Trần Duy (Video: Mandaue Foam)
Ngắm ngôi nhà tràn đầy sắc màu do chính tay họa sĩ tự thiết kế
Họa sĩ nổi tiếng Kate Padget Koh đã tự tay thiết kế lại ngôi nhà với các điểm nhấn nội thất khiến nó không chỉ đẹp mà còn tràn đầy màu sắc và ấm cúng hơn.
Trần Duy (Video: Mandaue Foam)
Họa sĩ nổi tiếng Kate Padget Koh đã tự tay thiết kế lại ngôi nhà với các điểm nhấn nội thất khiến nó không chỉ đẹp mà còn tràn đầy màu sắc và ấm cúng hơn.
Chia sẻ với VietNamNet, nam NTK cho biết các thí sinh sau khi có cơ hội tiếp xúc và làm việc với anh, họ rất ưng ý và mong muốn thuê lại đầm để diện trong đêm thi cuối.
"Trước thềm chung kết, hoa hậu và á hậu 1 đã liên hệ với ê-kíp để thử váy. Tân hoa hậu sau khi thử 2 chiếc váy đã quyết định chọn 'Phượng hoàng tái sinh'. Người đẹp Saoma liên hệ vào phút cuối và lựa chọn chiếc váy còn lại". NTK thổ lộ.
Tân hoa hậu diện thiết kế lấy ý tưởng từ 'Phượng hoàng tái sinh' với ý nghĩa về sự hồi sinh, vươn lên mạnh mẽ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trước đó, chiếc váy đã được Á hậu 5 Miss Grand International 2023 Melissa Bottema đến từ Hà Lan sử dụng trong đêm chung kết.
Nhà thiết kế tiết lộ đã thay đổi phần tà bên tay thành phần tà ở eo để tạo sự khác lạ và tạo điểm nhấn cho bộ váy. "Miss Global 2023 đã không ngần ngại dùng lại thiết kế vì với cô nó vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường", nam NTK nói.
Về phía trang phục dạ hội của người đẹp Việt Nam Đoàn Thu Thủy, anh cho biết bộ váy được chuẩn bị gấp rút trong chưa đầy 1 tuần. "Chiếc váy được lấy ý tưởng từ hình ảnh 'ngọn lửa'. Cả 2 đã bàn bạc về việc tạo hiệu ứng bất ngờ cho chung kết. Thủy đã trình diễn khiến khán phòng kinh ngạc", NTK Nguyễn Minh Tuấn bày tỏ.
Chia sẻ về Đoàn Thu Thủy, anh cho biết mong muốn người đẹp có thể đạt kết quả cao nhất có thể. Danh hiệu Á hậu 4 đã chứng minh những nỗ lực không ngừng nghỉ của người đẹp Việt Nam.
Đoàn Thu Thủy trình diễn dạ hội:
Bên cạnh đó, Á hậu 1 Miss Universe 2023 đến từ Thái Lan Anntonia Porsild cũng diện 2 bộ váy của NTK khi xuất hiện trong đêm chung kết với vai trò MC.
Đỗ Phong
Tân Miss Global body quyến rũ, học vấn 'khủng' và tuổi thơ bị bắt nạtTân Miss Global 2023 sở hữu vẻ đẹp quyến rũ và học vấn 'khủng'. Người đẹp hiện là nhà tâm lý học và đang theo đuổi tấm bằng thạc sĩ ngành Kiến trúc.">Lấp sông làm dự án kiếm lời, dân khốn khổ vì ngập lụt
Chấn động miền Tây, đại gia lấp sông làm dự án
Khu “ổ chuột” lớn nhất trung tâm
Khu Mả Lạng được bao bọc bởi 4 tuyến đường lớn là Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, Cống Quỳnh và Trần Đình Xu, đều thuộc phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TP.HCM).
Một số người dân ở đây cho biết, trước năm 1975, nơi này là nghĩa địa với hàng chục ngôi mộ nằm lộn xộn, xen lẫn nhà dân. Lạng qua lạng lại đều thấy mả nên người dân gọi là Mả Lạng.
Nhà bà Thu rộng 14m2 nhưng có tới 13 người ở |
Năm 1975, cả khu vực này bị cháy rụi sau một trận pháo kích. Sau đó, chính quyền TP đã có chủ trương đưa người dân nơi đây đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nhưng những năm sau đó, người dân lại quay trở về Mả Lạng sinh sống. Những năm 1977-1982, các ngôi mộ được dời đi nhường chỗ cho những người đi kinh tế mới trở về. Họ dựng nhà để sinh sống tạm bợ cho đến nay.
Bà Hoàng Thị Hoa (SN 1953) cho biết, bà sinh ra và lớn lên ở khu Mả Lạng này. Năm 1975, bà và gia đình cũng đi xây dựng vùng kinh tế mới ở khu vực nay thuộc thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
“Chúng tôi là dân thành phố, trước nay đâu biết làm nương làm rẫy thế nào. Tới vùng kinh tế mới, suốt ngày phải đi làm rẫy, đôi khi chỉ cần gặp một tổ kiến trên rẫy cũng đủ làm tôi sợ hãi. Chồng tôi lại có tật bẩm sinh ở chân, không làm được việc nặng nhọc. Cực khổ quá không chịu được, ở đó được hơn 1 năm, chúng tôi dắt díu nhau về lại Mả Lạng”, bà Hoa chia sẻ.
Nhà chật nên nhiều gia đình phải nấu nướng ở trước nhà |
Về lại Mả Lạng, gia đình bà Hoa được cấp một mảnh đất rộng hơn 1m dài 6m. Ban đầu bà dựng nhà bằng tre lá, sau đó mới xây tường gạch, lợp mái tôn. Suốt một thời gian dài, đây là nơi trú ngụ của vợ chồng bà và 3 người con.
Hàng ngày, bà Hoa làm hủ tiếu ngay trước cửa nhà để bán cho bà con quanh khu Mả Lạng vào buổi sáng, bằng cách bưng tới tận nhà cho khách. Mỗi ngày bán hàng bà lãi được khoảng hơn 100.000 đồng. Đối với người phụ nữ này, cuộc sống chỉ cần vậy là đủ.
Nhiều nhà dựng xe máy ở ngoài hẻm cả ngày lẫn đêm |
Cũng tương tự như gia đình bà Hoa, đa số các hộ dân khác ở khu Mả Lạng đều có nhà rộng khoảng trên dưới 10m2. Nhiều gia đình phải đun nấu ở ngoài cửa, để xe cả ngày lẫn đêm ở dọc hẻm, vì trong nhà quá chật. Cuộc sống của họ chủ yếu nhờ vào công việc buôn bán nhỏ ở lề đường quanh khu vực quận 1.
Phải được đền bù từ 200-300 triệu/m2 mới di dời
Được biết, từ năm 2000 “khu ổ chuột” Mả Lạng được lập dự án rồi giao Tổng công ty địa ốc Sài Gòn thực hiện. Đến năm 2006, dự án được chuyển giao cho tập đoàn Bitexco xây dựng cao ốc Văn phòng - Trung tâm thương mại - Căn hộ kết hợp chỉnh trang đô thị. Theo thống kê, khu vực này có diện tích đất thu hồi hơn 6,8ha, tổng số nhà giải tỏa gồm 1.424 căn. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn giậm chân tại chỗ.
Dự án căn hộ hạng sang Alpha City cạnh “khu ổ chuột” lớn nhất trung tâm |
Trao đổi với phóng viên VietNamNet về việc này, nhiều người dân ở khu Mả Lạng cho biết, họ có được thông báo về việc khu vực nhà mình nằm trong diện quy hoạch dự án từ hơn chục năm nay. Các cơ quan chức năng đã tới đo đạc, ghi nhận hiện trạng, yêu cầu người dân không sửa chữa cơi nới thêm. Chính quyền cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp với các hộ dân ở đây để bàn về việc đền bù giải tỏa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa chốt được thời gian giải tỏa và chưa biết giá đền bù ra sao.
Những người dân ở đây cũng cho biết, dù cuộc sống chật chội và còn nhiều khó khăn nhưng đa số đều muốn sinh sống ở đây. Họ cho rằng, quận 1 vẫn là khu vực dễ kiếm tiền nhất, giao thông thuận tiện, nếu phải di dời tới nơi khác họ cũng chưa biết làm gì để sống.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải di dời thì những người dân ở đây cũng đồng thuận, với điều kiện giá đền bù phải hợp lý. Theo người dân, họ được biết việc giải tỏa khu đất này là để xây cao ốc, trung tâm thương mại, căn hộ hạng sang. Ngay giáp khu Mả Lạng, cũng đang có dự án căn hộ hạng sang Alpha City, đang xây dựng và được chào bán với giá từ 8.000 - 10.000 USD/m2. Vì vậy giá đền bù cho người dân bị giải tỏa cũng phải tương xứng.
Bà Nguyễn Thị Kim Thu (49 tuổi), cho biết: “Tôi có người bạn ở khu Cô Giang-Cô Bắc, nhà nó trên chung cư mà còn được đền bù 200 triệu đồng/m2, để di dời. Nó nói với tôi, mai mốt có di dời thì cũng phải đòi từ 200-300 triệu đồng/m2. Tôi thấy cũng phải được đền bù với giá đó thì mới di dời đi được. Bởi, nhà tôi có 14m2, 13 người ở nếu đền bù khoảng 100 triệu/m2 thì cũng chỉ được 1,4 tỷ. Số tiền đó chưa đủ để mua một căn chung cư nhỏ ở ngoại thành”.
Còn bà Hoa thì yêu cầu được cấp một mảnh đất, hoặc một căn nhà ở quận 1, dù nhỏ cũng được, chứ bà không quen sống trên chung cư. “Tôi già rồi sống trên chung cư có cháy nổ tôi không chạy được. Hơn nữa, ở chung cư tôi cũng không thể bán hủ tiếu được nữa. Do đó, mong được đền bù tái định cư một cách hợp lý”, bà Hoa chia sẻ.
Mạnh Đức
Một số gói thầu trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD, gặp khó khăn vì một số người dân địa phương khiếu nại, không đồng ý về giá đền bù.
"> Khu ổ chuột Mả Lạng cạnh dự án Alpha City thách giá 300 triệu/m2Từ những câu chuyện riêng được kể bằng áo dài, các nhà thiết kế sẽ mang đến nhiều chia sẻ thú vị về mảnh đất quê hương, nơi mỗi người gắn bó theo nhiều cách khác nhau.
18 nhà thiết kế và thương hiệu áo dài tham gia chương trình Nơi tôi sinh ragồm có: Thanh Thúy, Cao Minh Tiến, Trịnh Bích Thủy, Duy Nguyên, Diệp Anh, Chế Quyết Tiến, Giang Đoàn, Phương Thảo, Ngọc Hân, Chula, Trần Thiện Khánh, Viết Bảo, Huệ Thi, Nguyễn Thúy, Trung Beret, Minh Hạnh, Công Huân, Cao Duy.
Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, đây là sản phẩm chào năm mới, khởi động cho nhiều dự án của Văn Miếu trong việc kết hợp tour đêm Văn Miếu với nhiều hoạt động văn hóa nhằm tăng tính trải nghiệm cho du khách.
“Chương trình chiếu ánh sáng 3D mapping kết hợp với trình diễn áo dài truyền thống không chỉ tôn vinh giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà còn tôn vinh nét đẹp truyền thống của tà áo dài Việt Nam. Trong chương trình, câu chuyện về áo dài đến từ nhiều vùng, miền khác nhau sẽ được kể”, ông Lê Xuân Kiêu chia sẻ.
Trong chương trình, NTK Minh Hạnh sẽ giới thiệu bộ sưu tập áo dài với chất liệu thổ cẩm mang đậm dấu ấn của vùng đất và con người Tây Nguyên; NTK Thanh Thúy mang đến những bộ áo dài có họa tiết, dáng dấp của hoa ban - loại hoa đặc trưng của Điện Biên, nơi cô sinh ra, còn NTK Công Huân sẽ giới thiệu bộ sưu tập áo dài đặc trưng của TP.HCM.
Đại diện cho Hà Nội, NTK Cao Minh Tiến sẽ giới thiệu bộ sưu tập áo dài ký họa về Hà Nội; NTK Trịnh Bích Thủy kể chuyện mùa đông Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài kết hợp áo chần bông; còn NTK Duy Nguyễn lại mang đến câu chuyện thôn quê Hà Nội với bộ sưu tập áo dài thủ công đặc trưng của làng nghề Thạch Xá (Ứng Hòa)…
Cựu biên tập viên VTV Diệp Anh chia sẻ sinh ra ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) nên từ tấm bé, ký ức hình ảnh hai bên triền đê phơi đầy lá làm nón đã in đậm trong tâm trí cô. Thế nên, ở bộ sưu tập áo dài lần này, cô sẽ cho trình diễn cùng nón lá.
Mong ước lan toả áo dài Việt Nam ra bạn bè thế giới của Thoa TrầnVới vai trò là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam, NTK Thoa Trần dành nhiều tâm huyết và đam mê cho chiếc áo dài dân tộc.">