Một môn thể thao khác tác động lớn đến môi trường là golf. Nhiều người coi golf là môn thể thao xa xỉ, điều này cũng đúng nếu xét về khía cạnh bảo vệ môi trường. Khắp nơi trên thế giới, nhiều diện tích đất rừng đã bị phá bỏ để làm sân golf. Nhưng đó chỉ là "khoản đầu tư ban đầu". Thống kê ở Mỹ cho thấy, để chăm sóc mặt cỏ 30 sân golf ở Salt Lake cần tới 34 triệu lít nước mỗi ngày, tương đương thể tích của 13 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Bên cạnh đó là phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sẽ thải ra lượng lớn hóa chất tồn dư, gây ô nhiễm tới không khí và nguồn nước ở khu vực lân cận.
Olympic London 2012 quảng cáo rằng tổng lượng carbon thải ra sẽ giảm 50% với việc sử dụng 20% năng lượng tái tạo. Con số thực tế là chỉ có 9% năng lượng xanh đã được sử dụng, dù đây vẫn được đánh giá là một trong những kỳ Thế vận hội "xanh" nhất trong lịch sử. Năm 2020, Tokyo cũng đưa ra những mục tiêu lớn lao về trung hòa carbon, zero waste - không rác thải... Điều này phần nào đạt được nhờ lý do khách quan: đại dịch Covid-19. Không có khán giả và du khách đồng nghĩa với không có carbon thải ra từ các hoạt động di chuyển và đương nhiên không rác thải. Tại World Cup 2022, mọi thứ tệ hơn. Được truyền thông rằng đây là kỳ đại hội bóng đá thân thiện với môi trường nhất từ trước tới giờ, thực tế ước tính đây là kỳ World Cup thải ra lượng carbon nhiều nhất trong lịch sử.
Nhưng không thể cấm loài người chơi cầu lông, và vì thế hàng tỷ quả cầu hỏng mỗi năm vẫn cần được thay thế. Cũng không thể đóng cửa các sân golf, khi nhìn ở khía cạnh tích cực, các dự án này mang lại tiềm năng thu hút đầu tư và du lịch, tạo cơ hội công việc và thu nhập cho người dân địa phương.
Nói vậy để thấy rằng, bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó, khó nhất là cân bằng giữa lợi ích kinh tế, nhu cầu thể thao giải trí của con người với các tác động tiêu cực tới tài nguyên.
Một trong những lý do giải thích tại sao con người không thực sự hành động để ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến môi trường là do luôn coi bản thân là ngoại lệ. Ai cũng biết sử dụng phương tiện giao thông công cộng là bảo vệ môi trường, những vẫn tặc lưỡi đi xe cá nhân: thêm một người đưa xe ra đường, chắc sẽ không ảnh hưởng gì.
Vấn đề tương tự trong thể thao như tại các kỳ Olympic cũng xảy ra với doanh nghiệp. Những người điều hành doanh nghiệp đều thống nhất việc cần hành động ngay lập tức để hướng tới môi trường, nhưng lợi ích kinh tế vẫn quá quan trọng với họ.
Đầu tư ESG không còn là khái niệm mới. Đây là cụm từ viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp). Tiêu chuẩn ESG được đánh giá là công cụ hữu hiệu nhằm nhận biết độ quan tâm tới trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện tại, chiến dịch marketing của nhiều doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào nhân tố E - môi trường. Điều này có thể được giải thích thông qua mô hình Value Proposition Canvas (Giải pháp định vị giá trị). Trong mô hình, hai xu hướng quan trọng để tìm điểm chạm với khách hàng tiềm năng là thông qua Pain(nỗi đau - những khó khăn mà khách hàng đang trăn trở) và Gain(thành tựu- những điều khách hàng mong muốn có được).
Đặc điểm chính trong các chiến lược bảo vệ môi trường là luôn mặc định sẽ mang ấn tượng tốt với người tiêu dùng. Đánh vào môi trường chính là cách tìm điểm chạm dễ nhất khi các thông tin về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đang được phổ cập với tần suất ngày càng nhiều hơn. Ai cũng cảm thấy nhức nhối với những diễn biến khó lường của thời tiết cực đoan (Pain), và ai cũng mong muốn đóng góp chút ít tới công cuộc bảo vệ môi trường (Gain).
