những công trình xây dựng giữa thủ đô những chiếc cần cẩu khổng lồ, nặng đến hàng chục tấn, cao và dài đến cả trăm mét trở thành nỗi ám ảnh với mối nguy hiểm “lơ lửng” trên đầu. Vấn đề an toàn xây dựng, câu hỏi về quy chuẩn an toàn lao động dành cho một thiết bị có thể gây nguy hiểm như cần cẩu một lần nữa được đặt ra.
Theo quy định của TP Hà Nội, đối với các trường hợp vùng hoạt động của cần trục tháp vượt ra khỏi phạm vi công trường, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông đi lại của nhân dân và công trình lân cận, chỉ cho phép cần trục tháp đó hoạt động trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau và phải có đảm bảo đủ hệ thống cảnh báo, cảnh giới, người hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. Thế nhưng trên thực tế, ở nhiều công trình quy định này dường như bị phớt lờ. Những vụ tai nạn liên tiếp với “thủ phạm” là cần cẩu càng làm nhiều người ái ngại.
|
Hình ảnh ghi nhận tại cao ốc 16 Phạm Hùng nằm gần bến xe Mỹ Đình khu vực tập trung nhiều người và phương tiện giao thông (Ảnh chụp ngày 24/10). |
Trao đổi về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, công tác an toàn lao động phải được đặt lên hàng đầu. Từ nhà thầu, chủ đầu tư đến các cơ quan chức năng quản lý đều phải có trách nhiệm trong việc giám sát đảm bảo an toàn trong việc vận hành cẩu tháp. Cần trục phải neo, giữ đúng cách. Ông Hùng đặc biệt lưu ý việc lắp đặt vận hành cẩu tháp cũng như đảm bảo an toàn xây dựng tại các công trình xây chen trong phố. “Vấn đề quan trọng khác là phải kiểm tra hằng ngày” - ông Hùng nhấn mạnh.
Những chiếc cần cẩu khổng lồ, nặng đến hàng chục tấn, cao và dài đến cả trăm mét dễ dàng bắt gặp trên các công trình tại thủ đô (Ảnh chụp ngày 24/10).
|
Người dân ra đường không phải chỉ đề phòng tai nạn giao thông mà còn phải ngửa mặt lên trời trông cần cẩu (Ảnh tư liệu 5/2016). |
Kể cả khi kết thúc quá trình thi công nếu không đặt vị trí cần trục đúng quy định, không neo giữ, cố định, quay tay cần đúng vị trí, sự liên kết giữa cần trục và các kết cấu cứng bị lõng, theo thời gian hoặc gặp các điều kiện khách quan như gió lớn dù không hoạt động cần cẩu vẫn có thể gãy đổ gây tai nạn.
TP Hà Nội đã nhiều lần thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện, đình chỉ thi công một số cẩu tháp, hoạt động thi công xây nhà cao tầng không đủ tiêu chuẩn quy định. Nhưng việc kiểm tra này không được thực hiện liên tục, thường xuyên nên vẫn còn nhiều cẩu tháp vi phạm quy định.
Anh Ngô Văn Chiến (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: “Ra đường bây giờ không phải chỉ đề phòng tai nạn giao thông mà còn phải ngửa mặt lên trời trông cần cẩu. Công trình xây dựng ở khắp nơi từ đường lớn vào trong tận ngõ nhỏ. Nhưng người đi đường cũng không chủ động được. Nếu công trình không đảm bảo được an toàn thì cũng chỉ biết “trời gọi ai người đó dạ”".
Hồng Khanh
Save" alt="Cần cẩu giữa phố: Những hiểm họa lơ lửng trên đầu"/>
Cần cẩu giữa phố: Những hiểm họa lơ lửng trên đầu
|
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái. Ảnh: Duy Vũ |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chia sẻ, năm 2014, lần đầu tiên Hải quan Việt Nam sử dụng hệ thống hải quan tự động (VNACCS/VCIS). Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua thông quan tự động tại tất cả các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia. Hệ thống này cũng xử lý hơn 99,6% tờ khai và thời gian tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trong thời gian chỉ từ 1-3 giây.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nhờ hệ thống thông quan tự động, thời gian thông quan những lô hàng xuất khẩu giàm 3 giờ, và giảm 6 giờ với lô hàng nhập khẩu. Với khoảng 11- 12 triệu tờ khai/năm, hệ thống thông quan điện tử đã giúp tiết kiệm khoảng 200 triệu USD.
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, hiện đã có hơn 98% thuế, phí, lệ phí với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện bằng phương thức điện tử tiên tiến.
Nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 là hình thức nộp tiền thuế và các khoản phải nộp khác qua ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan thông qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan.
Năm 2019, Tổng cục Hải quan tiếp tục xây dựng và triển khai đề án “Chương trình nộp thuế điện tử Doanh nghiệp nhờ thu”. Đề án được nâng cấp trên nền tảng Hệ thống nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu có số lượng lớn tờ khai phải nộp tiền thuế, có đủ năng lực tài chính. Hiện đã có 43 ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, 29 ngân hàng triển khai kết nối 24/7, 6 ngân hàng triển khai chương trình doanh nghiệp nhờ thu. “Thời gian nộp thuế trước đây tính bằng giờ thì hiện tại chỉ tính chỉ bằng giây không kể thời gian khai báo”, ông Thái cho biết.
Không chỉ phục vụ cho cơ quan Hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hệ thống thu thuế điện tử còn phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chẳng hạn việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển Hải Phòng qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan 24/7 được triển khai đầu năm 2020 với 4 ngân hàng phối hợp thu.
Cũng theo đại diện Tổng cục Hải quan, trong tương lai, hệ thống này sẽ phục vụ thanh toán bằng phương thức điện tử không chỉ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước (B2G) mà còn cả thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia.
Đưa thêm dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
|
Tổng cục Hải quan dự kiến đưa thêm 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020. Ảnh: Báo Hải quan |
Triển khai dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính.
Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Kế hoạch triển khai Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chính thức triển khai Hệ thống DVCTT từ 2017.
Đến nay gần 90% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã được cung cấp DVCTT mức độ 3,4, trong đó 100% các thủ tục cốt lõi của ngành Hải quan đã được cung cấp DVCTT ở mức độ 4. Hơn 98% số thủ tục hành chính của ngành Hải quan trong tổng số 192 thủ tục được thực hiện bằng phương thức điện tử.
Theo dự kiến, Tổng cục Hải quan sẽ tích hợp 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2020 mà Bộ Tài chính vừa ban hành.
Tổng cục Hải quan cũng là cơ quan chủ trì thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Báo cáo từ đơn vị này cho biết: tính đến ngày 30/5, có 13 Bộ, ngành tham gia kết nối; 198 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia xấp xỉ 3,104 triệu bộ hồ sơ và trên 38,7 nghìn doanh nghiệp tham gia.
Duy Vũ
60 dịch vụ công trực tuyến mức 4 lĩnh vực hải quan sẽ lên Cổng dịch vụ công quốc gia
Theo dự kiến, Tổng cục Hải quan sẽ tích hợp 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020.
" alt="Tổng cục hải quan ứng dụng CNTT, chuyển đổi số"/>
Tổng cục hải quan ứng dụng CNTT, chuyển đổi số