Sao Việt 14/9: Mai Phương eo thon trên giường, Thanh Lam quấn quýt bên chồng
Hà Lan
Sao Việt đua nhau đi du lịch kỳ nghỉ lễ Quốc khánhXem ngay本文地址:http://member.tour-time.com/html/855a698976.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Hà Lan
Sao Việt đua nhau đi du lịch kỳ nghỉ lễ Quốc khánhXem ngay" />Hà Lan
Sao Việt đua nhau đi du lịch kỳ nghỉ lễ Quốc khánhXem ngay本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Tigres UANL vs Club Tijuana, 10h00 ngày 29/1
Giáo sư hưu được kéo dài thời gian làm việc 10 năm
Hội phụ huynh chỉ để thu tiền?
Chúng ta đều biết rằng tiếng Việt có một hệ thống đại từ nhân xưng hết sức phong phú, phức tạp, thể hiện tính tôn ti thứ bậc một cách chặt chẽ, và phản ánh một cách chi li các mối quan hệ. Đồng thời, một đặc điểm khác là người Việt đưa lối xưng hô trong gia đình áp dụng cho các quan hệ xã hội và công việc. Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng điều này dẫn đến những hệ quả tiêu cực.
Giới hạn cụ thể hơn, bài này chỉ xét đến lối xưng hô ở ngôi thứ nhất (người phát ngôn) và ngôi thứ hai (người nhận phát ngôn) trong phạm vi trường học.
Trường học là không gian công cộng, và là một không gian đặc biệt nơi diễn ra các hoạt động giáo dục. Các hoạt động ở trường học, các hành vi ứng xử giao tiếp ở trường học, vì mục đích giáo dục của chúng, phải hướng tới đạt được sự chuẩn mực. Ở một số dân tộc, trong cách xưng hô, do ngôi thứ nhất (người phát ngôn) và ngôi thứ hai (đối tượng nhận phát ngôn) chỉ có hai đại từ (chẳng hạn tiếng Anh : I, You ; tiếng Trung Quốc : Wo, Ni), nên xưng hô không đặt thành vấn đề trong trường học. Nhưng một khi ở hai ngôi này có hơn hai đại từ xưng hô, và các đại từ mang sắc thái khác nhau, thì xưng hô trở thành một vấn đề phải được quy chuẩn trong trường học.
Ở đây chúng tôi lấy lấy ví dụ ở nước Pháp, là nơi chúng tôi có điều kiện tìm hiểu kỹ.
Từ bậc mẫu giáo đến trung học cơ sở, giáo viên xưng hô theo lối thân mật (tutoyer) với học sinh, nhưng học sinh xưng hô theo lối kính trọng (vouvoyer) với giáo viên. Từ cấp phổ thông trung học đến đại học, giáo viên và học sinh, sinh viên cùng xưng hô theo lối kính trọng (vouvoyer). Như vậy học sinh cấp III ở Pháp đã được giáo viên gọi bằng « vous » một cách tôn trọng. Khi xưng ở ngôi thứ nhất thì tất cả đều xưng « tôi » (je).
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cách xưng hô trong hệ thống trường học Việt Nam hiện hành.
Ở cấp mẫu giáo, trước đây, ít nhất là vào thời kỳ người viết bài này học mẫu giáo, cách đây hơn ba mươi năm, cách xưng hô chuẩn ở trường là « cô-em », « thầy-em ». Ít nhất thì ở miền Bắc là như vậy : « Cô và các em », chứ không phải « cô và các con » như ngày nay. Không rõ từ bao giờ thì « em » bị chuyển thành « con » (rất tiếc chúng tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này để có thể xác định một cách chính xác).
Trẻ em được gọi là « con » hay « em » ở trường mẫu giáo thì có gì khác nhau ? Khi học sinh mẫu giáo bị gọi là « con », có nghĩa là là quan hệ trường học bị chuyển thành quan hệ gia đình. Nói « cô giáo như mẹ hiền » không có nghĩa và không bao giờ có nghĩa : « cô giáo là mẹ », bởi lẽ cô giáo thiết lập với học sinh mối quan hệ xã hội, một mối quan hệ khác hẳn với quan hệ gia đình. Khi gọi cô giáo là mẹ thì có nghĩa là quan hệ xã hội đã bị chuyển thành quan hệ gia đình. Trong lúc đó, bằng việc tới trường, đứa trẻ đã có cơ hội tham gia vào các mối quan hệ xã hội, trường học giúp đứa trẻ hình thành ý thức về mình trong tư cách là thành viên của xã hội. Việc bị gọi bằng « con » ở trường mẫu giáo tước đi của đứa trẻ ý thức rõ rệt về vai trò mới này của mình, tiếp tục duy trì cảm giác rằng nó vẫn ở trong quan hệ gia đình.
