您现在的位置是:Giải trí >>正文
Phát hiện giun đũa sống khỏe trong ruột bệnh nhân mê ăn gỏi cá và rau sống
Giải trí64人已围观
简介Bệnh nhân quê Thanh Hóa,áthiệngiunđũasốngkhỏetrongruộtbệnhnhânmêăngỏicávàrausốliv...
Bệnh nhân quê Thanh Hóa,áthiệngiunđũasốngkhỏetrongruộtbệnhnhânmêăngỏicávàrausốliverpool vs aston villa đi khám sức khỏe định kỳ ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Trước đó, chị không có biểu hiện bất thường sức khỏe.
Quá trình nội soi đại tràng gây mê, bác sĩ bất ngờ phát hiện ký sinh trùng (hướng giun đũa) đang ký sinh trong lòng đại tràng, giun đũa có kích thước khoảng 10cm, thân tròn, rải rác đốm trắng ngà, đầu và đuôi nhọn, đang sống và vận động rất nhanh ở đáy manh tràng (đoạn cuối của đại tràng).
Khai thác tiền sử cho thấy bệnh nhân quê vùng biển, có thói quen ăn gỏi cá, rau sống thường xuyên. Bác sĩ nhận định đây có thể là con đường bệnh nhân đưa ấu trùng trứng giun vào trong bụng.
Bệnh nhân được bác sĩ kê thuốc điều trị đặc hiệu về ký sinh trùng, thay đổi thói quen sinh hoạt, cách phòng bệnh.
Giun đũa là loại ký sinh trùng lây truyền qua đất (trứng giun phát triển ở đất ẩm thông qua thực phẩm (rau, nước… ) vào trong ống tiêu hóa để phát triển, sinh sản. Giai đoạn đầu, người bệnh không có triệu chứng gì. Khi giun đũa phát triển, sinh sôi chúng sẽ di chuyển đến nhiều cơ quan gây ra hàng loạt các triệu chứng như viêm phổi, viêm mắt, viêm ruột - tắc ruột, áp xe gan…
Bác sĩ Trần Văn Lực, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khuyến cáo người dân cần tẩy giun tối thiểu 1 năm/lần và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/9/8/toan-than-tim-den-sau-khi-an-mon-nhieu-nguoi-me-vi-nghi-rang-vua-mat-vua-bo-633.png)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Real Hope vs Cruz Azul, 08h00 ngày 5/2: Châu chấu đá xe
Giải tríLinh Lê - 04/02/2025 15:06 Nhận định bóng đá ...
【Giải trí】
阅读更多Google hỗ trợ Độ Mixi khi bị hack kênh YouTube lần 3
Giải tríKênh YouTube MixiGaming với nội dung trốn trơn, tất cả video đều biến mất. Ảnh chụp màn hình Theo ghi nhận của VietNamNet, khi tìm kiếm trên YouTube với từ khóa MixiGaming, thông tin trả cho thấy kênh này đã bị đổi tên thành SpaceX (trùng với tên công ty vệ tinh tư nhân của tỷ phú Elon Musk). Logo của kênh cũng bị đổi tên thành chữ X như logo của SpaceX.
Khi truy cập vào kênh, tên và logo nhận diện lại trở về MixiGaming như cũ. Tuy vậy, tất cả các video cũ trên kênh đều biến mất. Trên kênh YouTube MixiGaming cũng không hiện ra bất kỳ một video mới hay nội dung phát sóng trực tiếp nào.
YouTuber Độ Mixi khi đang thực hiện một phiên livestream. Ảnh: FBNV Chia sẻ với VietNamNet, ông Phạm Huy - đại diện Metub, mạng đa kênh hỗ trợ việc quản lý kênh MixiGaming xác nhận việc kênh YouTube của Độ Mixi một lần nữa bị tấn công.
“Kênh MixiGaming đã bị đổi tên một lần nữa vào đêm qua. Các email quản trị kênh hiện vẫn còn nguyên, không bị hacker "đá" ra ngoài”, ông Huy nói. Theo đơn vị quản lý kênh, hiện Google đang tiến hành kiểm tra và hỗ trợ kênh YouTube MixiGaming khắc phục sự cố.