Thể thao, cũng như bảo vệ môi trường, đều mang ấn tượng tốt về bản chất. Đây là lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng thể thao và môi trường trong hoạt động "Greenwashing - Tẩy xanh" của mình. Greenwashinglà hành vi lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai lệch về tính thân thiện với môi trường của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã cam kết tham gia nhiều mục tiêu chung của thế giới như giảm khí thải nhà kính 2030, chấm dứt nạn thất thoát đất rừng 2030, hay trung hòa carbon 2050. Theo Báo cáo minh bạch của PWC năm 2022 về thực trạng ESG tại Việt Nam, 80% doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết đã nhận thức về xu hướng mới của thế giới và có cam kết thực thi trong tương lai gần (ngắn hạn 2-4 năm).
Tuy vậy, có tới 82% doanh nghiệp trả lời mục đích chính tham gia ESG là để cải thiện hình ảnh và danh tiếng cho nhãn hiệu. Đây là nguy cơ hiện hữu dẫn đến các hoạt động tẩy xanh. Trong đó 37% số doanh nghiệp cho biết mục đích tham gia là áp lực từ cơ quan quản lý Nhà nước; 40% là áp lực từ các nhà đầu tư và cổ đông.
Thực trạng cho thấy thách thức với các hoạt động chuyển đổi xanh ở Việt Nam vẫn nằm ở ý thức bảo vệ môi trường thực chất. Nếu coi việc tham gia ESG một cách hình thức để tránh áp lực dư luận hay nhằm mục đích thương mại, những ví dụ về tẩy xanh sẽ còn tiếp diễn.
Thách thức lớn nhất hiện tại đối với các doanh nghiệp là thiếu kiến thức để thu thập dữ liệu chuẩn bị cho các khung báo cáo. 71% doanh nghiệp trả lời họ thiếu những hiểu biết cơ bản về các chuẩn báo cáo hiện hành.
Theo tôi, để tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường cũng như kiến thức về đầu tư ESG và chuyển đổi xanh một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần sự tham gia trực tiếp của ban lãnh đạo thay vì chỉ tuyển nhân viên phụ trách. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực trao đổi thông tin và cùng kêu gọi việc ban hành một hướng dẫn quy chuẩn về thực hành và báo cáo ESG từ nhà chức trách.
Về phía cơ quan quản lý, ngoài việc tiếp tục phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn ESG tới doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, cần chú trọng vận dụng và tích hợp các chỉ số ESG đã được đánh giá vào các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, thẩm định tín dụng hay quản lý rủi ro... Việc này được coi như một mũi tên trúng hai đích, khi vừa tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp, giúp định hướng sự phát triển của nền kinh tế xanh, vừa tránh lãng phí nguồn lực đã sử dụng trong việc đánh giá các tiêu chuẩn ESG.
Trong cầu lông, những đường cầu hoàn hảo luôn yêu cầu chất lượng nguyên bản của quả cầu. Việc bảo vệ môi trường cũng luôn cần những hành động mang tính hệ thống và chú trọng thực chất, thay vì hình thức.
Phạm Tâm Long
" alt=""/>'Tẩy xanh' doanh nghiệpTheo chia sẻ của tư vấn bán hàng, người dùng chủ yếu tìm mua bản Đặc biệt của Hyundai Creta, có giá niêm yết là 690 triệu đồng. Cùng tầm là Mitsubishi Xforce bản Premium, chốt giá 699 triệu đồng. Đây sẽ là 2 phiên bản được đặt lên "bàn cân" trong bài.
Mitsubishi Xforce còn bản Ultimate cao cấp nhất nhưng chưa được hãng công bố giá bán, phải đến tháng 6 mới bắt đầu được bàn giao (Ảnh: Nguyễn Lâm).
So sánh trang bị ngoại thất của Mitsubishi Xforce Premium và Hyundai Creta Đặc biệt
Mỗi người sẽ có quan điểm thẩm mỹ khác nhau nhưng không thể phủ nhận Mitsubishi Xforce có sự hấp dẫn riêng với thiết kế mới lạ, so với Hyundai Creta đã được ra mắt Việt Nam từ đầu năm 2022.
Hyundai Creta được lắp ráp trong nước còn Mitsubishi Xforce được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia (Ảnh: Trần Minh Khang).
Bàn về trang bị ngoại thất, bản Premium của Xforce sẽ nhỉnh hơn một chút với đèn chiếu sáng trước dạng LED Projector, hứa hẹn cho khả năng gom sáng hơn đèn LED thường trên Creta Đặc biệt.
"Tân binh" của phân khúc B-SUV sử dụng mâm hợp kim 18 inch và xe có khoảng sáng gầm 222mm, trong khi Creta là 17 inch và khoảng sáng gầm theo công bố là 200mm.
Thông thường, đèn LED Projector được đánh giá cao hơn so với đèn LED thường với xe cùng phân khúc (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Mâm 18 inch giúp Xforce trông khỏe khoắn, nhưng có thể sẽ ồn khiến xe ồn hơn so với việc dùng mâm nhỏ hơn (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Ngoại thất | Mitsubishi Xforce Premium | Hyundai Creta Đặc biệt |
D x R x C (mm) | 4.390 x 1.810 x 1.660 | 4.315 x 1.790 x 1.660 |
La-zăng | 18 inch | 17 inch |
Khoảng sáng gầm | 222mm | 200mm |
Đèn chiếu sáng | LED Projector | LED |
Đèn pha tự động | Có | Có |
Đèn LED định vị ban ngày | Có | Có |
Đèn sương mù | LED | LED |
Gương chiếu hậu | Chỉnh/gập điện | Chỉnh/gập điện |
Ăng-ten vây cá | Có | Có |
Gạt mưa tự động | Có | Có |
Ni sư Thích Diệu Bản cho hay, hiện nay tổng số Tăng ni sinh các khối của Học viện là 532 vị trong đó hệ cử nhân là 429 vị; hệ cao đẳng 43 vị; hệ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) là 60 vị. Số lượng Tăng Ni nhiều, công tác quản lý, đào tạo gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Chư tôn đức Hội đồng điều hành, thầy trò nhà trường đã hoàn thành xuất sắc công việc được giao…
![]() |
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngành giáo dục Phật giáo. |
Học viện đang gấp rút hoàn thiện khu giảng đường với 18 phòng học, có thiền đường, thư viện với trang thiết bị hiện đại. Tổng kinh phía trên 40 tỷ đồng, sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 6/2019. 100 % Tăng Ni sinh tu học nội trú, quản lý Tăng Ni sinh theo quy chế, nội quy, chú trọng học với tu, giữ gìn quy củ Thiền gia… Học viện đảm bảo ăn, ở, học miễn phí, Tăng Ni sinh chỉ phải đóng góp 1 phần học phí.
Cụ thể một năm Học viện chi hết khoảng 9 đến 10 tỷ, phần này do Học viện huy động, nếu còn thiếu thì Hòa thượng trưởng ban Bảo trợ học đường cùng thượng tọa Viện trưởng sẽ huy động hỗ trợ.
Trong thời gian tới, dự kiến tháng 6/2019 các lớp học sẽ chuyển về khu giảng đường mới, với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Công tác Bảo trợ học đường cần được đẩy mạnh để có kinh phí cho hoạt động giáo dục của Học viện…
![]() |
Trụ trì chùa Long Tiên (Hạ Long, Quảng Ninh) trao 350 triệu đồng cho Quỹ Báo trợ học đường. |
Nhân dịp này, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tiếp nhận trên 14 tỷ đồng đóng góp của các doanh nghiệp, đạo tràng, tổ đình, chùa… tại các tỉnh phía Bắc. Trong đó, trên 10 tỷ đồng để xây dựng khu giảng đường và trên 4 tỷ đồng góp vào quỹ Bảo trợ học đường để Tăng Ni sinh và các giảng sư đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoat cho việc dạy và học.
![]() |
Nhiều mạnh thường quân cũng ủng hộ việc đào tạo tăng ni sinh với số tiền rất lớn. |
Có mặt tại buổi lễ, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngành giáo dục Phật giáo, nơi đây đào tạo cho Giáo hội những Tu sĩ Phật giáo – Sứ giả của Đức Như Lai. Vụ trưởng vụ Phật giáo cũng sách tấn các tăng ni sinh tu học thật tốt, tu dưỡng thân tâm để xứng đáng là những người kế tục mạng mạch của Phật giáo nước nhà.
"Việt Nam là đất nước hòa bình, vì vậy có sự đóng góp không nhỏ của các bậc chư, tăng, ni. Sắp tới, việc tổ chức Đại lễ Vesak lần thứ 3 tại Việt Nam, là dịp để chúng ta chuyển tải đến thế giới thông điệp an lạc và hòa bình", ông Bùi Hữu Dược chia sẻ.
Tình Lê
Thứ sáu ngày 1/3/2019 tới đây, từ 17h - 18h30 tại Khách sạn Sheraton Hà Nội sẽ diễn ra tọa đàm "Sống hạnh phúc", Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa sẽ chủ trì.
" alt=""/>Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận trên 14 tỷ đồng tiền công đức