Từ tiểu học đến đại học, ở trường học quy định lối xưng hô « thầy-em », « cô-em ». Tuy nhiên, ngày nay, ở một số vùng của Việt Nam, đại từ « con » bị dùng cho đến tận cấp đại học. Ở nhiều đại học thuộc thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên gọi sinh viên bằng « con », và sinh viên cũng tự xưng « con ». Sinh viên là những người đã ở độ tuổi trưởng thành, đã là một công dân đúng nghĩa, về mặt pháp luật, có quyền tự quyết định, và phải chịu trách nhiệm cá nhân. Thế mà sinh viên Việt Nam, trong môi trường đại học hiện nay, vẫn không được phép cảm nhận sự tôn trọng của xã hội đối với mình trong tư cách là công dân, vẫn bị ấn sâu vào quan hệ gia đình trá hình do các thầy cô thiết lập nên khi gọi họ là « con ». Trong khi đó, như trên đã nói, học sinh phổ thông ở Pháp đã được thầy cô gọi bằng « vous » một cách tôn trọng. Còn học sinh xưng « tôi » một cách bình đẳng.
Hệ quả của cách xưng hô hiện nay là ý thức về cái tôi, về cá nhân, về chủ thể tính bị ảnh hưởng.
Chỉ duy nhất khi phát ngôn với đại từ « tôi » người phát ngôn mới có cơ hội củng cố và xây dựng ý thức về cá nhân mình, ý thức về chính mình như một cá thể bình đẳng với những cá thể khác trong xã hội, mới giúp người nói có ý thức xác lập vị thế duy nhất của chủ thể. Còn các đại từ khác ở ngôi thứ nhất : « em », « anh », « chị », « cha », « mẹ », « con », « cháu », « chú », « bác »… ngay lập tức đưa người phát ngôn vào trong các mối quan hệ mang tính tôn ti, và xác lập ngay lập tức vị thế, thứ bậc trên dưới hay tương quan quyền lực. Dù là biểu hiện quyền lực hay sự phục tùng của người nói, dù là biểu hiện vai bề trên hay thái độ khiêm cung của người nói, thì các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất không phải là « tôi » cũng đều góp phần làm mất ý thức về cái tôi như một cá thể, một chủ thể duy nhất và bình đẳng với toàn bộ thế giới còn lại.
Trong giáo giới với nhau, xưng hô cũng đặt thành vấn đề, tạo ra nhiều khó khăn trong giao tiếp nghề nghiệp. Ngày nay, hầu như những người trẻ rất khó xưng tôi trong sinh hoạt hàng ngày ở trường. Thầy-em, cô-em, anh-em, chị-em, bạn-mình ; thậm chí bác-cháu, chú-cháu…là lối xưng hô chủ đạo trong sinh hoạt hàng ngày ở trường học, ở công sở. Hầu như đại từ tôi rất ít được sử dụng, trừ giữa nam giới với nhau và thường là trong trường hợp bằng tuổi nhau hoặc chênh lệch tuổi không đáng kể (họ có thể xưng hộ theo kiểu : ông-tôi, anh-tôi, cậu-tôi), nhưng nếu chênh lệch khoảng từ 5 tuổi trở lên là ngay lập tức đi vào quỹ đạo anh-em. Điều này góp phần làm mất ý thức cá nhân, con người lúc nào cũng phải ghi nhớ thân phận của mình trong một quan hệ xã hội bất bình đẳng, một quan hệ mang tính đẳng cấp trên-dưới, và cùng với nó là quan hệ mang tính quyền lực-phục tùng. Và cùng với điều này, ý thức cộng đồng đè nặng lên họ, đàn áp họ, tiếng nói cá nhân chỉ còn là một cái gì rất yếu ớt. Khi tự xưng là « em », « con », « cháu » với một người không thuộc gia đình mình thì người nói bị áp đặt luôn cái ý thức về thân phận thuộc đẳng cấp dưới của mình và bị áp đặt luôn cả cái ý thức rằng do thân phận bé mọn mà mình phải phục tùng người đối thoại. Và điều này là một trong những nguyên nhân góp phần giải thích tại sao xã hội chúng ta hiện nay là một xã hội thiếu cá tính, thiếu sáng tạo, thiếu phong cách riêng. Cơ chế của một xã hội triệt tiêu ý thức bình đẳng và ý thức cá nhân góp phần hình thành và duy trì kiểu xưng hô này.
Lưu ý rằng cách xưng hô thân mật (tutoyer) trong tiếng Pháp quy định sự bình đẳng giữa người phát ngôn và người nhận phát ngôn. Người nói xưng « je » và gọi người đối thoại là « tu », dù ít tuổi hơn hay nhiều tuổi hơn, dù chức vụ cao hơn hay thấp hơn cũng thế, gọi như nhau và xưng như nhau. Còn cách xưng hô thân mật trong tiếng Việt ngay lập tức thiết lập tôn ti trật tự, người ta chỉ có thể gọi người nhiều tuổi hơn là « anh/chị » và xưng « em ». Không thể khác được. Dĩ nhiên, lối xưng hô « anh/em » trong đời sống nói chung là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Việt, đã trở thành một thứ gần như điệu hồn của người Việt, đến mức có thể tiếng « em » sẽ tạo nên một thứ âm nhạc hoài nhớ trong lòng người Việt xa quê. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi giới hạn vấn đề ở lối xưng hô trong trường học, là nơi, xin nhắc lại, đòi hỏi tất cả đều phải trở thành chuẩn mực. Nếu trong trường học không giữ được chuẩn mực thì đừng mong ngoài xã hội có chuẩn mực.
Việc xưng tôi ngày nay trở nên khó khăn đối với sinh viên hay giảng viên trẻ (thậm chí trong các cuộc họp các giảng viên trẻ cũng có xu hướng xưng « em » dù rằng trong cơ quan có nhiều đồng nghiệp còn trẻ hơn họ), đồng thời việc sinh viên xưng « tôi » gây khó chịu cho giảng viên, việc giảng viên trẻ xưng « tôi » gây khó chịu cho đồng nghiệp lớn tuổi. Lâu dần người ta « ngượng » khi xưng tôi. Điều này không xảy ra trong môi trường đại học miền Nam trước 75, một số người đã từng tham gia vào hệ thống đại học ấy xác nhận như vậy.
Nếu so sánh với cách xưng hô thời trước cách mạng còn được bảo lưu trong tác tác phẩm văn học, thì có lẽ ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng ý thức cá nhân của con người thời đó rõ rệt hơn bây giờ, mạnh mẽ hơn bây giờ. Nhân vật văn học hồi đó xưng « tôi » phổ biến hơn nhân vật văn học ngày nay.
Khó có thể nghĩ rằng giờ đây có một đứa trẻ nào có thể xưng « tôi » với bố mẹ, tôi chưa từng gặp một trường hợp nào như thế trong thực tế. Và chưa từng gặp cả trong văn chương đương thời của chúng ta, trong phạm vi những gì tôi đọc được. Giả sử có chuyện xưng hô như vậy, thì cũng rơi vào bối cảnh lúc đứa trẻ giận dữ hoặc đùa nghịch, chứ không thể có trong một trường hợp bình thường như trường hợp được Vũ Trọng Phụng miêu tả sau đây :
« Thốt nhiên có tiếng một đứa bé kêu lên với mẹ :
-Bu ơi, tôi đau chân lắm, cái chỗ giẫm phải gai hôm qua bây giờ lại nhức lắm »[1]
Đối thoại này cho thấy việc xưng « tôi » là hết sức bình thường đối với đứa trẻ, là lối nói thường nhật của nó.
Nếu so sánh các tác phẩm văn học viết trước cách mạng và các tác phẩm đương thời, ta thấy, trong đối thoại các nhân vật xưng tôi với tần suất cao hơn nhiều. Kể cả giữa các cặp yêu nhau, kể cả trong gia đình, vợ chồng xưng « tôi », con cái xưng « tôi » với bố mẹ, rất thường gặp. Dưới đây là một vài dẫn chứng
Xưng hô giữa một cặp tình nhân thuộc giới bình dân :
Người nhân tình sụt sịt:
Sao anh tệ thế, anh Mô?
Tệ làm sao?
Người con gái nói những gì nho nhỏ. Thứ không nghe rõ. Chỉ biết là thị khóc. Mô nói to hơn:
- Tôi có ý gì thì tôi chết bằng này tuổi. Nội tôi có dám chê cô cái nết gì hay là đứng núi này trông núi nọ thì có giời vật chết! Nhưng tôi xem bói, mấy ông thầy cùng bảo tôi sát vợ. Cô lấy tôi, nhỡ cô chết thì... ?
Cho chết! Xin cho ngay rằng chết tôi cũng bằng lòng.[2]
Xưng hô giữa vợ chồng Thứ-Liên, thuộc giới có học :
« -Mình buôn vải chung với chị San à ?
-Vâng, tôi buôn những dạo trước kia, thôi đã lâu rồi »[3]
Xưng hô giữa con cái và bố mẹ trong gia đình :
« -Thôi chật chội thế, đẻ và chị cứ ăn trước đi. Tôi sẽ ăn sau cùng.
Đáp xong Phú nghển cổ lên, nhìn về phía mẹ. »[4]
Việc các cá nhân xưng « tôi » trong giao tiếp có thể đã là một việc hết sức bình thường, và đã từng là một thói quen trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, ở cả giới có học lẫn giới bình dân, như được phản ánh trong văn học thời đó. Thói quen đó cần được thiết lập lại. Chúng ta nhớ lại những thảo luận xung quanh cuộc hội thảo do Đại học Hoa Sen tổ chức về việc xưng hô trong trường học, để thấy rằng sự khó khăn trong việc sinh viên xưng « tôi » không phải chỉ là do sinh viên không có thói quen này, dẫn đến « ngượng miệng », mà là do (và chủ yếu do) tâm lý của giáo viên không chịu chấp nhận hình thức xưng hô này, vì cảm thấy không được tôn trọng. Nhưng có lý do gì mà một sinh viên xưng « tôi » lại thiếu tôn trọng thầy hơn là một sinh viên xưng « em » ? Sâu xa thì đó có thể là do người thầy cảm thấy quyền lực của mình bị đe dọa. Nếu trong một lớp học có một sinh viên xưng « tôi » thì thầy giáo có thể khó chịu, nhưng nếu có đến 50% sinh viên xưng « tôi » câu chuyện sẽ khác, thầy giáo sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa, và khi cả lớp đều xưng « tôi » thì thầy sẽ phải xem đó là chuyện hiển nhiên, và đồng thời cũng xem việc sinh viên bình đẳng với mình trong tương quan xã hội là hiển nhiên.
Tuy nhiên, ngày nay việc thiết lập thói quen xưng « tôi » ở sinh viên học sinh, và thói quen chấp nhận việc người học xưng « tôi » ở người dạy là một việc không dễ. Không chỉ vì truyền thống xưng hô « thầy-em » trong giáo dục được quan niệm như là một nét đẹp văn hóa, mà còn vì xã hội hiện tại, do đặc thù của nó, muốn duy trì truyền thống đó, và muốn củng cố quan niệm đó. Dĩ nhiên không thể phủ nhận được việc xưng hô không quyết định nhân cách hay phẩm chất của người thầy. Nhiều giáo viên thực sự đáng trọng vẫn xưng « thầy » với học sinh, sinh viên. Nhưng trong thực tế thì nhiều đại diện tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của giáo dục Việt Nam mà tôi biết lại là những người không bao giờ sử dụng lối xưng hô « thầy-em ». Tôi sẽ trở lại với dẫn chứng cụ thể ở phần tiếp theo.
Có thể tôi đẩy vấn đề đi quá xa khi đưa ra một giả định như thế này : nếu ở trường học, từ cấp III trở lên, sinh viên và học sinh xưng « tôi » với thầy cô, và thầy cô gọi học sinh sinh viên là « anh », « chị », thì có thể các tệ nạn giáo dục sẽ giảm xuống, chất lượng giáo dục sẽ tăng lên phần nào, trong trường hợp thay đổi cách xưng hô có thể làm thay đổi lối suy nghĩ của người dạy. Khi học sinh xưng « tôi » và giáo viên gọi học sinh bằng « anh/chị » thì lúc đó, sự tôn trọng của người dạy dành cho người học lớn hơn, vì tương tác giữa người dạy và người học là tương tác giữa các cá nhân bình đẳng, người dạy buộc phải nhớ rằng người học cũng là một chủ thể có vị thế riêng, bình đẳng với người dạy, có quyền phán xét người dạy. Vì lúc đó, giáo viên không còn chỉ xem học sinh sinh viên như là những đứa trẻ bé bỏng, là đối tượng để mình bảo ban, dạy dỗ, phải phục tùng mình vô điều kiện. Vì lúc đó giáo viên sẽ nhìn học sinh sinh viên như những cá thể ngang hàng với mình, không chỉ lên lớp để học mình mà họ còn có thể đánh giá năng lực và nhân cách của mình. Khi nghĩ như vậy thì giáo viên có thể sẽ phải tự hạn chế những hành động làm giảm uy tín của bản thân. Sở dĩ người ta có thể làm những việc trái đạo đức, vi phạm pháp luật, là vì một mặt pháp luật không trừng phạt, nhưng mặt khác vì họ cũng không phải chịu áp lực của dư luận và sự phán xét của người khác. Người giáo viên có thể sẽ hạn chế những hành động phản giáo dục nếu nghĩ rằng học sinh sinh viên sẽ phán xét mình. Sở dĩ họ không nghĩ rằng họ bị học sinh sinh viên phán xét, một phần là do họ tin rằng họ có thể điều khiển được người học, rằng người học phải phục tùng họ, và dù họ có làm gì thì người học cũng phải « tôn sư trọng đạo ». Tâm lý đó hình thành một phần do được hậu thuẫn bởi cách xưng hô. Tại sao có hiện tượng giảng viên lên lớp với một bài giảng được soạn qua loa và nói lăng nhăng chuyện nọ xọ chuyện kia cho hết giờ ? Điều đó xảy ra khi và chỉ khi người giáo viên nghĩ rằng mình có nói gì, giảng kiểu gì sinh viên cũng chấp nhận vô điều kiện, không phán xét, bởi « nhất tự vi sư bán tự vi sư », mình đã đứng trên bục giảng thì mình là thầy, và đã là thầy thì trò phải chấp thuận vô điều kiện, phải ngồi mà nghe vô điều kiện. Rất nhiều khả năng, một giáo viên suy nghĩ và giảng dạy theo cách đó sẽ khó chịu khi nghe một sinh viên xưng « tôi » và nếu bị sinh viên chất vấn[5]. Trái lại, một giáo viên lên lớp với vốn hiểu biết phong phú, có chủ kiến riêng trong bài giảng, làm chủ vấn đề mà mình trình bày, có nghiên cứu riêng và quan điểm riêng của mình đối với lĩnh vực kiến thức mà mình truyền bá, có một phương pháp làm việc dân chủ, thì không những không có khó chịu khi sinh viên xưng « tôi », mà sẽ còn khuyến khích sinh viên xưng « tôi », khuyến khích sinh viên chất vấn mình. Tôi lấy một ví dụ cụ thể có thực, đó là trường hợp GS Phùng Văn Tửu ở Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi lên lớp, ông luôn gọi sinh viên