Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Sarmiento, 7h15 ngày 15/4: Tin ở chủ nhà


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Willem II vs Ajax, 21h45 ngày 13/4: Thắng để tiến sát ngôi vương -
Bộ TT&TT phát hành tem bưu chính chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đôMẫu tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do hoa sĩ Nguyễn Quang Vinh thiết kế. Ảnh: Vietnam Post Với mong muốn góp phần tuyên truyền về mốc son và ký ức hào hùng, ý nghĩa lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua, ngày 10/10, Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính “Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2024”.
Gồm 1 mẫu tem khuôn khổ 32 x 43mm cùng 1 blốc tem kích thước 100 x 80mm, bộ tem bưu chính thứ 8 về chủ đề kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô có tổng giá mặt 19.000 đồng, và được cung ứng trên mạng lưới bưu chính kể từ ngày 10/10/2024 đến ngày 30/6/2026.
Sau khi phê duyệt mẫu thiết kế, Bộ TT&TT đã giao Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post in bộ tem để cung ứng trên mạng lưới bưu chính. Ảnh tem đã in: N.D Bộ tem đã được họa sĩ Nguyễn Quang Vinh thiết kế theo phong cách đồ họa, tái hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai hòa bình và phát triển năng động của Thủ đô Hà Nội bằng những hình ảnh cô đọng, chắt lọc.
Trong đó, hình ảnh chính được chọn thể hiện trên mẫu tem là biểu tượng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, với nền tem là hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô, người dân hân hoan chào đón cùng hình ảnh chim bồ câu - biểu tượng của thành phố vì hòa bình.
Mẫu blốc tem thể hiện thước phim lịch sử ghi lại khí thế hào hùng của ngày giải phóng và hình ảnh Hà Nội sau 70 năm xây dựng, hội nhập và phát triển.
Nền blốc tem là hình ảnh những di tích lịch sử được bảo tồn, cùng với đó là những tòa cao ốc hiện đại biểu tượng sự phát triển đan xen hài hòa giữa giá trị văn hóa xưa với sự phát triển của Hà Nội hôm nay.
Mẫu blốc của bộ tem “Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”. Ảnh: Vietnam Post Các hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long và biểu tượng rồng bay lên cũng được chọn đưa vào blốc tem kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô lần này.
Trong đó, Hoàng Thành Thăng Long là chứng nhân lịch sử cho những cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử của cả dân tộc; biểu tượng rồng bay lên là hiện thân của “Đất và hồn thiêng Thăng Long”.
Mẫu tem trong blốc thể hiện những công dân Hà Nội đang sống trong không khí chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô. Hình ảnh Khuê Văn Các (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) - ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã được chọn làm biểu tượng chính thức của Thủ đô vào năm 1997, ở mẫu tem trong blốc mang ý nghĩa nơi đây là đại diện cho trí tuệ, đồng thời nhấn mạnh chân lý khắc trên văn bia Văn Miếu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Bộ tem “Thủ đô giải phóng” gồm 3 mẫu được thay màu đổi giá, phát hành vào ngày 1/1/1955. Trước đó, theo Ban Tem Bưu chính thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, đã có 7 bộ tem chủ đề kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô được phát hành, qua đó giúp mọi người ôn lại ký ức lịch sử hào hùng và giới thiệu những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển qua từng thời kỳ.
Cụ thể, bộ tem bưu chính Việt Nam đầu tiên về chủ đề giải phóng Thủ đô được phát hành vào ngày 1/1/1955, gồm 3 mẫu tem. Tiếp đó, vào các dịp kỷ niệm 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm và 50 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bưu chính Việt Nam đều cho ra mắt 1 bộ tem để ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng này.
70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Trải nghiệm Hà Nội qua công nghệ hình ảnh 3DTừ 9/10 -13/10, báo Nhân Dân tổ chức Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội tại trụ sở báo - số 71 Hàng Trống. Du khách yêu thích công nghệ có thể sử dụng kính thực tế ảo xem hình ảnh 3D về Hà Nội."> -
Theo Bộ GD-ĐT điều này nhằm hỗ trợ học sinh lớp 1 tiếp thu kiến thức môn Tiếng Việt tại nhà - môn học công cụ, tạo nền tảng cho các em theo học tiếp lớp trên; đồng thời giúp giáo viên có thêm phương tiện giảng dạy và truyền tải kiến thức môn tiếng Việt trong và sau mùa dịch Covid-19.
Chương trình được phát sóng lúc 9h hàng ngày trên VTV7, bắt đầu từ ngày 25/4 và được đăng tải lại trên Facebook https://www.facebook.com/vtv7kids/, kênh Youtube (https://www.youtube.com/channel/UCLxaUpKb2qYs6_uKqvaWv-w).
“Dạy tiếng Việt lớp 1” gồm 12 số, cung cấp nội dung kiến thức của toàn bộ học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 1, theo chương trình đã được Bộ GD-ĐT tinh giản. Mỗi số (dài khoảng 25 phút) giới thiệu kiến thức cốt lõi của một số bài học trong sách giáo khoa; trong đó chủ yếu hướng dẫn việc tập đọc và kỹ thuật viết các chữ
cái, các vần mới.Cùng với sự “đứng lớp” giảng dạy của giáo viên, các bài học được thiết kế sử dụng nhiều hình họa sinh động, hình ảnh trực quan, các trò chơi ôn luyện… để tạo hứng thú học tập và giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Đội ngũ cố vấn, nghiên cứu, biên soạn tài liệu của những bài giảng truyền hình này gồm giảng viên uy tín của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giáo viên môn tiếng Việt của một số trường tiểu học...Giáo viên tham gia giảng dạy trong chương trình được tuyển lựa kỹ lưỡng, là các thầy cô vừa giỏi chuyên môn, vừa có kỹ năng dạy học trên truyền hình.
Cung cấp thêm một kênh học tập trên truyền hình, Bộ GD-ĐT kỳ vọng sẽ giúp học sinh lớp 1, đặc biệt các em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện hoặc gặp khó khăn trong việc học online, dễ dàng tiếp cận và học tập tại nhà. Mục tiêu là không để học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà bị bỏ lại phía sau.
“Việc tự học qua truyền hình hay internet với học sinh 1 là rất khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện các em đã nghỉ học ở trường dài ngày vì dịch Covid-19, để đảm bảo không có tình trạng học sinh không biết đọc, biết viết khi lên lớp 2, ngành GD-ĐT rất mong nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các bậc phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội khác, để việc học tại nhà của các em đạt hiệu quả, học sinh hoàn thành chương trình theo các yêu cầu của chuẩn đầu ra”, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) nói.Ngoài dạy tiếng Việt trên truyền hình cho học sinh lớp 1, Bộ GD-ĐT đang tiếp tục cùng VTV7 thực hiện chương trình dạy Toán lớp 1, dạy Tiếng Việt và Toán cho học sinh lớp 2. Những chương trình này sẽ được sở GD-ĐT các tỉnh giới thiệu tới các nhà trường để học sinh, giáo viên tham khảo, học tập.
Thanh Hùng
Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ 27/4-2/5
- Các địa phương tiếp tục công bố lịch phát sóng chương trình học trên truyền hình từ ngày 27/4-2/5 trong thời gian học sinh nghỉ học vì Covid-19.
"> -
Đang rà soát để xác minh và xử lý hàng trăm hội nhóm mua bán dữ liệu cá nhânPhó Cục trưởng Cục A05 Triệu Mạnh Tùng nhấn mạnh, loại dữ liệu mang tính nhạy cảm và hiện đang được khai thác, sử dụng sai mục đích, tràn lan nhất hiện nay chính là dữ liệu cá nhân. Ảnh: BTC Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05 (Bộ Công an), Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhấn mạnh, Nghị định 13 ra đời đã đặt nền móng rất quan trọng để Việt Nam có cơ sở pháp lý, có quy định cụ thể đối với việc chủ thể dữ liệu, bên xử lý dữ liệu, kiểm soát dữ liệu cùng các bên liên quan khác phải ứng xử thế nào với dữ liệu khách hàng.
Tuy vậy, ông Triệu Mạnh Tùng cũng chỉ rõ tuy đã có sự ra đời của Nghị định 13, nhưng đến nay các vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến. Ngay tại thời điểm này, A05 với vai trò là cơ quan chuyên trách của Bộ Công an đang rà soát để kiểm tra, đánh giá, xác minh và xử lý hàng trăm hội nhóm mua bán thông tin dữ liệu cá nhân, khai thác và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân.
“Việc mua bán dữ liệu diễn ra công khai. Hầu hết các dữ liệu có đầy đủ thông tin, từ thông tin cơ bản của cá nhân đến thông tin về quan hệ gia đình, sức khỏe, và thậm chí cả thông tin về hoạt động tiêu dùng của cá nhân đó, đều đang bị mua bán và sử dụng rất tràn lan, phổ biến”,ông Triệu Mạnh Tùng chia sẻ.
Đại diện A05 cũng cho biết, theo kết quả rà soát của cơ quan này, có khoảng hơn 1,2 triệu doanh nghiệp chịu sự tác động của Nghị định 13. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp nộp hồ sơ báo cáo về cơ quan chuyên trách của Bộ Công an còn rất nhỏ, với khoảng hơn 1.000 hồ sơ. Từ xem xét hơn 1.000 hồ sơ này, A05 nhận thấy doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
“Hội thảo này chính là dịp để các bên trao đổi, thảo luận những vấn đề các doanh nghiệp gặp phải, đồng thời đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam”,đại diện A05 nhận xét.
Ông Đào Đức Triệu chia sẻ về thực tiễn công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân sau 1 năm triển khai Nghị định 13. Ảnh: BTC Theo ông Đào Đức Triệu, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn chính sách pháp luật của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, sau 1 năm Nghị định 13 có hiệu lực, công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đã có tiến bộ, thay đổi được nhiều điểm.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ban hành Nghị định 13, đặc biệt là quy định về các quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân, ông Đào Đức Triệu chỉ rõ: Nghị định 13 là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định 11 quyền của chủ thể dữ liệu. Việc của các doanh nghiệp là làm sao cụ thể hóa được 11 quyền này bằng các chính sách, quy trình của đơn vị mình nhằm đáp ứng yêu cầu, từ khâu thu thập đến khâu phân tích, xử lý và xóa bỏ dữ liệu.
“Chúng tôi hiện nay bắt đầu nhận được các thông tin khiếu nại liên quan đến dữ liệu cá nhân của người dùng được sử dụng vào các dịch vụ”, ông Đào Đức Triệu chia sẻ.
11 quyền của chủ thể dữ liệu, theo quy định tại Nghị định 13 năm 2022 của Chính phủ. Ảnh: NCA Tuy vậy, Phó Tổng thư ký Hiệp hội An ninh mạng quốc gia Đào Đức Triệu cũng có cùng quan điểm với đại diện A05, khi nhận xét rằng dù Nghị định 13 đã ra đời, được thực thi 1 năm, nhưng tình trạng mua bán, chiếm đoạt, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân một cách bất hợp pháp vẫn diễn ra rất tràn lan, phổ biến.
Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024, Bộ Công an đã tiếp tục phát hiện nhiều cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý.
Bàn về các vấn đề của các doanh nghiệp gặp phải trong việc thực thi quy định của Nghị định 13, ông Đào Đức Triệu cho hay, đó là việc thu thập thừa dữ liệu cá nhân; Thiếu cơ sở pháp lý khi thu thập dữ liệu cá nhân; Không thể xác định các luồng xử lý dữ liệu; Không thể lấy ý kiến đồng ý của chủ thể dữ liệu; Chủ thể dữ liệu từ chối cho ý kiến; Khó khăn trong thực thi các giải pháp kỹ thuật...
“Vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai là nhiều cơ quan, đơn vị chưa hiểu hết nội dung của Nghị định 13. Nhiều đơn vị chỉ chú ý đến việc làm sao xây dựng thủ tục hành chính, hồ sơ đánh giá tác động; không nghiên cứu để hiểu cũng như không xác định rõ những vấn đề doanh nghiệp mình gặp phải khi triển khai Nghị định 13 là gì. Vì thế, doanh nghiệp vướng rất nhiều!", ông Đào Đức Triệu phân tích.
Phó Tổng giám đốc VietinBank Trần Công Quỳnh Lân chia sẻ kinh nghiệm tuân thủ các quy định tại Nghị định 13. Ảnh: BTC Chia sẻ ở góc nhìn của một đơn vị chịu ảnh hưởng tác động lớn từ quy định của Nghị định 13, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank cho rằng: Việc tuân thủ Nghị định này là bắt buộc và cần thiết để bảo vệ dữ liệu người dùng, đồng thời đảm bảo uy tín của ngân hàng.
Theo ông Trần Công Quỳnh Lân, bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng cũng như người dùng dịch vụ của ngân hàng, việc tuân thủ Nghị định 13 cũng đưa đến cho VietinBank và các ngân hàng khác nhiều thách thức về chi phí đầu tư, quản lý và giám sát tuân thủ, phân loại dữ liệu, đánh giá tác động việc xử lý dữ liệu, tuân thủ yêu cầu pháp lý và đào tạo nhân viên.
Cụ thể như, có rất nhiều hệ thống thông tin bị tác động bởi Nghị định 13, do đó ngân hàng cần phải đầu tư chi phí khá lớn cho việc điều chỉnh các hệ thống hiện có của mình. Khâu quản lý và giám sát tuân thủ cũng đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống để giám sát hiệu quả. Hay về phân loại dữ liệu, hiện nay ngân hàng khó có thể xác định được loại dữ liệu cá nhân nào khách hàng có quyền sở hữu hoàn toàn, dữ liệu nào cần phải thu thập theo luật, dữ liệu nào phục vụ cho ngân hàng sử dụng xác thực hoặc chứng minh có tranh chấp. Một thách thức khác là các ngân hàng cần phải đào tạo nhân viên về quy định mới và các biện pháp bảo mật.
Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và một số doanh nghiệp công nghệ cũng hướng dẫn, đề xuất các giải pháp cũng như những vấn đề cốt lõi doanh nghiệp cần quan tâm để thực thi tốt Nghị định 13, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và khách hàng.
">