Thời sự

Lý do cặp vợ chồng quỳ gối trước bác sĩ

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-22 18:26:56 我要评论(0)

Mới đây,ýdocặpvợchồngquỳgốitrướcbácsĩgiá vang 9999 mạng xã hội Trung Quốc đã chia sẻ video một ngườigiá vang 9999giá vang 9999、、

Mới đây,ýdocặpvợchồngquỳgốitrướcbácsĩgiá vang 9999 mạng xã hội Trung Quốc đã chia sẻ video một người phụ nữ vừa khóc vừa quỳ gối cảm ơn một bác sĩ y học cổ truyền. Người phụ nữ sống ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, đã cố gắng hết sức nhưng không thể sinh con sau hơn 8 năm kết hôn. Bởi vậy, cô rất xúc động khi biết mình có thai.

Kênh Da Can Kao đưa tin, cảm giác hạnh phúc sau khi thoát khỏi nỗi lo vô sinh khiến người mẹ tương lai quỳ xuống bày tỏ lòng biết ơn đối với bác sĩ Song Zhaopu.

Bác sĩ Song nổi tiếng ở Nhữ Châu (Hà Nam) và có hơn 40 năm kinh nghiệm hành nghề Đông y. "Không, không, xin đừng làm vậy", vị bác sĩ mỉm cười nói với người phụ nữ khi giúp cô đứng dậy. 

"Cô nên hạnh phúc. Đừng khóc", bác sĩ Song nói thêm. 

Theo SCMP, chồng của người phụ nữ quỳ xuống nói: “Bác sĩ ơi, đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của gia đình chúng tôi”. Người mẹ vợ cũng bày tỏ sự vui mừng tột độ trước tin này.

Bác sĩ Song tâm sự: "Tôi rất vui. Là một bác sĩ, niềm vui lớn nhất của tôi đến từ sự tin tưởng của bệnh nhân và khả năng phục hồi của họ".

Luo Shaobo, bác sĩ y học cổ truyền tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, cho hay các phương pháp điều trị vô sinh bao gồm cứu ngải, châm cứu, dùng thuốc để điều chỉnh chức năng của các cơ quan khác nhau.

Trung Quốc có 1,4 tỷ dân nhưng tỷ lệ sinh đã giảm trong 7 năm qua. Thống kê quốc gia cho thấy năm 2017, số trẻ sơ sinh ở nước này là 17,23 triệu, giảm xuống còn 9 triệu vào năm 2023. Theo số liệu công bố năm 2017, khoảng 1/8 số cặp vợ chồng Trung Quốc gặp vấn đề về sinh sản.

Các chuyên gia cho biết tỷ lệ vô sinh hiện nay cao hơn nhiều so với 3-4 thập kỷ trước do môi trường ô nhiễm, lối sống không lành mạnh, áp lực cuộc sống và tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng cao.

Trong khi một số người trẻ không muốn sinh đẻ, nhiều gia đình Trung Quốc vẫn theo quan niệm truyền thống cho rằng có con là điều cần thiết.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết: 

Để trị liệu vô sinh, cũng như đối với các chứng bệnh khác, nguyên tắc chung của Đông y là phải đảm bảo tính toàn diện. Ngoài việc dùng thuốc, cần kết hợp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh, tâm lý liệu pháp, dược thiện (món ăn - bài thuốc), điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp… Phương pháp trị liệu vô sinh nam và vô sinh nữ không giống nhau.

Ở Trung Quốc, trong 20 năm gần đây có khoảng 300 công trình nghiên cứu sử dụng thuốc và hơn 20 nghiên cứu dùng các biện pháp châm cứu, bấm huyệt của Đông y để trị liệu vô sinh và thu được những kết quả đáng khích lệ. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Hoàn Vũ tự nhận mình có tính cách ‘kỳ và dị’ từ nhỏ.

Sinh năm 1998, Nguyễn Đinh Hoàn Vũ (Bình Dương) tự nhận mình có tính cách ‘kỳ và dị’. Từ bé, cô đã thích nhìn và xây dựng mọi thứ xung quanh theo cách riêng. Hội họa là niềm đam mê giúp cô gái 9X thực hiện những điều mình thích.

Cô gái trẻ khát khao học về hội họa và theo đuổi con đường nghệ thuật nhưng vấp phải sự phản đối từ phía gia đình. Bố mẹ đã vạch sẵn cho Vũ con đường tương lai là theo ngành sư phạm.

Chiều lòng bố mẹ, Vũ bước vào cánh cửa đại học ngành sư phạm, đi học gần nhà. Mỗi ngày, cô đều tự hỏi tương lai của mình sẽ ra sao, mình sẽ phải làm những việc mà mình không hề hứng thú này đến khi nào. Cô nhen nhóm ý định bỏ học. Và rồi cô bỏ học thật, chỉ sau 1 học kỳ.  ‘Em không ngờ rằng đó là một quyết định sai lầm. Em sa lầy trong đống tài liệu không một chút hứng thú' - Vũ nhớ lại.

Sau vài tháng bỏ học, Vũ bị bố mẹ phát hiện. Gia đình cho cô hai lựa chọn: một là đi học trở lại, hai là ra khỏi nhà. Vũ đã chọn cách thứ hai. Cô chia sẻ: "Thật lòng lúc xách vali đi trong lòng mình mong bố mẹ níu kéo nhưng bố mẹ chẳng bận tâm".

Tiền mang theo không đủ thuê trọ, cô tìm một căn nhà hoang để trú tạm. Ở đây, đã có những người khác dựng lều sinh sống. Cô xin phép họ được dọn một chỗ cho mình. Ổn định chỗ ở xong, Vũ đi tìm việc làm.

{keywords}
Vũ vẽ tranh trong căn nhà hoang.

Vũ xin vào làm phụ bếp cho một quán ăn. Những ngày đầu chưa quen, tay chân Vũ lóng ngóng, anh chủ lắc đầu ái ngại, nhiều lần dọa đuổi. Sau một thời gian chịu khó học hỏi, cô quen việc hơn và được nhận vào làm chính thức. Hôm ấy, cô bật khóc.

Quán đông khách, lại toàn khách sang trọng, thấy thức ăn thừa nhiều, cô xin chủ quán cho mang về. Ban đầu còn ngại ngùng, nhưng sau này mọi người đã quen và còn dành đồ ngon để phần cho cô. Không chỉ lấy đồ ăn cho mình, cô còn gom thức ăn chưa dùng đến mang về cho những người đang sống cùng ở căn nhà hoang. 

‘Em cho đi và được nhận lại. Mọi người giúp em rất nhiều, khi thì trông nom đám chó mèo, khi thì cho em miếng bánh, mời cốc nước chè... Nhiều tình thương từ các cô chú lần đầu em cảm nhận được’, Vũ nhớ lại.

Sống ở nhà hoang, nhiều sinh hoạt bất tiện nhưng Vũ dần thích nghi. Căn nhà không có nhà tắm, nên cô phải tắm ở chỗ làm, nhà tắm công cộng, hoặc công khai xin tắm nhờ nhà bạn. Thời gian đầu, cuộc sống khá khó khăn với Vũ. Vài tuần trôi qua, cô khá hơn, quen với nếp sống lang bạt và tận hưởng tự do. 

Công việc suôn sẻ, Vũ dần được tín nhiệm nên có cơ hội học hỏi ở nhà bếp của quán. Chẳng mấy chốc, cô được giao nấu các món đơn giản, thoát cảnh nhặt rau, rửa bát. Các món cô nấu bắt đầu được mọi người khen. Vũ lấy đó làm động lực và dành tình yêu cho nấu nướng bao giờ không hay.

Ngoài những buổi đi làm bếp, Vũ vẫn không quên dành thời gian cho đam mê hội họa. Cô vẽ mọi lúc có thể, rồi treo tranh khắp bức tường. ‘Được các cô bác khen, em vui sướng vô cùng. Thế là em có khu triển lãm của riêng mình trong căn nhà hoang’. 

Sau khoảng 3 tháng ‘nằm gai nếm mật’, bố mẹ gọi Vũ về nhà, ngầm chấp nhận quyết định của cô. 

{keywords}
Món ăn xinh xắn Vũ làm. 

Đến nay đã được 3 năm từ khi Vũ nghỉ học. Hiện tại cô gái trẻ vừa làm bếp vừa nhận trang trí giày, áo, vẽ tranh. Cả hai đều là những công việc cô yêu thích. Vũ bảo, dù biết là theo nhiều việc cùng một lúc sẽ thật khó để làm tốt cả hai, nhưng cô sẽ cố gắng hết sức. 

Khi được hỏi có lo ngại về tương lai không ổn định, Vũ chia sẻ: ‘Rất nhiều lần em mơ thấy mình đói khát và sống cô độc trong cảnh túng thiếu. Ba mẹ em luôn bảo chỉ cần em lo được cho bản thân mình, nhưng phận làm con, nếu không chăm sóc được cho bố mẹ, em sẽ rất day dứt'.

22 tuổi, Vũ đặt ra mục tiêu cho bản thân: kiếm được nhiều tiền từ chính những công việc mình thích. Cô nói rằng, cô may mắn vì tìm được công việc mà bản thân đam mê.

Đôi khi nhìn lại, cô thấy mình như thể là Robinson Crusoe, nhưng làm được điều mình thích, dám ước mơ và theo đuổi chính là hạnh phúc của tuổi trẻ. 

Chàng trai Sài Gòn đưa bánh tráng Việt ra 42 quốc gia

Chàng trai Sài Gòn đưa bánh tráng Việt ra 42 quốc gia

 Được gia đình đầu tư cho đi du học Mỹ, Lê Duy Toàn không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ quay trở lại theo nghiệp bánh tráng của ba mẹ.  

" alt="Cô gái bỏ học, sống nhà hoang, theo đuổi ước mơ nghệ thuật" width="90" height="59"/>

Cô gái bỏ học, sống nhà hoang, theo đuổi ước mơ nghệ thuật

 - Sau thành công của vở Ballet Hồ Thiên Nga tại Hà Nội năm 2015, nhà hát Ballet Nga Talarium Et Lux mang đến nhiều vở vũ kịch hấp dẫn hơn nữa đến với khán giả Việt Nam

{keywords}

Hồ Thiên Nga là vở Ballet số 20 của Pyotr Ilyich Tchaikovsky, sáng tác khoảng năm 1875-1876. Vở kịch được dựng dựa trên những truyện cổ tích Nga cũng như một truyền thuyết xa xưa của Đức, kể về Odette, một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Vở Ballet được công diễn lần đầu ngày 4/3/1877, tại nhà hát Bolshoi, Moskva với tên Hồ Thiên Nga.

{keywords}

Mặc dù được diễn lại với nhiều phiên bản khác nhau, hầu hết các phiên bản được dựa trên bản năm 1895 của Marius Petipa and Lev Ivanov, cả về phần âm nhạc lẫn biên đạo múa , công diễn lần đầu tiên vào 15/1/1895, tại nhà hát Mariinsky ở St. Peterburg. Nhờ bản hồi sinh này, bản nhạc của Tchaikovsky đã được chỉnh sửa bởi nhạc trưởng của nhà hát St. Petersburg Imperial và nhà soạn nhạc Riccardo Drigo.

{keywords}

Cho tới khi vở diễn được dàn dựng dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của Huyền thoại Ballet Thế giới: Mikhail Leonidovich Lavrovsky cùng đoàn Ballet Liên Bang Nga Talarium Et Lux - thì lần đầu tiên khán giả được thưởng thức vở diễn Ballet kinh điển Hồ Thiên Nga trong thế giới 3D với hình ảnh sinh động theo từng vũ điệu uyển chuyển của các vũ công.

{keywords}

Vở Hồ Thiên Nga của nhà hát vũ kịch Ballet Nga là màn biểu diễn đầu tiên kết hợp hoàn hảo giữa tác phẩm kịch kinh điển với công nghệ biểu diễn hiện đại. Vở kịch có sự chỉ đạo của đạo diễn nổi tiếng/nghệ sĩ nhân dân Xô Viết M. Lavrovsky, ông là tổng đạo diễn kiêm biên đạo múa. Bên cạnh đó, các diễn viên nổi tiếng đến từ các nhà hát vũ kịch Ballet nổi tiếng của nước Nga, bao gồm: Diễn viên A.Evdokimov và D.Kosyreva của Nhà hát kịch Matxcơva, diễn viên K.Adjamov, E.Nebesnaya của nhà hát kịch Mariinsky, diễn viên S. Smirnov, A.Timofeeva của Đoàn vũ công Ballet Điện Kremlin, diễn viên D.Akinfeev của Nhà hát kịch Stanislavsky....

{keywords}

Với tuổi đời hơn 140 năm, cho đến nay “Hồ Thiên Nga” vẫn là vở ballet được biểu diễn nhiều nhất trên thế giới. Không chỉ cuốn hút bởi cốt truyện, âm nhạc và vũ đạo, mà còn là điển hình của quan điểm “triết lý hóa Ba-lê” mà Tchaikovsky ấp ủ: vượt qua thứ lãng mạn đẹp đẽ thông thường, Ba-lê phải là đấu tranh nội tâm và những cảm xúc tột cùng, thăng hoa, đau đớn và bi kịch. 

{keywords}

Không chỉ là câu chuyện cổ tích về tình yêu giữa nàng công chúa xinh đẹp bị hóa thành thiên nga và chàng hoàng tử si tình - “Hồ thiên nga” còn ẩn trong đó triết lý sâu sắc về mâu thuẫn và tính hai mặt trong cái Tôi nội tại của mỗi con người. Sự bi thương, lãng mạn và trữ tình đẫm liệt đã khiến hơn một thế kỷ qua, những nàng thiên nga vẫn luôn là niềm cảm hứng bất tận của bất cứ nhà hát ba-lê nào.

{keywords}

Để có sự gật đầu của Talarium et Lux, đơn vị tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho tới những chi tiết li ti nhất đều phải đúng chuẩn quốc tế. Để tiếp đón đoàn lên tới gần 100 người từ nghệ sĩ tới kỹ thuật viên cũng tốn một khoản kinh phí khổng lồ. 

{keywords}

Bà Hòa Lê – nhà sản xuất chương trình chia sẻ: “Năm ngoái, khi “Hồ Thiên nga” chỉ diễn một đêm duy nhất ở Hà Nội, nhiều khán giả TP HCM đã tỏ ra “tỵ nạnh” và hơn 300 khán giả đã bay ra Hà Nội để được xem vở ballet Nga kinh điển này. Đó là lý do chúng tôi cố gắng để đem vở diễn này trở lại cùng khán giả Tp Hồ Chí Minh. Việc bay thẳng từ Moscow sang Việt Nam, chỉ để biểu diễn vỏn vẹn 2 đêm là điều chưa từng có tiền lệ với nhà hát đắt show này, vì mỗi chuyến lưu diễn của họ phải đảm bảo ít nhất từ 10 - 15 đêm/điểm diễn"

{keywords}

Vở Hồ Thiên Nga sẽ được trình diễn một đêm duy nhất tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 1/12.

Minh Dũng

" alt="Pha 'chơi trội' ngốn chi phí khổng lồ đưa Hồ Thiên nga về Việt Nam" width="90" height="59"/>

Pha 'chơi trội' ngốn chi phí khổng lồ đưa Hồ Thiên nga về Việt Nam

Ông Trần Trinh Đức chụp ảnh cùng khách tại một khu du lịch tại tỉnh Bạc Liêu vào năm 2012. 

Ông tâm sự: “Tôi được hỏi nhiều về ba. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về ông ấy. Thế nhưng, điều tôi thấy nhiều nhất và khiến tôi buồn nhất là mọi người nghĩ, hiểu về ba tôi sai quá”.

“Thậm chí có những tài liệu, phim ảnh thông tin chưa chính xác khiến người đời hiểu lầm về nhân cách ba tôi, làm ảnh hưởng đến cả dòng họ của tôi. Tôi rất buồn và hy vọng có thể gạn lọc, loại bỏ những cái chưa đúng, chưa chính xác này”, ông trăn trở.

Những năm còn sống, mỗi khi ai đó gặp và biết ông là con trai Công tử Bạc Liêu họ đều cố hỏi ông về chuyện “Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, nấu chè, về những mối tình đã đi vào huyền thoại của vị công tử giàu nhất xứ Nam Kỳ lục tỉnh...

Trước khi tìm được câu trả lời từ ông, trong tâm trí những người ấy, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người hào hoa phóng túng, chỉ biết chơi ngông... Thậm chí một bộ phận người dân có những nhìn nhận không mấy khách quan, thiếu thiện cảm về con người nổi tiếng này.

Ông Đức kể: “Ai cũng nghĩ ba tôi chơi ngông, thích phô trương thanh thế đến bất chấp và xem thường đồng tiền trong khi thời điểm đó, người dân đang đói khổ. Ví dụ như chuyện ba tôi mua máy bay. Lúc đó, người đời chê bai ba tôi dữ lắm”.

“Thời điểm đó, ông là người Việt Nam thứ 2 mua được máy bay sau vua Bảo Đại. Thế là người ta nói ông chơi ngông, thích phô trương thanh thế, tự cho mình ngang hàng vua chúa. Nhưng thực tế không phải như vậy”, ông kể thêm.

Ông Đức giải thích việc Công tử Bạc Liêu quyết định mua máy bay là cả một sự tiến bộ. Đó là cách áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp chứ không phải ông đang chơi ngông.

Ngoài việc mua máy bay để đi thăm những ruộng lúa, ruộng muối bạt ngàn, Công tử Bạc Liêu còn sử dụng phương tiện này vào việc phun thuốc trừ sâu cho lúa. Ông học tập cách làm tiết kiệm sức lao động, không gây nguy hại cho sức khỏe tá điền này từ phương Tây.

Dẫu vậy, có lẽ việc làm ấy còn quá mới mẻ so với thời đại lúc bấy giờ. Thế nên ông bị cho là kẻ chơi ngông, chơi trội, thích ném tiền qua cửa sổ.

Dở dang ước vọng một đời…

Ông Đức nói thêm: “Thời điểm cả nước kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi nói chung và ba tôi nói riêng không hề tham gia vào bất kỳ một hoạt động chính trị bất lợi nào cho cách mạng”.

“Hơn thế năm 1947, hưởng ứng lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Bạc Liêu, ông Hai Sớm, bí danh Trần Văn Phong, ba tôi còn tham gia giúp đỡ cách mạng bằng thóc gạo và thuốc men”, ông nói thêm.

Tuy vậy, những thông tin này ít được người đời nhắc đến. Điều khiến vị công tử giàu nhất xứ Nam kỳ lúc bấy giờ nổi tiếng hơn cả là giai thoại đốt tiền nấu trứng, nấu chè “để giành gái” với Bạch công tử Lê Công Phước.

Một góc nhà của Công tử Bạc Liêu. (Ảnh chụp năm 2012).

Một thời, giai thoại này cũng được chính người nhà Hắc công tử Trần Trinh Huy bàn tán. Cho đến bây giờ, dân gian vẫn truyền miệng 2 câu thơ: “Nghe danh Công Tử Bạc Liêu; Ðốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu!” để nhắc nhớ về giai thoại này.

Thế nhưng ông Đức khẳng định, đây là chuyện thêu dệt của người đời, hoàn toàn không có chuyện Công tử Bạc Liêu đốt tiền theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ông Đức kể: “Trước đây, khi giai thoại này bắt đầu xuất hiện, người ta đồn đại nhiều lắm. Cả người trong nhà tôi cũng bàn tán. Thậm chí có người thân cận với ba còn bạo gan hỏi ông về chuyện này. Song, ba tôi đều gạt đi và nói đó là chuyện ngồi lê đôi mách của thiên hạ”.

“Lúc bấy giờ, ông nội tôi, Hội đồng Trạch quản lý gia sản rất chặt. Do vậy, mặc dù ba tôi có thể tiêu bạc trăm bạc ngàn nhưng cũng không dám đem tiền ra đốt tiền như vậy. Đặc biệt với một con người chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa phương Tây, ba tôi sẽ không chứng minh bản lĩnh bằng hạ sách đó”, ông nói thêm.

Ông Đức cũng quả quyết chưa bao giờ nghe cha mình cũng như gia đình thông tin về việc này. Thế nên, ông cho rằng, giai thoại trên “chỉ là những lời đồn đại, thêm thắt của dân gian” mà thôi.

Ngày còn sống, khi làm hướng dẫn viên du lịch, bán sách viết về cha mình tại Dinh thự Công tử Bạc Liêu, ông Đức cố gắng thông tin lại những giai thoại chưa đúng về nhân vật nổi tiếng này. Mỗi khi ai đó lắng nghe, đồng cảm với những lý giải của mình, ông đều nở nụ cười rất tươi.

Những lúc như thế, cơ mặt ông giãn ra, để lộ sự thỏa mãn, tự hào. Ông từng nói, ông hối tiếc vì không đủ sức viết sách, gửi gắm vào đó những trăn trở, nỗi niềm của mình.

Thế nên, điều ông có thể làm là phô tô cuốn sách viết về Công tử Bạc Liêu với nội dung ông cho rằng khá chính xác và đầy đủ hơn cả. Ông gửi tặng sách này cho bạn bè hoặc bán cho người cần.

Hơn cả mục đích mưu sinh, việc làm này giúp ông với bớt nỗi đau chưa tìm ra cách tốt nhất để thông tin lại chính xác các giai thoại về người cha của mình. Tuy vậy, những cố gắng của ông đến bây giờ vẫn còn dang dở. Và có lẽ, khi giã từ cõi đời, ông cũng mang những dang dở ấy theo mình về miền xa.

Bài, ảnh:Hà Nguyễn

Sở hữu gia sản khổng lồ, Công tử Bạc Liêu để lại gì cho con cháu

Sở hữu gia sản khổng lồ, Công tử Bạc Liêu để lại gì cho con cháu

Được thừa hưởng khối tài sản khổng lồ từ người cha giàu nhất Nam kỳ, Công tử Bạc Liêu có nếp sinh hoạt không ai theo kịp. Tuy nhiên, khi công tử mất đi, con trai của ông phải chật vật mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm." alt="Con Công tử Bạc Liêu qua đời, dở dang ước muốn 'lọc sạn' giai thoại về cha" width="90" height="59"/>

Con Công tử Bạc Liêu qua đời, dở dang ước muốn 'lọc sạn' giai thoại về cha