MixiGaming là kênh YouTube thuộc sở hữu của Phùng Thanh Độ (SN 1989), thường được biết đến với tên Độ Mixi. Đây là một trong những kênh YouTube đông người xem nhất Việt Nam với hơn 7,33 triệu người theo dõi. Theo số liệu thống kê của SocialBlade, các video được đăng tải trên MixiGaming có tổng cộng hơn 3,2 tỷ lượt xem, xếp thứ 611 thế giới về số lượng người theo dõi.
Vì sao nhiều người nổi tiếng bị hack kênh YouTube?Nhiều giả thiết đã được các chuyên gia đặt ra khi liên tục xuất hiện các vụ việc người nổi tiếng bị hack kênh YouTube.">...
【Giải trí】
阅读更多Không dạy riêng chữ ‘P’: Thiếu sót hay thực tế?
Giải tríGiáo viên, là những người đã quen với SGK mới trong hai năm qua và đã trải qua hàng chục năm dạy SGK cũ, nhìn nhận thế nào về việc này? Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều Ông Lê Ngọc Điệp, Nguyên trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho rằng việc SGK Tiếng Việt 1 của bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy riêng chữ ‘P’ là mang tính thực tế.
‘Chữ ‘P’ trong hệ thống phụ âm Tiếng Việt không kết hợp với nguyên âm để tao thành âm tiết mà phải ghép âm ‘H’ để tạo ra phụ âm “PH’. Điều này tương tự như ‘Q’ không bao giờ đứng một mình mà phải là ‘Qu’.
Do vậy, tôi cho rằng dạy học sinh như thế cũng là hợp lý dù không theo thông lệ của bảng chữ cái” – ông Điệp chia sẻ quan điểm.
Ông Điệp cũng cho hay chữ P không phải ngoại lai. “Nó là bảng chữ cái theo mẫu tự la tinh. Thí dụ như bảng chữ cái của Pháp có chữ ‘H’ nhưng trong chữ viết thì là ‘H’ câm”.
Còn trường hợp phiên âm các tên dân tộc, theo ông Điệp, lại thuộc lĩnh vực khác trong liên quan đến ngữ âm Tiếng Việt. Đó là phiên âm không theo thông lệ mà theo thực tế.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Chân trời sáng tạo Trong khi đó, cô Lê Thị Nếp - giáo viên Trường TH&THCS Bắc Sơn (Thái Bình) lại nhìn nhận việc không dạy chữ ‘P’ thành một bài độc lập giống như các chữ cái khác là một thiếu sót, bởi trong bảng chữ cái có sự hiện diện của chữ ‘P’.
“Mặc dù trong thực tế cuộc sống có rất ít từ Tiếng Việt có thể kết hợp được với chữ ‘P’ đi rời, nhưng không thể nói là không có, ví dụ như pin, quả pao, Pác Bó.
Càng không thể nói những từ có chữ ‘P’ đứng trước các nguyên âm là từ ngoại lại, bởi không ít địa danh, tên người ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam có cấu trúc tương tự như thế. Cho nên, không thể coi những từ như “Pa Ủ, Nậm Pồ,…” là tiếng nước ngoài được” – cô Nếp bày tỏ.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Theo cô Nếp, cũng tương tự như trường hợp của ‘P’ là chữ ‘Q’, dù không ghép được với âm nào để tạo thành tiếng, ngoại trừ đi cùng ‘U’ để tạo thành vần ‘QU’ nhưng không thể nói vì “không gặp”, “không cần thiết” mà không dạy cho học sinh.
“Học sinh lớp 1 giống như một tờ giấy trắng. Nếu giáo viên không dạy, các em cũng sẽ không biết. Gặp những văn bản hoặc sách báo có ‘P’ hay ‘Q’ các em cũng sẽ không đọc được. Do đó, giáo viên vẫn phải dạy để học sinh nắm được.
Thực tế, trong các bài giảng của mình, tôi vẫn thường phải dạy các em rất kỹ chữ ‘P’, ‘Q’ trước khi phát triển thành ‘PH’, ‘QH’. Trong một số sách giáo khoa hiện nay vẫn phân tách ‘P’ – ‘PH’, ‘Q’ – ‘QU’ thành các bài độc lập”.
Một giáo viên lớp 1 ở Hà Nội cho biết trong bộ SGK chị đang dạy dù chữ ‘P’ không đứng riêng một bài nhưng vẫn có mặt và vẫn được giáo viên dạy cho học sinh.
“Không có chữ đấy sao ra chữ ‘PH” – ‘phở’ được. Nói chung trong SGK vẫn đủ 29 chữ cái. Chữ ‘P’ ghép với ‘H’ ra ‘PH’, và học sinh vẫn đọc được “tiếng còi xe pip píp”.
Có thể tác giả SGK cho rằng chữ ‘P’ ít đứng riêng nên không dạy bài riêng, nhưng cái gì cũng liên quan đến nhau. Học sinh phải gọi được tên chữ đó ra. Cũng như âm ‘Q’ cũng thế, hay ‘Ă-Â’ cũng dạy kèm, nhưng không phải không dạy” – giáo viên này khẳng định.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực So sánh với SGK cũ và các bộ sách giáo khoa khác, một giáo viên ở TP.HCM nhận xét một bài vẫn bao gồm hai âm tách biệt “P – PH”, “Q – QH” hoặc “T – TH”.
Giáo viên này chỉ ra trong bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chữ ‘P’ không được nêu tách biệt trong mục lục hoặc trong tiêu đề, nhưng nhóm biên soạn cũng đã đan cài vào trong các bài học.
“Ví dụ, ở tuần đầu tiên, học sinh được làm quen với bảng chữ cái trong đó có chữ ‘P’. Đến bài ‘PH’ ở tuần 6, học sinh lại được giới thiệu về ‘P’ và cách viết; sau đó ‘P’ cũng được nhắc tới trong bài học về các vần, ví dụ bài “in” có từ “đèn pin”.
“Tôi nghĩ rằng, để không gây tranh cãi, nhóm biên soạn có thể giới thiệu chữ ‘P’ một cách độc lập và bình thường ngang bằng với các chữ cái khác thay vì giới thiệu lướt, không được nhấn mạnh” – nhà giáo này đề xuất.
Trong những bộ SGK Tiếng Việt 1 theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, có 2 bộ sách do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên. Tuy nhiên, cách dạy chữ P trong 2 bộ sách này khác nhau.
Ông Hùng phân tích: Trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.
"Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều.
Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.
Cách thứ nhất:Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.
Cách thứ hai:Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ".
Theo ông Hùng, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chọn cách thứ nhất, còn nhóm tác giả bộ Chân trời sáng tạo chọn cách thứ hai.
Phương Chi - Thúy Nga - Lê Huyền
Chủ biên đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy chữ P khác nhau
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Svay Rieng vs Shan United, 19h30 ngày 5/2: Khác biệt động lực
- Đi cấp cứu trong đau đớn vì xem điện thoại khi đang sạc pin
- Học viện Báo chí liên kết đào tạo truyền thông tại đại học Anh
- Lịch nghỉ học 63 địa phương trên cả nước mới nhất do dịch Covid
- Kèo vàng bóng đá Celtic vs Dundee FC, 02h45 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
- Việt Nam đoạt 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Chonburi vs Port FC, 18h00 ngày 5/2: Khó có bất ngờ
-
Giao diện trang web giả mạo cổng thông tin của Bộ TT&TT, được các đối tượng thiết lập nhằm lừa người dùng tải, cài đặt ứng dụng có chứa mã độc. Ảnh: NS Từ phản ánh của người dùng và kết quả rà quét, giám sát không gian mạng Việt Nam, cũng trong gần một tháng gần đây, Cục An toàn thông tin đặc biệt lưu ý người dân nâng cao cảnh giác để không truy cập vào 44 website lừa đảo, giả mạo. Số website lừa đảo, giả mạo được cơ quan này cảnh báo người dùng trực tuyến trong tháng 3/2024 là hơn 100 trang.
Đáng chú ý, trong gần 2 tháng trở lại đây, các đối tượng lừa đảo tiếp tục tạo các trang web giả mạo dịch vụ công quốc gia với nhiều địa chỉ tên miền khác nhau và đều là tên miền quốc tế, cụ thể như: Dichvucong[.]cvgov[.]com; Dichvucong[.]xgovvn[.]net; Dichvucong[.]dulieuqucogia[.]com...
Như vậy, lũy kế đến hết ngày 21/4, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã cập nhật hơn 124.600 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Cơ sở dữ liệu này hiện đã được kết nối trực tiếp với trình duyệt Cốc Cốc cùng hệ thống của Zalo, SafeGate để có thể tự động bảo vệ người dùng Internet trong nước trước các website lừa đảo trực tuyến.
Tính đến quý I/2024, hệ thống kỹ thuật của Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin cũng đã chủ động ngăn chặn hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến. Nhờ đó, đã bảo vệ hơn 10,1 triệu người, tương ứng trên 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Top 10 website giả mạo, lừa đảo được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo trong tuần thứ 3 của tháng 4/2024. Song song với việc định kỳ hoặc đột xuất phát cảnh báo về các website giả mạo, lừa đảo cũng như các hướng dẫn các biện pháp nhận diện và phòng tránh các hình thức lừa đảo phổ biến, Cục An toàn thông tin đã và đang cung cấp miễn phí nhiều công cụ công nghệ hỗ trợ người dân có thể phát hiện mã độc tồn tại trong hệ thống mạng, kiểm tra xem có bị lộ lọt thông tin hay tự kiểm tra các website nghi ngờ lừa đảo, giả mạo.
Ngoài việc cảnh báo người dùng, các chuyên gia Cục An toàn thông tin còn đề nghị các cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp chủ động rà quét để phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình, cảnh báo sớm đến người dùng. Từ đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Cũng trong các tháng đầu năm nay, với mục tiêu giúp những người lớn tuổi tại Việt Nam khám phá thế giới trực tuyến an toàn và tự tin hơn, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với hãng công nghệ toàn cầu Google cho ra mắt chương trình ‘An toàn lên mạng, an tâm vui sống cùng Google’.
Tăng 'sức đề kháng' với các hình thức lừa đảo cho người dùng trực tuyến
Đề cập đến tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam, các chuyên gia an toàn thông tin đều thống nhất rằng, những năm gần đây, các hình thức tấn công lừa đảo trên không gian mạng đã có sự gia tăng đáng kể. Không những thế, tấn công lừa đảo trực tuyến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn do sự phát triển của công nghệ số cùng mức độ phụ thuộc của người dân vào mạng Internet.
Theo chuyên gia VNCS, bên cạnh xu hướng gia tăng của tấn công lừa đảo qua email, các cuộc tấn công lừa đảo khác như lừa đảo qua điện thoại, lừa đảo qua tin nhắn văn bản và lừa đảo qua các website giả mạo cũng đang tăng mạnh.
“Ứng phó với kẻ tấn công ngày càng thông minh và sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để lừa đảo và chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản, danh tính của người dùng, chúng ta phải tăng cường nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân và tổ chức mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, người dùng cần được trang bị các thông tin, kiến thức về cách phòng ngừa tấn công lừa đảo trên không gian mạng để bảo vệ mình một cách hiệu quả”, chuyên gia VNCS nêu quan điểm.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ nhóm đối tượng trẻ em và người già, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SafeGate cho rằng: Việc này cần có sự tham gia của tất cả các bên, gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và bản thân người dùng.
“Mỗi gia đình thường sẽ có những người có kỹ năng và nhận thức tốt hơn về an toàn thông tin như thanh niên, trung niên. Vì thế, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin của những thành viên có nhận thức tốt, từ đó họ sẽ chia sẻ, giúp nâng cao kỹ năng, tăng sức đề kháng cho các thành viên khác trong gia đình như ông bà, bố mẹ, con cháu khi tham gia môi trường mạng”, ông Ngô Tuấn Anh chia sẻ.
Cảnh giác với phần mềm độc hại mới giả Google Chrome để lừa đánh cắp thông tinNgoài cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, tuần này Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng khuyến cáo người dân cảnh giác với phần mềm độc hại mới có tên ‘Mamont’, giả mạo Google Chrome để lừa đánh cắp thông tin." alt="Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc">Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc
-
-Sống chung với quy hoạch ‘treo’ hàng chục năm là nỗi khổ của hàng trăm ngàn hộ dân đất Sài Gòn. Tuy nhiên, với những động thái quyết liệt mới đây của chính quyền thành phố, tình trạng này đang từng bước được cải thiện.
