当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
"Tôi cho con đi học để có kiến thức, nhưng thầy cô không dạy. Vậy đứa trẻ sẽ học gì?", một phụ huynh bức xúc nói. Phụ huynh khác tiết lộ thêm: "Năm nay trường tuyển sinh được 7 lớp, nhưng chỉ có 1 giảng viên. Một người không thể dạy được 7 lớp. Vì tuyển sinh quá chỉ tiêu, nên trường không đủ giảng viên".
Ngoài ra, sinh viên của trường cũng khẳng định, 1 tháng nay các lớp đều không có giảng viên. "Chúng em đã nhiều lần phản ánh với nhà trường, nhưng tình hình không được cải thiện", một sinh viên nói.
Trước đó, khi nghe phản ánh của sinh viên về tình trạng không có giảng viên, nhà trường khẳng định sau kỳ nghỉ Quốc khánh (từ ngày 29/9-6/10) các lớp học sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, đến giờ sinh viên Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Y tế Đức Thánh vẫn phải tự học.
Liên quan vấn đề này, chiều 24/10, đại diện nhà trường cho biết: "Trường học đáp ứng được yêu cầu cơ bản và vẫn có giảng viên. Tuy nhiên, chúng tôi đang trong quá trình triển khai dạy học kỹ thuật số.
Mục đích ban đầu của trường là để sinh viên học cách tự lập và số hóa theo xu hướng hiện nay. Nhưng có lẽ, đây không phải là biện pháp phù hợp, sự thiếu tương tác giữa người dạy và người học đã dẫn đến hậu quả khiến chúng tôi không thể lường trước".
Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Y tế Đức Thánh bắt đầu đào tạo từ năm 2018. Theo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm 2023 là 2.640 chỉ tiêu. Số sinh viên thực tế nhập học năm nay là 2.968. Theo đó, mỗi lớp sẽ thừa từ 70-88 sinh viên.
Trong khi đó, năm 2022, chỉ có 954 sinh viên nhập học. So với năm 2023, chỉ tiêu tăng hơn gấp đôi, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên. Trước đó, ngày 19/10, trường ra thông báo tuyển dụng giảng viên các ngành: Điều dưỡng, Y học phục hồi, Dược, tiếng Trung, Toán và các chuyên ngành khác.
Liên quan đến việc vì tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên, nhà trường cho biết: "Chúng tôi sẽ cố gắng kiểm soát số lượng sinh viên trong khuôn viên trường xuống khoảng 6.000, tức là chỉ tiêu mỗi khóa là 2.000".
Tính đến ngày 21/10, có 698 sinh viên của trường đồng loạt bỏ học. Hiện tại, các phụ huynh đang trong quá trình yêu cầu nhà trường hoàn trả học phí. Theo đó, tùy vào từng ngành, học phí phụ huynh đóng cho nhà trường đầu năm dao động từ 3.500-25.000 NDT (11-83 triệu đồng).
Chiều 25/10, đại diện phòng giáo dục TP Thanh Viễn chia sẻ với báo chí: “Chúng tôi đã nắm bắt được tình hình sự việc”. Hiện tại, phòng giáo dục đã thành lập tổ công tác điều tra và xử lý vụ việc.
"Bước đầu tiên, chúng tôi yêu cầu nhà trường xử lý thủ tục cho các sinh viên nghỉ học và hoàn trả đầy đủ học phí", đại diện phòng giáo dục nói thêm.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự thất vọng với nhà trường. Phần lớn họ quyết định cho con nghỉ học vì lo ngại chất lượng giảng dạy và cách quản lý của nhà trường.
"Tôi không có sự lựa chọn khác, nên đành cho con nghỉ học. Tôi sẽ tìm trường tư khác để con tiếp tục đi học. Ở Đông Quản (Trung Quốc), có nhiều trường dạy nghề, nên tôi không quá lo lắng về vấn đề này", một phụ huynh chia sẻ.
