Đây cũng là hệ thống có công nghệ tích hợp SIM ký số đầu tiên ở Việt Nam, cho phép cung cấp đầy đủ tính pháp lý cũng như bảo mật hiệu quả cao cho mọi hoạt động của Văn phòng Chính phủ, cũng như các bộ ngành, doanh nghiệp được Viettel triển khai hệ thống này.
Đến nay, Viettel mOffice đã giúp Văn phòng Chính phủ xử lý hơn 2 triệu văn bản đến và phát hành hơn 400.000 văn bản mới mỗi năm. Thời gian xử lý văn bản nhanh hơn xử lý văn bản giấy gấp hơn 5 lần.
![]() |
Hiện tại, tất cả lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đều đã sử dụng các thiết bị thông minh để điều hành công việc, phê duyệt văn bản (bằng sim CA có chữ ký số có tích hợp chứng thư của Ban Cơ yếu Chính phủ) xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi thông qua Viettel mOffice. 178 đơn vị các Bộ, Ban, ngành, Địa phương, Tập đoàn Nhà nước đã tham gia vào mạng lưới sử dụng hệ thống Quản lý văn bản của Văn phòng Chính phủ.
Viettel mOffice sở hữu hàng loạt chức năng, tiện ích như quản lý danh mục, quản lý văn bản đến, quản lý văn bản đi, quản lý giao việc, quản lý Văn bản nội bộ, quản lý Hồ sơ công việc, báo cáo thống kê, quản trị người dùng, quản trị hệ thống… So với các sản phẩm cùng loại, Viettel mOffice có ưu điểm vượt trội là dễ sử dụng, hiệu năng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật khắt khe của Bộ Thông tin và Truyền thông.
![]() |
Tại giải thưởng Sao Khuê 2020, Tập đoàn Viettel có tổng cộng 21 trên tổng số 112 giải thưởng được trao, với 2 giải thưởng thuộc Top 10 và cũng là đơn vị nhận được số lượng giải nhiều nhất. Đây cũng là năm Viettel có số lượng giải cao nhất trong lịch sử trao giải Sao Khuê, gần gấp đôi năm 2019. Riêng Viettel Solutions - thành viên của Tập đoàn Viettel, đơn vị phát triển Viettel mOffice, đạt 4 giải thưởng tại Sao Khuê 2020.
Giải thưởng Sao Khuê - giải thưởng chuyên môn uy tín của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam dành cho Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia là sự khẳng định về đóng góp và tác động của hệ thống này môi trường kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của các chuyên gia. Hội đồng giám khảo của Giải thưởng Sao Khuê gồm sự tham gia của 37 chuyên gia công nghệ, kinh tế đầu ngành, dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng là TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Năm 2020, Hội đồng đã lựa chọn được 112 sản phẩm, giải pháp, dịch vụ để trao giải. Chương trình Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận các sản phẩm dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2003. Các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Danh hiệu Sao Khuê có chất lượng, hiệu quả vượt trội luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2020, Chương trình Danh hiệu Sao Khuê 2020 tiếp tục sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT, góp phần định hướng thị trường, giúp người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm, dịch vụ CNTT tốt nhất, đồng thời góp phần xây dựng sản phẩm phần mềm thương hiệu Việt Nam theo chiến lược Make in Vietnam do Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra. |
Minh Ngọc
" alt=""/>Viettel mOffice đạt giải Sao Khuê 2020Trong năm 2018, Công nghệ cao, Dược phẩm, Hóa chất là top 3 ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất Việt Nam với mức tăng lần lượt 9,7%, 9,1% và 9%... theo kết quả khảo sát của Công ty Talentnet - Mercer dựa trên báo cáo lương thưởng của 602 doanh nghiệp từ 16 ngành nghề khác nhau với dữ liệu lương của hơn 314.000 nhân viên trên khắp Việt Nam.