bằng « anh », « chị », và buộc sinh viên khi phát biểu trên lớp phải xưng « tôi ». Về phần mình, ông xưng « tôi ». Chưa bao giờ ông xưng « thầy » với sinh viên. Chưa bao giờ ông áp đặt quyền lực của người thầy cho sinh viên. Vì thế, sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên khi nghe GS Phùng Văn Tửu phát biểu, trong một bài phỏng vấn : « Có lẽ nên xem đây là mối quan hệ hai chiều: trò đối với thầy và thầy đối với trò. Trò tôn trọng thầy mà thầy cũng phải tôn trọng trò hiểu theo một nghĩa nào đấy; thầy biết tôn trọng trò thì trò càng tôn trọng thầy hơn. Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở nhiều trường đại học, tôi tôn trọng sinh viên thực sự, không xem họ chỉ là học trò để mình truyền dạy kiến thức. Tôi luôn tự nhủ thầy tất nhiên có nhiều mặt hơn trò, nhưng trò cũng có những điểm mà thầy có thể học hỏi. Thời xưa có câu "tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư", hễ có ba người cùng đi với nhau thì thế nào cũng có một người mà mình có thể học hỏi được. Huống chi đây lại là những sinh viên, những học viên cao học, những nghiên cứu sinh! Tôi thường nói với sinh viên văn học của tôi là chỉ nên xem bài giảng của tôi ở trên lớp như một tài liệu tham khảo, nghĩa là sinh viên có thể phát huy những suy nghĩ độc lập của mình, có thể khác với suy nghĩ của tôi ở khía cạnh này nọ, và tôi tôn trọng những suy nghĩ ấy, nhiều khi rất đúng đắn, góp phần bổ sung cho bài giảng của tôi. Quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa thầy và trò, tôi có nhiều dịp cảm nhận thấy rõ rệt ở nước ngoài. » (An ninh thế giới, ngày 22/11/2010)
Dĩ nhiên việc thay đổi cách xưng hô không hề đơn giản, do các yếu tố tâm lý, văn hóa như và cấu trúc tinh thần của xã hội như đã nói ở trên. Và tôi cũng không ảo tưởng rằng thay đổi cách xưng hô có thể giải quyết các vấn đề của trường học (xưng hô chỉ là một biểu hiện của cấu trúc tinh thần của xã hội ; duy trì và củng cố lối xưng hô mang tính tôn ti trật tự, lối xưng hô nhằm thiết lập quyền lực hay áp đặt sự phục tùng, đó là hệ quả của một cơ chế xã hội xóa bỏ quan hệ dân chủ, do vậy nghiên cứu về hiện tượng xưng hô phải đặt trong những nghiên cứu chung về văn hóa, chính trị, xã hội). Nhưng trong chừng mực nào đó, việc thay đổi cách xưng hô sẽ góp phần hạn chế các vấn nạn khi mà từ phía học sinh, ý thức về tính tự chủ, về sự bình đẳng, về giá trị cá nhân tăng lên ; và từ phía giáo viên, sự tôn trọng đối với học sinh sinh viên tăng lên.
(Theo TS Nguyễn Thị Từ Huy- Văn Hóa Nghệ An)
[1]Vỡ đê, trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập II, nxb Văn học 1993, tr.107
[2]Sống mòn, trong Nam Cao tác phẩm tập II, nxb Văn học, 1977, tr.158
[3]Sống mòn, nt, tr. 315
[4]Vỡ đê, trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập II, nxb Văn học 1993, tr.144
[5]Bài « Sinh viên « ngượng miệng » xưng « tôi » » trên Tiền phong online
Xưng hô trong trường học ngày nay
Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
Phía Chi Pu nói gì khi MV 16+ bị chỉ trích phản cảm, khiêu dâm?
Cảnh diễn viên bị cưỡng hiếp thật khi đóng phim sốt trở lại vì đạo diễn qua đời
Là một người mẫu, diễn viên cá tính, tuy nhiên, về đời tư Phi Thanh Vân lại khá lận đận. Nữ diễn viên đã hai lần ly dị chồng và những lần ly dị của cô đều ầm ĩ trên mặt báo. Có thời gian, Phi Thanh Vân sống rất bản năng khi chuyện gì cũng đưa lên trang cá nhân, thường xuất hiện với hình ảnh và cách nói chuyện “tưng tửng”. Tuy nhiên, mới đây, tham gia một sự kiện, nữ diễn viên khiến nhiều người bất ngờ bởi phong cách trầm lắng hơn.
Phi Thanh Vân và doanh nhân Pháp trong bộ ảnh cưới. |
Con trai tôi không có khái niệm về cha ruột
- Cuộc hôn nhân lần hai của chị từng ồn ã trên báo chí một thời gian dài, giờ đây, sau tất cả, chị đã bình tâm lại chưa?
Tất nhiên là rồi bởi không ai có thể mãi “tưng tửng” như vậy. Giờ nhìn tôi mọi người cũng thấy có sự thay đổi rõ rệt. Tôi không còn mặc trang phục dạ hội đi sự kiện mà là hình ảnh của một doanh nhân với trang phục vest. Quan trọng hơn, về tâm thế tôi cũng hoàn toàn thay đổi. Sau khi ly dị người chồng thứ hai, tôi đã tìm hiểu về Phật pháp và tâm sinh lý. Giờ đây, tôi quan niệm mọi việc khá nhẹ nhàng, tôi theo đạo Phật nhưng không phải thường xuyên đi chùa thắp nhang mà là giữ cho mình tâm Phật, sống thanh thản. Nói chung là một Phi Thanh Vân bản năng, cá tính, nổi loạn ngày xưa đã chết rồi. Giờ chỉ còn một doanh nhân Phi Thanh Vân mà thôi.
- Bình tâm như vậy, hẳn chị có mối quan hệ bình thường với chồng cũ?
Đúng vậy. Giờ tôi không còn đổ lỗi, không còn oán trách gì anh ấy điều gì hết. Tôi chỉ nói với anh ấy rằng, hãy làm tròn trách nhiệm của một người cha. “Anh giàu chu cấp nhiều, không thì chu cấp ít cũng được, nhưng hãy để con cái cảm thấy rằng nó có một người bố”.
Tuy nhiên, chồng tôi không làm được như vậy. Anh ta chỉ chu cấp cho con trai trong 5 tháng đầu với số tiền 50 triệu đồng. Còn lại là thôi. Dù vậy, giờ đây tôi không bận tâm quá về điều này. Vợ mới của anh ấy sắp sinh nên anh ấy cũng không có nhiều thời gian để quan tâm tới những đứa con trước. Điều quan trọng hơn, tôi không còn quan tâm đến anh ấy nữa, nên tôi không để ý lắm đến cuộc sống của anh ta.
- Con trai của chị có nhớ và hay nhắc về cha?
Con trai tôi hiện vẫn còn nhỏ nhưng cháu đã khá tự lập. Bé có thể tự lượm đồ cho mẹ. Những thứ cần thiết nhất tôi đều đã chuẩn bị đầy đủ cho con trai để bé có một tương lai tốt đẹp.
Còn việc bé có nhớ ba hay không ư? Thường người ta phải có một cái gì đó thì khi mất đi mới nhớ, nhưng ở đây bé không có thì sao lại phải nhớ? Có lần, con trai tôi thấy người cha dắt con đi ở công viên, bé nhìn theo lạ lắm, nói chung, tôi nghĩ bé giờ không có khái niệm gì về một người cha rồi.
Phi Thanh Vân: Chồng cũ chỉ chu cấp cho con trai 5 tháng, tổng cộng 50 triệu! |
-Tương lai khi bé lớn lên, chị có định cho bé biết về người cha của mình?
Nếu lớn lên, con tôi muốn biết về cha, tôi sẽ cho bé lên mạng đọc những thông tin về cha mẹ mình để tùy bé quyết định. Tôi tin rằng, với tư duy của con, bé sẽ hiểu được vấn đề. Hiện tại, tôi cũng không muốn nói nhiều về vấn đề này nữa. Tôi nghĩ dư luận quan tâm đến mình chỉ vì tò mò, nhưng cũng có những thứ đã đến lúc phải khép lại.
Mình nghèo, người ta sẽ khinh, mình giàu sẽ bị ghen tỵ, người ta quan tâm đến cuộc sống của mình để bàn luận thôi chứ chẳng ai giúp đỡ được gì, vì thế, tốt nhất là không nên “vạch lá tìm sâu” nữa và tôi sẽ không nói nhiều về những chuyện như thế này nữa.
Tôi cảm ơn chồng đầu người Pháp vì số tài sản anh ấy để lại
- Sau tất cả, chị đã thay đổi và trở nên thâm trầm hơn rất nhiều, chị có nghĩ rằng nếu mình như vậy sớm hơn đã không dẫn đến hai lần tan vỡ hôn nhân?
Đúng thế, nhưng thường thì chẳng ai tự nhiên lại thay đổi khi mọi chuyện đang bình thường. Người ta chỉ thay đổi khi bị gục ngã, bị đổ vỡ, thất bại. Với những con người ngông cuồng, khi gặp chuyện buồn, người ta sẽ trượt dài vào vùng tối, nhưng với tôi thì khác, tôi sẽ tìm đến những người có trí thức để hỏi và tự giải quyết những vấn đề của mình.
Tôi xuất thân từ một người mẫu, sau đó vì hâm mộ diễn viên Việt Trinh, chú Chánh Tín mà tôi theo đuổi nghiệp diễn. Thế nhưng, giờ đây, sau tất cả tôi lại tìm thấy niềm vui ở các khóa học. Tôi giờ học rất nhiều, từ tâm sinh lý, CEO, marketing cho đến cả các khóa học về khai mở tư duy. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu nhiều về tử vi tướng số nữa.
- Chị có bao giờ ngồi nhìn lại và chiêm nghiệm về hai cuộc hôn nhân của mình?
Có chứ, tôi từng ước giá tôi cứ mãi dại khờ, ngây thơ để hai người chồng cũ của tôi có cảm giác được che chở cho tôi, để họ có thể chứng tỏ bản thân với tôi, nhưng tiếc là trước đây tôi lại cứ cá tính và bản năng quá. Song biết làm sao được, phải có vấp ngã mình mới biết sửa đổi.
Mới đây, tôi có gặp lại chồng cũ trong một buổi họp, tôi nói với anh ấy rằng: “Sau khi mình chia tay, có một chút tài sản của anh để lại, em đã sử dụng nó và đã thành công được như ngày hôm nay. Em cảm ơn anh về điều đó”. Những người đàn ông bên cạnh đã nhìn chồng tôi đầy ngưỡng mộ và anh ấy rất hạnh phúc vì điều đó.
- Vậy hiện chị có đang tìm hiểu ai hay không?
Bạn phải hỏi là hiện có bao nhiêu người đàn ông đang tìm hiểu tôi chứ? (cười lớn). Người ta thường nói “Mây ở tầng nào sẽ gặp mây tầng đó”. Trước đây, tôi là người mẫu, diễn viên nên gặp nhiều đối tượng trong xã hội. Nhưng giờ tôi toàn đi học và kinh doanh nên đối tượng tôi tiếp xúc chủ yếu là doanh nhân và những người thành đạt, có địa vị trong xã hội. Mà những người đó thì họ lại một là có vợ rồi, hai là đang “đồng sàng dị mộng” hoặc đang ly thân, những đối tượng như vậy họ có thích tôi không?
Phi Thanh Vân và con trai. |
Trước đây tôi yêu bản năng lắm nhưng giờ thì khác. Tôi đã học và nghiệm ra được rằng: Con người ta yêu nhau bởi sự tin tưởng, hâm mộ nhau về một điều gì đó, sau đó là sự đồng điệu và sự ham muốn về thể xác. Giả dụ giờ tôi gặp một ai đó rất đẹp trai khiến tôi thích, nhưng tôi lại phát hiện người ta đến với mình vì tiền hay vì tình dục tôi cũng sẽ dừng lại.
Con người ta thường có 3 giai đoạn khủng hoảng trong cuộc đời: Đó là khi lên ba, khi dậy thì và khi đã chín chắn, có tuổi một chút. Tôi đang ở giai đoạn khủng hoảng này khi dễ buồn, dễ stress về tương lai, vì thế, hiện tôi tập trung vào công việc để quên đi những điều đó.
Tâm An
Phi Thanh Vân tự tin tái hiện hình ảnh "Nữ hoàng dao kéo" để tạo tiền đề cho màn tranh luận đầy kịch tính về chủ đề "phẫu thuật thẩm mỹ" và "sống đẹp" giữa các nghệ sĩ tham gia Quyền lực ghế nóng.
">Phi Thanh Vân: Tôi làm giàu từ tài sản chồng Pháp chia cho sau ly hôn
H'Hen Niê mất cơ hội vào top 3 Hoa hậu Hoàn vũ 2018 vì lỗi phiên dịch?
Philippines đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ, H'Hen Niê vào top 5
Tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018, H’Hen Niê – Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã có gần 1 năm để chuẩn bị.
Ngoài việc hoàn thiện về thể hình, cô cũng không ngừng trau dồi những kiến thức, kỹ năng mềm. Thể hiện xuất sắc trong đêm bán kết tối 13/12, H’Hen Niê tiếp tục trở thành niềm tự hào của Việt Nam khi lọt top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018.
Vietnamnet đã có cuộc trò chuyện nhanh với H’Hen Niê sau phút giây cô đăng quang.
H'Hen Niê đã tạo kỷ lục khi lọt top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018. |
- Cảm xúc của H’Hen Niê khi được xướng tên trong top 5 Hoa hậu Hoàn vũ?
Quá bất ngờ và sung sướng! Thật sự lúc ấy Hen không dám nghĩ mình sẽ vào đến Top 5 bởi từ trước đến giờ, việc một đại diện Việt Nam vào đến phần thi ứng xử tại một cuộc thi sắc đẹp quốc tế là điều vô cùng “hiếm”.
Huống chi đây là Miss Universe, quy tụ toàn những nhan sắc rực rỡ khắp thế giới. Phải nói rằng Hen mất khoảng vài giây để định hình được đây là sự thật và không phải là mình nghe lầm.
- Chị có có tiếc khi không vào đến top 3? Nhiều khán giả cho rằng, nếu không phải phần phiên dịch chưa thể hiện hết những gì chị nói, có thể H'Hen Niê còn đi xa hơn nữa.
Hen chưa từng dám nghĩ mình sẽ làm nên “lịch sử”, cũng như không đặt bất kỳ mục tiêu nào về thứ hạng cả. Đến với Miss Universe, Hen mang tinh thần thoải mái nhất, thi đấu hết sức mình và không bị áp lực bởi chuyện mình phải được vị trí này vị trí kia. Vào đến Top 5 với Hen đã là một thành công rồi.
- Trong chung kết chị có chia sẻ từ việc chống lại hủ tục của người dân tộc thiểu số khi bị ép cưới năm 14 tuổi đến việc đồng tình mạnh mẽ với phong trào Metoo. Điều đó chứng tỏ sức mạnh nữ quyền bên trong con người H’Hen Niê. Chị nghĩ mình đã làm được những gì khi chứng tỏ bản thân bằng chặng đường dài đã qua?
Hen đã nói ra suy nghĩ, quan điểm của mình cho toàn thế giới biết. Bạn biết đây, không phải ai cũng có cơ hội được bày tõ quan điểm của mình trước thế giới như vậy. Hen mong sẽ có nhiều cô gái làm được như Hen.
- Điều tuyệt vời nhất cũng như điều tiếc nhất của chị tại Hoa hậu Hoàn vũ?
Điều tuyệt vời nhất đó chính là Hen được làm quen với những người bạn mới, như Hàn Quốc, Nam Phi. Hen được nhiều khán giả trên khắp thế giới yêu quý, đó là những điều mà Hen sẽ không bao giờ quên khi trở về Việt Nam.
Còn điều mà Hen tiếc nuối, đó chính là Hen chỉ có 15 ngày để sống với đam mê của mình. Miss Universe là giấc mơ của Hen, Hen đã trải qua tuổi thanh xuân thật đẹp với nó. Vì Hen biết chắc chắn rằng mình chỉ có duy nhất lần này để được là chính mình mà thôi.
Sự thể hiện xuất sắc của cô khiến nhiều người Việt Nam tự hào. |
- Để đạt được thành công này, chị đã chuẩn bị những gì sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam?
Không phải chỉ có mình Hen mà đồng hành cùng Hen còn có cả một đội ngũ ekip “hùng hậu” từ công ty quản lý UNICORP và các bạn stylist, make up, photo. Hen sẽ không thể có thành công hôm nay nếu thiếu bất kỳ người nào từ ekip ấy. Nhân đây Hen cũng xin gửi lời cảm ơn đến ekip, mọi người đã vất vả vì Hen nhiều rồi.
Trong những ngày Hen thi ở Thái, cả ekip cũng “thi” cùng với Hen, liên tục cập nhật hình ảnh của Hen từ Thái gửi về cho báo chí Việt Nam. Hen nhớ những đêm mọi người “tranh cãi” với nhau lo cho Hen từng cái áo, đôi bông tai. Tất cả đều đáng trân trọng.
H'Hen Niê chuẩn bị kỹ càng để tỏa sáng tại Hoa hậu Hoàn vũ 2018. |
- Chị đã có một ứng xử tuyệt vời với Hoa hậu Mỹ khi bị chê tiếng Anh kém, thực sự không phải ai cũng làm được điều đó. Chị đã suy nghĩ thế nào?
Thật sự thì hoa hậu Mỹ rất thân thiện và vui tính. Hen cùng Sarah (tên của hoa hậu Mỹ) thường cùng nhau hát hò và đùa trong hậu trường. Nên những thông tin không hay vừa qua, thay vì quá suy nghĩ về vấn đề đó, Hen và Sarah vẫn vui vẻ với nhau và tận hưởng không khí của cuộc thi Miss Universe.
- Chị đánh giá ra sao về tân Hoa hậu?
Catriona rất xứng đáng với vương miện này! Không chỉ xinh đẹp, cô ấy còn thông minh và có kỹ năng trình diễn hoàn hảo. Trong đêm chung kết, Catriona đã thật sự tỏa sáng.
- Sau cuộc thi, vị thế của H’Hen Niê trong làng giải trí Việt Nam đã khác. Điều đó có thay đổi con người chị?
Như Hen đã từng chia sẻ trước đây, danh hiệu, vị thế không phải là những điều mà Hen quan trọng. Hen không muốn bản thân gắn liền với hình ảnh của một hoa hậu showbiz. Hen muốn mình làm được điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng. Nên dù bây giờ đã là Top 5 Miss Universe 2018, Hen vẫn là Hen mà thôi.
- Có chàng trai đặc biệt nào là nguồn động lực cho chị ở cuộc thi này?
Ồ, có chứ! Đó chính là ba của Hen ! (Cười)
- Cha mẹ chị lần đầu xuất ngoại để ủng hộ con gái. Ông bà cũng không ngờ về thành tích của chị. Chị cảm thấy thế nào khi nhìn họ dưới khán đài?
Khi đứng trên sân khấu và nhìn xuống khán đài, biết ba mẹ đang ngồi ở dưới, ở một góc nào đó dõi theo mình, còn gì tuyệt vời hơn chứ! Ba mẹ đã cho Hen có thêm tự tin để vững lòng tiến tới những vị trí cao trong cuộc thi.
Ngọc Trần
Dù không giành ngôi vị cao nhất tại Miss Universe 2018, nhưng việc lọt Top 5 của đại diện Việt Nam cũng đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng của các nghệ sĩ Việt và người hâm mộ.
">H’Hen Niê: Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ nhưng Hen vẫn là Hen thôi
Những tiến sĩ, thạc sĩ gây án rúng động
友情链接