Một sinh viên khác lại bày tỏ sự đắn đo: "Bố mẹ em chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu phải tiếp tục học, em cảm thấy không thoải mái".
Theo Sohu
Gần 700 sinh viên một trường đồng loạt bỏ học, phụ huynh đòi hoàn học phí
Ở tuổi lên 10, anh bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2005 và đạt được 505 điểm. Với số điểm này, Trương Hân Dương đỗ vào ngành Toán của Học viện Công nghệ Thiên Tân.
Tốt nghiệp đại học ở tuổi 14, anh tiếp tục học thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh. 2 năm sau, Trương Hân Dương nhận được bằng thạc sĩ và có học bổng tiến sĩ ngành Toán ứng dụng, Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (gọi tắt là Đại học Bắc Hàng). Anh trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ trẻ nhất Trung Quốc thời đó.
Năm 2019, Trương Hân Dương mới lấy được bằng tiến sĩ sau 8 năm học. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, anh làm giảng viên tại Đại học Sư phạm Ninh Hạ nhưng từ chức vào tháng 8/2021.
Thần đồng thất nghiệp ở tuổi 28
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Jiupai News, mới đây, Trương Hân Dương cho biết hài lòng về cuộc sống hiện tại: "Tôi đang thất nghiệp nhưng có thể sống không cần làm việc quãng đời còn lại.
Tôi có thể dựa vào bố mẹ, khoảng 2-3 tháng, họ chủ động gửi cho tôi 10.000 NDT (33 triệu đồng). Tài sản của gia đình tôi tuy không nhiều, nhưng vẫn mang lại cuộc sống không cần lo về chuyện tiền bạc".
Chia sẻ về nguồn thu nhập hiện tại, anh nói không có lương cố định. "Tôi chỉ được trả tiền khi dự án hoàn thành khoảng 50.000 NDT (169 triệu đồng)", Trương Hân Dương chia sẻ.
Trao đổi thêm thần đồng Toán học một thời tiết lộ, chỉ còn vài nghìn NDT trong thẻ ngân hàng nhưng không muốn làm việc cho người khác. Thậm chí, Trương Hân Dương còn cảm thấy thoải mái khi thất nghiệp. "Cả đời này tôi sẽ không đi làm thuê", anh khẳng định.
Khi được hỏi: "Anh có phải là thần đồng không?", Trương Hân Dương thẳng thắn trả lời: "Tôi không nghĩ vậy". Anh thừa nhận là kẻ thất bại trong nghiên cứu khoa học. "Theo tiêu chuẩn của các trường đại học phương Tây, tôi sẽ không thể hoàn thành bậc tiến sĩ. Vì tôi đã mất đến 5 năm để viết luận án", Trương Hân Dương nói.
Nói về điều bản thân không hài lòng, Trương Hân Dương bộc bạch đến nay chưa làm được một bài báo tốt. Liên quan đến vấn đề này, một thầy giáo đại học từng hướng dẫn anh cho rằng: "Ở tuổi này, em không thể do dự, cần quyết định xem bản thân muốn gì.
Nếu em không biết làm gì, hãy quay về nghiên cứu Toán học. Khi cảm thấy kiệt sức có thể kinh doanh để kiếm thêm thu nhập, chứ không nên ngồi yên".
Trong buổi phỏng vấn, Trương Hân Dương cũng nhắc lại ồn ào từng ép bố mẹ mua nhà ở Bắc Kinh mới bảo vệ luận án tốt nghiệp: "Họ vẫn nợ tôi một căn nhà ở Bắc Kinh, tính đến thời điểm này giá trị phải hơn 10 triệu NDT (33 tỷ đồng)".
Tuy nhiên, hiện anh không quan tâm đến việc mua nhà Bắc Kinh như trước. Ở tuổi 28, Trương Hân Dương không có ý định mua nhà. Anh cho rằng không việc làm, nhà cửa và tài sản chẳng có gì xấu hổ.