Cũng theo bảng khảo sát này, 3 ngành có tỷ lệ tăng lương thấp nhất thuộc về Giáo dục, Dịch vụ tài chính - ngân hàng và Dầu khí, với lần lượt là 7,1%, 6,5% và 5,8%.
Còn theo Vietnamworks, top 5 các ngành nghề được trả lương cao nhất hiện nay liên quan đến: Tài chính/đầu tư, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Marketing; Xây dựng.
Trong lĩnh vực Tài chính/đầu tư, có 25% người thuộc vị trí quản lý/trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70 triệu đồng trở lên. Các vị trí khác như sau: mới ra trường 5 triệu đồng; có kinh nghiệm 7.2 triệu đồng; trưởng nhóm/giám sát 12,5 triệu đồng; quản lý/trưởng phòng 25 triệu đồng.
Ngành Xây dựng, ngành xây dựng, sinh viên ra trường nhận được là khoảng 7,5 triệu đồng/tháng. Có đến 1/4 nhóm ứng viên tham gia khảo sát cho biết đang được trả từ 10 triệu đồng.
Ngành Công nghệ thông tin sinh viên mới ra trường nhận khoảng từ 6 đến 9 triệu đồng. Cấp quản lý, trưởng phòng nhận mức khoảng 20 đến 45 triệu đồng.
Một số ngành không bao giờ hạ nhiệt như Bác sĩ - Dược sĩ có mức lương từ 20 triệu - 30 triệu đồng/tháng. Từ 2015 - 2020, theo Bộ Y tế, Việt Nam cần phải bổ sung 10.887 dược sĩ Đại học và 83.851 điều dưỡng.
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin, các ngành liên quan đến Công nghệ thông tin - kỹ sư phần mềm, Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo... đang nhận được mức lương kỷ lục. Theo khảo sát, mức lương trung bình đa phần các doanh nghiệp sẵn sàng trả cho các lập trình viên có kinh nghiệm là 1.318 USD/tháng (khoảng 30 triệu đồng).
TopDev đã công bố mức lương của các kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam lên đến 22.000 USD, tương đương hơn 510 triệu đồng mỗi năm.
Kỹ sư về Machine Learning có mức lương lên tới hơn 38,2 triệu đồng/tháng (1.678 USD), Nhà khoa học dữ liệu và Kỹ sư về DevOps nhậ lương 35 triệu đồng/tháng (1.537 USD) và hơn 34,3 triệu đồng/tháng (1.505 USD).
Mức thu nhập khởi điểm mỗi tháng với các lập trình viên dưới 2 năm kinh nghiệm tại Việt Nam là 330 USD (khoảng 7.7 triệu đồng), trên 2 năm kinh nghiệm là 525 USD (khoảng 12.2 triệu đồng), cấp quản lý trên 5 năm kinh nghiệm là 1.550 USD (khoảng 36.2 triệu đồng) và cấp giám đốc hoặc cao hơn với trên 10 năm làm việc hơn 2.300 USD (khoảng 54 triệu đồng).
Theo dự báo của các chuyên gia, Việt Nam sẽ thiếu từ 70.000 đến 90.000 nhân sự công nghệ thông tin trong năm 2019 trên tổng nhu cầu 350.000 người của toàn thị trường.
Một ngành cực hot không thể không nhắc tới là các nghề liên quan đến Hàng không. Năm 2018, phi công Vietnam Airlines nhận lương 132,5 triệu đồng/tháng, tăng gần 11 triệu so với năm trước đó. Tiếp viên hàng không 28,9 triệu đồng/tháng, tăng 1,7 triệu đồng so với năm 2017. Còn cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines (trừ HĐQT và ban giám đốc) nhận bình quân 28,8 triệu/tháng, tăng 4,7 triệu đồng năm trước.
Lương phi công năm 2017 của hãng bay giá rẻ Vietjet khoảng 180 triệu đồng/tháng. Còn với Jetstar Pacific – công ty con của Vietnam Airlines, lương cơ phó khoảng 100–120 triệu đồng/tháng, cơ trưởng 110–160 triệu đồng/tháng (tùy giờ bay và thâm niên).
Đối với ngành Marketing, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2020, ngành Marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm, dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
Nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng. Các vị trí cụ thể ở các công ty ở Việt Nam có mức lương như sau: Nhân viên Marketing 14,000,000 – 18,000,000 VNĐ/tháng; Account Manager 24,000,000 – 34,000,000 VNĐ/tháng; Brand Manager 35,000,000 – 45,000,000 VNĐ/tháng...
Ngành Bất động sản, lương giao động từ từ $378 đến $1324 (khoảng 8.8 triệu cho đến 31 triệu/tháng).
Theo GenK
" alt=""/>Top những ngành được trả lương cao nhất ở Việt Nam, đặc biệt có một nghề lương từ 130Thay vì phát triển số lượng thuê bao, các nhà mạng giờ đây cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng cần tìm cách triển khai các dịch vụ mới nhằm mở rộng không gian tăng trưởng.
Sự xuất hiện của các dịch vụ mới trên nền tảng di động như Mobile Money đòi hỏi thông tin thuê bao phải thật chính xác. Do vậy, quyết định dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý được các nhà mạng chủ động đưa ra nhằm chấn chỉnh tình trạng SIM rác trên thị trường.
Đề xuất bán SIM online, không cần đến điểm giao dịch
Từ năm 2019, Bộ TT&TT đã tổ chức thanh tra diện rộng trên cả nước đối với việc đăng ký, quản lý thông tin SIM thuê bao. Kết quả thanh tra cho thấy, vẫn tồn tại tình trạng SIM rác đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Người dùng di động vì thế có thể dễ dàng tìm mua SIM kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký, khai báo thông tin thuê bao.
Theo đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), những vi phạm này chủ yếu diễn ra tại các đại lý ủy quyền của doanh nghiệp viễn thông. Trên cơ sở các kết luận thanh tra, Bộ TT&TT đã có văn bản nhắc nhở lần 1 đối với người đứng đầu các doanh nghiệp viễn thông di động về vấn đề SIM rác, SIM kích hoạt sẵn.
![]() |
Theo kết luận thanh tra, việc bán SIM rác, SIM kích hoạt sẵn chủ yếu diễn ra tại các đại lý ủy quyền của doanh nghiệp viễn thông. |
Nhận xét về quyết định dừng bán bộ hòa mạng tại đại lý ủy quyền của Viettel, VinaPhone và MobiFone, đại diện Cục Viễn thông cho rằng, đây là hành động thể hiện sự nghiêm túc, quyết liệt xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác.
“Các biện pháp mạnh này sẽ là giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn, xử lý SIM rác, đảm bảo độ chính xác thông tin thuê bao, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự xã hội”, đại diện Cục Viễn thông nói.
Trước câu hỏi về việc ngừng bán SIM qua đại lý liệu có ảnh hưởng đến người dùng, đại diện Cục Viễn thông khẳng định, các nhà mạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua SIM, đăng ký thông tin thuê bao cũng như các dịch vụ viễn thông khác.
Qua trao đổi, Cục Viễn thông được biết, trong thời gian này các doanh nghiệp viễn thông sẽ tăng cường mở rộng hệ thống cửa hàng và triển khai các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động của chính nhà mạng.
Theo đại diện Cục Viễn thông, các nhà mạng cũng đang đề xuất Bộ TT&TT xem xét cho triển khai phương án bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao trực tuyến.
Lúc này, người dân có nhu cầu không cần đến trực tiếp điểm giao dịch mà có thể đăng ký online. Bộ SIM hòa mạng được đăng ký đầy đủ, chính xác thông tin sau đó sẽ được gửi đến tận nơi bởi nhà mạng.
Trọng Đạt
" alt=""/>Viettel, VinaPhone, MobiFone dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý