Thế giới

Soi kèo góc Bodo Glimt vs Rigas Futbola Skola, 22h00 ngày 23/7: Đôi công hấp dẫn

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-12 09:17:18 我要评论(0)

Hồng Quân - 22/07/2024 10:53 Kèo phạt góc gia vanggia vang、、

èogócBodoGlimtvsRigasFutbolaSkolahngàyĐôicônghấpdẫgia vang   Hồng Quân - 22/07/2024 10:53  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Có người lại chỉ trích, việc sử dụng các hình ảnh ăn tối với nhân vật nổi tiếng hay phát biểu tại Liên hợp quốc của Shirley Lin chỉ là mánh khóe để xây dựng "biểu tượng" thành công. Liên quan đến việc này, một người trong ngành tiết lộ, để tham dự những sự kiện trên chỉ cần có tiền và mối quan hệ. 

Bên cạnh đó, cũng có người đặt ra câu hỏi về tính xác thực trải nghiệm của nữ sinh, vì việc phát biểu và chụp ảnh tại Liên hợp quốc có thể mua được. Trước đó, trên trang web chính thức của Liên hợp quốc đăng thông tin cung cấp tour tham quan, giá 26 USD/giờ/người (khoảng 658.000 đồng), để du khách khám phá phòng họp và tìm hiểu quy trình làm việc của tổ chức. 

Thậm chí, du khách có thể tham dự buổi họp giao ban nội bộ về các chủ đề như: Gìn giữ hòa bình, nhân quyền và mục tiêu phát triển bền vững với giá 165 USD/buổi (~4.181.000 đồng). Theo Vista Hydrogen Business, ai cũng có thể thuê phòng hội nghị tại trụ sở Liên hợp quốc để tổ chức sự kiện, giá 2.500 USD/ngày (~63 triệu đồng).

sinh vien chi tien ty du le nham chuc cua ong trump thuc tap to chuc the gioi (2).png
Shirley Lin (22 tuổi), sinh viên Trung Quốc đang học tại Đại học New York (Mỹ). Nguồn ảnh: Xiaohongshu/Shirley Lin.

Một trường hợp khác, Xinxuan, nghiên cứu sinh ngành Y khoa tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), cũng đăng video chia sẻ kinh nghiệm trở thành thực tập sinh trong cuộc họp đàm phán mô phỏng do Liên hợp quốc và WHO tổ chức tại Geneva, với chủ đề Thách thức của sức khỏe toàn cầu về tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Tương tự như Shirley Lin, video của Xinxuan cũng được nhiều người khen ngợi. 

Theo SCMP, để trở thành thực tập sinh của Liên hợp quốc chỉ cần đáp ứng một vài điều kiện. Các vai trò này, kéo dài 3-6 tháng không lương, gồm những nhiệm vụ: Quản lý phương tiện truyền thông xã hội, nghiên cứu dự án và sản xuất video.

Hiện tại, một số công ty Trung Quốc còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ sinh viên tìm cơ hội thực tập tại Liên hợp quốc với giá 34.800 NDT (~121 triệu đồng). Tuy nhiên, trang web của tổ chức lại nêu rõ, vị trí này không mất phí. Một chuyên gia tư vấn du học tại Trung Quốc tiết lộ, sinh viên thường chi 20.000-50.000 NDT (~69-174 triệu đồng) để thực tập tại các công ty uy tín, mục đích làm đẹp hồ sơ xin việc.

sinh vien chi tien ty du le nham chuc cua ong trump thuc tap to chuc the gioi (3).png
Xinxuan, nghiên cứu sinh ngành Y khoa tại Đại học Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Xiaohongshu/Xinxuan

Hiện tại, trào lưu xây dựng hình tượng nhân vật tinh hoa của giới trẻ Trung Quốc gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội nước này.

Để xây dựng hình tượng nhân vật tinh hoa, gần đây, giới trẻ Trung Quốc còn sẵn sàng chi tiền mua chỗ tham dự lễ nhậm chức của ông Donald Trump tại Washington, diễn ra vào tháng 1/2025. Trên Xiaohongshu, một công ty môi giới cho biết, để có chỗ ngồi hàng đầu và nhiếp ảnh gia riêng, mỗi người chỉ cần chi 49.999 USD (~1,2 tỷ đồng).

Nữ thủ khoa trường Ams theo học ở Nhạc viện, đỗ loạt trường tinh hoa nước MỹVừa theo học tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Anh còn là sinh viên năm 9/9 hệ trung cấp khoa Piano tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 9 năm theo đuổi cùng lúc hai ngôi trường, nhưng chưa bao giờ nữ sinh coi đó như một “gánh nặng”." alt="Sinh viên chi tiền tỷ dự lễ nhậm chức của ông Trump, thực tập tổ chức thế giới" width="90" height="59"/>

Sinh viên chi tiền tỷ dự lễ nhậm chức của ông Trump, thực tập tổ chức thế giới

a11111111.jpg
Các nhà khoa học VinFuture sẽ trở lại Hà Nội trong Tuần lễ Khoa học - Công nghệ tháng 12 này để cùng trao đổi, đối thoại với cộng đồng nghiên cứu Việt Nam. Ảnh: VinFuture

Mong chờ cơ hội lĩnh hội tri thức mới

“Cơ hội lớn” là cụm từ được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất khi nói về “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai” nằm trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024.

Theo PGS.TS Ngô Văn Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, hoạt động kết nối khoa học quy mô này này đang tạo ra làn sóng hứng khởi chưa từng có đối với giảng viên và sinh viên trường. 

“Bởi việc mời được các giáo sư hàng đầu thế giới, trong đó có cả chuyên gia phát triển bộ chỉ số đổi mới sáng tạo quốc tế, đến chia sẻ về trí tuệ nhân tạo - lĩnh vực đang “làm mưa làm gió” toàn cầu - là điều không dễ dàng”, PGS.TS Ngô Văn Minh nhấn mạnh.

Đại diện Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết thêm nhà trường mong đợi sẽ tận dụng tối đa cơ hội này để tìm hiểu cách ứng dụng AI trong giảng dạy và đào tạo, đồng thời nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc thù của trường đại học Việt Nam. 

Cũng là một trong những đơn vị tham gia tổ chức sự kiện thuộc chuỗi đối thoại, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội kỳ vọng, không chỉ cán bộ, giảng viên mà cả sinh viên sẽ được hưởng lợi từ chia sẻ của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - cho biết cùng Quỹ VinFuture, nhà trường đã lựa chọn chủ đề năng lượng và vật liệu tiên tiến, vừa hấp dẫn người tham dự vừa gắn với định hướng phát triển thiết thực.

“Tôi hy vọng chủ đề này sẽ mang lại giá trị cao cho trường, cũng như các đơn vị chuyên môn”, ông chia sẻ, “Đây là nguồn tri thức mới, có ích đối với công tác đào tạo, nghiên cứu cũng như định hướng phát triển khoa học công nghệ trong tương lai”, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nói. 

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu - hào hứng với khả năng mở rộng cơ hội hợp tác đa phương thông qua sự kiện đối thoại trực tiếp này. 

a22222222.jpg
Các nhà khoa học trong nước và quốc tế đề cao vai trò của VinFuture đem đến cơ hội gia tăng trao đổi, kết nối tri thức toàn cầu. Ảnh: VinFuture

Theo PGS.TS Thanh Ngà, từ trước đến nay, các đơn vị trong nước thường gặp khó khăn về nguồn lực và phương thức làm việc theo lối truyền thống, nhưng VinFuture đang tạo ra sự khác biệt lớn. 

“VinFuture có hướng đi đột phá trong việc phát triển khoa học, tạo cơ hội cho Viện tiếp cận những gì tiên tiến nhất mà Quỹ cũng đang hướng tới”, PGS.TS Thanh Ngà nhấn mạnh.

Không dừng lại ở đó, Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 mang tới cho cộng đồng khoa học Việt Nam cơ hội được trực tiếp gặp những trí tuệ kiệt xuất thế giới trong lĩnh vực của mình.

PGS.TS Thanh Ngà nhận định thêm, “Khi được trao đổi với chuyên gia, chúng ta có thể nhanh chóng tiếp cận ý tưởng và phương pháp nghiên cứu mới nhất, hòa nhập với tri thức tiên tiến toàn cầu".

Đưa khoa học Việt tiến nhanh hơn

Thông qua sự kiện, giới khoa học Việt Nam cũng có cơ hội trực tiếp nêu lên thách thức đang đối mặt, thảo luận cùng các nhà khoa học hàng đầu thế giới để tìm lời giải đáp hiệu quả nhất. 

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà nhận xét, vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu là mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu cùng các ngành, đặc biệt là nông nghiệp cùng năng lượng - hai lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Với nông nghiệp, thách thức đang trở nên đa chiều khi vừa phải thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa cần giảm thiểu phát thải từ trong chính lĩnh vực này. Trong khi đó, với năng lượng, chuyển đổi xanh được kỳ vọng là chìa khóa để mở ra tương lai bền vững hơn. 

PGS.TS Thanh Ngà hy vọng chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới sẽ mang đến cái nhìn toàn diện, giúp Viện có thể tiếp cận phù hợp về vấn đề trên. “Những nghiên cứu chuyên sâu sẽ đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải mà Việt Nam đặt ra, đồng thời giúp chúng ta đạt được chiến lược phát triển bền vững”, bà khẳng định.

Đứng từ góc độ đào tạo, PGS.TS Thanh Ngà cũng đề cao giá trị mà sự kiện mang lại cho quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ. 

“Đây là cơ hội quý giá mà chúng ta cần nắm bắt, nhất là đối với thế hệ trẻ. Với sự chia sẻ kinh nghiệm từ các giáo sư quốc tế, chúng ta có thể tiến nhanh hơn, rút ngắn khoảng cách với nền khoa học toàn cầu, và ứng dụng hiệu quả cho Việt Nam”, PGS.TS Thanh Ngà nhấn mạnh.

a33333.jpg
PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà (phải) cho rằng vươn ra thế giới là hướng đi đúng đắn cho cộng đồng khoa học trong nước. Ảnh: UNESCO

Bên cạnh đó, PGS.TS Ngô Văn Minh khẳng định Quỹ VinFuture đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa nghiên cứu tập trung và bài bản, giống như các trường đại học trên thế giới. 

“Sự đồng hành của VinFuture được xem là ví dụ điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam. Việc Quỹ VinFuture tập trung hỗ trợ đúng hướng vào nhu cầu thiết thực của các nhà nghiên cứu không chỉ mang ý nghĩa khuyến khích sáng tạo mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của khoa học Việt Nam trong môi trường toàn cầu", PGS.TS Ngô Văn Minh khẳng định.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia bày tỏ mong muốn sau hội thảo, mối quan hệ hợp tác với Quỹ VinFuture sẽ tiếp tục được mở rộng. 

“Với tinh thần làm việc bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả, tôi tin tưởng Quỹ VinFuture sẽ thành công trong sứ mệnh của mình. Tôi cũng hy vọng sau hội thảo, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Quỹ sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, góp phần hỗ trợ các nhà khoa học của trường và thúc đẩy sự phát triển của Quỹ theo đúng tôn chỉ đề ra”, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nhìn nhận. 

Thế Định

" alt="Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024" width="90" height="59"/>

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024