Bệnh Chlamydia
Chlamydia là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Về bản chất, bệnh không trực tiếp gây vô sinh nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 10-15% phụ nữ nữ mắc bệnh Chlamydia có khả năng phát triển thành viêm vùng chậu (PID). Bệnh viêm vùng chậu và tình trạng nhiễm trùng "thầm lặng" ở đường sinh dục trên có thể gây tổn thương vĩnh viễn ống dẫn trứng, tử cung và các mô xung quanh, làm tăng khả năng vô sinh ở phụ nữ. Ở nam giới, dù hiếm gặp, tình trạng nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến mào tinh hoàn (bộ phận giúp tinh trùng di chuyển từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh), gây đau, hình thành sẹo và có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Triệu chứng bệnh Chlamydia thường không rõ rệt, gồm các biểu hiện như tiết dịch âm đạo bất thường, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau bụng, đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Bệnh lao chủ yếu được biết đến với các biểu hiện ở đường hô hấp. Theo bác sĩ Thủy, thực tế, vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có thể lây lan qua đường máu, hạch bạch huyết, từ phổi đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể bao gồm hệ thống sinh sản, gây bệnh lao sinh dục (FGTB). Vi khuẩn lao có thể gây viêm nhiễm và tạo sẹo dính ở ống dẫn trứng, nội mạc tử cung, buồng trứng, ít gặp hơn là ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ. Ban đầu tổn thương không rõ ràng, diễn biến âm ỉ, sau đó mới hình thành các vết loét, hoại tử hoặc xuất huyết rồi tạo sẹo gây biến dạng cơ quan sinh sản, ảnh hưởng khả năng thụ thai.
Trường hợp chị Thương, thành tử cung ở hai mặt trước và sau dính lại với nhau, cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh, gây vô sinh. Nếu có thai, buồng tử cung bị dính cũng mất đi độ đàn hồi tự nhiên, thể tích buồng tử cung giảm, không đủ không gian cho thai nhi phát triển. Theo bác sĩ Lệ Thủy, dính buồng tử cung chiếm khoảng 5% trường hợp vô sinh nữ.
Ngoài ra, một số thuốc chống lao gây suy giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp. Lúc này, quá trình rụng trứng bị cản trở, gây rối loạn kinh nguyệt. Nồng độ hormone sinh sản sụt giảm, kèm theo tổn thương sẵn có khiến niêm mạc tử cung không đạt độ dày thích hợp để giữ phôi thai, tăng nguy cơ sảy thai. "Khả năng sinh sản ở người bệnh lao sinh dục thấp, chỉ khoảng 19%", bác sĩ Thuỷ nói, thêm rằng bệnh cũng gây nguy cơ thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại.