Hiu hắt chợ truyền thống, ảm đạm chợ phiên
Chợ Mơ truyền thống vốn là nơi buôn bán rất sầm uất của Hà Nội. Sau khi bị phá đi để xây thành trung tâm thương mại, chợ được hoạt động trở lại dưới phần tầng hầm bắt đầu từ tháng 10/2014. Cùng với đó, chợ phiên tổ chức hàng tuần cũng được kỳ vọng đem lại không khí truyền thống. Tuy nhiên, sau gần 1 năm hoạt động, trái ngược với những hình ảnh sầm uất, đông đúc của chợ Mơ truyền thống xưa kia, cũng không được nhộn nhịp hào nhoáng như ngày khai trương chợ - trung tâm thương mại hay chợ phiên, chợ Mơ giờ đây ngày càng hắt hiu, lay lắt.
Có mặt tại phiên chợ vào một ngày Chủ nhật của tháng 7 này, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng trước không khí buồn tẻ, lạc lõng của cái gọi là “chợ phiên” bên hông tòa nhà cao 25 tầng. Đã hơn 7 giờ sáng, trong không khí náo nhiệt của người người tập thể dục, đánh cầu lông, ngồi hóng mát, duy nhất có 2 hàng cây cảnh với lèo tèo vài loại ngồi chắn ngay lối ra vào.
Ở "chợ phiên" truyền thống, có duy nhất 2 hàng cây cảnh với lèo tèo vài loại. Vậy nhưng, những người bán hàng này vẫn bị buộc phải nộp tiền 3 tháng liền mới được ngồi
Chị Gấm, một người buôn cây cảnh từ Văn Giang (Hưng Yên) sang cho biết, mỗi tháng có 4 phiên chợ vào các ngày chủ nhật, những người buôn cây cảnh được phép đưa hàng đến bán. Nhưng không phải cứ thích là được vào, họ phải đăng ký và nộp tiền luôn 3 tháng. “Bán đã chẳng có người mua, mà chúng tôi là nhà nông, phiên đi được phiên không, nhưng họ bắt phải đóng đủ tiền 3 tháng, mỗi tháng tới 150.000 đồng mới được ngồi. Chúng tôi nói thế nào họ cũng không giảm nên đa số người bán hàng bỏ hết không đến. Bán ở chợ khác mỗi buổi chỉ mất vài ngàn đồng” – chị Gấm buồn bã chia sẻ.
Đi sâu vào phía sau tòa nhà, lác đác có vài hàng cây cảnh nữa được xếp chỗ ngồi cố định. Một chủ cửa hàng cho biết, trước đây chị được xếp bán cá ở trong tầng hầm, nhưng ế quá không bán được nên xin ra ngoài. “Chỗ chúng tôi ngồi trước đây để trống, bọn nghiện hút, lang thang vào đây nhiều lắm nên họ bố trí cho chúng tôi ngồi đây lấp chỗ trống, giữ cho sạch đẹp thôi. Nhưng chúng tôi vẫn phải đóng tiền triệu cho chỗ ngồi như thế này đấy” – chị này nói.
Một tiểu thương khác cho biết, trước đây khi chợ cũ chưa bị phá, buôn bán tấp nập nhưng mỗi quầy một tháng chỉ phải đóng góp vài trăm nghìn. Nay thì buôn bán ế ẩm nhưng phải đóng tiền triệu nên nhiều người đã phải “bỏ của chạy lấy người”.
Trong khi đó, dưới tầng hầm, “chợ truyền thống” cũng hết sức ảm đạm và kinh khủng hơn, không khí vô cùng ngột ngạt khiến ai cũng chỉ muốn nhanh chóng quay trở ra.
Đã là 8 giờ sáng, giờ mà với bất cứ khu chợ nào cũng đang tấp nập người mua bán thì tại nơi gọi là chợ Mơ, hàng quán vẫn đóng im ỉm, một phần do buôn bán ế ẩm nên họ không muốn dọn sớm, phần còn lại là những quầy đang rao bán, cho thuê.
Cả khu đồ tươi sống sâu hut hút chỉ có 2-3 hàng thịt, 1 hàng cá, 1 hàng rau và... 1 khách, trong khi đó, số quầy dành cho các mặt hàng này lên tới hàng trăm, nhưng do buôn bán ế ẩm nên họ đã nghỉ hết, dù vẫn phải đóng tiền quầy (có thể lên đến vài triệu).
Trong hầm, người bán người mua thưa thớt, dưới nền, cống tắc ngập lênh láng, bốc mùi hôi thối
Giữa không khí nóng ngột ngạt, một cụ bà bán bún đang ngồi phe phẩy quạt nan cho biết, trước đây khi ở chợ cũ, mỗi ngày bà bán được 50-60kg, Từ ngày chợ xây lại, xuống hầm, bà chỉ bán được bằng 1/10. Có hôm chỉ bán được 3-4kg, ế mang về đổ đi. Hỏi vì sao bà không bật quạt điện mà lại dùng quạt nan, bà nói, vì điện giá cao quá (3.600 đồng 1 “số”) mà hàng lại ế nên nên dù nóng, bà cũng không dám bật quạt. “Buôn bán thế này ngày kiếm bát phở còn khó” - cụ bà than thở.
“Dân họ chỉ thích đi chợ cóc”
Một điều khiến phóng viên thắc mắc, đó là không chỉ người dân bên ngoài không mua hàng trong chợ mà ngay cả người dân ở trong chính tòa nhà cũng không xuống hầm đi chợ. Theo các tiểu thương ở chợ Mơ, dân bên ngoài và ngay cả dân tòa nhà đều không muốn xuống hầm đi chợ dù ở đây giá rẻ hơn, đó là vì ở bên ngoài không khí thoáng mát, lại tiện mua. Họ tỏ ý muốn nhà chức trách dẹp chợ cóc để người dân phải xuống hầm, vào chợ mua hàng. Tuy nhiên, một tiểu thương cũng thừa nhận, trước đây khi còn chợ cũ, người dân vẫn vào chợ mua bình thường, nhưng từ ngày chợ Mơ chuyển sang chợ tạm thì chợ cóc bắt đầu xuất hiện.
“7 năm rời chợ, dân người ta mua chợ cóc quen rồi. Quen chủ, quen hàng, giờ họ không muốn xuống hầm nữa. Ngay cả nhiều tiểu thương xưa kia bán ở chợ, khi dẹp chợ, họ ra bán ngoài vỉa hè, ngõ ngách cũng còn khá hơn chúng tôi ở trong chợ bây giờ.” - một tiểu thương cho biết.
Chị Hương, ở 124 Minh Khai cũng cho biết, trước đây rất thích mua hàng ở chợ Mơ, nhưng từ ngày chợ xây lại và chuyển xuống hầm, chị rất hiếm khi vào chợ mà thường mua ngay trong ngõ tạm Hòa Bình.
Đủ kiểu “o ép”
Ngoài việc mua bán không tiện thì điều khiến khách hàng “ngán” nhất khi xuống chợ Mơ hiện nay là không khí quá ngột ngạt. Khi được hỏi, một tiểu thương giải thích: “Trước khi phá chợ thì họ ngon ngọt bảo sau này xuống tầng bán hầm, nhưng giờ thì chui xuống tới 28 bậc. Dưới hầm ngột ngạt đã ít khách, mấy ngày nay người ta lại còn bịt cả các cửa thông gió. Chúng tôi phản đối thì họ bảo bịt đi để bớt chi phí do ít quầy hoạt động quá. Không khí thế này, có cô bé bán hàng sức khỏe yếu thỉnh thoảng lại ngất xỉu, còn khách thì ngày càng chán không muốn đến. Cứ thế này thì chúng em chết luôn”.
Không những buôn bán ế ẩm, tiểu thương còn hết sức bức xúc vì các quạt thông gió bị bịt bằng tôn khiến không khí ngột ngạt, khó thở. Nhiều người cho rằng đây là cách "bức tử" chợ nhanh nhất
Chủ quầy cá duy nhất đang hoạt động tại chợ Mơ cho biết, chợ tuy mới hoạt động trở lại, nói là hiện đại nhưng tắc cống liên tục, nước dềnh lên hôi thối không chịu được. Khi tiểu thương đề nghị sửa cống, ban quản lý chợ đã từ chối. “Họ còn nói rằng, muốn sửa thì đi mà tự sửa, còn không muốn thì “đứng lên” - ý nói là bỏ chợ. Nói thế thì hóa ra họ đang ép chúng tôi ra khỏi chợ để họ chuyển mục đích sử dụng cái chợ này à?” - một tiểu thương không muốn nêu tên cho biết.
Trước tình thế đó, không chịu được mùi hôi thối và ngập ngụa, các tiểu thương khu vực này đã phải góp tiền để sửa cống. Số tiền đóng góp mỗi quầy cũng lên đến cả triệu bạc, trong khi làm ăn thì khó khăn. Tuy nhiên, sửa được khu này thì khu khác lại hỏng, ngập. Vào thời điểm phóng viên có mặt, khu vực bán hàng ăn và hàng gạo, nước cũng đang dâng ngập, bốc mùi hôi thối.
Theo VnMedia
Vì sao TTTM Chợ Mơ chưa đi vào hoạt động?" alt=""/>Chợ Mơ Hà Nội đang bị “bức tử”?Đảm bảo 100% chỗ học cho học sinh trong độ tuổi quy định đang cư trú trên địa bàn, đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học được vào học lớp 6 theo tuyến do Ban Chỉ đạo tuyển sinh thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quy định.
Thực hiện xét tuyển ở các trường THCS, riêng Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa kết hợp xét tuyển và khảo sát năng lực.
Tùy tình hình thực tế về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên và dân cư của mỗi địa phương, trên cơ sở tham mưu của Phòng GD-ĐT, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường theo yêu cầu và nguyên tắc tuyển sinh, trong đó sĩ số học sinh/lớp không vượt quá 45 học sinh/lớp.
Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh từ ngày 15/6 và công bố đồng loạt vào ngày 15/7.
Riêng việc tuyển sinh vào lớp 6 tăng cường ngoại ngữ như sau:
Đối với Tiếng Anh,tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, thực hiện tiếp nhận học sinh đã được công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có điểm toàn năm từng kỹ năng từ 6.0 điểm trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hoặc chứng chỉ đạt trình độ A2 trở lên theo khung CEFR hoặc chứng chỉ Cambridge Flyer đạt từ 10/15 khiên trở lên hoặc TOEFL Primary Step 2 đạt từ 3/5 huy hiệu trở lên hoặc cấp độ Quickmarch của PTE Young Learners đạt Pass từ 3/5 sao trở lên hoặc là học sinh học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp tiểu học có điểm trung bình môn tiếng Anh tích hợp lớp 5 từ 6.0 trở lên.
TP.HCM xử lý nghiêm giáo viên ép học sinh học thêm, yêu cầu không chạy theo thành tích |
Tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa,xét tuyển những học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5. Ngoài ra, học sinh phải thực hiện bài khảo sát năng lực trong 90 phút. Thời gian khảo sát ngày 12/6.
Nếu không trúng tuyển vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, học sinh vẫn được xét tuyển vào lớp 6 theo quy định.
Đối với Tiếng Pháp, học sinh lớp 5 đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 8 điểm trở lên của năm học lớp 5 và có điểm trung bình của các môn tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp từ 6 điểm trở lên được chuyển thẳng vào các lớp 6 tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp (lộ trình A). Học sinh đạt điểm trung bình dưới 6 điểm có thể theo học chương trình tăng cường tiếng Pháp hoặc có thể theo học chương trình tiếng nước ngoài hiện hành.
Đối với Tiếng Trung, đối tượng tuyển là học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học và đã được công nhận đạt yêu cầu cấp tiểu học của chương trình.
Đối với Tiếng Nhật(Ngoại ngữ 1), lớp 6 tiếng Nhật (Ngoại ngữ 1) được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản, Quận 1.
Việc tuyển sinh vào các lớp 6 tiếng Nhật được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với Tiếng Đức, lớp 6 tiếng Đức (Ngoại ngữ 2) được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản, Quận 1.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 tiếng Đức (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với Tiếng Hàn, lớp 6 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Hoa Lư và Trường Trung học cơ sở Bình Thọ, thành phố Thủ Đức.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với các loại hình lớp học tăng cường Ngoại ngữ ở trung học cơ sở, hằng năm, Hội đồng trường có trách nhiệm xem xét đưa ra khỏi loại hình này các học sinh không theo kịp chương trình và tổ chức khảo sát tuyển bổ sung nhưng phải bảo đảm sĩ số không vượt quá theo quy định.
Việc tuyển sinh chương trình tích hợp
UBND TP quy định tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện có trường tiểu học thực hiện Chương trình Tiếng Anh tích hợp phải có trường trung học cơ sở thực hiện Chương trình Tiếng Anh tích hợp để đảm bảo tính liên thông của chương trình.
Tổ chức thực hiện tại những trường đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập theo Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thực hành thí nghiệm cho các lớp Chương trình Tiếng Anh tích hợp theo quy định của Sở GD-ĐT.
Sĩ số học sinh/lớp ở chương trình tích hợp không quá 35 học sinh/lớp.
Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học theo Chương trình Tiếng Anh tích hợp hoặc học sinh hoàn thành chương trình tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đủ năng lực tiếng Anh thỏa một trong các điều kiện như sau thì được dự tuyển:
Theo hệ thống Pearson English, học sinh phải có chứng chỉ PTE cấp độ Quickmarch (Pass - số sao tối thiểu 3/5 sao).
Theo hệ thống Cambridge English, học sinh phải có chứng chỉ Flyer (số khiên tối thiểu 12/15 khiên).
Theo hệ thống ETS: học sinh phải có chứng chỉ TOEFL Primary bậc 2 với số huy hiệu tối thiểu là 3/4 huy hiệu (TOEFL Primary, Step 2, 3 badges).
Học sinh phải được đánh giá đạt bài khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của chương trình (Placement test).
Riêng Trường THPT Chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, Trường THPT Chuyên năng khiếu thể dục thể thao Bình Chánh, tuyển các bộ môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh, võ thuật, cầu lông, bơi lội.
Học sinh điều kiện xét tuyển là học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 6, đạt giải thể dục thể thao cấp quận, thành phố.
Hai trường này sẽ nhận hồ sơ xét tuyển tại trường từ ngày 1/6 đến ngày 30/6.
Minh Anh
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp: mầm non, lớp 1 tuyển sinh lớp 6, tuyển sinh lớp 10 năm 2021.
" alt=""/>Những thay đổi trong tuyển sinh lớp 6 ở TP.HCMTrong báo cáo nhanh gửi về Bộ, Sở GD-ĐT Hà Nam cho biết Sở đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT Lý Nhân xuống ngay trường để nắm rõ vụ việc và báo cáo về Sở.
Thông tin cho biết, học sinh Nguyễn Thị Hà, lớp 7A, trường THCS xã Hợp Lý bị con dao gây thương tích vào sáng ngày 6/3/2018 do một học sinh nam ném vào.
Hiệu trưởng nhà trường đã mời gia đình của 2 học sinh bị nạn và gây tai nạn cùng nhà trường phối hợp đưa học sinh Hà vào bệnh viện điều trị vết thương. Sau sơ cứu và phẫu thuật, hiện sức khỏe của em đã khá ổn định.
Trước đó, do bị bạn cùng lớp trêu chọc, nam sinh đã lén mang dao đến lớp để trả đũa bạn. Không may, cú phi dao trúng đầu em Hà.
Nữ sinh này nhập viện trong tình trạng lưỡi dao dài bị găm trên trán, đi qua xương sọ và rách màng cứng não.
Sở đã yêu cầu phòng GD&ĐT Lý Nhân chỉ đạo nhà trường ổn định tình hình đảm bảo việc dạy và học, đồng thời phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, thăm hỏi động viên gia đình và học sinh.
Bộ GD-ĐT đề nghị quan tâm hoàn cảnh gia đình, cuộc sống, sinh hoạt của em học sinh bị nạn, ổn định tâm lý nhưng nghiêm khắc xử lý đối với học sinh gây thương tích.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cả nước cần triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ về phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Bộ Giáo dục đề nghị giúp học sinh ném dao vào bạn ổn định tâm lý