Trái với suy nghĩ thời trẻ, anh trở nên trầm mặc và không đề cao vật chất. Hiện, anh ở nhà thuê tại Thượng Hải với giá 2.200 NDT/tháng (7,4 triệu đồng), tránh xa đám đông và ngại giao tiếp xã hội.
Khi nhận xét về thần đồng Toán học Trung Quốc, một giáo sư từng dạy anh cho rằng học tốt nhưng không bứt phá. "Trương Hân Dương chưa bao giờ cất cánh chứ đừng nói là sụp đổ. Nếu máy bay không rời khỏi đường băng, vẫn chỉ là đang lăn bánh", người này nói.
Theo NetEase
Bi kịch của thần đồng vào đại học danh giá từ năm 13 tuổiTrung Quốc - Tài năng xuất chúng từ nhỏ nhưng chính sự nông nổi của tuổi trẻ đã suýt hủy hoại tương lai của Liêu Uy." alt="Bi kịch của thần đồng Toán 16 tuổi học tiến sĩ, 28 tuổi thất nghiệp"/>Bi kịch của thần đồng Toán 16 tuổi học tiến sĩ, 28 tuổi thất nghiệp
Nơi Phương Linh theo học là Trường Mod’Art International Paris (Pháp). Thủ đô Paris vốn mệnh danh là “kinh đô thời trang” với sự hiện diện của nhiều thương hiệu cao cấp lâu đời như Chanel, Dior, Gucci, Valentino… Nữ sinh cho rằng, đây sẽ là “mảnh đất lý tưởng” giúp em trau dồi và phát triển đam mê của bản thân.
Để vào trường, ứng viên phải trải qua 2 vòng xét tuyển gồm: Hồ sơ (thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu, portfolio (hồ sơ năng lực) về một chủ đề liên quan đến thời trang); Phỏng vấn. Nữ sinh đã chứng minh cho hội đồng tuyển sinh thấy đam mê mãnh liệt của mình thông qua portfolio được nghiên cứu và thực hiện tỉ mỉ.
“Em đã thực hiện đề tài về trang phục truyền thống của Việt Nam áp dụng trong thời hiện đại. Ý tưởng này đến từ một lần tới Huế, em nhìn thấy nhiều người trẻ chọn áo Nhật Bình để chụp ảnh cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cố đô. Em thấy ấn tượng vì một di sản thời Nguyễn lại được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng đến vậy”.
Theo Linh, lâu nay bạn bè quốc tế chủ yếu biết tới Việt Nam qua áo dài và nón lá. Vì thế, thông qua chủ đề này, nữ sinh cũng muốn lan tỏa những giá trị đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Áp lực cạnh tranh của ngành thời trang
Trúng tuyển vào ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang của Trường Mod’Art International Paris, nữ sinh cho biết ban đầu cảm thấy “ngợp” vì không khí học tập tại đây mang tính cạnh tranh cao. Trường đề cao việc thực hành nên ngay từ năm nhất, sinh viên các khoa đã được “trộn lẫn”, cùng thực hiện tất cả các công đoạn để “lên kệ” một sản phẩm hoàn chỉnh.
“Ví dụ khi học về thiết kế Kimono, trong nhóm của em có bạn học ngành Thiết kế thời trang sẽ chịu trách nhiệm phác thảo và làm nên bộ trang phục ấy; có bạn chịu trách nhiệm tìm câu chuyện cho trang phục để truyền thông; có bạn chịu trách nhiệm về hình ảnh, lên kế hoạch quảng cáo… Sinh viên toàn khóa được chia thành gần 20 nhóm, mỗi năm học sẽ cùng nhau làm 3-4 dự án lớn như thế”.
Ngoài ra, trường cũng liên kết với nhiều thương hiệu thời trang nên đôi khi họ chính là những người giao “đề bài” cho sinh viên.
