您现在的位置是:Giải trí >>正文

Con bị xâm hại, bố mẹ đừng mải mê chiến đấu mà bỏ rơi con mình

Giải trí5人已围观

简介- "Bố mẹ cần biết rằng,ịxâmhạibốmẹđừngmảimêchiếnđấumàbỏrơiconmìxem giá vàng chiến đấu để tìm kiếm cô...

 - "Bố mẹ cần biết rằng,ịxâmhạibốmẹđừngmảimêchiếnđấumàbỏrơiconmìxem giá vàng chiến đấu để tìm kiếm công lý, chống lại cái ác rất quan trọng nhưng chăm sóc, bảo vệ cho con mình cũng quan trọng, nhất là khi đứa trẻ đang bị sang chấn tâm lí".

TS Trần Thành Nam, ĐHQG Hà Nội đã đưa ra lời khuyên như vậy và cho rằng, trong những trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục, chúng cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ chính bố mẹ mình.

Theo TS Nam, hiện nay, đa phần các bố mẹ sau khi biết con mình bị xâm hại thường mải mê tìm cách để chiến đấu với cái ác bên ngoài nhưng lại lãng đi đứa con của mình.

Trong khi đó, những đứa trẻ là nạn nhân của xâm hại tình dục cần được sơ cứu tâm lý ngay lập tức từ phía bố mẹ và những nhà chuyên môn để cảm thấy an toàn, được quan tâm, bảo vệ.

Đó cũng là thao tác cần thiết để hạn chế những hậu quả tiêu cực của sự kiện chấn thương đồng thời tạo điều kiện cho công tác sàng lọc đánh giá mức độ rối loạn stress sau sang chấn nếu phát sinh.

Khi những đứa trẻ đã nói ra việc bị xâm hại, điều đứa trẻ cần nhất ở bố mẹ chính là sự tin tưởng. Do đó, ngay từ đầu, bố mẹ cần tạo một môi trường an toàn, bảo vệ và mang tính chữa trị cho con.

"Bố mẹ có thể phải dành toàn bộ thời gian sau đó cho con và tách con khỏi môi trường mà có thể làm chúng nhớ tới sự việc vừa xảy ra" - ông Nam khuyên.

Nên nhớ rằng, sự kiện này cũng là một cú sốc đối với cha mẹ nên họ cần ý thức về việc tái thiết lập lại khả năng chăm sóc và hỗ trợ trẻ 24/24. 

Một cách từ từ, cha mẹ có thể làm cho con an tâm bằng những lời tự nhủ tích cực như: "Con sẽ ổn", "Có nhiều người quan tâm và bảo vệ con", "Mọi chuyện rồi sẽ qua"... 

"Điều quan trong là bố mẹ thể hiện thái độ với con rằng chúng không phải là người có lỗi trong sự việc đã xảy ra".

{ keywords}
TS Trần Thành Nam cho rằng, bố mẹ cần phải quan tâm đến con nhiều hơn bên cạnh việc mải mê đi tìm kiếm công lý ở bên ngoài.

Theo ông Nam, việc thu thập thông tin cũng cần tiến hành rất cẩn trọng để không gây tổn thương thêm cho trẻ. Mặc dù bố mẹ hoặc cơ quan điều tra sốt ruột nhưng cần thiết phải đi theo nhịp của trẻ. 

Để hỗ trợ việc lấy tin chính xác nhưng không gây thêm những tổn thương không cần thiết, cần có sự vào cuộc của những nhà tâm lý.

Sau những sự kiện sang chấn tâm lý nặng như trải nghiệm bị xâm hại khoảng 2-3 tuần, trẻ có thể xuất hiện các biểu hiện của rối loạn stress sau sang chấn, lúc này, cha mẹ cần tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn từ những nhà tâm lý.

Theo ông Nam, việc không điều trị kịp thời cho trẻ là nạn nhân của các vụ xâm hại có thể để lại những hậu quả nặng nề về sau.

Có trường hợp cô gái bị chính ông ngoại của mình xâm hại tình dục từ năm 9-12 tuổi, sau này, mỗi lần gần gũi với bạn trai, cô gái lại hình dung tới đôi mắt của ông ngoại mình.

Trong cuộc sống cô bị trầm cảm nặng, không bao giờ dám nói ra nhu cầu thật của mình mà chỉ đáp ứng nhu cầu của mọi người đồng thời luôn lẩn tránh đám đông.

Cần sàng lọc những người làm việc với trẻ

Ông Nam cũng cho biết, với nhiều người Việt Nam, chuyện xâm hại tình dục vẫn là điều gì đó cấm kỵ nên thường nhiều bố mẹ vẫn giấu không chịu nói ra. Theo thống kê chỉ có khoảng 50% các vụ xâm hại tình dục trên thực tế được báo cáo.

"Những sự việc chúng ta được chứng kiến thời gian gần đây hầu hết đều là những việc hết sức nghiêm trọng" - ông Nam nói.

Bố mẹ trẻ bị xâm hại thường ngại nói ra trước khi mọi việc "hai năm rõ mười". Nhưng đến khi mọi việc rõ ràng, những đứa trẻ có những biểu hiện rối loạn sau sang chấn thì các bậc phụ huynh lại thường nghĩ tới các bác sĩ tâm thần thuộc bệnh viện tâm thần nhiều hơn là các nhà tâm lý.

Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ điều trị tâm lí đối với những trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại Việt Nam chưa được đáp ứng đầy đủ về số lượng chứ chưa nói tới chất lượng. Các cơ sở đào tạo chưa có nơi nào đào tạo chuyên ngành tâm lí học trẻ em và trẻ vị thành niên.

Trong khi đó, hiện nay, từ các văn bản quy phạm pháp luật cho tới nhận thức vẫn còn nhiều lỗ hổng về xâm hại tình dục.

Trong Bộ luật Hình sự mới nhất vẫn chỉ quy định những hành vi xâm hại có xâm nhập mới được gọi là dâm ô. Trong khi rất nhiều hành vi khác như sờ mó, hôn hít, thậm chí là bắt xem phim đồi trụy… cũng được coi là hành vi lạm dụng và xâm hại đối với trẻ em.

"Hiện nay nhiều bố mẹ cũng không muốn tin, thậm chí chỉ coi đó là hanh vi thân thiết, trêu ghẹo của người khác".

Ông Nam đề xuất, trong khi các hành vi xâm hại tình dục chưa được quy định rõ trong các luật thì nên có một bộ quy tắc ứng xử trong gia đình và đặc biệt là trong trường học để giáo dục cho trẻ cách nhận biết và ứng xử đối với những hành vi này.

Gia đình và nhà trường là hai môi trường quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, bộ quy tắc này sẽ giúp nhà trường và gia đình thống nhất các giá trị, giáo dục cho con theo giai đoạn giới tính và lứa tuổi đối với những hành vi có thể làm tổn hại tới mình.

"Bên cạnh đó, tất cả những đối tượng làm việc hoặc có cơ hội làm việc với trẻ em thì cần phải sàng lọc kỹ hơn về mặt nhân cách và phẩm chất" - ông Nam kiến nghị, đồng thời cho rằng, việc sàng lọc này chưa được thực hiện tốt ở nhiều nơi.

Lê Văn

Tags:

相关文章



友情链接