Nhận định, soi kèo Kongsvinger vs Skeid Oslo, 23h00 ngày 16/5

Giải trí 2025-02-01 23:36:27 6
ậnđịnhsoikèoKongsvingervsSkeidOslohngàbóng đá việt nam hôm nay trực tiếp   Hư Vân - 16/05/2023 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/html/863f698225.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Burnley vs Leeds United, 3h00 ngày 28/1: Khó thắng

danh thiep giay anh 1

Danh thiếp của Derek Peterson - Giám đốc công nghệ của Boingo Wireless (Mỹ) - luôn nằm trong tay ông, theo đúng nghĩa đen.

Ông đã được cấy một con chip chứa thông tin liên lạc vào giữa ngón cái và ngón trỏ. Từ đó, những người mới quen biết đều có thể dùng điện thoại để tìm hiểu thông tin chi tiết về ông.

Những nỗ lực truyền tải thông tin qua con chip thường gây ra sự bối rối và hoài nghi. Ông nhận ra rằng một số điện thoại cần tải xuống ứng dụng trước khi quét con chip trong tay mình, vốn sử dụng công nghệ kết nối trường gần (NFC).

Đầu đọc NFC của một số điện thoại cũng không đủ mạnh để phát hiện con chip trừ khi được đặt trực tiếp trên tay ông.

“Tôi gần như là một cyborg (sinh vật nửa người, nửa máy). Điều đó khá thú vị”, ông cho hay.

Danh thiếp công nghệ cao lên ngôi

Những tấm danh thiếp truyền thống, với số lượng suy giảm trong những năm qua, đã thất sủng do đại dịch Covid-19, khi nhiều người làm việc tại nhà và chuyển các hội nghị sang hình thức trực tuyến.

Ngay cả ở thời điểm hiện tại, khi việc tiếp xúc trực tiếp đã gia tăng, nhiều người cũng không thích quay trở lại việc sử dụng danh thiếp truyền thống. Họ coi đây là sự trao đổi vi khuẩn, không thân thiện với môi trường và mất công.

Thay vào đó, họ đang chuyển sang các giải pháp điện tử một phần hoặc hoàn toàn. Chúng có thể có dạng thẻ có mã QR, thẻ kỹ thuật số có thể quét được hoặc chip được gắn trong các vật dụng, cho phép mọi người chia sẻ thông tin liên hệ bằng một lần nhấn.

danh thiep giay anh 2

Derek Peterson đưa thông tin liên lạc của mình vào một con chip và cấy nó vào tay mình. Ảnh: Derek Peterson.

Ông Peterson đã nhận được thẻ của mình từ Dangerous Things, một công ty công nghệ thực hiện cấy ghép trên người. Nếu số điện thoại thay đổi, chip có thể được cập nhật trực tuyến.

Tuy nhiên, viễn cảnh về "thế giới hậu giấy tờ" cũng không phải là không có rào cản.

Atlas Vernier đã từ chối danh thiếp bằng giấy để ủng hộ việc đeo một nhẫn NFC có gắn chip bên trong. Sau khi được quét, thông tin của Vernier, 21 tuổi, sẽ hiển thị trong điện thoại của người nhận.

Vernier thường phải di chuyển chiếc nhẫn để tìm kiếm điểm có kết nối mạnh nhất trong đầu đọc NFC trên điện thoại.

Khi một người tham dự hội nghị gần đây hỏi thông tin liên hệ của Robert F. Smith, vị tỷ phú này đã cung cấp tấm thẻ nhựa trắng có in mã QR màu vàng. Vị khách cầm điện thoại để quét song không có chuyện gì xảy ra.

Trong những phút tiếp theo, vị khách loay hoay đưa điện thoại ra xa rồi lại gần tấm thẻ, ông Smith cũng phải thử các cách cầm và góc tiếp xúc khác nhau. Khi mọi chuyện không hiệu quả, ông Smith rút ra một thẻ khác có mã QR màu đen. Lúc đó, việc trao đổi thông tin mới thành công.

“Tôi đánh giá cao các giải pháp công nghệ có ý nghĩa tốt. Tôi không nhớ thẻ giấy một chút nào cả”, ông nói.

Chưa sẵn sàng từ bỏ danh thiếp giấy

Ayomide Joseph, một nhà tiếp thị nội dung, đã cố gắng sử dụng mã QR để chia sẻ thông tin liên hệ với các chuyên gia an ninh mạng, nhưng họ từ chối.

FBI đã đưa ra cảnh báo về việc tội phạm mạng chuyển hướng mã thông tin đến các trang web lừa đảo. Bên cạnh đó, quyền riêng tư vẫn là mối quan tâm đối với một số người.

Ông Joseph cho biết cũng gặp khó khăn với nhiều người, chủ yếu là người lớn tuổi. Họ không có mối lo ngại về an ninh mà chỉ đơn giản là không thích điều đó. Với họ, ông Joseph sẽ viết thông tin liên lạc ở mặt sau một tấm thẻ nhựa.

Nicole Bishop, Giám đốc điều hành một công ty khởi nghiệp về công nghệ y tế, đặt mã QR trên màn hình chính trong điện thoại di động. Chiếc mã này cho phép người quét có thể gửi thông tin liên hệ cho thiết bị của cô.

danh thiep giay anh 3

Ayomide Joseph phát cho mọi người danh thiếp có mã QR. Ảnh: Ayomide Joseph.

Cô Bishop cho biết luôn mang theo hai bộ sạc điện thoại, vì hết pin có thể là một yếu tố ngăn cản việc trao đổi thông tin.

VistaPrint, một công ty dịch vụ tiếp thị thuộc sở hữu của Cimpress PLC, đã thêm mã QR vào các mẫu danh thiếp vào tháng 11/2020. LinkedIn đã thêm một tính năng để người dùng tạo mã QR vào năm 2018.

Rob Krugman, Giám đốc kỹ thuật số của Broadridge Financial Solution, gần đây đã cung cấp mã QR đến LinkedIn của mình cho khách tại một bữa tiệc tối.

"Chúng tôi không cần gọi chúng là mã QR; nó là một từ nghe rất đáng sợ. Nếu mã này giúp kết nối trải nghiệm vật lý với trải nghiệm kỹ thuật số, thì từ tôi dùng để gọi nó sẽ là điều kỳ diệu", ông nói.

Nhưng mạng di động hoặc kết nối Wi-Fi yếu có thể hủy hoại điều kỳ diệu đó. “Bạn thử đi thử lại và cuối cùng đành từ bỏ nếu không được", ông Krugman nói.

Một số người chưa sẵn sàng từ bỏ việc lưu giữ tấm danh thiếp giấy. Ross Fishman, Giám đốc điều hành của Fishman Marketing, nhận thấy danh thiếp giấy đặc biệt hữu ích khi gặp gỡ nhiều người tại các hội nghị. Ông ghi chú vào mặt sau của các tấm thẻ, về cách ông biết đến họ và những gì đã được thảo luận.

Công ty của ông giúp các văn phòng luật thiết kế lại danh thiếp bằng giấy và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Ông khẳng định sẽ không loại bỏ những tấm danh thiếp giấy mà thậm chí đang tiến dần đến những gì ông coi là sự kết hợp trong tương lai.

Ông cho biết có thể thêm mã QR vào thẻ để giúp những người thích quét chúng cảm thấy tiện lợi hơn.

(Theo Zing)

">

Cái chết từ từ của tấm danh thiếp truyền thống

Đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành cùng Nhà sách Minh Thắng trao tặng sách cho đại diện các trường học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.


Sự chung tay ý nghĩa của các cơ quan ban ngành, tổ chức và cộng đồng trong chương trình ý nghĩa nhân văn này góp phần xây dựng và nhân rộng các mô hình tủ sách, thư viện miễn phí trong từng lớp học; giúp cho các em học sinh có cơ hội tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại; thúc đẩy lòng ham hiểu biết, ham học hỏi, từng bước hình thành thói quen đọc sách và tinh thần chia sẻ tri thức trong cộng đồng. 

Thầy Trương Đông Lợi, Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh chia sẻ: “Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, động viên tinh thần, giúp cho các em học sinh có điều kiện học tập tốt hơn và nâng cao tri thức. Là một trong các đơn vị nhận sách, nhà trường sẽ phát huy, sử dụng hiệu quả các tủ sách do chương trình trao tặng để không phụ lòng các nhà tài trợ, các cấp lãnh đạo và chương trình đã trao tặng”.

Ngoài mô hình trung tâm là tủ sách trong lớp học, chương trình còn tặng sách tới cộng đồng dân cư như nhà văn hóa thôn xóm, nhà chùa, giáo xứ, bệnh viện, mái ấm tình thương, đặc biệt là ở các trại giam. 

Anh Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc điều hành chương trình Tủ sách nhân ái cho biết: “Sau hơn 5 năm ra đời và hoạt động, chương trình Tủ sách Nhân áiđã trao tặng gần 16.000 tủ sách và thư viện ở 61 tỉnh thành trên cả nước và nước bạn Lào, đem lại cơ hội đọc sách và học tập miễn phí cho hàng triệu trẻ em và người dân ở mọi lứa tuổi. Qua đó, giúp các em học sinh cố gắng giữ gìn thói quen đọc sách, trang bị cho các em nhiều kiến thức quý giá từ sách, nâng cao các giá trị sống cho bản thân”.

