Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (Văn Phú, TP.Yên Bái) là 1 trong 40 trường nghề trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư thành trường chất lượng cao đến năm 2020.
Trường cũng là cơ sở được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt đầu tư đào tạo 1 nghề đạt cấp độ quốc tế, 4 nghề đạt cấp độ ASEAN. Ngoài ra, trường đào tạo nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và liên kết với các trường đào tạo liên thông lên đại học, cao học.
![]() |
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái. |
Hiện, trường lần đầu đưa vào thí điểm chương trình đào tạo nghề song bằng quốc tế với lĩnh vực gia công - chế tác đồ mộc.
Ông Đỗ Duy Thái - Phó hiệu trưởng nhà trường thông tin, chương trình có kinh phí đầu tư hơn 4 tỷ đồng, do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội ký hợp đồng thí điểm. Quy mô lớp học chỉ có 16 học sinh.
Lớp tuyển chọn theo hình thức xét tuyển, học sinh có học lực khá trở lên. Nhiều học viên đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học chính quy vẫn quyết định theo học chương trình này.
Theo nội dung, học sinh tham gia đầy đủ các môn chung như Giáo dục quốc phòng, Tin học, Ngoại ngữ để được cấp bằng Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh học thêm tín chỉ về lao động quốc tế.
Chương trình học này đưa ra nhiều tiêu chí khắt khe về kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tác phong, ứng xử, đạo đức… Tất cả được đánh giá trong quyển tường thuật học sinh - sinh viên theo ngày. Một tiêu chuẩn không đạt, sẽ không được cấp bằng.
Khi tốt nghiệp, các học sinh sẽ nhận 2 bằng, là bằng tốt nghiệp Cao đẳng của Việt Nam do trường Cao đẳng nghề Yên Bái cấp và bằng tốt nghiệp tương đương trình độ châu Âu do Viện tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức cấp.
![]() |
Viện tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức chứng nhận trường Cao đẳng nghề Yên Bái đủ điều kiện đào tạo nghề gia công và thiết kế đồ mộc theo tiêu chuẩn Đức. |
Tuy nhiên, để nhận được bằng tốt nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế về kỹ năng nghề, các học viên phải trải qua kỳ thi sát hạch, đánh giá của các chuyên gia nước ngoài.
Học viên đủ tiêu chuẩn nhận bằng tốt nghiệp của Viện tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức được trường bên Đức giới thiệu đi làm tại các cơ sở sản xuất, xưởng đồ gỗ trên thế giới. Bằng cấp được công nhân tại 9 nước châu Âu.
“Bên châu Âu đang thiếu thợ tay nghề cao trong sản xuất nội thất gỗ. Chương trình đào tạo song bằng giúp họ chuẩn bị được nguồn lao động chất lượng cao, đồng thời tăng cường liên kết giáo dục nghề nghiệp với các nước.
Học chương trình này, các em được đào tạo tác phong công nghiệp của Đức. Tiếng Anh đủ để làm việc và giao tiếp”, ông Thái nhấn mạnh.
![]() |
Lớp gia công và thiết kế đồ mộc theo chuẩn Đức. |
Trường hợp học viên không đủ điều kiện thi/nhận bằng quốc tế, vẫn có bằng cao đẳng Việt Nam, tham gia vào hoạt động sản xuất trong nước.
Các thầy cô nước ngoài và Việt Nam sẽ dạy song song. Bốn giáo viên của trường đã được cử đi Đức đào tạo, học kinh nghiệm của nước ngoài.
Một quý/lần, các chuyên gia Đức được mời sang Việt Nam để giảng dạy và kiểm tra chất lượng học sinh.
![]() |
Chương trình xét tuyển học sinh có học lực khá trở lên. |
Do dịch Covid-19, nên năm nay các giảng viên chưa sang được, thay vào đó họ sẽ dạy trực tuyến. Ông Thái chia sẻ thêm, “Khi chương trình đào tạo song bằng quốc tế được nghiệm thu, tôi hi vọng mô hình sẽ được nhân rộng và phát triển. Vì đó là nguồn cung cấp lao động chất lượng cao cho cả Việt Nam và thị trường lao động nước ngoài”.
Học viên Trần Quang Mạnh – lớp Cao đẳng 1 K28 (TT Yên Bình, Yên Bái), bày tỏ trong quá trình học, bản thân thấy trình độ, kiến thức được nâng lên, cải thiện nhiều kỹ năng về làm việc nhóm, làm việc độc lập…
“Tôi mong muốn, sau khi kết thúc khóa học sẽ sang nước ngoài một vài năm, làm việc đúng với chuyên môn mình được đào tạo để phát triển tay nghề”, Trần Mạnh nói.
Học viên Nguyễn Quang Thái chia sẻ: “Tôi được học các kỹ năng bào, cưa bằng máy CNC, máy tính… Khi học xong, tôi có thể làm được nhiều việc như: Thiết kế bản vẽ, điều khiển máy CNC. Nếu có kinh nghiệm dày dặn có cơ hội thăng tiến, làm quản đốc tại các xưởng gỗ”.
Tương lai, Thái hi vọng được đến châu Âu học hỏi, làm việc và mang về Việt Nam áp dụng. Để chuẩn bị cho điều đó, anh khẳng định, mình cần trau dồi khả năng nghe/nói/đọc/viết tiếng Anh thành thạo, có bằng B1 châu Âu.
![]() |
Học viên Thái muốn sang Đức trau dồi kỹ năng nghề, phát triển năng lực bản thân sau khi tốt nghiệp. |
Thái nhận xét, mô-đun học của lớp thí điểm nặng nhưng thầy cô giáo tận tình giảng dạy, thời gian phù hợp nên các học viên đáp ứng được yêu cầu về kiến thức.
Thời gian học trực tuyến với giảng viên nước ngoài, học viên được phát tài liệu nghiên cứu trước, có phiên dịch hỗ trợ. Những vấn đề chưa hiểu, sẽ được giải đáp cặn kẽ trong buổi trực tuyến.
Gắn kết với doanh nghiệp
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo, trường chú trọng đến chất lượng giáo viên. Trường tổ chức hội giảng 1 năm/lần, là nguồn cho các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và quốc gia.
Những năm trước nhà trường nhiều năm có giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi quốc gia. Giải Nhất toàn quốc 2018 về điện công nghiệp, Giải Nhì toàn quốc 2016. Năm nay nhà trường có 22 giáo viên đạt giải cấp khoa tham gia hội giảng cấp trường ở hơn 10 chuyên ngành.
![]() |
Buổi hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp khoa năm 2021. |
Ông Lê Anh Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trường đang đao tạo 6 nghề trọng điểm về kỹ thuật và một số nghề về phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉ lệ học sinh hàng năm ra trường, đi làm ổn định chiếm 90%.
Khi tuyển sinh, trường sẽ cam kết giới thiệu việc làm cho các em sau tốt nghiệp. Thu nhập thấp nhất từ 5 -6 triệu/tháng.
Ví dụ nghề điện, trên cáp treo Fanxipang (Lào Cai) có 2/3 nhân viên là học từ trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
Trường hợp tự đi tìm việc, các em cũng tự tin phát huy khả năng của mình trong doanh nghiệp.
![]() |
Nhà trường chú trọng việc gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề. |
Quá trình đào tạo, nhà trường luôn cập nhật công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng nhân lực. Một số doanh nghiệp liên kết với nhà trường nhận xét, học viên do trường đào tạo đều có tay nghề khá, vững kiến thức.
Yên Bái là tỉnh miền núi, đời sống, kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn nên nhu cầu rút ngắn thời gian học tập với phương thức đào tạo song song, vừa học THPT, vừa học nghề từ trung cấp liên thông lên cao đẳng chỉ trong cùng thời gian 3 năm mà vẫn đảm bảo vừa phổ cập giáo dục phổ thông lại vừa có trình độ ngành nghề nhất định đang là hướng lựa chọn của nhiều học sinh tốt nghiệp THCS.
Đối với khu vực nông thôn, đặc biệt là các tỉnh vùng núi, điều kiện thổ nhưỡng, cái thu nhập của lao động nông thôn chỉ ở mức trên trung bình nhưng các em học qua đào tạo nghề ở trường, thu nhập tăng hơn. Điều này đã giúp thay đổi nhận thức của người dân ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
![]() |
Giờ thực hành điện của Khoa điện công nghiệp. |
Quang Sơn
Vĩnh Long thông qua công tác đào tạo và gắn kết với giải quyết việc làm đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.
" alt=""/>Trường Cao đẳng nghề Yên Bái thí điểm mô hình dạy nghề song bằng quốc tếNgười đàn ông nghỉ hưu đã mua căn nhà được thế chấp ngân hàng trong một cuộc đấu giá. Hai lần vào tháng 3/2018 và 20/5/2021, Ralph Cooley cố gắng đuổi chủ nhà đi nhưng không làm được gì. Bởi vì, chỉ sau 1-2 ngày chủ cũ và nhóm 5 người sống ở đó lại quay về.
![]() |
Ông Cooley đau đầu với căn nhà đã mua và có thể phải nhờ đến toà án |
Thậm chí, chủ cũ còn treo những tấm bảng cảnh báo nên tránh xa ngôi nhà và khuyến cáo không xâm phạm.
Ông Cooley biết ngân hàng đã siết nợ chủ cũ. Căn nhà được chủ cũ mua năm 2007 với giá 95.000 đô la New Zealand (1,5 tỷ đồng). Khi mua, ông cũng không hề nghĩ có thể xảy ra cơ sự như bây giờ. Rõ ràng mức giá cụ ông này mua được là hời so với giá trước đây, nhưng đi song song với nó là rủi ro pháp lý mà ông đang đối diện.
Với những gì đã trải qua, ông Cooley cho rằng, bản thân không muốn sống trong ngôi nhà này nữa. "Thật sự mệt mỏi, lựa chọn tốt nhất là bán nhà", ông cho hay.
Câu chuyện rắc rối này xảy ra chỉ vài ngày sau khi ông chi tiền mua nhà. "Tôi nói tôi là chủ mới, cô ta nói nếu trả 1 triệu đô la New Zealand (16 tỷ đồng), tôi có thể lấy căn nhà".
![]() |
Chủ cũ còn viết các tấm bảng đề nghị mọi người tránh xa căn nhà |
Ông Cooley cũng yêu cầu cơ quan chức năng ngừng cấp nước cho ngôi nhà nhưng vấn đề này bị từ chối. Fiona Aitken - người đứng đầu nhóm quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng của chính quyền địa phương cho hay, theo đạo luật Y tế, không được phép ngừng cấp nước cho một căn nhà. "Mặc dù chúng tôi thông cảm với chủ sở hữu căn nhà, vấn đề này là liên quan đến cảnh sát và chúng tôi không làm gì được", Fiona Aitken cho hay.
Trước vấn đề này, ông Cooley chỉ còn biết trông chờ vào cảnh sát. Andrew Stilton - người đứng đầu đồn cảnh sát khu vực Nam Taranaki cho biết, cảnh sát cũng đang tham khảo ý kiến pháp lý về tình huống này.
Ông Garry Malcolm - Viện Bất động sản New Zealand cho hay, đôi khi không có gì đảm bảo quyền sở hữu trong một vụ mua bán nhà thế chấp ngân hàng. "80% vụ mua bán diễn ra êm đẹp, 20% phải nhờ đến toà án", ông nhấn mạnh.
Diệu Quỳnh (Theo Stuff)
Nhà đất đang thế chấp ngân hàng vẫn có thể mua bán, tuy nhiên thủ tục có nhiều khác biệt so với các giao dịch thông thường.
" alt=""/>Mua nhà thế chấp ngân hàng giá hời trầy trật 4 năm chưa thể vào ởTuy nhiên, sau nhiều năm trong nghề và được tiếp xúc với các phương pháp giáo dục khác nhau, đặc biệt phương pháp Steiner, tôi bắt đầu thấm nhuần vai trò thiêng liêng của một giáo viên mầm non.
Phương pháp giáo dục này quan niệm rằng trẻ em học hỏi bằng cách bắt chước người lớn, do vậy giáo viên chính là hình mẫu cho trẻ. Người giáo viên cần phải “work so that all your actions are worthy of imitation” – “làm mọi việc sao cho tất cả những hành động của bạn đều xứng đáng để trẻ bắt chước”.
Trong môi trường Steiner, khi giáo viên làm một việc gì đó thì sẽ thực hiện với sự chú tâm trọn vẹn, tĩnh lặng, tập trung hoàn toàn vào công việc mình làm. Khi nói đến việc làm hình mẫu cho trẻ, không chỉ là bản thân công việc như rửa chén, quét nhà, chuẩn bị bàn ăn… mà còn là sự thảnh thơi, niềm vui, vẻ đẹp khi đang làm công việc đó. Thực hành bền bỉ như vậy trong 5 năm qua, tôi duy trì được chú tâm thường xuyên vào trạng thái bên trong của mình mỗi ngày tới lớp học. Mỗi lần nói hay làm gì, hành động gì, tôi đều chú ý đến trạng thái cảm xúc của mình, nuôi dưỡng sự bình an bên trong.
![]() |
Cô giáo Lã Thị Kim Oanh |
Còn nhớ khi mới vào nghề cách đây khoảng 10 năm, cũng có lúc tôi cáu gắt, quát mắng trẻ, hay đập tay lên bàn để thu hút sự chú ý, thể hiện “quyền lực”… Giờ đây, khi tôi duy trì sự tỉnh thức bên trong, cùng với hiểu biết về từng giai đoạn phát triển của trẻ, mỗi ngày đến trường đều nhẹ nhàng thảnh thơi. Tôi đón nhận những tình huống diễn ra trong lớp học một cách bình tĩnh, không bị hoảng loạn bên trong. Khi một em bé đến lớp ngày đầu khóc lóc, tôi biết là em sẽ khóc trong bao lâu. Tôi ở bên cạnh em bé với sự tin tưởng và an yên bên trong của mình, em bé sẽ nhanh chóng làm quen với môi trường mới.
Cũng giống việc nuôi dạy con cái khiến cha mẹ trở thành con người tốt hơn, làm giáo viên mầm non giúp tôi chuyển hoá chính mình.
Tại ngôi trường tôi làm việc, mỗi tuần đều có một buổi phát triển bản thân, nơi mọi người chia sẻ về những vấn đề trong cuộc sống và được lắng nghe không phán xét. Trong các cuộc họp, giáo viên được nói ra ý kiến, ý tưởng của mình, được góp ý và hỗ trợ để thực thi ý tưởng.
Trong môi trường như vậy, từ chỗ chỉ chú trọng vào lớp mình, muốn mình được công nhận là người giỏi nhất, tôi trở nên quan tâm đến các lớp khác, đến mọi “ngóc ngách” trong trường, muốn chia sẻ những gì mình biết với mọi người. Tôi nhận ra rằng không nên có giáo viên chính - phụ trong lớp học, trong một trường học không nên có ai đó nổi bật quá, ai đó chìm nghỉm quá, mỗi người đều nên là “thủ lĩnh” của chính mình, đều có thể tiến bộ và tỏa ánh sáng của mình.
![]() |
Khởi đầu như một công việc kiếm tiền, nghề giáo viên mầm non đã trở thành tình yêu, chuyển hoá con người tôi, khiến tôi trở thành một người bình an hạnh phúc hơn, yêu thương và chia sẻ với người khác hơn. Tôi cũng thay đổi cái nhìn của gia đình về nghề nghiệp của mình. Từ chỗ muốn con gái làm nhà nước ổn định, gần nhà, bố mẹ tôi đã hiểu, trân trọng công việc và lựa chọn của tôi hơn.
Câu chuyện phong bì và mối quan hệ với phụ huynh
Như đã chia sẻ ở trên, trong vài năm đầu làm việc ở trường mầm non, tôi đã từng làm trong các môi trường chú trọng nhiều vào việc chăm sóc, ăn uống của trẻ. Thời lượng bữa ăn trong trường nhiều, có những trẻ hơn 3 tuổi mà giáo viên vẫn xúc cho trẻ ăn. Áp lực phải giúp trẻ tăng cân, đáp ứng yêu cầu của phụ huynh khiến giáo viên bị căng thẳng, đôi khi phải ép trẻ ăn, phải nói dối về việc ăn của các con.
Trong môi trường này, cha mẹ học sinh thường biếu phong bì cho giáo viên vào những ngày lễ Tết. Việc giáo viên nhận phong bì cũng diễn ra phổ biến. Dễ hiểu là giáo viên sẽ để mắt hơn đối với những bạn mà cha mẹ biếu phong bì nhiều tiền hơn. Tôi cũng từng nhận phong bì của phụ huynh, dù cảm thấy không thoải mái. Nếu như học sinh đó không tăng cân hoặc bị trầy xước… tôi thấy xấu hổ với phụ huynh em đó. Mặc dù được đánh giá là một giáo viên tốt, được cha mẹ học sinh yêu mến, tôi không hoàn toàn cảm thấy dễ chịu trong mối quan hệ này.
Còn ở nơi làm việc hiện tại, giáo viên không nhận phong bì. Khi không nhận phong bì, kết nối giữa giáo viên và gia đình trẻ không hề thuyên giảm, tất cả học sinh đều được đối xử, quan tâm như nhau. Tôi không cảm thấy sợ sệt, phụ thuộc vào phụ huynh nữa mà vui vẻ, bình đẳng.
![]() |
Cô Lã Thị Kim Oanh hướng dẫn phụ huynh trong workshop Trò chơi nuôi dưỡng giác quan cho trẻ. |
Tôi nhớ mãi trường hợp học sinh 19 tháng, khi mới đến trường 1 tháng, con ăn rất ít, nhiều hôm không ăn gì. Khi nói chuyện với phụ huynh, bố mẹ rất thông cảm, bảo ở nhà con cũng ăn ít như vậy... Sau một tháng, con lại là trẻ ăn nhiều và nhanh nhất lớp, ăn tất cả đồ ăn, khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên và vui mừng. Các thầy cô ở trường cảm thấy biết ơn vì phụ huynh thấu hiểu, nhờ đó giáo viên dù sốt ruột nhưng không bị áp lực, không ép học sinh ăn, để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên.
Khi phụ huynh tôn trọng, tin tưởng vào giáo viên, chúng tôi có thể hoàn toàn chân thật, kể hết cho phụ huynh nghe về tình hình của trẻ ở trường. Nếu như trước đây tôi có thể nói giảm nói tránh hay an ủi “con ăn chút ít” thì bây giờ nếu con không ăn thì nói không ăn, không ngủ thì nói không ngủ. Điều này khiến bản thân tôi cũng như những giáo viên mầm non khác cảm thấy nhẹ nhõm hơn, gắn kết với học sinh và phụ huynh hơn, có thêm sức mạnh để cùng gia đình hỗ trợ trẻ.
Lã Thị Kim Oanh, Hà Nội
(Hằng Nguyễn ghi)
- Quyết định bỏ công việc văn phòng dù đã được vào biên chế, anh Cao Văn Chương (nhân viên hành chính của Trường Mầm non Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đang chờ cơ hội được trở thành thầy giáo mầm non.
" alt=""/>Từ thạc sĩ triết học trở thành giáo viên mầm non