Hot TikToker Tín Nguyễn, Lê Tuấn Khang đóng phim điện ảnh.
Bên cạnh Lý Hải, nhiều dự án của các đạo diễn Việt cũng có sự xuất hiện của các ngôi sao mạng. Gần nhất, Phạm Thoại từng tham gia trong một cảnh phim của Cô dâu hào môn (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng). Hay vào đầu năm nay, bộ phim Maicủa Trấn Thành cũng có sự góp mặt của Ngọc Nguyễn, biệt danh là "thánh livestream". Song phần lớn các hot TikToker này đều đảm nhận vai phụ hoặc cảnh nhỏ trong dự án điện ảnh.
Hoặc ở mảng truyền hình, các đơn vị sản xuất cũng đã bắt đầu casting những gương mặt được chú ý trên mạng. Gần nhất có thể kể đến trường hợp của Lê Bống (Lê Xuân Anh) ở phim Lỡ hẹn với ngày xanh.
Trao đổi với Tri Thức - Znews, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc nội dung của CGV Việt Nam cho biết việc các nhà sáng tạo nội dung với lượng lớn người theo dõi trên mạng tham gia các bộ phim, phần nào giúp quảng bá dự án đến với đông khán giả, nhất là khách hàng trẻ. Điều quan trọng là những hiện tượng mạng này phải được chọn lựa kỹ ở khâu casting và có thực lực diễn xuất.
Chung quan điểm, nhà sản xuất Cao Tùng nhận định việc đạo diễn tìm đến với các hot TikToker, YouTuber..., là thực tế diễn ra ở thị trường phim nhiều năm qua, trong bối cảnh phát triển như vũ bão của nhiều nền tảng mạng xã hội. Các nhà làm phim, phát hành hưởng lợi lớn về khâu quảng bá, truyền thông cũng như mở rộng tệp khán giả.
Song lựa chọn này như con dao hai lưỡi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nhiều trường hợp, khán giả dễ hiểu nhầm rằng đây là một bộ phim có sự tham gia đóng chính của nhiều hiện tượng mạng, chưa được đào tạo bài bản hay có kinh nghiệm về diễn xuất trước đó.
"Nhìn ở góc độ tiếp thị, marketing, đây là một tiếp cận hoàn toàn bình thường. Khi làm phim, các đạo diễn đang truyền thông đến với nhiều nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau và tìm cách lôi kéo họ đến rạp. Tuy nhiên, việc hợp tác với các ngôi sao mạng cần được chọn lọc kỹ, tránh những nhân vật ồn ào, tai tiếng để không ảnh hưởng tới dự án. Đồng thời, nhà làm phim phải tính toán, cân đối việc xuất hiện giữa nhóm diễn viên thực lực và các ngôi sao mạng", ông Cao Tùng nói.
Việc influencer (người nổi tiếng trên mạng xã hội) lấn sân điện ảnh không phải hiện tượng xa lạ trên thế giới, đặc biệt ở những thị trường có quy mô lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ... Nhiều nền tảng như YouTube, TikTok hay Instagram trở thành bệ phóng giúp hàng loạt gương mặt có tầm ảnh hưởng thu hút sự chú ý của các nhà làm phim, dễ dàng nhận được lời mời tham gia diễn xuất.
![]() |
Addison Rae là một trong những TikToker hàng đầu tại Mỹ đã lấn sân sang con đường diễn viên. Ảnh: People. |
Addison Rae - ngôi sao TikTok với gần trăm triệu lượt theo dõi - từng góp mặt trong He’s All That(2021), một dự án do Netflix đầu tư. Nhờ lượng fan khổng lồ của Addison, bộ phim nhanh chóng dẫn đầu nền tảng này tại nhiều quốc gia ngay khi ra mắt, thu hút gần 43 triệu giờ xem ở tuần chào sân, theo FlixPatrol.
Hay Andrew Bachelor, được biết đến nhiều hơn trên mạng xã hội với tên King Bach, cũng lấn sân diễn xuất từ năm 2015 với We Are Your Friends. Kể từ đó, anh chàng đều đặn dắt túi vài dự án phim mỗi năm, cho tới nay đã có nhiều dự án gây tiếng vang như Fifty Shades of Black, When We First Met, Greenland hay Family Switch...
Tại Trung Quốc, Lamu Yangzi, với hàng triệu lượt theo dõi trên Douyin, cũng được mời tham gia nhiều phim điện ảnh, truyền hình. Trong số đó, không ít dự án được đón nhận tích cực, phải kể tới như The Legendary Life of Queen Lau, Successorhay A Year Without a Job...
Theo Screen Daily, việc mời influencer tham gia phim phần lớn xuất phát từ chiến lược kiếm tiền của các nhà sản xuất.
Với lượng người theo dõi lớn, sự hiện diện của influencer góp phần đảm bảo sự chú ý của công chúng với dự án mà họ tham gia. Một influencer với hàng triệu người theo dõi không chỉ mang lại lượng khán giả tiềm năng, mà còn giúp tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trước và sau khi phim ra mắt. Các bài đăng trên mạng xã hội của họ thậm chí mang lại hiệu quả không kém cạnh các chiến dịch quảng bá truyền thống.
Chưa kể, những ngôi sao trên mạng xã hội thường rất giỏi trong việc “tự quảng bá”. Từ đó, các nhà sản xuất có thể tận dụng sức lan tỏa từ họ để giảm bớt gánh nặng chi phí marketing. Cuối cùng, lượng fan hùng hậu có thể dễ dàng được “chuyển đổi” thành doanh thu phòng vé hoặc lượt xem trực tuyến, biến influencer trở thành “vũ khí” hữu dụng của các nhà sản xuất trên mặt trận thương mại.
Đạo diễn Jon M. Chu, cha đẻ Crazy Rich Asians, thừa nhận các influencer sở hữu lượng người theo dõi lớn, phần nào đó giúp đảm bảo thành công phòng vé của phim. “Chúng tôi cần họ để quảng bá tác phẩm tới những đối tượng khán giả khó tiếp cận qua các phương tiện truyền thống”, anh nói.
Dẫu vậy, việc mời người nổi tiếng trên mạng xã hội đóng phim cũng vướng không ít tranh cãi từ cả khán giả, giới phê bình lẫn những người trong nghề. Addison Rae giúp He’s All Thatthu hút nhiều sự quan tâm, song bản thân cô nhận không ít “gạch đá” với màn thể hiện non nớt, vụng về trên màn ảnh. Trên trang Rotten Tomatoes,He’s All Thatchỉ đạt số điểm 29% từ giới phê bình.
Biên kịch lừng danh Aaron Sorkin thẳng thắn chỉ trích: “Đưa influencer lên màn ảnh rộng mà không qua đào tạo là hủy hoại giá trị của nghề diễn”. Đạo diễn nổi tiếng người Ấn Anurag Kashyap từng công khai lên án việc nhiều nhà làm phim đang ưu ái chọn influencer thay vì diễn viên chuyên nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, không phải bất kỳ bộ phim nào có sự tham gia của người nổi tiếng đều đạt thành tích tốt tại phòng vé. Đơn cử, Baywatchdù có Logan Paul vẫn chỉ kiếm được 178 triệu USD, con số gây thất vọng so với kinh phí sản xuất gần 70 triệu USD.
Sách chữa lành tại Việt Nam
Chia sẻ với Tri thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.
" alt=""/>Tính toán của đạo diễn Việt khi chọn hiện tượng mạngTrong cuốn Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, tác giả Jo Hedwig Teeuwisse - nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, người được biết đến với cái tên The fake history hunter (Thợ săn sử bịa) - đã đưa ra những cảnh báo với độc giả về những “bằng chứng” giả tạo đang lan truyền trên Internet.
Tác giả cũng đưa ra 101 câu chuyện chúng ta luôn tin nhưng thực ra lại chưa từng xảy ra trong lịch sử. Trong số này có những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử nhưng chỉ là những câu chuyện được bịa đặt tinh vi như: Napoléon Bonaparte bắn đứt mũi tượng Nhân Sư; Hugo Boss thiết kế đồng phục của Đức Quốc xã; Người Victoria có bộ dụng cụ săn ma cà rồng; Người châu Âu thời Trung cổ rất bẩn thỉu, phải được người Moor dạy về vệ sinh cơ bản và xà phòng; Kiểu chào của Đức Quốc xã có nguồn gốc từ La Mã; Hitler đã phát minh ra đường cao tốc…
Đặc biệt, trong khuôn khổ của cuốn sách tác giả còn chỉ ra cho chúng ta một số mẹo để kiểm định bất kỳ câu chuyện lịch sử mà ta bắt gặp. Từ đó, xác định tính đúng sai của các nguồn thông tin, giúp chúng ta an toàn trong thời buổi bùng nổ của tin tức như ngày nay.
![]() |
Sách Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ảnh: Thái Hà Books. |
Mẹo đầu tiên tác giả muốn chỉ cho chúng ta là cách kiểm tra các các trích dẫn. Thông thường,khi phát hiện ra một câu trích dẫn của một nhân vật lịch sử mà bạn không tin tưởng, thì việc tìm xác thực câu trích dẫn này có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian, công sức khảo cứu.
Tuy nhiên, theo tác giả sách, có không ít trang web chuyên về trích dẫn đã làm công việc này cho chúng ta rồi. Do vậy, khi phát hiện một trích dẫn mà bạn không tin tưởng, bạn có thể tìm kiếm nó bằng cách truy cập vào: quoteinvestigator; www.wikiquote.org
Hoặc bạn có thể tra cứu chúng ở một trong những cuốn sách sau: The New Yale Book of Quotations (tạm dịch: Sách trích dẫn mới của Yale), do Fred R. Shapiro biên tập; Hemingway Didn’t Say That (tạm dịch: Hemingway đã không nói thế), của Garson O’Toole.
Nếu các trang web và đầu sách ở trên không thể giúp ích, thì bạn có thể tra cứu một số nguồn chi tiết hơn. Ví dụ: một số nhân vật lịch sử nổi tiếng có sách và trang web dành riêng cho họ. Chẳng hạn như Churchill: winstonchurchill
Và nếu vẫn gặp khó khăn, thì bạn có thể hỏi trực tiếp tác giả trên mạng xã hội X hoặc gửi một email đến Quote Investigator.
Mẹo thứ hai, là kiểm tra hình ảnh. Theo tác giả, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã có kinh nghiệm khảo cứu và phân tích hình ảnh, vì khi ấy, bạn có thể chỉ cần nhìn vào một bức ảnh và biết rằng nó không phải từ những năm 1920 mà thực ra là từ những năm 1930 chẳng hạn.
Bạn sẽ chú ý đến thời trang, kiểu tóc, cách chụp ảnh, độ tuổi của các công trình kiến trúc.. để cảm nhận được có điều gì đó không ổn. Nhưng nếu bạn không làm như vậy hoặc nếu bạn cần chứng minh cho người khác thấy rằng điều đó sai, thì cách dễ nhất, nhanh nhất để tìm ra câu chuyện đằng sau một bức ảnh là đưa nó vào công cụ tìm kiếm trên Internet. Một số những trang tác giả sách sử dụng: tineye.com; google.nl/imghp; yandex.ru/images ; bing.com/images...
Theo tác giả, tất cả những gì bạn phải làm là kéo bức ảnh đáng ngờ vào tùy chọn tìm kiếm và những công cụ này sẽ tìm kiếm nó ở mọi nơi trên Internet. Tác giả đã dùng cả bốn trang này vì chúng đều có kết quả và chất lượng khác nhau. Điều quan trọng nhất là những trang web này có thể giúp ta tìm thấy hình ảnh được tải lên sớm nhất.
Một điểm cực kỳ hữu ích nữa là những công cụ này có thể tìm thấy phiên bản có độ phân giải lớn nhất của bức ảnh trên Internet. Điều này không chỉ có thể dẫn chúng ta đến người sở hữu hình ảnh gốc, mà còn cho phép ta nghiên cứu nó chi tiết hơn.
Thông thường, những tìm kiếm này sẽ dẫn bạn đến một trang web của công ty bán ảnh; chúng có thể là một kho thông tin quý giá về những hình ảnh cũ. Nhưng theo tác giả, bạn hãy cẩn thận - đôi khi họ cũng có những mô tả không chính xác và cũng không quan tâm đến việc sửa chúng.
Cũng theo tác giả, đôi khi cuộc điều tra sẽ đưa bạn đến những trang web đã không còn tồn tại trên Internet từ lâu. Nhưng có một trang web đã lưu trữ hàng triệu website trong nhiều năm và bạn có thể kiểm tra kho lưu trữ trực tuyến của nó. Trang web này là Internet Archive (archive.org/), và nó là cứu cánh cho các nhà khảo cứu.
Tuy nhiên, theo tác giả nguồn tốt nhất để tìm ra nguồn gốc của một bức ảnh là các viện bảo tàng cùng những cơ quan lưu trữ. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với những người đang sở hữu những kho lưu trữ trực tuyến lớn để kiểm tra, xác minh ảnh.
![]() |
"Thợ săn sử bịa" Jo Hedwig Teeuwisse. Nguồn: historischnieuwsblad. |
Mẹo thứ ba là chứng minh các tuyên bố. Theo Teeuwisse một blog ngẫu nhiên, một trang web nào đó, một video TikTok hoặc YouTube hoàn toàn vô giá trị nếu nó không có trích nguồn.
Nếu bạn tìm thấy một bài viết hoặc có ai đó đang tranh luận với bạn, chia sẻ bài viết để cố gắng chứng minh họ sai, thì hãy đi thẳng đến cuối trang hoặc phần mô tả của video và tìm tài liệu tham khảo. Họ lấy thông tin này từ đâu? Làm sao chúng ta biết họ đang bịa đặt? Bằng chứng ở đâu?
Teeuwisse khuyên bạn hãy xem mọi tuyên bố giống như một cuộc điều tra tội phạm: bạn cần nhân chứng, hồ sơ, sách do các chuyên gia viết, bộ sưu tập bảo tàng...
Ngày nay, khi công nghệ đi kèm với vô số video có vẻ ngoài ấn tượng, hình ảnh được chỉnh sửa chuyên nghiệp và rất nhiều thông tin sai lệch, thì điều đặc biệt quan trọng là mọi người không những chỉ nên học cách kiểm tra tính xác thực của những gì mình được nghe, mà còn cả cách bác bỏ lịch sử bịa đặt, tin giả để chứng minh tuyên bố của chính mình.
Mẹo thứ tư là lần theo các liên kết từ Wikipedia. Chúng ta đều biết Wikipedia có thể dễ dàng bị sửa đổi bởi bất kỳ ai và không đáng tin cậy. Ngay cả người đồng sáng lập ra nó cũng nói như vậy. Tất nhiên là có thông tin sai lệch ở đó, nhưng thực tế là trang web này vẫn có giá trị, trung lập và cung cấp nhiều nguồn cũng như tài liệu tham khảo hơn hầu hết tất cả các blog hay bài viết ngẫu nhiên nào.
Theo kinh nghiệm của tác giả, về tổng thể, Wikipedia khá tin cậy. Tuy nhiên, bạn nên đối xử với nó như nó là một website tham khảo trực tuyến. Bạn có thể tìm thấy các bài viết về mọi thứ và hầu hết chúng đều có rất nhiều nguồn, tài liệu tham khảo cũng như các liên kết thú vị, có thể giúp bạn tiếp tục điều tra.
Tuy nhiên, theo tác giả dù bộ bách khoa toàn thư miễn phí này có thể là bước đầu tiên cho quá trình tra cứu, nhưng nó không phải là bước cuối cùng. Bắt đầu từ đó, tra cứu những nội dung cơ bản, ghi chú tên sách, tên các chuyên gia, lần theo các liên kết và đó mới là sự khởi đầu.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>‘Thợ săn sử bịa’ chỉ cách truy lùng lịch sử bịa đặt, tin giảTrường tuyển 50 chỉ tiêu. Theo đó, thí sinh khu vực phía Bắc có điểm trúng tuyển miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra) là 24,5, xét tiêu chí phụ 1 là điểm môn Hóa đạt từ 7 trở lên.
Điểm chuẩn trúng tuyển miền Nam (từ Quảng Trị trở vào) là 21.25 điểm, xét tiêu chí phụ 1 là điểm môn Hóa đạt từ 6 trở lên, tiêu chí phụ 2 (tổng điểm trung bình của 3 môn: Toán, Lý, Hóa trong 5 học kỳ) đạt 121.10 điểm.
Danh sách thí sinh trúng tuyển miền Bắc
![]() |
Danh sách thí sinh trúng tuyển miền Nam
![]() |
Ngân Anh
" alt=""/>Điểm chuẩn đại học Trường Sĩ quan Phòng hóa