“Tôi rất hào hứng khi có cơ hội được làm việc cùng nhau”
Mọi người thường nghĩ về đàm phán lương như trận chiến,ếutốtạolợithếkhiđàmphánlươchồng vân dung nỗ lực kiếm được nhiều tiền nhất có thể, trong khi ngược lại, nhà tuyển dụng cố gắng duy trì con số thấp trong phạm vi ngân sách lương cho phép. Tuy nhiên, Roy Cohen - huấn luyện viên nghề nghiệp và tác giả sách “The Wall Street Professional’s Survival Guide”, đã giải thích rằng cách suy nghĩ này có thể phản tác dụng.
“Đừng bao giờ tham gia đàm phán trong tư thế đưa ra tối hậu thư dạng như hoặc là A hoặc là B. Thay vào đó, hãy biến nó thành quá trình hợp tác, đây là cơ hội duy nhất để bạn tạo ra gói chi trả lương có ý nghĩa với mình và hợp lý cho nhà tuyển dụng. Nên thiết lập trước các ưu tiên quan trọng nhất đối với bản thân, những điều bạn sẽ không nhượng bộ, và những quyền lợi bạn có thể đánh đổi”, Cohen tư vấn.
“Trừ khi bạn biết chắc rằng mình là người công ty không thể thiếu, nhưng ít ai trong chúng ta sở hữu được điều đó, đàm phán trên tinh thần hiếu thắng sẽ trở thành đối kháng. Đó là dấu hiệu xấu cho thấy quá trình đã hoặc sẽ bị phá vỡ”, Cohen nói thêm.
“Dựa trên nghiên cứu của tôi…”
Thương lượng lương phải dựa trên căn cứ thực tế. Thay vì chỉ đưa ra con số mà mình nghĩ nó có vẻ tuyệt vời, bạn cần nghiên cứu thông tin, xác định giá trị các kỹ năng của mình để đưa ra dẫn chứng xác thực nhằm thuyết phục công ty trả mức lương tương xứng hơn cho bạn.
“Dựa trên nghiên cứu của tôi” cũng là cụm từ thường được sử dụng với mục đích tương tự. “Điều đó cho người đối diện thấy rằng bạn đã chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn biết mình đang nói gì trong lúc đàm phán”, David Bakke - nhà văn và là cộng tác viên Money Crashers chia sẻ.
Một cách đơn giản khác nữa là trước khi bước đến bàn đàm phán, bạn có thể truy cập các cổng thông tin chuyên về lương thưởng như VietnamSalary, khảo sát cũng như sử dụng các công cụ miễn phí để đo lường vị trí thực tế của mình trên thị trường lao động.
“Thị trường”
Hãy chắc chắn rằng bạn biết “thị trường” dành cho công việc của mình là gì. Alex Granovsky - luật sư về lao động và việc làm của Granovsky & Sundaresh PLLC từng nói, “thị trường” sẽ cho biết mức mà một người có thể kiếm được khi cô ấy hoặc anh ấy rời khỏi công ty và tìm thấy một công việc hoặc vị trí mới. Nếu bạn đang làm ra 80.000 USD/năm, nhưng có thể kiếm được một công việc khác khoảng 100.000 USD/năm, thì “thị trường” gợi ý rằng bạn đang bị trả lương chưa xứng tầm. Khi các công ty không muốn mất bạn, họ sẽ xem trọng con số này.
“Giá trị”
Mặt khác, “giá trị” lại là những điều bạn có thể mang đến cho công ty tương lai của mình, Granovsky nói. “Từ quan điểm của người sử dụng lao động, mỗi nhân viên phải có thể giúp tăng doanh thu hoặc tăng lợi nhuận, lý tưởng nhất là cả hai. Nếu bạn có thể chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình sẽ mang đến giá trị gì cho công ty (bằng cách tăng doanh thu hoặc lợi nhuận) thì đó là lập luận hợp lý để thuyết phục họ tăng lương.
Chẳng hạn, bạn có thể chứng minh rằng một sáng kiến mới mà bạn từng triển khai đã giúp công ty thu về 100.000 USD, lúc này yêu cầu tăng lương thêm 5.000 USD/năm nghe sẽ hợp lý hơn với người thuê bạn.
“Các nhân viên giữ vị trí tương tự”
Hãy quên những lời khuyên về việc không nên tò mò hay tìm hiểu mức lương của các đồng nghiệp, bởi đó có thể là nguồn dữ liệu mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán. Các nhân viên ở vị trí tương tự tức là những người làm cùng công việc giống như bạn ở trong cùng công ty. “Nếu bạn đang giữ vị trí Senior Account Manager, mà tất cả những Senior Account Manager khác đều có lương cao hơn bạn, đây cũng là điều bạn nên khám phá cho được lý do”, Granovsky nói.
Chắc chắn bạn sẽ không muốn trở nên thô lỗ, tọc mạch hay làm phiền đồng nghiệp của mình và bạn cũng không thể buộc họ thoải mái tiết lộ thông tin cụ thể, nên hãy cố gắng khéo léo tìm hiểu để nắm được thang lương phù hợp. Sử dụng thêm các công cụ trên những website như VietnamSalary để nhận định xem mình đã được chi trả tương xứng với công sức và năng lực hay chưa.
(Nguồn: Careerbuilder)