Quyền lợi người dân được khôi phục
Thời gian qua, tình trạng người dân trên địa bàn TP.HCM có đất nhưng không được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, không được chuyển nhượng, mua bán, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… do vướng quy hoạch “treo” đã xảy ra ở nhiều quận huyện.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, hiện nay thành phố còn khoảng 570 dự án "treo" với tổng diện tích hơn 20.000 ha, trong đó không ít dự án đã án binh bất động hơn 20 năm.
Đơn cử như dự án Khu đô thị Đại học quốc tế tại huyện Hóc Môn (quy mô 900ha); dự án Công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi (450ha); Khu dân cư Tân Tạo và khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng ở huyện Bình Chánh (gần 500ha)... Việc chậm hoặc chưa triển khai các dự án này đã ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn hộ dân thành phố.
Để giải quyết tình trạng này, UBND TP.HCM đã chấp nhận đề xuất điều chỉnh quy hoạch của 23 quận huyện. Theo đó, TP.HCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên - Môi trường xử lý theo hướng, dự án nào chậm triển khai có lý do chính đáng, thì được thẩm định lại, rà soát hồ sơ, tháo gỡ vướng mắc. Dự án nào kéo dài nhưng không khả thi, gây ảnh hưởng tới người dân sẽ bị thu hồi, xóa bỏ hoặc nghiên cứu điều chỉnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch sẽ giúp TP.HCM tiến tới giảm lộ giới nhiều tuyến đường dự phóng đã “treo” hàng chục năm nay, nhiều khu vực quy hoạch chỉnh trang đô thị sẽ thành đất ở.
Không những vậy, việc TP.HCM điều chỉnh quy hoạch cũng giải tỏa được bức xúc của người dân trong nhiều năm qua. Các quyền lợi chính đáng về nhà, đất của người dân được khôi phục. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, công viên, cây xanh… cũng sẽ được đầu tư xây dựng và nâng cấp để cải thiện chất lượng sống của người dân trong khu vực.
Hàng loạt dự án “treo” bị xóa sổ
Cuối tháng 2/2017 vừa qua, hai đại dự án ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh “treo” gần 20 năm nay đã được UBND TP.HCM chấp thuận xóa bỏ, điều chỉnh ranh quy hoạch để trả lại quyền lợi cho hàng ngàn người dân bị ảnh hưởng. Đó là dự án khu dân cư Him Lam và khu chức năng 11B trong khu đô thị Nam TP.HCM. Hai dự án này có tổng quy mô lên đến gần 70ha.
Ngoài hai dự án trên, địa bàn huyện Bình Chánh cũng còn một số dự án “treo” nhiều năm và không còn khả năng triển khai như dự án khu dân cư Thăng Long (37ha), khu chức năng 11A (59 ha)… Để giải quyết những dự án này, huyện Bình Chánh và Ban Quản lý khu Nam đã kiến nghị TP cho phép điều chỉnh quy hoạch và tiến hành chỉnh trang để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Giữa tháng 3/2017, hàng loạt lô đất, tuyến đường tại quận Tân Phú đã được điều chỉnh quy hoạch theo hướng phù hợp với hiện trạng thực tế. Trong số này, hầu hết là các ô phố được quy hoạch đất công viên cây xanh, đất công trình công cộng, đất giáo dục, đất hỗn hợp, thương mại dịch vụ và đường giao thông.
Tương tự, tại huyện Nhà Bè, vừa qua, khu dân cư ấp 4 cũng được điều chỉnh từ đất chung cư cao tầng sang đất dân cư thấp tầng.
Trước đó, do không thể triển khai xây dựng, UBND TP.HCM đã quyết định thu hồi 3 dự án quy hoạch khu công nghiệp là Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) và Bàu Đưng (huyện Củ Chi) thành điểm dân cư nông thôn hiện hữu và đất sản xuất nông nghiệp.
Gây thiệt hại cho dân thì phải bồi thường cho dân
Những động thái mới đây của UBND TP.HCM giải quyết phần nào quy hoạch “treo” kéo dài, tuy nhiên Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng, quy trình điều chỉnh hoặc xóa quy hoạch, hiện còn rất chậm, nhanh nhất cũng phải mất 1 năm. Trong khi đó, đối với các đồ án quy hoạch được lập từ 10 năm trở lên, muốn điều chỉnh hay xóa phải xin ý kiến của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Theo Tiến sỹ Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư Trưởng TP.HCM, chính quyền TP cần triển khai quyết liệt và đồng bộ hơn. Bởi lẽ, hiện tại, Nhà nước chưa thật sự coi trọng lợi ích của người dân trong khu quy hoạch và chính quyền không sốt ruột khi quy hoạch chậm thực hiện. Tuy nhiên, cái gì gây thiệt hại cho dân thì phải bồi thường cho dân, như vậy mới giữ vững được quy hoạch.
“Trước hết TP.HCM phải coi trọng lợi ích của người dân có liên quan. Đã quy hoạch thì phải tổ chức bồi thường ngay. Không bồi thường thì phải có sự hoán đổi để tạo thuận lợi cho dân. Trách nhiệm của Nhà nước là phải lo kinh phí, không thể nói với người dân là không có kinh phí mà buộc dân phải sống trong cảnh quy hoạch “treo”. Nhà nước phải quyết tâm, quyết liệt, phải làm cho dân hiểu xây dựng đô thị phải có đóng góp của người dân, có như vậy mới đáp ứng được mong mỏi của hàng triệu người dân”, Tiến sỹ Võ Kim Cương, chia sẻ.
Diệu Thủy
" alt="Dân Sài Gòn từng ngày chờ thoát nạn quy hoạch ‘treo’">Dân Sài Gòn từng ngày chờ thoát nạn quy hoạch ‘treo’
-
Vào tháng 6 tới đây, hàng loạt cuộc bầu cử sẽ diễn ra tại châu Âu và nhóm chính trị gia truyền thống đang dè chừng trước những đối thủ nhỏ hơn khai thác thành công sự ảnh hưởng của TikTok.
Sự phổ biến của TikTok trong giới chính trị gia diễn ra trong bối cảnh nền tảng này đang bị đưa vào tầm ngắm giám sát do lo ngại dữ liệu người dùng thuộc sở hữu công ty mẹ ByteDance có thể bị chuyển giao cho bên thứ ba.
Chẳng hạn, các cơ quan an ninh của Đức đã cảnh báo không nên sử dụng ứng dụng này vì lo ngại nó có thể chia sẻ dữ liệu bên thứ ba hoặc được sử dụng để gây ảnh hưởng đến người dùng. Tại Mỹ, các nhà lập pháp muốn buộc công ty mẹ ByteDance phải bán nền tảng này nếu không muốn bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng.
Tuy nhiên, cả thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ đều có tài khoản TikTok đang hoạt động.
Tân thủ tướng Ireland, Simon Harris (giữa) là một trong những chính trị gia tiên phong sử dụng TikTok tại châu Âu. Ảnh: Reuters Những “ngôi sao” TikTok
Trong nỗ lực xoa dịu lo ngại từ EU, ứng dụng nguồn gốc Trung Quốc đã mở trung tâm lưu trữ dữ liệu người dùng châu Âu tại Dublin vào năm ngoái và thuê công ty bảo mật bên thứ ba để giám sát luồng dữ liệu.
Harris, 37 tuổi, thủ tướng trẻ nhất Cộng hoà Ireland, là người đầu tiên sử dụng TikTok, khi thường xuyên đăng tải những đoạn video ngắn 60 giây kèm nhạc nền.
Một chính trị gia khác là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng xây dựng được 4 triệu followers kể từ khi tham gia nền tảng vào năm 2020.
Ở Đức, việc các chính trị gia cấp cao đón nhận TikTok đang trở thành một xu hướng mới, với việc Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach trở thành bộ trưởng đầu tiên của nước này mở tài khoản vào tháng 3.
Đến đầu tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chính thức mở tài khoản TikTok với bài đăng trên mạng xã hội X “hứa sẽ không đăng video nhảy nhót” (xu hướng chính trên nền tảng chia sẻ video). Việc tiếp cận cử tri trẻ đặc biệt cấp bách vì thanh niên 16 tuổi ở Đức có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử châu Âu vào tháng 6.
Đảng phái chính thống lo ngại
Trong số các đảng chính trị ở Đức, AfD thống trị TikTok với hơn 411.000 người theo dõi, trong đó cá nhân ứng cử viên hàng đầu của đảng sở hữu 41.000 người theo dõi.
“Các đảng phái đều không muốn bỏ lỡ nền tảng quan trọng này với nhóm nhân khẩu học và cử tri trẻ tuổi”, cố vấn chính trị Johannes Hillje cho biết.
Các chính trị gia chính thống, dù muốn cạnh tranh với những ứng viên đối thủ trên TikTok, cũng đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi chính họ cũng nghi ngờ việc sử dụng nền tảng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Y tế Đức Lauterbach thừa nhận tính hiệu quả truyền thông của TikTok song vẫn dè dặt với nền tảng này và đã mua một chiếc điện thoại riêng để sử dụng ứng dụng “nhằm tránh rò rỉ dữ liệu”.
Trong khi đó, đội ngũ cố vấn của ông Macron nói rằng, Tổng thống Pháp coi tính hữu ích và sự cần thiết phải có quy định quản lý là những vấn đề riêng biệt. Nguồn tin giấu tên của Reuters cho hay: “Chúng tôi không thể bỏ qua nhóm dân số này, đại đa số họ không xem tin tức truyền hình hoặc đọc báo chí”.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters năm ngoái cho thấy, ngày càng có ít người đặt niềm tin vào các phương tiện truyền thông truyền thống và chuyển sang xem tin tức trên TikTok nhiều hơn. Theo đó, 20% thanh niên từ 18 đến 24 tuổi sử dụng nền tảng để xem tin tức.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng “cởi mở” với TikTok. Năm ngoái, chính phủ Anh và Áo đã cấm nhân viên sử dụng ứng dụng chia sẻ video này trên điện thoại công.
Bỉ cũng cấm các Bộ trưởng và công chức cài đặt TikTok trên các thiết bị chính thức của họ nhưng các chính trị gia đã lách luật bằng cách sử dụng ứng dụng này trên các thiết bị riêng biệt.
TikTok lại vướng rắc rối ở MỹNguồn tin ẩn danh của CNN tiết lộ Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC) đang điều tra TikTok về các thực hành dữ liệu và bảo mật." alt="Giới chính trị gia phương Tây ‘đổ bộ’ TikTok bất chấp lo ngại bảo mật dữ liệu">Giới chính trị gia phương Tây ‘đổ bộ’ TikTok bất chấp lo ngại bảo mật dữ liệu
-
Nhận định, soi kèo Ghazl El Mahalla vs Modern Sport, 21h00 ngày 6/2: Khó tin ‘lính mới’
-
Anh Tuấn chia sẻ về các dự định của mình với nhiều bạn trẻ. Ảnh: NVCC. Nhận được tin dữ, người đàn ông trẻ choáng váng kèm theo sợ hãi, cảm xúc đan xen lẫn lộn, không nói nên lời. Vài phút sau, anh Tuấn lấy lại bình tĩnh và nhìn sang bố đang đứng sững trước cửa phòng khám. Những ngày sau đó, mẹ anh liên tục khóc, mất ăn, mất ngủ, gầy rộc vì lo lắng cho con.
"Ở thời điểm đó, tôi nhận ra rằng, còn thở là còn hy vọng. Mặc dù bệnh ở giai đoạn muộn nhưng thể bệnh tôi mắc có khả năng sống rất cao. Tôi nhận thấy bản thân mình may mắn hơn những người đồng bệnh khác”, anh nói.
Người đàn ông nhanh chóng lấy lại cân bằng và dành 100 giờ tìm hiểu các tài liệu liên quan đến căn bệnh. Anh lên kế hoạch, chuẩn bị cho mình mọi thứ để bước vào hành trình điều trị ung thư ở tâm thế ổn định nhất.
Anh Tuấn dành thời gian đọc sách, chuẩn bị tinh thần để sống chung với bệnh. Ảnh: NVCC. “Nỗi đau lớn nhất trên đời này chắc hẳn là bố mẹ phải chịu tang con. Tôi quyết tâm bằng mọi giá chiến đấu với bệnh tật bằng tất cả sức mạnh và ý chí để điều này không bao giờ phải xảy đến với gia đình mình”, nam bệnh nhân bộc bạch.
Trong quá trình điều trị, tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị khiến sức khoẻ người đàn ông 34 tuổi hao mòn, mất ngủ, ăn uống không ngon. Nhưng anh đều đã chuẩn bị mọi chuyện từ trước nên đón nhận ở tâm thế chủ động.
Song song với điều trị, nam bệnh nhân tự lấp đầy mỗi ngày bằng những hoạt động giúp cải thiện sức khỏe thể chất - cảm xúc - tinh thần - trí tuệ.
Mỗi tuần, anh ghi lại nhật ký ung thư chia sẻ với mọi người trên các nền tảng mạng xã hội với hy vọng “biết đâu ai đó cần”. Trang nhật ký đã thu hút hàng nghìn người quan tâm, nhận nhiều lời động viên và cảm ơn. Khi đỡ mệt, anh đọc hết tin nhắn, bình luận và nhận ra lý tưởng sống, lý do tồn tại ở cuộc đời.
Anh Tuấn tranh thủ trả lời tin nhắn của những người cùng bệnh để lan tỏa thông tin tích cực. Ảnh: NVCC. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 180.000 ca mắc ung thư mới và hiện tại khoảng 530.000 người đang sống chung với bệnh. Anh Tuấn mong muốn chia sẻ của mình có thể tiếp cận được 5.000 người đồng bệnh, giúp họ thay đổi cuộc đời. Người bệnh không chỉ chiến đấu với tế bào ác tính, họ còn thấu hiểu giới hạn bản thân và giá trị sống của mình.
Không chỉ truyền tinh thần tích cực cho nửa triệu người bệnh ung thư, anh Tuấn còn nhận ra gắn kết gia đình là liều thuốc tinh thần vô giá. Trước đây, vị CEO trẻ rất ham công việc, ít có thời gian nói chuyện với mọi người. Những ngày nằm viện, bố mẹ, họ hàng liên tục bên cạnh chăm lo, anh nhận ra giá trị vô giá của tình thân.
Nhiều đêm nằm ngủ, ngó qua cửa kính phòng bệnh, anh Tuấn bắt gặp cha vẫn đăm đăm nhìn về phía mình. Anh quay mặt vào trong né ánh mắt đó và khóc. Anh gọi cha là “ông bố quốc dân” vì suốt 4 tháng qua, ông luôn túc trực bên con trai không rời.
Hằng tuần, anh sắp xếp thời gian gặp và trò chuyện hàng chục người bên nội, ngoại. Mỗi tối, anh xem các phim hài rồi ngồi cười khúc khích bởi "1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ". Từ cảm giác sốc, sợ hãi đến nay, anh Tuấn coi ung thư nhẹ nhàng như một người bạn đồng hành trên đường đời.
“Tôi luôn đặt mình trong tâm thế hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất nhưng cũng chuẩn bị tâm lý cho điều tồi tệ nhất. Tôi là một người sống cho hiện tại, điều gì cần đến rồi cũng sẽ đến. Khi đó, tôi sẽ bình thản đón nhận”, anh trải lòng.
Nói về tinh thần trong điều trị ung thư, bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết sống chung với ung thư có thể khác nhau đối với mỗi người bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu những gì có thể xảy đến với loại bệnh và giai đoạn ung thư của mình.
Người bệnh cần sự giúp đỡ của mọi người để đối mặt với bệnh tật. Sự hỗ trợ có thể đến từ gia đình và bạn bè, chuyên gia sức khỏe tâm thần, các nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng. Người bệnh có thể đặt ra yêu cầu hỗ trợ cho chính mình, đây cũng là một cách có thể kiểm soát được tình trạng hiện tại của bản thân.
Người đàn ông may mắn phát hiện sớm bệnh ung thư nhờ lời khuyên của vợAnh T. luôn khó chịu khi bản thân khỏe mạnh nhưng vợ liên tục giục đi kiểm tra sức khỏe sàng lọc ung thư. Kết quả khám cho thấy anh bị ung thư giai đoạn sớm." alt="Lời cam kết của người đàn ông trẻ với bố mẹ khi nhận tin mắc ung thư giai đoạn 4">Lời cam kết của người đàn ông trẻ với bố mẹ khi nhận tin mắc ung thư giai đoạn 4