Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập đã góp phần khai sinh ra nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầy riêng biệt và đặc sắc. Đóng góp vào lịch sử mỹ thuật là thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi. Họ tự thách thức bản thân và vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời. |
Tác phẩm “Thiếu nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân. |
Tác phẩm đầu tiên phải kể đến có lẽ là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệcủa họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam cận đại bởi cách thức tạo hình. Bức tranh có thể xem là một dấu ấn về sự tiếp nhận ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng Pháp vào nghệ thuật Việt Nam.
Bằng việc vẽ những lớp sơn dầu mỏng tang, cô thiếu nữ tầm tuổi đôi mươi trong tà áo dài trắng, trầm tư bên những cánh hoa huệ tây, như hiện lên cùng sự trong trẻo của tâm hồn. Sự tài tình của bức tranh chính là việc họa sĩ tạo ra một đường cong khép kín giữa bông hoa và hai cánh tay, khiến cho khuôn mặt của cô gái trở thành trọng tâm của khuôn hình. Ở đó, sắc đỏ duy nhất ửng lên gò má, đôi môi làm bức tranh càng trở nên quyến rũ.
Có thể nói sự ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng ở đây không phải là bút pháp mà chính là việc ông khắc họa thời khắc và sự khái quát của những mảng màu mà gam chủ đạo lại là trắng. Trắng trên sắc áo, trắng trên cánh hoa và thậm chí cả chiếc bình bát tràng với đầy đủ tiết tấu màu.
 |
Tác phẩm "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn. |
NếuThiếu nữ bên hoa Huệcủa Tô Ngọc Vân được xem là một tác phẩm xuất sắc ghi nhận sự tiếp thu hội họa Pháp cũng như chất liệu sơn dầu của họa sĩ Việt mà vẫn tạo nên một tinh thần rất Việt, tác phẩm Gội đầu của Trần Văn Cẩn với chất liệu khắc gỗ lại có thể xem là một học tập khác cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Đó chính là sự ảnh hưởng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản.
Tác phẩm vẽ ra một hình ảnh quen thuộc về một người thiếu phụ ngực trần đang khom lưng xõa tóc chải đầu. Với gam màu nhuần nhị trắng, xanh, những nét khắc tỉ mỉ thể hiện ra trên mái tóc đổ tràn, cách tạo hình ngón tay cô gái và hai bông hoa hồng lấp ló phía sau, ta như cảm nhận được bức tranh này đã thoát thoai hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của lối khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ở đó hiện lên một tinh thần mới học được từ các tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản nhưng lại khơi gợi lên sự giản dị tinh tế của tâm hồn người Việt.
 |
Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” của Nguyễn Gia Trí. |
Bên cạnh sơn dầu, khắc gỗ, nghệ thuật tranh sơn mài là một thành tựu vô cùng rực rỡ của hội họa Việt Nam buổi đầu.
Năm 1932, khi chất liệu sơn ta trong nghệ thuật truyền thống Việt được chính thức được cải biến kỹ thuật để trở thành một chất liệu của Hội họa hiện đại Việt Nam với công lao của nghệ nhân Đinh Văn Thành, hàng loạt các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt đã ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ. Trong đó, bức bình phong 8 tấm ghép “Thiếu nữ trong vườn"của Nguyễn Gia Trí là một điển hỉnh.
Trên nền tranh thếp vàng lộng lẫy, những cô thiếu nữ như hiện lên thành từng nhóm với những phân mảng xa gần, hư thực. Bức tranh là sự đánh dấu thành tựu quan trọng của sự kết hợp nhuần nhị giữa lối tạo hình vàng son trong mỹ thuật truyền thống và lối tạo hình hiện đại. Bức tranh cũng ghi nhận kỹ thuật cẩn trứng để tạo nên màu trắng sáng trên tranh đặc biệt là trên gương mặt của các cô thiếu nữ như bừng lên sắc trẻ.
 |
Tác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An. |
Cho đến cuối thập niên 40, dẫu kỹ thuật sơn mài đã tương đối hoàn thiện nhưng hầu như các họa sĩ vẫn loay hoay trong bảng màu chỉ có các sắc nóng như đỏ son, vàng kim loại, đen và nâu cánh gián, thách thức tìm ra được các gam lạnh như lục, lam luôn đau đáu.
Năm 1948, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu ra màu lục bằng cách ngâm chi tử với sơn cánh gián và được ông thử dùng trên tác phẩm “Chạy giặc trong rừng”.Dẫu bức tranh này có phần dở dang nhưng rõ ràng gam lục ánh lên cùng sắc bạc kim loại dán dưới nền tranh khiến cho bức họa trở nên bí ẩn.
Đến năm 1955, với “Nhớ một chiều Tây Bắc”của Phan Kế An, dường như màu lục đã tạo nên những chuyển sắc vô cùng tinh tế trên những dãy núi điệp trùng. Sắc vàng cũng không còn có tính trang trí nữa mà rực lên màu nắng lan khắp mặt tranh tạo nên nét thi vị và lạc quan đầy tinh thần cách mạng cả trên trên tranh lẫn trong kỹ thuật tạo hình.
  |
Từ “Giờ học tập” đến “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng. |
Tiếp theo những khám phá về bảng màu của chất liệu tranh sơn mài, thách thức đối với các họa sĩ Việt đó là biến chất liệu này thành một chất liệu có khả năng mô tả hiện thực không kém gì tranh sơn dầu. Và, tác phẩm “Giờ học tập”của Nguyễn Sáng đã ghi nhận thành tựu đó. Dẫu chỉ có 4 nhân vật được bố cục trên một nền đỏ son, nhưng rõ ràng ở đây người ta nhìn thấy một nỗ lực to lớn của họa sĩ muốn mô tả ánh sáng hắt lên tấm lưng, gương mặt, gò má, bắp tay kiểu như cách các tác phẩm tranh sơn dầu mô tả hình họa cơ thể người.
Nếu sơn dầu lối mô tả hiện thực đó đã rất khó, với chất liệu sơn mài, phải vẽ lên rồi mài ra còn khó hơn thế vạn lần. Bức tranh này có thể xem là một bước đệm quan trọng cho việc ra đời tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền hội họa cách mạng Việt Nam năm 1963 “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Những người lính được kết nạp trong chiến hào được mô tả với dáng vẻ chân thực nhất nhưng cũng khái quát nhất, ghi nhận một thành tựu, một đỉnh cao của hội họa sơn mài Việt Nam.
 |
Tác phẩm "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm. |
Sau cùng, những học Tây, học Nhật rồi quay về học các “cụ” để tiếp nối truyền thống bằng những khám phá kể trên cho chất liệu sơn mài. Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bức tranh vẽ về điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là người góp một phần không nhỏ trong việc nghiên cứu chất liệu sơn mài cho hội họa hiện đại Việt Nam.
Việc quay trở lại thẩm mỹ dân gian đã thổi vào trong những tác phẩm của ông một sức sống sáng tạo mới. Những chạm khắc đình làng đã theo chân “điệu múa cổ” của ông để trở thành một hình thức tạo hình mới. Những nét vàng son lộng lẫy, kiểu thức trang trí nét mảng như được quay lại trong tranh ông nhưng ở một tâm thế khác. Dường như trên những cô gái đậm chất dân gian này là hồn cốt dân tộc mà hòa quyện nhuần nhuyễn tạo hình lập thể châu Âu.
Một hơi thở mới, một sức sống mới, một diện mạo mới đó là những thành tựu không thể phủ nhận của những tác phẩm hội họa Việt Nam trong tiến trình phát triển của nó. Có thể nói thế hệ các họa sĩ bậc thầy ấy, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ... đã làm nên những dấu son bằng những tác phẩm để đời của mình để thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách ngoạn mục.
Trang Thanh Hiền

12 tác phẩm tham gia đấu giá tranh trực tuyến
12 tác phẩm được đấu giá trực tuyến 2 ngày thứ Bảy (28/8/2021) và Chủ Nhật (29/8/2021). Sau hơn một giờ đấu giá, 8 tác phẩm đã có chủ thu hơn 400 triệu đồng. Số tiền đấu giá tranh thu được sẽ ủng hộ tuyến đầu chống dịch.
" alt="Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam"/>
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam
 nhấp nháy trên bảng điều khiển”</em>.</p><p>Hãng xe cũng cho biết, giải pháp khắc phục là thay mới cảm biến radar của hệ thống cảnh báo điểm mù (BSD) trên những chiếc xe bị lỗi.</p><table class=)
 |
Một trong nhiều chiếc MG HS 2.0 Trophy bị lỗi trong thời gian qua. (Ảnh NVCC) |
Cụ thể, với 2 khách hàng mua xe MG HS bản Trophy, một trường hợp là anh D.T.G đã được MG Việt Nam thực hiện thay mới cảm biến. Còn trường hợp của anh T.T.S đã được hẹn lịch xử lý sau thời gian thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời cũng chưa có thông tin về việc liệu có triệu hồi dòng xe HS Trophy trong thời gian tới hay không.
Hãng cũng chỉ đưa ra thông tin sẽ chịu trách nhiệm bảo hành cho những xe có lỗi và được xác nhận do nhà sản xuất. Đồng thời khuyến cáo nếu gặp vấn đề trong khi sử dụng, khách hàng có thể liên hệ đại lý để được hướng dẫn, kiểm tra và khắc phục.
 |
Dù nhiều lần sửa chữa nhưng trên bảng đồng hồ vẫn xuất hiện dòng thông báo lỗi. (Ảnh: NVCC) |
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, vào đầu tháng 7 vừa qua, chiếc MG HS 2.0 Trophy (phiên bản cao nhất) mới mua của anh D.T.G. ở Hà Nội đã liên tục báo lỗi trên bảng đồng hồ với thông tin Maintenance Vehicle Immediately (bảo trì ngay lập tức) và Rear Drive Assist Sensor Blocked (cảm biến hỗ trợ lái phía sau đã bị khóa) dù chiếc xe này mới lăn bánh được vài trăm km.
Theo những người sử dụng xe, khi đồng hồ báo lỗi như trên thì tất cả các tính năng an toàn trên phiên bản đắt tiền MG Trophy đều bị vô hiệu hóa. Lúc này, các tính năng cơ bản như: Cảnh báo điểm mù, hỗ trợ chuyển làn, cảnh báo mở cửa, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau,… không hoạt động.
Chủ xe cho biết, sau khi đưa xe vào sử dụng khoảng 2 tuần với tổng quãng đường di chuyển khoảng 850 km nhưng anh đã 3 lần phải đưa xe vào xưởng của MG Lê Văn Lương để sửa chữa. Thế nhưng, bệnh của xe vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Sau nhiều lần làm việc với đại diện MG, hai bên cũng có được tiếng nói chung về phương án khắc phục.
Vài ngày sau, một người dùng khác là anh T.T.S cũng cho biết gặp tình trạng trên với chính chiếc xe MG HS 2.0 Trophy của mình. Chiếc xe này, anh S. mua ở đại lý MG Long Biên.
Được biết, hiện TC Services Việt Nam - đơn vị phân phối ô tô con nhãn hiệu MG có tổng cộng 15 đại lý trên cả nước nhưng hiện mới chỉ có 2 cơ sở bảo hành bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận tại Hải Phòng và Bắc Ninh.
VietNamNet còn tiếp tục thông tin về vụ việc.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Hãng xe Trung Quốc MG loay hoay khắc phục lỗi kỹ thuật, khách Việt chán nản
Liên tiếp những trường hợp khách hàng của MG tại Hà Nội than phiền khi bỏ gần tỷ bạc mua xe nhưng chưa đi được bao lâu đã lỗi. Trong khi đó, hãng xe loay hoay khắc phục hết lần này đến lần khác không xong.
