Những cuộc điện thoại xin nợ tiền chạy thận

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-21 07:19:18 评论数:

Nhịn chạy thận đến khi đủ 400.000 đồng

“Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận 3 lần/tuần,ữngcuộcđiệnthoạixinnợtiềnchạythậlịch thi đấu messi tốn khoảng 13-14 triệu đồng/tháng. Chi phí này cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của người lao động.

Nếu tham gia bảo hiểm y tế và được chi trả 80%, bệnh nhân vẫn phải nộp khoảng 5 triệu đồng/tháng. Đây là khoản tiền không nhỏ, đôi khi là không thể, với nhiều người bệnh”, bác sĩ Liêu Thị Trúc Thanh, Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) tâm sự.

Cơ sở y tế này đang có khoảng 150 bệnh nhân chạy thận định kỳ, chia làm 3 ca. Không ít trường hợp khi chuyển vào cấp cứu và có chỉ định chạy thận mới biết nên có bảo hiểm y tế để giảm bớt gánh nặng. Tình huống này thường gặp nhất ở người lao động xa quê lên TP.HCM kiếm sống và ngã bệnh.

Khoảng 150 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM). Ảnh: GL.

“Những người lao động nghèo, người bán vé số, người già neo đơn hoặc bị người thân bỏ bê, thường không đủ tiền chạy thận để nộp theo từng tháng. Họ phải đăng ký chạy thận từng lần. Mỗi khi gom góp đủ số tiền tạm ứng 400.000 đồng, bệnh nhân mới dám đăng ký lọc máu ngày hôm đó”, bác sĩ Thanh kể.

Không ít lần, các điều dưỡng của Khoa Thận - Nội tiết nhận những cuộc gọi xin khất nợ: “Cô ơi, hôm nay tôi mệt quá nhưng chưa có tiền, có thể nợ một ca được không?”. Cuộc điện thoại luôn kết thúc bằng sự đồng ý và tiếng thở dài của nhân viên y tế.

“Chuyện này vẫn thường diễn ra và chúng tôi đồng ý để người bệnh nợ tạm ứng (400.000 đồng/lần). Đã có nhiều người vì nghèo mà bỏ chạy thận vài tuần, rồi lại nhập viện cấp cứu vì phù toàn thân, phù phổi, suy hô hấp.

Nếu không kịp, bệnh nhân có thể ói ra máu, trào bọt hồng và tử vong tại chỗ. Chúng tôi đã có những người bệnh mất tại nhà vì không đủ tiền duy trì chạy thận”, bác sĩ Thanh tâm sự. 

Người bệnh đỡ đần người bệnh

Anh Lê Công Trứ (sinh năm 1971) gắn với máy chạy thận từ năm 2019. Như bao bệnh nhân khác, anh lặng lẽ đến và rời khỏi viện sau mỗi ca lọc máu kéo dài 3 giờ và trở về với công việc riêng.  

Đến một ngày, anh chứng kiến người phụ nữ lớn tuổi phải loay hoay trước một cô điều dưỡng vì nợ tiền chạy thận quá nhiều. Tìm hiểu kỹ hơn, anh Trứ biết được một số bệnh nhân thường nợ tiền Khoa Thận - Nội tiết vì hoàn cảnh khó khăn. Nhân viên y tế vẫn quyên góp hỗ trợ nhưng không xuể vì có quá nhiều cảnh thương tâm, vất vả ở khu chạy thận.

“Nghe chuyện xong, tôi muốn giúp cô bệnh nhân nhưng chưa biết làm thế nào", anh nhớ lại.

Trùng hợp ngay lúc đó, một nữ tu trong nhà thờ muốn hỗ trợ khoản tiền 5 triệu đồng cho người khó khăn. Anh Trứ vội vàng xin sự giúp đỡ và gửi đến bệnh nhân nợ tiền chạy thận hôm trước. Đồng thời, anh cũng xin được chi phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người này.  

“Nếu không có bảo hiểm y tế, người chạy thận chỉ có thể sớm bán nhà”, anh nói. 

"Nếu không có bảo hiểm y tế, người chạy thận chỉ có thể sớm bán nhà", bệnh nhân Lê Công Trứ nói. Ảnh: GL.

Kể từ lần đó, anh Trứ đứng ra nhận sự ủng hộ của bạn bè, người quen để giúp bệnh nhân chạy thận có hoàn cảnh khó khăn. Đôi khi anh quên mất mình cũng là bệnh nhân. Các điều dưỡng sẽ giúp anh xác minh để hỗ trợ cho đúng người, đúng nơi. Mọi thu chi được anh công khai trên Facebook cá nhân.

“Chạy thận xong tôi vẫn có công việc riêng. Bệnh nhân khác cũng vậy, họ vẫn phụ hồ, chạy xe ba gác kiếm sống… Nhiều bệnh nhân lớn tuổi cô độc nhưng cũng có người được con cái lo lắng, nói chung là đủ mọi cảnh ngộ”, anh Trứ nói. 

Ở ca chạy thận sáng thứ 3 hằng tuần, người ta vẫn thường gặp một người đàn ông già nua, lấp ló nhìn vào khu lọc máu. Đó là ông Phạm Văn Danh (79 tuổi, Đồng Nai).

Khi nữ điều dưỡng mở cửa thông báo "Cô xong rồi đó chú", ông Danh lại lập cập đẩy xe lăn vào đón vợ, bệnh nhân Lý Thị Thu Oanh (75 tuổi).

Ba năm trước, sau cơn mệt và tăng huyết áp, bà Oanh được chẩn đoán bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Mỗi tuần ba lần, ông Danh chở vợ bằng chiếc xe máy cũ, vượt hơn 20km lên TP.HCM, qua phà Cát Lái để đi lọc máu (do bệnh viện này gần nhà hơn cả).

Từ đó, y bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã quen với hình ảnh ông già gần 80 tuổi ngủ dưới ghế đá chờ vợ.
 

Ông Danh đón vợ sau 3 giờ lọc máu. Ảnh: GL.

“Hồi trẻ, bà ấy chăm sóc mình, giờ mình chăm sóc lại. Cũng may là tôi đủ sức để đưa bà ấy đi viện”, ông nói. Khi dịch Covid-19 ập đến, bà Oanh nhiễm bệnh, sức khỏe suy giảm thêm vài phần. Bà không thể ngồi sau xe máy của chồng nữa, vào viện cũng phải dùng xe lăn. Hai người con gái quyết định thuê xe ô tô để bố mẹ đi lại an toàn.

“Thu nhập các con tôi không cao, còn phải nuôi các cháu. Mỗi lần thuê xe cũng tốn hơn 700.000 đồng, nhiều hơn cả tiền chạy thận. Hai chúng tôi không có lương hưu, tất cả phụ thuộc vào các con. Nếu 2 đứa không lo, chắc tôi cũng phải nhìn bà ấy mất sớm”, ông Danh tâm sự.

Trên giường bệnh, bà Oanh cho biết gánh nặng chạy thận khiến bà rất phiền muộn. Sau khi được bảo hiểm y tế chi trả, bà phải đóng thêm 4 triệu đồng mỗi tháng.

“Gian nan lắm! Con cái vất vả phải lo tiền để mình chữa bệnh", bà Oanh rơm rớm.

Vợ chồng trẻ ở TP.HCM bị xe container tông không có bảo hiểm y tếTheo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, hai vợ chồng bị xe container tông trên cao tốc đều là công nhân nhưng không có bảo hiểm y tế. Người chồng chuẩn bị phải phẫu thuật cột sống với chi phí có thể lên tới trăm triệu đồng.

最近更新