- Từ năm 2013 đến nay, quy mô chi ngân sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối, từ 155.604 tỷ đồng năm 2013 đến 248.118 tỷ đồng năm 2017.20% ngân sách chi cho giáo dục đã đi đâu?
Cấp bù ngân sách càng tăng, ngành sư phạm vẫn khó tuyển thí sinh giỏi
Trong giai đoạn này, Ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, trong đó chi thường xuyên cho GDĐT ở Trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương khoảng 89%.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/12/06/ngan-sach-giao-duc5.JPG) |
Ngân sách chi cho giáo dục luôn tăng. |
Ưu tiên mầm non, tiểu học
Chi ngân sách địa phương tập trung cho mầm non và phổ thông.
Trong đó, THCS và THPT tương đối ổn định qua các năm (khoảng 25,3% đối với THCS, 12% đối với THPT), tiểu học được ưu tiên nhất (trung bình là 32,7%). Mầm non có tốc độ tăng đều về cơ cấu chi trong cả giai đoạn, từ 18% năm 2013 đến 20% năm 2015.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/12/08/5-nam-ngan-sach-cho-giao-duc-tang-92-500-ty-dong.JPG) |
Mức chi cho các bậc học. |
Chi ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là đại học (khoảng 2%) và các trình độ khác (khoảng 9%).
Dân góp thêm 2%
Bộ GD-ĐT nhìn nhận: Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/12/06/5-nam-ngan-sach-cho-giao-duc-tang-92-500-ty-dong-1.JPG) |
Nguồn xã hội hoá góp 2% trong số trung bình ngân sách giáo dục |
Việc sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước chi cho GDĐT trung bình của giai đoạn 2013 - 2017 cho các cơ sở GDĐT công lập ở các bậc học khoảng 235.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng ngân sách nhà nước); xã hội hóa GDĐT đã đóng góp thêm khoảng 4.700 tỷ đồng (tương đương 2% ngân sách chi cho giáo dục).
Các địa phương đã phát triển các loại hình trường ngoài công lập nhằm giảm áp lực trường lớp cho hệ thống trường công lập, đáp ứng quy mô học sinh tăng nhanh, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, đặc biệt là ở cấp mầm non.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/12/06/5-nam-ngan-sach-cho-giao-duc-tang-92-500-ty-dong.JPG) |
Tỷ lệ trường công lập - ngoài công lập |
Năm học 2017 - 2018, tổng số cơ sở giáo dục các cấp học là 43.907 trường, trong đó có 40.952 trường công lập và 2.955 trường ngoài công lập. Số trẻ em, học sinh ngoài công lập ở nhà trẻ là 85%, mẫu giáo 13%, tiểu học 0,7%, THCS 0,9%, THPT 7% và đại học 13%.
Mô hình trường quốc tế được phát triển mạnh ở một số thành phố lớn (đặc biệt là TP.HCM có 19 trường phổ thông quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài với 1.345 giáo viên, 10.799 học sinh trong đó có 5.080 học sinh Việt Nam).
Các chính sách đổi mới cơ chế tài chính
Trong giai đoạn này, công tác tài chính trong các cơ sở GDĐT được đổi mới theo hướng: đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính; mở rộng nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động; trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi chăm lo đời sống cho người lao động và tái đầu tư cho hoạt động đào tạo.
Đáng chú ý là chính sách thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đổi với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 được nhìn nhận là đã khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách.
Việc thí điểm này là thực tiễn để xây dựng cho một chính sách về tự chủ đại học trong các trường công lập đang chờ Chính phủ phê duyệt.
Một số địa phương đã triển khai tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc, giao quyền tự chủ tài chính, bảo đảm chi thường xuyên đối với các đơn vị trường học trên địa bàn (các địa phương thực hiện tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định, Thái Nguyên, Ninh Bình...).
22 chương trình, dự án ODA: Giới thiệu, tích hợp bài học thế giới
Trong thời gian này, có 22 chương trình, dự án ODA được triển khai, trong đó 16 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA vay và 6 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/12/06/5-nam-ngan-sach-cho-giao-duc-tang-92-500-ty-dong-2.jpg) |
Nhiều chương trình ODA hướng tới vùng khó khăn. |
Kết quả được ghi nhận là đã giới thiệu và tích hợp những bài học kinh nghiệm, các mô hình giáo dục tiên tiến của thế giới có thể áp dụng vào Việt Nam, góp phần triển khai hiệu quả mục tiêu, giải pháp chính sách đối với trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, các chính sách phát triển mạng lưới trường lớp, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên vùng khó khăn.
Song Nguyên
" alt="5 năm, ngân sách cho giáo dục tăng 92.500 tỷ đồng"/>
5 năm, ngân sách cho giáo dục tăng 92.500 tỷ đồng
![](<table class=)
![{keywords}]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Nam mà còn phù hợp với định hướng và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển sản phẩm quốc gia. (Nguồn: báo chính phủ). |
Đây là hạng mục đầu tiên thuộc dự án đầu tư “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho Sâm Ngọc Linh” được Bộ KH&CN đầu tư trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Bộ KH&CN và UBND tỉnh Kon Tum.
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển Sâm Ngọc Linh là bước đi mới nhằm tập trung đẩy mạnh việc đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển cho sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu quý và đặc hữu, chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh.
Mục đích xây dựng Trung tâm nhằm đầu tư cơ sở vật chất, tập trung các nhà khoa học, phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây cũng là bước đi mới trong đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương dựa trên tác động về KH&CN.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa Bộ KH&CN và Tỉnh ủy, UBND tỉnh KonTum trong việc triển khai Dự án tổng thể. Đây là Dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Nam mà còn phù hợp với định hướng và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển sản phẩm quốc gia dựa trên KH&CN và phát triển thế mạnh của từng vùng miền, địa phương.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh là việc rất có ý nghĩa, cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn.
Nhấn mạnh việc sản xuất thành công sâm Ngọc Linh ở Kon Tum, Quảng Nam, Thủ tướng cho rằng, đây là cơ hội lớn để sâm Ngọc Linh chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Việc phát triển loại cây dược liệu quý này không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế, góp phần giải quyết vấn đề xã hội, tạo việc làm.
Thủ tướng đề nghị Trung tâm phải bảo vệ nguồn gene và phát triển nguồn sâm Ngọc Linh hiện nay tương xứng với thế mạnh tự nhiên và tiềm năng sẵn có của Quảng Nam, Kon Tum; nghiên cứu hướng vào phân biệt sâm giả, sâm thật.
Thủ tướng nêu rõ, sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam, nhưng cũng cần gắn liền với quốc kế dân sinh. Sâm Ngọc Linh cần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, tạo ra các giá trị chữa bệnh và các giá trị khác, để làm sao hàng triệu người có thể sử dụng.
![{keywords}]() |
Các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh |
Tại sự kiện, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết: Việc triển khai Dự án xây dựng Trung tâm thể hiện kết quả và quyết tâm của Đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ KH&CN, của Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum trong triển khai thực hiện Nghị quyết 20 của Hội nghị Trung ương 6 Khoá XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đó là: “chú trọng ứng dụng KH&CN để khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng, nhất là khu vực nông thôn, miền núi…. hướng vào khai thác các lợi thế của vùng về các điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, hình thành các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng.”
Nhằm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, từ năm 2013, Bộ KH&CN đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia cho Sâm Ngọc Linh”. Và năm 2014, phê duyệt Dự án: “Đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển Sâm Ngọc Linh”.
Mặc dù chưa chính thức đi vào hoạt động, cơ quan chủ đầu tư đã chủ động tiến hành một số hoạt động nghiên cứu triển khai và đã đạt được các kết quả bước đầu: xây dựng và tuyển tập được vườn giống hơn 4 vạn cây bố mẹ phục vụ cho công tác nghiên cứu triển khai; giải mã thành công và công bố bộ gen lục lạp của cây sâm ngọc linh; được đăng ký bảo hộ trên ngân hàng gen thế giới; đã nghiên cứu và xây dựng được bộ chỉ thị phân tử đặc hiệu kiểm định thật giả sâm ngọc linh, qui trình kiểm định đã được đăng ký giải pháp hữu ích của Cục Sở hữu trí tuệ….
Từ đầu năm 2018, đơn vị này đã hỗ trợ UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam kiểm định thật giả Sâm Ngọc Linh tham gia Hội chợ sâm hàng tháng, bước đầu góp phần ngặn chặn nạn sâm giả lưu thông đang nhức nhối trên thị trường… Điều đó cho thấy chủ đầu tư đã và đang từng bước khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng góp phần bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm và thương hiệu quốc gia, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết.
Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tập trung đầu tư các nguồn lực, có chính sách ưu đãi thu hút các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, áp dụng cơ chế đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu về sâm Ngọc Linh cho Trung tâm.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với sự ủng hộ của các Bộ, ngành, Trung tâm nghiên cứu quốc gia Sâm Ngọc Linh đi vào hoạt động sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu phục vụ hoạt động bảo tồn, phát triển nguồn gen giống sâm quý này như một tài sản có giá trị của quốc gia của địa phương, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm và thương hiệu quốc gia của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Kontum, tỉnh Quảng Nam.
Thu Hiền - Hoàng Oanh - Văn Chuyên
" alt="Khánh thành trung tâm nghiên cứu sâm Ngọc Linh"/>
Khánh thành trung tâm nghiên cứu sâm Ngọc Linh