" alt="Vụ xe MG liên tục dính lỗi: Hãng xác nhận lỗi cảm biến điểm mù chỉ là ngẫu nhiên"/>
Vụ xe MG liên tục dính lỗi: Hãng xác nhận lỗi cảm biến điểm mù chỉ là ngẫu nhiên
Những năm qua, game show bùng nổ trở thành một thế lực, bệ đỡ giúp nhiều diễn viên trẻ nổi tiếng. Hàng loạt gương mặt diễn viên hài được khán giả yêu thích nhờ game show như Minh Dự, Huỳnh Lập, Quang Trung, Tuấn Dũng, Quốc Khánh...Trong đó, nhiều nghệ sĩ từng lăn lộn nhiều năm với sân khấu, nhưng phải chờ đến các chương trình truyền hình, họ mới thật sự tỏa sáng như Trấn Thành, Thu Trang, Nam Thư, Lâm Vỹ Dạ...
Diễn viên hài từng chạy 16 show/ngày
Trước đó, vào thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, sân khấu hài được coi là thế lực ở thị trường giải trí miền Nam. Giai đoạn này, hài kịch nở rộ với số lượng diễn viên và nhóm hài đông đảo. Tên tuổi, vị trí của diễn viên hài được tôi luyện từ chính các sân khấu, tụ điểm. Có thể kể tới những tên tuổi đình đám như Bảo Quốc, Duy Phương, Tấn Beo...
 |
Nhóm hài Tấn Beo từng rất đắt show. |
Đạo diễn Lê Quốc Nam, thành viên chủ chốt của nhóm hài Đen Trắng, cho hay: "Sân khấu hài TP.HCM từng có giai đoạn vô cùng sôi động. Người dân miền Nam thích hài, thích giải trí. Thời hưng thịnh, ở TP.HCM có các tụ điểm gồm Trống Đồng, 126, Sở thú, Đầm Sen, Suối Tiên.. diễn hài mỗi đêm.
Ngoài ra, còn có 10 quán bar, cà phê đều dành thời gian cho nghệ sĩ tấu hài. Riêng sân khấu 135 Hai Bà Trưng là tụ điểm diễn hài chính. Mỗi ngày ở đây diễn ba suất. Vào dịp Tết, ngày diễn 5-6 suất. Đến 0h30, sân khấu vẫn còn bán vé suất cuối cùng".
Lê Quốc Nam kể vào dịp Tết, anh và các nhóm hài có tiếng ở TP.HCM chạy 14 -16 show diễn trong ngày. Mỗi ngày, diễn viên hài bắt đầu làm việc từ 10h sáng cho đến gần 1h khuya. Lịch làm việc xuyên suốt trong mười ngày đầu năm âm lịch.
Theo đạo diễn, cát-xê của diễn viên hài ngày trước không có sự phân biệt thứ bậc mạnh mẽ như hiện tại. Cụ thể, giữa các nhóm hài hạng A và B chỉ hơn nhau 100.000 - 200.000 đồng.
"Mỗi show diễn, nhóm hài thường nhận được 400.000 đồng. Nếu nhóm chỉ có hai thành viên, cát-xê sẽ giảm hơn một chút. Vì vậy, chúng tôi làm việc điên cuồng ngày đêm, nhưng thu nhập không cao. Trong số các diễn viên hài, ai may mắn thì có nhà, đủ ăn tiêu, chứ không giàu có như các em trẻ hiện nay", Lê Quốc Nam nói.
Diễn viên hài trẻ chuyển hướng kiếm thu nhập
Trái với cảnh chạy show không kịp thở trước đây, hiện nay, diễn viên hài chủ yếu diễn kịch dài trên sân khấu. Một số khác chọn cách nghỉ diễn, về quê quây quần bên gia đình như Xuân Nghị.
 |
Nghệ sĩ hài trẻ hiện nay chủ yếu đóng kịch trên sân khấu. |
Chia sẻ với Zing, Minh Dự, Hồng Trang, BB Trần, Hải Triều cho biết họ diễn kịch xuyên suốt mùa Tết Nguyên đán tại sân khấu Thế giới Trẻ. Hoài Linh, Nam Thư, Anh Đức, Thu Trang, Tiến Luật... diễn vở Xuân này em lấy chồngở nhà hát Bến Thành.