“Ví dụ có lần, hãng giày New Balance đã đến trường em và “đặt hàng” một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Nhóm nào có ý tưởng hay nhất sẽ được thương hiệu này sử dụng trong chiến dịch của hãng”.
Thông qua những lần so tài như thế, theo Phương Linh, nhà trường mong muốn sinh viên hiểu được rằng ngành thời trang vốn lộng lẫy nhưng cũng rất cạnh tranh, buộc sinh viên phải học cách đối mặt với điều đó.
Không chỉ trong các dự án lớn, ở một số môn học, sinh viên cũng phải làm việc theo nhóm, ví dụ lên ý tưởng mở một gian hàng thời trang. Từ việc chọn địa điểm, cách trang trí gian hàng, sắp xếp hàng hóa sao cho thu hút người mua… cũng đều đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy logic.
Ngoài giờ học, Phương Linh phải dành thời gian đi thực tế để cập nhật các xu hướng thời trang mới hoặc “lục mọi ngõ ngách của Paris” để tìm kiếm các vật liệu, món đồ phù hợp với gam màu dự định đưa vào dự án.
“Chúng em buộc phải đặt bản thân vào môi trường làm việc thực thụ nên luôn trong tình trạng căng thẳng vì khối lượng công việc khổng lồ với nhiều deadline”.
Dù khắc nghiệt nhưng Phương Linh thích thú với cách học như vậy. Theo Linh, làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên có thể trao đổi, bổ sung kiến thức, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cũng sẽ hiểu rõ hơn về từng công đoạn tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh trên kệ. Tuy nhiên để làm việc nhóm hiệu quả, mỗi thành viên cũng cần có thái độ làm việc cởi mở, hòa nhã.
Chương trình học của Phương Linh thường đan xen 3 tháng học tại trường, 3 tháng đi thực tập. Khi mới sang Pháp, Linh chỉ sử dụng được tiếng Anh, vì thế nữ sinh cũng gặp nhiều rắc rối trong việc tìm nơi thực tập.
May mắn, khi nộp hồ sơ vào hàng thời trang Elie Saab, Phương Linh được nhận thực tập tại vị trí trợ lý cho showrooom. Trái ngược với suy nghĩ “môi trường làm việc ở những thương hiệu cao cấp rất cứng nhắc”, Linh bất ngờ khi mọi người thoải mái, cởi mở, chuyên nghiệp.
“Có lần, em được gặp trực tiếp ông Elie Saab – chủ của hãng thời trang này. Ông thậm chí tới bắt tay từng nhân viên và thực tập sinh. Điều đó khiến em ấn tượng về một môi trường làm việc cởi mở, nơi người đứng đầu luôn dành sự quan tâm tới những nhân viên nhỏ nhất”, Linh nhớ lại.
Sau 1 năm theo đuổi ngành học này, Phương Linh nhận thấy đây là ngành tiềm năng, có nhiều cơ hội phát triển.
“Ở Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang mới chỉ đang phát triển. Em nghĩ đây sẽ là cơ hội cho mình trong tương lai. Dù học ở Pháp hay bất kỳ đất nước nào, đích đến của em vẫn là Việt Nam. Em mong có thể lan tỏa bản sắc văn hóa Việt thông qua các trang phục truyền thống dân tộc”, Linh nói.
Sai lầm của học sinh Việt Nam khi nộp hồ sơ du học MỹNhiều học sinh “quay xe” đi du học quá trễ, nhưng cũng có không ít thí sinh mắc sai lầm ngược lại. Các em dành quá nhiều thời gian để cải thiện điểm số, song đó không phải là điều duy nhất hội đồng tuyển sinh quan tâm." alt="Cú 'liều' giúp nữ sinh Việt vào trường thời trang tại Paris"/>Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
Cuộc thi bao gồm 4 vòng: đăng ký, sơ khảo, đối đầu và tranh hạng. Các thí sinh có thể đăng ký tham gia theo hình thức cá nhân hoặc theo đội (tối đa 2 người) và được chia thành 2 bảng đấu tùy thuộc vào ngôn ngữ thi đấu tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Tại vòng thi đăng ký, thí sinh có hơn 1 tháng (từ 2/11 - 9/12) để gửi tới BTC ý tưởng dự thi. Vòng sơ khảo sẽ được thực hiện qua hình thức trực tuyến. Các thí sinh được chọn sẽ gửi 1 video clip hùng biện tối đa 7 phút về ý tưởng đã đăng ký tại vòng đăng ký. Từ vòng đối đầu, các thí sinh sẽ thi đấu đối kháng trực tiếp để tìm ra những cá nhân/đội thi xứng đáng nhất bước vào vòng tranh hạng dự kiến tổ chức tại Trường Đại học VinUni vào ngày 23/3/2024.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và các giải phụ cho mỗi bảng thi đấu. Riêng cá nhân/đội thi xuất sắc nhất sẽ giành được giải thưởng trị giá 3,4 tỷ đồng, bao gồm: phần thưởng hiện kim lên đến 100 triệu đồng, học bổng toàn phần cho chương trình cử nhân 4 năm tại Trường Đại học VinUni, xe máy điện VinFast EVO200, kỳ nghỉ dưỡng tại Vinpearl Nha Trang và nhiều giải thưởng giá trị khác…
Đặc biệt, cuộc thi còn có giải phụ dành cho “Trường có sự hưởng ứng cao nhất” và “Trường có thí sinh đạt giải nhất cuộc thi”, với mỗi giải trị giá 100 triệu đồng, được trao bằng hiện vật có giá trị tương đương.
“Cuộc thi hùng biện - tranh biện “Tiếng nói Xanh” là một trong nhiều hoạt động cụ thể của Quỹ Vì tương lai xanh, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy xã hội chung tay hành động vì một tương lai tốt đẹp. Tham gia cuộc thi, các thí sinh không chỉ có cơ hội được thể hiện bản lĩnh và khả năng tư duy sáng tạo, mà còn được tham gia các buổi đào tạo kỹ năng hùng biện - tranh biện với các chuyên gia hàng đầu và được học hỏi các kiến thức mới từ các giáo sư, học giả nổi tiếng thế giới trong các hội đồng chuyên môn”, đại diện Quỹ Vì tương lai xanh bày tỏ.
Thí sinh xem chi tiết thể lệ cuộc thi và tiếp tục đăng ký tham gia qua cổng thông tin chính thức: https://talkgreenfuture.net, được mở đến 23h59 ngày 9/12/2023.
Thế Định
" alt="Vingroup phát động cuộc thi hùng biện, tranh biện ‘Tiếng nói Xanh’"/>Vingroup phát động cuộc thi hùng biện, tranh biện ‘Tiếng nói Xanh’
Ngoài ra, Trường ĐH Luật TP.HCM cũng cảnh báo học vụ 82 sinh viên do có điểm trung bình học kỳ 2 năm học 2022-2023 dưới 1 điểm hoặc điểm trung bình tích lũy dưới 1.8 hoặc tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng tín chỉ đã đăng ký trong học kỳ. Nếu để rơi vào tình trạng này liên tiếp 2 học kỳ, sinh viên sẽ bị buộc thôi học.
Theo quy định của Trường ĐH Luật TP.HCM sinh viên bị cảnh báo học vụ rơi vào các trường hợp: điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1.2 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1.4 đối với sinh viên năm thứ 2, dưới 1.6 đối với sinh viên năm thứ 3 hoặc dưới 1.8 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá.
Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0.8 đối với học kỳ đầu của khoá học, dưới 1.0 đối với các học kỳ tiếp theo. Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ. Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng tín chỉ đã đăng ký trong học kỳ. Sinh viên bị cảnh báo học vụ liên tiếp hai lần sẽ bị buộc thôi học.
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM nguy cơ bị đuổi học, cảnh báo học vụ