-
Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Central Coast Mariners, 17h45 ngày 7/2: Trôi dần về cuối bảng
-
V-League trở lại với vòng đấu thứ 12, tâm điểm là trận cầu giữa Viettel vs Sài Gòn, hai CLB đang xếp ở vị trí thứ hai và đầu bảng, cũng như cặp đấu thú vị giữa TP.Hồ Chí Minh với Nam Định.Các đội bóng như Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sông Lam Nghệ An hay Thanh Hóa sẽ có các cơ hội để giành điểm để có thể lọt vào top 8 để tiếp tục cuộc đua ngôi vô địch. Tất cả các trận đấu tại vòng 12 sẽ được trực tiếp trên các kênh thể thao của VTVcab.
Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2020 |
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh |
26/09 |
26/09 | 17:00 | Than Quảng Ninh FC | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/than-qung-ninh-fc.gif) | 2:2 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/binh-dng-fc.gif) | Bình Dương FC | Vòng 12 | Xem video |
26/09 | 17:00 | SHB Đà Nẵng FC | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/shb-dja-nng-fc.gif) | 1:0 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/hi-phong-fc.gif) | Hải Phòng FC | Vòng 12 | Xem video |
26/09 | 17:00 | Thanh Hóa | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/flc-thanh-hoa.gif) | 1:2 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/hng-lnh-ha-tnh.png) | Hồng Lĩnh Hà Tĩnh | Vòng 12 | Xem video |
26/09 | 17:00 | Sông Lam Nghệ An | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/song-lam-ngh-an.gif) | 2:0 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/hoang-anh-gia-lai.gif) | Hoàng Anh Gia Lai | Vòng 12 | Xem video |
26/09 | 17:00 | Viettel | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/th-cong-fc.gif) | 1:0 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/sai-gon-fc.gif) | Sài Gòn FC | Vòng 12 | Xem video |
26/09 | 17:00 | Quảng Nam | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/qung-nam-fc.gif) | 2:2 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/ha-ni-fc.gif) | Hà Nội FC | Vòng 12 | Xem video |
26/09 | 17:00 | Hồ Chí Minh City | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/h-chi-minh-city.png) | 5:1 | ![](https://vnn-res.vgcloud.vn/fdb/img/logoteam/dpm-nam-dinh.gif) | Nam Định FC | Vòng 12 | Xem video |
" alt="Lịch thi đấu V League 2020 vòng 12"/>
Lịch thi đấu V League 2020 vòng 12
-
Trước ngày Thai-League lăn bóng trở lại sau thời gian dài hoãn vì dịch Covid-19, thủ thành Đặng Văn Lâm bất ngờ nhận được cuộc gọi của thuyền trưởng tuyển Việt Nam Park Hang Seo. Chiến lược gia người Hàn Quốc hỏi thăm tình hình sức khoẻ và quá trình chuẩn bị của Đặng Văn Lâm, đồng thời không quên chúc cho thủ thành Việt kiều có phong độ tốt khi xung trận.Thủ thành mang 2 dòng máu Việt-Nga cũng chia sẻ bức ảnh nói chuyện với thầy Park trên trang cá nhân cùng dòng trạng thái: “Coach động viên trước giải đấu trở lại”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/09/11/12/dang-van-lam-nhan-cuoc-dien-thoai-bat-ngo-tu-thay-park.jpg) |
Thầy Park và Đặng Văn Lâm nói chuyện rất vui vẻ |
Sự quan tâm của HLV Park Hang Seo cho thấy ông vẫn luôn xem Đặng Văn Lâm là số 1 trong khung gỗ tuyển Việt Nam. Tất nhiên, với sự động viên của thầy Park, Văn Lâm có thêm rất nhiều động lực. Mới đây, Văn Lâm chiếm lại suất bắt chính trong trận đấu chạy đà Muangthong United hoà Chonburi 2-2.
Sáng 11/9, Văn Lâm cùng các đồng đội ở CLB Muangthong United đã di chuyển đến Sukhothai chuẩn bị cho chuyến làm khách trước chủ nhà Sukhothai FC ở vòng 5 Thai League vào ngày ngày 12/9.
Video Đặng Văn Lâm cản 11m:
Huy Phong
" alt="Thầy Park ngầm khẳng định Đặng Văn Lâm là số 1 tuyển Việt Nam"/>
Thầy Park ngầm khẳng định Đặng Văn Lâm là số 1 tuyển Việt Nam
-
![](<p style=)
- Giới truyền thông xứ sương mù cho hay, Real vừa khởi động lại thương vụ lôi kéo De Gea khi đặt lên bàn đàm phán khoản tiền 50 triệu bảng.Chelsea chiêu mộ Bakayoko: Conte phản đòn Mourinho" alt="Tin chuyển nhượng MU 14/7: Gây hấn MU, Real quăng 50 triệu bảng cướp De Gea"/>
Tin chuyển nhượng MU 14/7: Gây hấn MU, Real quăng 50 triệu bảng cướp De Gea
-
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Hà Nội FC, 18h00 ngày 5/2: 3 điểm căng thẳng
-
Mới đây, Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: “Tâm lý học và Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/30/22/thay-giao-dung-tam-ly-hoc-cuu-nguy-nhieu-lan-cho-truong.JPG) |
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hùng |
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho rằng, hạnh phúc là giá trị tối cao của loài người, đồng thời cũng là giá trị được mỗi cá nhân theo đuổi trong suốt cuộc đời. Do vậy, học sinh cũng cần được hạnh phúc trong cuộc đời học sinh mà không phải chờ đến khi trưởng thành.
“Một đứa trẻ hạnh phúc có ý nghĩa không kém và thậm chí còn có ý nghĩa nhiều hơn một người trưởng thành hạnh phúc, bởi lẽ nó chính là mầm hạnh phúc của xã hội tương lai”, ông Sơn cho hay.
Do đó, theo ông Sơn, cần có những nghiên cứu để làm rõ bản chất của hiện tượng này, cũng như các cách thức để giúp con người nói chung và trước tiên là học sinh có được hạnh phúc.
Tâm lý học có ưu thế nổi trội trong việc phát hiện bản chất tâm lý của cảm nhận hạnh phúc và xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Trong khi đó, giáo dục học lại có thế mạnh trong việc tác động đến học sinh – chủ thể của cảm nhận hạnh phúc để hình thành ở các em các giá trị, các mục tiêu sống, các nhu cầu và năng lực hoạt động để có được hạnh phúc cho bản thân.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng tâm lý giáo dục chính là nền tảng giúp trường ông tồn tại, có được vị thế và uy tín như ngày hôm nay.
Thời gian đầu, trường tư của ông vào diện đì đẹt và không có chút tiếng tăm nào ở Hà Nội. Học sinh vào trường toàn diện yếu kém và các thầy cô giáo dường như phải “đánh vật” hằng ngày, vất vả khôn lường nhưng cũng không có thành quả.
Trăn trở làm sao để giảm được áp lực làm việc cho chính bản thân mình và các thầy cô và cứu trường khỏi nguy cơ giải thể, ông Hòa đã nghĩ cách để thay đổi.
“Việc đầu tiên tôi phải làm là thuyết phục các thầy cô giáo chấp nhận việc dạy học sinh yếu kém mà không kêu ca, không căng thẳng và đặc biệt không tạo áp lực thêm cho học sinh. Tôi nói với các giáo viên rằng học tập chỉ là một trong nhiều năng lực của con người. Học sinh học kém không phải không có thế mạnh gì. Mỗi học trò còn có nhiều năng lực nổi trội khác nào đó mà các thầy cô cần khám phá. Do đó cần phát lộ và phát huy để trở thành điểm sáng. Đó mới là nhiệm vụ của giáo dục, của các thầy cô giáo”.
Theo ông Hòa, chỉ cần các thầy cô quan tâm đến cảm xúc của học trò hơn là điểm số, chăm lo cho mỗi em đều tiến bộ so với chính bản thân mình là được.
Và rồi theo ông Hòa, phương châm giáo dục quan tâm, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ đã giúp các giáo viên của nhà trường như có thêm nguồn năng lượng, nghị lực để có thể làm thay đổi học sinh ngày càng tiến bộ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/30/22/img-8727.JPG) |
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Để có được điều này, ông Hòa cho hay bản thân đã phải hứa không đưa tỷ lệ học sinh khá giỏi ra để làm tiêu chí thi đua. Thay vào đó, ông hướng dẫn các thầy cô thực hành phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập cho học sinh. “Tôi kiên trì chờ đợi sự thay đổi từ chính các thầy cô giáo và không bức xúc, sốt ruột nữa”, ông Hòa kể.
Mặt khác, ông cũng kiên trì nói với phụ huynh học sinh điều đó. “Khi đi đúng vào tâm lý của cha mẹ học sinh, hiểu được họ mong muốn gì ở con em mình và ở các thầy cô, nhà trường, chúng tôi tạo được niềm tin cho họ. Có lẽ cũng vì thế mà trường dần cải thiện về công tác tuyển sinh khi học sinh đăng ký vào nhiều lên”.
Theo ông Hòa, tâm lý giáo dục cũng giúp ông giải quyết bài toán bạo lực học đường - vấn đề mà gần như không trường nào không có. Bản thân ông từng phải đứng ra xử lý trực tiếp không ít những tình huống khó khăn, gay cấn với phụ huynh vì chuyện con cái ở trường.
“Có lần một phụ huynh kéo khoảng 20 người đến trường gây gổ và đe dọa rằng sẽ đập nát ngôi trường và cả tôi nữa. Lý do đơn giản là con gái lớp 6 nô đùa kéo nhau đỏ cả cánh tay, nhưng về nhà, phụ huynh tưởng là có bạo lực hoặc con bị đánh nên đến bắt đền nhà trường. Việc đầu tiên lúc đó, tôi thực hiện là lắng nghe để hiểu tâm trạng của họ, giúp họ xả hết ra. Gần như chỉ có xin lỗi chứ không sa vào lý giải, tranh luận. Lúc họ xả hết những bức bối thì mình nói mới vào. Cuối cùng, vị phụ huynh rời trường trong vui vẻ và sáng hôm sau thì vợ của anh này đã đến xin lỗi”, ông Hòa kể và cho rằng điểm chung là cần phải luôn biết lắng nghe phụ huynh.
Ông Hòa cho rằng, hầu hết nguyên nhân các sự việc không phải do vấn đề đạo đức, ý thức kỷ luật mà mọi người vẫn luôn áp đặt khi nói về bạo lực trong nhà trường.
“Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề thuộc vê tâm lý lứa tuổi. Bởi nếu chúng ta nhìn lại, khi còn là học sinh như vậy, nhưng khi trưởng thành các em lại khác. Thậm chí nhiều em sau này vẫn quay trở lại trường để xin lỗi các thầy cô về hành động của mình và cảm ơn thầy cô đã bỏ qua cho lỗi lầm và giờ đây thành người”, ông Hòa nói.
“Các thầy cô giáo cũng tương tự khi chỉ vì nhiều áp lực,...dẫn đến tức giận và rồi đổ lên đầu học sinh và thành ra bạo lực”.
Ông Hòa cho hay, giáo viên không chỉ cần có sự yêu thương mà còn cần phải có sự thấu hiểu học trò, hiểu hoàn cảnh gia đình và sự khó khăn mà các em đang vấp phải. Từ đó có sự giúp đỡ, hỗ trợ và tháo gỡ thì đó chính là nền tảng của trường học hạnh phúc.
Thanh Hùng
![Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/13/09/thay-hieu-truong-lo-i-nu-o-c-mang-com-cho-sinh-vie-n-bi-co-lap-vi-mua-lu-5.jpg?w=145&h=101)
Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ
Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.
" alt="Thầy giáo kể chuyện ứng phó khi bị phụ huynh dọa 'đập nát trường'"/>
Thầy giáo kể chuyện ứng phó khi bị phụ huynh dọa 'đập nát trường'
-
Bên lề Hội nghị ASEAN - UNICEF về “Chuyển đổi kỹ năng số các hệ thống giáo dục trong toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam nhận định: “Những giải pháp được đưa ra nhanh, hành động khẩn trương, hiệu quả. Toàn bộ lực lượng của ngành Giáo dục được huy động để duy trì hoạt động học tập cho học sinh trong dịch bệnh Covid-19. Theo tôi, đó là một nỗ lực tuyệt vời”.Trong khi đó, Giáo sư Jean-Marc Lavest, Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) cho rằng ngành Giáo dục Việt Nam đã phân tích khá tốt bối cảnh, nhờ đó, có sự chuẩn bị cũng như bước đi đúng đắn.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/15/11/nang-cao-ky-nang-so-cua-hoc-sinh-phai-la-uu-tien-hang-dau-ngay-tu-cap-hoc-dau-tien-1.jpg) |
Hội nghị ASEAN - UNICEF về “Chuyển đổi kỹ năng số các hệ thống giáo dục trong toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. |
Đồng quan điểm, Giáo sư Fernando Reimers, Trường Đại học Havard cho biết, GS đã cộng tác với nhiều cộng sự ở nhiều nước trên thế giới để thực hiện một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về những bài học thực tiễn mà nền giáo dục các nước đã làm tốt trong đại dịch để các nước khác có thể học hỏi.
Kết quả, theo GS Reimers, “Chúng tôi đã chọn Việt Nam làm ví dụ để các nước khác có thể học hỏi kinh nghiệm”.
GS Reimers đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm những cách thức học tập mới và sử dụng những công cụ khác nhau như công nghệ trực tuyến, truyền hình, truyền thanh, học liệu để đảm bảo việc học sinh không bị gián đoạn việc học.
Đồng thời, trong đại dịch này, Việt Nam đã nỗ lực trong các sáng kiến và hành động để hướng tới cả những học sinh khó có thể tiếp cận nhất. Đồng thời, xem thách thức này như một cơ hội để thay đổi những ưu tiên, cân bằng lại chương trình học, để nhìn lại và cùng nhận định những kỹ năng nào là cần thiết, theo đó, tập trung vào các kỹ năng nhận thức và kỹ năng cảm xúc xã hội.
Khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các nước, GS Reimers bày tỏ: “Tôi rất vui mừng được nhìn thấy Việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo trong khu vực khi khởi xướng, cùng các Bộ trưởng Giáo dục các nước tìm kiếm những giải pháp hiệu quả cho khu vực. Đây là thời điểm mà tất cả chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với trẻ em và sự giáo dục của trẻ em”.
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam cho rằng, chính vì những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa học tập trực tuyến trong thời gian tới. Bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra như vũ bão trên thế giới. "Mọi thứ không còn như xưa nữa” - bà Rana Flowers nói.
Giáo viên và học sinh đều cần những kỹ năng mới
Để quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đi đến thành công, GS Reimers lưu ý, cần ghi nhớ rằng, chuyển đổi kỹ thuật số không phải là điểm đến mà là công cụ dẫn tới điểm đến.
“Tôi mong rằng Việt Nam tiếp tục củng cố quá trình tìm hiểu đâu là những năng lực mà học sinh cần được phát triển và sử dụng khung năng lực đó để thực hiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này”, GS Reimers nói.
GS gợi ý, đây là lúc nên nghĩ đến những kỹ năng cần phát triển như: khả năng tự định hướng, sáng kiến, khả năng tự nhìn nhận, khả năng hợp tác, khả năng xử lý vấn đề,…
Bà Rana cũng cho rằng, đổi mới giáo dục phải là cuộc đổi mới sâu rộng, không để mất đi thế mạnh của những môn học truyền thống, song cần bổ sung, tích hợp những nội dung mới để “xoá mù” công nghệ cho trẻ em và đảm bảo các em được trang bị những kỹ năng mới.
Theo bà Rana, phải đổi mới công tác dạy học của giáo viên, không còn lớp học giáo viên nói và học trò nhắc lại. Đây sẽ là một thay đổi, cải cách rất lớn,để thành công, đòi hỏi vai trò chủ động của giáo viên.
“Muốn làm những điều này cần sự vào cụộc của Chính phủ, khu vực tư nhân, cũng như cha mẹ học sinh. Chúng ta cũng cần internet để trẻ em có thể tiếp cận giáo dục trực tuyến. Tất cả những nỗ lực này nhằm đảm bảo không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, bà Rana Flowersnói.
GS Jean-Marc Lavest (AUF), một yếu tố quan trọng nữa là bài giảng. Cần chuyển từ bài giảng trực tiếp sang bài giảng trực tuyến. Đây cũng là khó khăn trong hành trình chuyển đổi số và đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan hữu quan.
Huyền Linh
![Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nâng cao kỹ năng số cho học sinh từ cấp học đầu tiên](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/15/11/nang-cao-ky-nang-so-cua-hoc-sinh-phai-la-uu-tien-hang-dau-ngay-tu-cap-hoc-dau-tien.jpg?w=145&h=101)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nâng cao kỹ năng số cho học sinh từ cấp học đầu tiên
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị ASEAN - UNICEF về “Chuyển đổi kỹ thuật số hệ thống giáo dục trong ASEAN” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức ngày 15/10.
" alt="GS Harvard gợi ý giải pháp cho chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam"/>
GS Harvard gợi ý giải pháp cho chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam
-
Tôi mắc ung thư nhiều năm nay, bệnh chuyển sang giai đoạn 2 rồi. Đẻ được 2 đứa con thì cả hai đều thiểu năng trí tuệ. Chồng tôi lại bị tai nạn lao động, không làm gì được", chị Lộc nghẹn ngào. Chị luôn sợ một ngày không xa, nếu chẳng may nằm xuống thì không biết ai sẽ chăm sóc cho chồng con mình.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/02/00/me-ung-thu-2-con-thieu-nang-tri-tue-gia-dinh-lao-dao-ngap-trong-dong-no.jpeg) |
Mẹ ung thư, 2 con thiểu năng trí tuệ, cuộc sống gia đình lâm vào cùng cực |
Chị Trương Thị Lộc (31 tuổi) trú tại thôn An Giới, xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Người dân nơi đây ai cũng biết đến hoàn cảnh gia đình chị, xót xa cho số kiếp những con người khốn khổ ấy.
Mới 18 tuổi, chị Lộc đã mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 1. Căn bệnh hiểm nghèo khiến chị ngại ngần trong việc lập gia đình. Chỉ đến khi gặp anh Nguyễn Đức Mạnh, chị mới tìm được chỗ dựa vững chắc cho mình.
Khoảng thời gian hạnh phúc không kéo dài được bao lâu. Năm 2011, con trai đầu lòng là Nguyễn Đức Phong ra đời, chị Lộc nhận thấy có điều bất thường. Các bác sĩ kết luận cháu Phong bị thiểu năng trí tuệ. Nhận tin dữ, người mẹ đau đớn ôm con khóc hết nước mắt.
Biết con không giống những đứa trẻ bình thường, chị chăm chút cho con từng li từng tí. Năm Phong lên 3 tuổi, vợ chồng chị sinh thêm cháu thứ hai là Nguyễn Đức Kiệt. Đau lòng thay, Kiệt cũng bị thiểu năng trí tuệ như anh trai mình.
Hết đường sống, nhà nợ nần đầm đìa
Niềm hy vọng duy nhất là con cái khỏe mạnh không còn, giữa lúc gia đình hết sức khó khăn, anh Mạnh lại gặp tai nạn lao động. Cách đây 2 năm, trong lúc đi làm cơ khí, anh ngã từ giàn giáo cao 4 mét xuống đất.
Hậu quả, anh rơi vào nguy kịch, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Để cứu chồng, chị Lộc hỏi khắp nơi, vay số tiền 100 triệu đồng. Sau một thời gian dài điều trị, anh Mạnh được xuất viện về nhà trong tình trạng sức khỏe suy kiệt hoàn toàn.
Hiện tại, anh không thể đi làm như trước được nữa. Trong khi đó, căn bệnh ung thư vú của chị Lộc có dấu hiệu phát triển phức tạp. Do không có tiền để điều trị bằng hoá chất khô thường xuyên, đến nay bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Trung bình mỗi tháng, chị cần trả 5 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, có đợt lên đến 7 triệu đồng.
Những ngày không phải đến bệnh viện, chị Lộc làm thêm một vài công việc thời vụ, kiếm chút tiền nuôi các con ăn học. Cháu Phong hiện đang theo học tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/02/00/me-ung-thu-2-con-thieu-nang-tri-tue-gia-dinh-lao-dao-ngap-trong-dong-no-1.jpeg) |
Hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Lộc đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Trong khi đó, cháu Kiệt năm nay lên lớp 1 nhưng không có khả năng tiếp thu. Thậm chí, việc vệ sinh cá nhân cũng không tự chủ được. Thương cho hoàn cảnh gia đình, các cô giáo cố gắng trông cháu dù rất vất vả. Kiệt cũng được nhà trường hỗ trợ một phần học phí.
Trước đây, do nhà cũ quá xập xệ, chị Lộc đã vay tiền ngân hàng sửa sang lại cùng với sự hỗ trợ của ban ngành trong xã. Nhà vừa sửa xong thì chồng chị bị tai nạn, đến nay số nợ cả gốc lẫn lãi hàng tháng trở thành gánh nặng chẳng thể nào thoát.
Căn nhà 2 năm qua vẫn trơ màu xi măng, chưa được phủ lớp sơn. Những con người khốn khổ sống trong đó chẳng biết đến khi nào mới vượt qua được số phận bi ai của mình. Rất mong những tấm lòng lương thiện, hảo tâm sẽ cho họ một niềm hy vọng mới.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Trương Thị Lộc. Địa chỉ: thôn An Giới, xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0826477407. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.090 (gia đình chị Lộc) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |
![Cơn đau không hồi dứt của bé trai mắc ung thư não, bố mẹ ly hôn](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/01/08/con-dau-khong-hoi-dut-cua-be-trai-mac-ung-thu-nao-bo-me-ly-hon.jpg?w=145&h=101)
Cơn đau không hồi dứt của bé trai mắc ung thư não, bố mẹ ly hôn
Sớm chịu cảnh thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn, giờ đây em Trương Ngọc Lương còn không may mắc phải căn bệnh ung thư não, khiến tuổi thơ chìm trong đau khổ.
" alt="Xót xa mẹ ung thư gắng gượng nuôi hai con thiểu năng trí tuệ"/>
Xót xa mẹ ung thư gắng gượng nuôi hai con thiểu năng trí tuệ