Minh Dự tâm sự show diễn tại các tụ điểm như công viên Đầm Sen, Suối Tiên không còn nhiều như trước. "Tôi mới nhận vài show thôi. Nhưng với tình hình dịch bệnh, không biết trước điều gì", nam diễn viên hài nói.
Lịch diễn sân khấu giảm, nghệ sĩ hài phải tìm cách khác để cân bằng thu nhập, ổn định cuộc sống. Minh Dự, Hải Triều, BB Trần... tỏ ra nhanh nhạy tiếp cận công nghệ thông tin, mạng xã hội. Họ sản xuất video hài, web drama trên mạng xã hội, kênh cá nhân. Đây là những kênh không chỉ giúp họ quảng bá tên tuổi, mà con gia tăng thu nhập.
Minh Dự thú nhận nhờ khoản thu này, thu nhập trong năm 2020 của anh không bị giảm. Trong khi đó, Hồng Trang cũng cân bằng được chi phí khi nhóm hài của cô tạm dừng hoạt động, show diễn bị cắt giảm.
Không còn sân khấu, hài kịch sẽ "chết"?
Nhìn nhận thực trạng của hài kịch miền Nam, đạo diễn Lê Quốc Nam cho rằng loại hình nghệ thuật này đang chết dần. Theo anh, việc diễn viên hài không có show diễn không chỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà nguyên nhân chính là sân khấu bị thu hẹp nhiều.
"Quá trình đô thị hóa đã biến những khu đất ở trung tâm vốn dành cho sân khấu bị chuyển đổi công năng. Mặt bằng sân khấu giờ đây người ta kinh doanh vũ trường, tiệc cưới, quán cà phê. Các tụ điểm diễn hài tấp nập của ngày trước giờ đã đóng cửa. Bây giờ, diễn viên hài đa số chỉ để đáp ứng cho game show", đạo diễn cho hay.
 |
Vài năm trở lại đây, Hoài Linh thường đóng kịch Tết. |
Nguyên nhân khác khiến sân khấu hài đóng cửa là do thói quen xem kịch của người dân thay đổi. Trước đây, giới trẻ thích hẹn hò, làm quen và giải trí khi cùng nhau xem kịch. Hiện tại, cả thế giới có thể thu nhỏ trong chiếc điện thoại thông minh.
"Họ có thể xem kịch, giải trí hoặc theo dõi bất kỳ nghệ sĩ nào mình yêu thích trên mạng. Họ có thể xem bất cứ thời gian nào lúc rảnh mà không cần phải bỏ cả một buổi tối tới sân khấu", Lê Quốc Nam cho biết thêm.
Trước sự thay đổi của xã hội, nghệ sĩ trẻ có thể ứng biến, thích nghi với hoàn cảnh. Họ tham gia game show, làm web drama, nhận quảng cáo. Thu nhập của họ không hoàn toàn dựa vào sân khấu chính thống.
Với các nghệ sĩ hài đã thành danh, họ dường như xa lạ với mạng xã hội, không được mời game show. Vì thế, Lê Quốc Nam cho biết thực trạng đau lòng: "Nhiều nghệ sĩ hài gạo cội bây giờ không có việc làm. Họ đa số ở nhà, cuộc sống khó khăn. Một số người phải chấp nhận cảnh đi diễn tiệc đám cưới, đám giỗ mới có thể tồn tại. Họ không thể tiếp cận công nghệ như các em trẻ. Và nếu có tiếp cận được, họ cũng không có kinh phí tự sản xuất".
Theo Zing

Thành Lộc: Miệng tôi lanh lợi trên sân khấu chứ không thể ngồi bán hàng online
"Tôi rất thán phục các bạn nghệ sĩ có duyên bán hàng vì tôi không thể làm chuyện đó, không biết làm. Miệng tôi chỉ có thể lanh lợi trên sân khấu chứ nếu để ngồi bán hàng thì chắc chắn không được', anh nói.
" alt="Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt"/>
Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt