
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nhân dân và cán bộ tỉnh Bắc Ninh về thành tích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”.Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Bắc Ninh lưu ý một số vấn đề sau: Bắc Ninh không chủ quan, bằng lòng với những gì đã đạt được, phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo, có những giải pháp đột phá về thể chế, về môi trường kinh doanh nhằm phát huy tốt hơn nữa nền tảng hiện có, là một trong những công xưởng sản xuất các sản phẩm của nền công nghiệp điện tử, công nghệ cao hàng đầu của cả khu vực và thế giới.
Bắc Ninh đã và đang là hình mẫu phát triển có tính tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghệ cao, tới đây phải sang lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ phát triển các dịch vụ đẳng cấp quốc tế, hướng tới xây dựng Bắc Ninh trở thành một là thành phố hiện đại, thông minh, đẳng cấp khu vực và thế giới trong quản trị Nhà nước và quản lý xã hội.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Bắc Ninh phải tiếp tục làm tốt hơn nữa giữ gìn những giá trị thuộc về truyền thống, lịch sử bản sắc văn hóa, độc đáo, nhất là văn hóa Quan họ, bảo vệ môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, gìn giữ sự trong lành và vẻ tự nhiên của những dòng sông “thơ mộng đã đi vào thi ca”, trở thành thành phố đáng sống, có sức hấp dẫn nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác,...
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Ninh vì đã có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn, phát triển Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
 |
Hoạt cảnh Vua bà Thủy Tổ Quan họ dạy dân trồng lúa, trồng dâu trong bài hát quan họ “Liện sai”. |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh khẳng định, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh không những đạt được thành tựu có ý nghĩa lịch sử, tạo dựng vị thế với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội nằm trong tốp dẫn đầu cả nước mà còn đi đầu trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Đặc biệt là Dân ca Quan họ, sau một thập niên được vinh danh, Bắc Ninh đã hành động quyết liệt, thực hiện nghiêm túc các cam kết với UNESCO, tích cực gìn giữ, bồi đắp giá trị di sản để Quan họ lan tỏa, trường tồn.
Tỉnh đã có nhiều hoạt động tôn vinh và tri ân các “Báu vật nhân văn sống”, phong tặng 71 nghệ nhân và 5 nghệ nhân ưu tú, hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho các nghệ nhân, các làng và câu lạc bộ Quan họ; có cơ chế đãi ngộ cho các nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên Nhà hát dân ca Quan họ; Mở rộng các hình thức truyền dạy trong cộng đồng, đưa Quan họ vào chương trình giảng dạy chính thức của trường học; Đẩy mạnh xây dựng không gian diễn xướng Quan họ: tu bổ, tôn tạo quần thể di tích lịch sử Thủy tổ Quan họ, đưa vào sử dụng 8 nhà chứa Quan họ và tiếp tục triển khai xây dựng ở nhiều địa phương.
Đặc biệt, đã cơ bản hoàn thành công trình Nhà hát Dân ca Quan họ với kiến trúc độc đáo, là nơi lý tưởng du khách thăm quan, cảm nhận, thưởng thức những nét tinh túy của Quan họ; Xây dựng Trung tâm lưu trữ, bảo tồn và khai thác Quan họ, nghiên cứu 30 chuyên đề, ký âm 107 bài Quan họ cổ, xuất bản 9 đầu sách về Dân ca Quan họ; Khuyến khích phát triển các làng, câu lạc bộ Quan họ, từ chỗ chỉ có 49 làng Quan họ gốc và 34 câu lạc bộ, đến nay phát triển 369 làng Quan họ thực hành, 381 CLB với hơn một vạn hội viên tham gia, hàng nghìn người có khả năng truyền dạy. Truyền dạy hát dân ca “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim”.
 |
Chương trình nghệ thuật Rạng rỡ miền Quan họ là áng văn trữ tình khái quát quá trình hình thành và phát triển loại hình dân ca độc đáo này. |
Theo thống kê, hiện có hơn 140 câu lạc bộ ở các tỉnh và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều hội viên không phải người Kinh Bắc nhưng vẫn dành tình cảm yêu mến cho Quan họ. Quan họ Bắc Ninh thực sự lan tỏa, phát triển rộng khắp làng, xã, từng thôn xóm, góc phố, trở thành nét văn hóa đặc trưng bao trùm lên các lễ hội và sinh hoạt thường nhật của người dân.
Quan họ lan tỏa đến mọi miền Tổ quốc, trở thành một biểu tượng văn hóa hấp dẫn trong quá trình hội nhập văn hóa quốc tế. Điều đó chỉ có thể bắt nguồn từ sức sống lâu bền, giá trị nội tại của Quan họ và kết quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chung tay góp sức của các tầng lớp nhân.
Sau phần lễ trang trọng là chương trình nghệ thuật với chủ đề Rạng rỡ miền Quan họ với 3 chương: Chương 1: Dòng sông Quan họ; Chương 2: Làng Quan họ quê tôi; Chương 3: Rạng rỡ miền Quan họ. Trong đó chương trình nghệ thuật Rạng rỡ miền Quan họ là áng văn trữ tình khái quát quá trình hình thành và phát triển loại hình dân ca độc đáo này.
Tất cả được luồng sinh khí tràn trề của các “liền anh, liền chị” đất Kinh Bắc thổi vào, nâng niu, gìn giữ, truyền dạy, nâng tầm, để những bài ca Quan họ cất cánh bay cao, bay xa, vượt thời gian, không gian đến với các vùng quê Việt Nam và bạn bè năm châu.
Tình Lê
" alt="Quan họ Bắc Ninh 10 năm nhìn lại"/>
Quan họ Bắc Ninh 10 năm nhìn lại

Chỉ học đến lớp 3 song cụ đã có hàng trăm lời thơ, chuyện hát do mình sáng tác mang hơi thở của Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh. Nay ở tuổi 95, cụ sống một mình, tự chăm lo cho cuộc sống cá nhân và tiếp tục viết lên những lời thơ, chuyện hát góp vui cho đời.
Ở làng Phúc Xá, xã Kim Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ), gọi cụ Nguyễn Biên (SN 1921), với cái tên trìu mến ”ông Sửu hay thơ”. Bởi lẽ, mỗi lần có sự kiện, hay lúc rảnh rỗi cụ đều có những lời thơ ngâm nga góp vui, với bà con lối xóm.
“Gia tài” hơn 300 lời thơ, chuyện hát
Ở tuổi 95 cụ vẫn còn minh mẫn, nhớ như in những lời thơ, chuyện hát do mình sáng tác. Trong hồi ức, cụ Biên vẫn nhớ rõ những ngày đầu chân trần lội ruộng, đầu đánh vần thành các lời thơ để góp vui, giải khuây.
Cụ kể, mê dân ca ví dặm từ ngày nhỏ nhưng vì cuộc sống cơm áo gạo tiền không có thời gian dành cho đam mê, mãi đến năm 60 tuổi khi cuộc sống đỡ về kinh tế cụ mới có thời gian sáng tác những điệu ví, dặm xung quanh cuộc sống hàng ngày.

|
Cụ Biên ngâm lại những điệu ví được mình chép lại vào sổ. |
“Tui học hành ít nhưng lại thích làm thơ ca, hò vè. Ngày trẻ ai hát ngâm bài mô hay là tui nhớ như in, sau rồi cũng tự làm những điệu ví, dặm gần gũi với cuộc sống của mình”. Cụ cười hiền nói.
Ở thôn, xã ai cũng khâm phục cụ, từ người nông dân chỉ gắn chặt với ruộng vườn nhưng lại có tài ứng khẩu thành thơ rất hay. Là người hiếm hoi trong xã có khả năng biến những sự kiện bình thường thành các lời thơ, chuyện hát. Nhờ cụ mà mọi người biết hiểu hơn về Dân ca ví, dặm của quê mình.
Hơn 35 sáng tác những lời thơ Dân ca ví, dặm, vì đặc thù loại hình nghệ thuật này là xuất khẩu linh hoạt bằng miệng tùy theo từng hoạt cảnh nên ngày trước cụ không có thói quen ghi chép. Mãi sau này khi con cháu động viên cụ mới cần mẫn lưu lại. Đến nay, "gia tài" cụ là những cuốn sổ ghi chép hơn 300 lời thơ, chuyện hát.
Sợ những lời thơ của cụ bị mai một, ngoài động viên cụ ghi chép con cháu còn chắt lọc và in ra cuốn sách tập hợp những bài thơ, chuyện hát của cụ tâm đắc từ xưa tới nay.

|
Cuốn tập thơ, chuyện hát của cụ được con cháu in là những bài thơ tâm đắc của cụ. |
Là người được học ít chỉ biết đọc, biết viết song những lời thơ của cụ sáng tác không chỉ nói lên tâm tư, tình cảm làng xóm, quê hương mà còn dùng chất liệu dân gian để phản ánh những vấn đề mang tính thời cuộc của quê hương, đất nước.
“Ông tham ơi quen thói/ Tính hư tệ không trừa (Chừa)/ Vì lòng dạ ông tham/ Tham tiền bạc chất chứa/ Tham bạc vàng chất chứa/ Dân hô hào vạch lá / Đảng cương quyết tìm sâu/ Đánh tham nhũng cho mau / Cho nước nhà giàu mạnh (trích đoạn Tham nhũng ).
Còn hơi thở là còn tình yêu, còn sáng tác
95 tuổi xuân cái “tuổi xưa nay hiếm”, cụ sống tự lập, tự chăm sóc cuộc sống bản thân mình, trí tuệ còn minh mẫn. Đối với cụ niềm vui chính là những vần thơ của mình góp vui mọi người xung quanh, ngoài sáng tác cụ còn cần mẫn nghiên cứu thêm những tác phẩm Dân ca ví, dặm của các nghệ sĩ dân gian tăng thêm vốn lời hát.
“Hàng ngày tôi có thói quen theo dõi thông tin báo đài để nắm bắt tình hình thời sự, để lời thơ, chuyện kể của mình không bị lỗi với thời thế. Nếu sau này sức khỏe yếu nhưng trong đầu còn có thơ thì đọc ra nhờ con cháu chép lại, còn hơi thở được là còn làm thơ”. cụ bộc bạch.

|
Cụ dành tặng “đứa con tinh thần” cho từng người trong thôn (ảnh gia đình cung cấp). |
Đầu năm 2016, phấn khởi trước sự đổi mới của quê hương, cụ đã có những câu chuyện hát lên đến hàng trăm chữ trong một bài ví, dặm: Mừng Đảng, mừng xuân 300 câu, 350 câu là những lời thơ ca ngợi chương trình nông thôn mới được cụ chép tay cẩn thận.
Vợ cụ mất sơm, gần 40 năm sống độc thân. Cụ dồn hết tình yêu vào ca từ cho điệu ví, dặm , ngoài sáng tác cụ Biên còn có thói quen đọc và nhớ siêu phàm. Gần như tất cả sáng tác của cụ đều thuộc lòng . Ai hỏi thơ của cụ đâu, cụ cười bảo “thơ tui ở trong bụng”, rồi ngâm nga.
Ở tuổi đã cao, để có sức khỏe cụ thường xuyên đi bộ, chế độ ăn ngủ hợp lý, bên cạnh mình luôn có cuốn sổ, cây bút ghi ra những lời thơ do mình sáng tác. Thường xuyên được bà con tín nhiệm làm những lời thơ ngâm, góp vui vào những sự kiện trọng đại của thôn, xã.
Ngày 27/11/2014 USESCO đã chính thức vinh danh Dân ca Ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là loại hình nghệ thuật phổ biến trong đời sống của các cộng đồng Nghệ An, Hà Tĩnh, được hát hầu hết mọi hoạt động đời thường, ru con, dệt vải , trồng lúa... thường là những nghệ nhân dân gian sáng tác ra. |
Đậu Tình
" alt="Cụ nông dân dành nửa đời cho sáng tác dân ca ví, dặm"/>
Cụ nông dân dành nửa đời cho sáng tác dân ca ví, dặm