 Anh Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc điều hành chương trình Tủ sách nhân áichia sẻ các nội dung sách được trao tặng đến các em học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh.

Để giúp cán bộ, chiến sĩ công an các đơn vị, địa phương tiếp tục hình thành thói quen đọc sách, báo; có thêm nguồn tài liệu để nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ, phục vụ hiệu quả công tác chuyên môn, dịp này Cục Xuất bản in và phát hành, Bộ Thông tin và truyền thông cũng trao tặng cho Công an tỉnh Hậu Giang 20 tủ sách pháp luật.  

Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh luôn quan tâm đến việc cung cấp sách, báo, phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, thông tin, nghiên cứu, học tập, nâng cao kiến thức toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ. Hưởng ứng và triển khai tích cực hiệu quả chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh Hậu Giang cũng đã tổ chức “Ngày hội sách và văn hóa đọc” trong lực lượng; thường xuyên chỉ đạo, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của Tủ sách pháp luật; dành thời gian từ 15 -20 phút để đọc sách, báo vào đầu giờ làm việc mỗi buổi sáng hàng ngày. 

Các đơn vị trao tặng Tủ sách pháp luật cho Công an tỉnh Hậu giang.

Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: “Qua các hoạt động, mô hình này đã giúp hình thành thói quen đọc sách, báo trong cán bộ, chiến sĩ; bảo đảm công an mỗi đơn vị, địa phương đều có tủ sách pháp luật để nghiên cứu, vừa là công cụ, phương tiện giúp cán bộ, chiến sĩ tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, vận dụng đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế công tác một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ trong việc tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc trong chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, nhất là đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các lĩnh vực, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ mà Đảng, ngành và nhân dân giao phó”.

Đại tá Nguyễn Văn Thắng cũng chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng hiệu quả các đầu sách mà Cục Xuất bản, in và phát hành, Bộ Thông tin và truyền thông đã trao tặng; tiếp tục quan tâm triển khai việc học tập, tự bồi dưỡng cho cán bộ chiến sĩ; thường xuyên duy trì và tổ chức thực hiện tốt mô hình Tủ sách pháp luật, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho cán bộ, chiến sĩ để có thời gian nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ và thực hiện hiệu quả công tác chuyên môn.

Các đơn vị trao tặng xe đạp cho các cháu học sinh.

Để giúp các cháu học sinh có thêm điều kiện đến trường và đạt thành tích trong năm học mới, dịp này, các đơn vị tài trợ cũng đã trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các cháu học sinh là con cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh có hoàn cảnh khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập. 

Ngân An

Ảnh: Hoài Xuyên

">

'Tủ sách Nhân ái' trao 90 tủ sách với hơn 5.500 cuốn cho Hậu Giang

Nhận định, soi kèo AVS Futebol vs Gil Vicente, 3h15 ngày 28/1: Khó cho tân binh

{keywords}

Trong suốt một tuần tham gia chương trình này, các hội trường của trường đầy những bóng đèn làm bằng giấy, trong đó có dòng chữ “Tôi có thể thắp sáng thế giới nhờ lòng tốt bằng cách…”. Sau đó, bọn trẻ sẽ điền tiếp để hoàn thành câu.

Có em trả lời rằng: “…bằng cách nghe thầy cô giảng bài”, hay “…bằng cách nhặt rác”.

“Chúng tôi có những bóng đèn giấy treo ở khắp nơi” – hiệu trưởng Janet Scaglione cho biết. “Việc này rất có ý nghĩa. Tôi nghĩ rằng trẻ con về bản chất là tốt bụng, nhưng nên cho trẻ thấy cần phải thực hành”.

Những học sinh lớp bé được đề nghị mời một bạn mới chơi cùng mình, hoặc cầu ước cho một trẻ em ở quốc gia khác. Những học sinh lớp lớn được đề nghị nói lời cảm ớn tới một người làm tình nguyện hoặc mang hoa tặng một nhân viên văn phòng của trường. Bà Scaglione cho biết văn phòng của trường đầy ắp những bó hoa.

Chương trình The Great Kindness Challenge được bắt đầu vào năm 2011 chỉ với 3 trường ở Southern California. Hiện nó đã được thực hiện trên toàn thế giới và được tổ chức bởi tổ chức phi lợi nhuận Kids for Peace (Trẻ em vì hòa bình). Đây là lần đầu tiên Trường Tiểu học Cornell tham gia chương trình này.

Theo website của nhóm này, “The Great Kindness Challenge có một niềm tin đơn giản rằng lòng tốt là sức mạnh. Chúng tôi cũng tin rằng khi một hành động được lặp lại, một thói quen được hình thành”.

  • Nguyễn Thảo(Theo East Bay Times)
">

Trường học đưa ‘việc tử tế’ vào giáo trình

 - Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã từ trần 14h30 ngày 25/1/2017 (tức 28 tháng Chạp năm Bính Thân 2016) tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Thông tin được ông Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xác nhận tối ngày 25/1.

Ông Dương Trung Quốc cũng cho biết, lễ viếng Giáo sư Đinh Xuân Lâm bắt đầu từ 7giờ30 đến 8giờ30 ngày 27 tháng 1 năm 2017 (tức 30 tháng Chạp năm Bình Thân) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

{keywords}
Giáo sư Đinh Xuân Lâm. Ảnh: Bùi Tuấn/CPD.

Giáo sư Đinh Xuân Lâm sinh năm 1925 tại Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc ở đại học, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội

Ông được là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học. Ông là một trong hai người ngành Sử đầu tiên được tôn vinh phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

Lê Văn

">

Giáo sư Đinh Xuân Lâm qua đời ở tuổi 92

Im lặng hay lên tiếng? Từ khi biết chuyện tới giờ trong lòng tôi sục sôi câu hỏi này.

Cô giáo của con nhìn tự tin và đàng hoàng, nhà cửa khang trang, xe cộ đầy đủ.

Vậy mà cô vẫn bày trò...

{keywords}
Ảnh minh họa trên Báo Giáo dục Việt Nam

Sau một tháng học trước khi khai giảng chính thức, đến đón con, cô giáo đã bóng gió nói rằng cháu học hơi yếu so với các bạn, bố mẹ cần tăng cường kèm cặp. Đã kinh qua 3 năm học đầu đời của con, tôi hiểu ngay cô đang muốn nói chuyện gì, nên cũng thẽ thọt mà nói rằng “Vợ chồng em bận quá, nếu cô có thời gian kèm cháu thì cho em gửi”.

Thế là cô bảo tôi đưa con tới nhà học thêm. Lớp VIP, 4 học sinh, học phí cũng VIP luôn, tận 200 nghìn đồng mỗi buổi. Mấy tháng trước thì mỗi tuần hai buổi. Tới lúc sắp thi học kỳ cô bảo phải tăng thời gian, mỗi tuần lên tới 4, 5 buổi.

Với giá học như thế rồi, cô nói thế rồi, nên lúc đầu tôi cũng yên tâm thật. Nắng cũng như mưa, cun cút đưa con tới nhà cô, cũng xa xôi chứ chẳng gần nhà tẹo nào.

Cho đến một ngày, bỗng dưng con bảo: “Toàn... con cô dạy mẹ ạ”. Tôi không tin, còn nghĩ bụng chắc hôm đó cô bận nên con cô ra trông giúp một tí”.

Nhưng buổi sau hỏi, con vẫn bảo “Con cô dạy, toàn cho bọn con bài tập để làm”. Nên tôi bắt đầu nghi nghi. Nên một hôm, tôi lén đến đón sớm hơn hẳn để… nhìn trộm. Quả nhiên trẻ con không biết nói sai. Cô bé sinh viên con cô đang ngồi… xem điện thoại, 4 “học sinh VIP” cắm mặt làm bài. Chỉ đến sát giờ ra về, cô giáo mới ra ngồi lại, để “ngụy trang”.

Hôm qua và cả hôm kia cũng thế. Tuần sau thi học kỳ rồi, cô lại nhắn đưa con đến để cô kèm. Cứ tưởng sát giờ thi, cô sẽ khác vì cô bảo kéo dài giờ học thêm nửa tiếng nữa, nhưng không ngờ cô lại vẫn để con dạy.

Lúc đón con tôi thử hỏi “Cháu tiếp thu ra sao hả chị?”. Mặt cô tỉnh bơ, nhận xét như đúng rồi. Tôi toan nói hụych toẹt, vì thật tình thấy uất lắm rồi. Chỉ vì vài triệu bạc mà lại mong nhàn nhã, mà cô bày trò gian. Nhưng lại nuốt nghẹn, vì lo con bị trù, nên cố nhịn.

Dọc đường về cứ ấm ức vì thấy mình hèn. Hèn ngay từ lúc ngoan ngoãn cho con đi học thêm, tự lừa mị mình rằng học cô, thay vì gia sư, sẽ tốt hơn vì cô trò sẵn gần gũi, hiểu nhau, cô lại có khả năng sư phạm. Hèn vì tự ca bài “người tử tế việc tử tế” với mình rằng thôi thì cũng là phần nào giúp cô cải thiện đồng lương cho một cái nghề vất vả...

Cơ mà, tôi vào thế khó thật rồi, để được sống đúng như mình muốn.

Im lặng hay lên tiếng? Trong lòng tôi sục sôi câu hỏi này.

Nếu lên tiếng, có hai tình huống có thể xảy ra. Trong trường hợp tôi nói thẳng với cô, chắc cô không nề hà gì mà bảo hôm đó bận quá nên có nhờ cháu ra trông hộ một tẹo. Nhưng từ đó thì con tôi sẽ ra sao? Có bị trù dập không?

Quay lén lấy bằng chứng thì quá dễ dàng với các thiết bị công nghệ như hiện nay. Nhưng gửi bằng chứng cho ai? Cho hiệu trưởng của cô? Có thể cô bị kỷ luật, nhưng sẽ vẫn dạy tiếp lớp học chính, và con tôi sẽ bị trù. Nếu chuyển qua lớp khác, con tôi vẫn “có vết” ở trong trường, cô giáo nào cũng nhìn nó với ánh mắt… kỳ thị, vì có phụ huynh chơi một cú “hoành tráng” như vậy.

Còn nếu tung “bằng chứng” lên mạng xã hội, thì tôi chẳng lường hết được những chuyện gì tiếp theo…

Nếu im lặng: Im lặng rồi tiếp tục đưa con tới học thêm, con tôi sẽ yên ổn qua học kỳ tới, rồi lên lớp 5 là chuyển qua cô giáo khác. Im lặng và tìm cách xin con nghỉ học thêm một cách êm thấm nhất? Có lẽ cô giáo sẽ khó chịu, bằng mặt nhưng không bằng lòng, và con cũng sẽ bị trù…

Trong một cái nghề rất dễ giở mấy trò trù dập tinh vi, không ai bắt được vào đâu. Nếu là mình thì còn có khả năng tự vệ khi bị trù, nhưng trẻ con, lại nhát như con tôi, nghe chừng là khó.

{keywords}
Tiết lộ đề cho học sinh tại lớp học thêm (Ảnh Báo Tuổi trẻ).

Ví dụ nhé, trường công có quy định đảo vị trí học sinh để đảm bảo công bằng cho 50 em/ lớp, nhưng trên thực tế, từ ngày con tôi học thêm ở nhà cô thì luôn được cô ưu tiên xếp ngồi hai bàn đầu dù mắt sáng như sao và cao chả kém bạn nào.

Không học thêm, có khi mạt kiếp cô cho ngồi cuối lớp. Mà với lớp 50 đứa, cứ ngồi tận dưới đó, cô lại chỉ chăm chắm vào dạy thêm, sẽ rất khó theo được bài.

Hai năm rồi, cũng nhờ đi học thêm các cô nên điểm thi của con cao, nhờ được khoanh vùng đúng tủ, được cô dặn “cứ về học thuộc bài văn này”…

Hay một cách… bạo hành tinh vi, mà năm trước tôi đã nếm mùi với cậu con trai nhỏ. Đó là sau vụ cô giáo để con bị lạc sau giờ học, khiến cả nhà được một phen kinh hoảng, cô giáo không những không ân hận lại còn mặt nặng mày nhẹ, ra ý như nhà mình làm ảnh hưởng uy tín của cô.

Tôi vừa lo vừa ức, gặp hiệu trưởng trình bày cả tiếng xin chuyển lớp, nhưng kết quả là cô hiệu trưởng bò ra khuyên tôi không nên làm thế. Nào là "làm thế là xáo trộn tâm lý của con và ảnh hưởng uy tín của cô"… Nào là "còn các cô khác nhìn vào, khổ thân, mà cô ấy thật ra tốt, chỉ không khéo"... Nào là "thôi em ạ, còn mấy tháng nữa rốn nốt, chị cam đoan, chị đảm bảo"... Tôi cả nể, lại thôi.

Nhưng từ đó, thay đổi duy nhất là cô chuyển từ nặng nhẹ sang cười gượng mỗi khi giáp mặt, và nói những câu giả lả, cười nịnh rất thô. Còn thì cậu con vẫn ngán ngẩm việc đến lớp, mẹ thì hiểu ở lớp cô làm trò gì với nó vì trường công không có camera… Cho đến năm nay đổi qua cô khác, con mới háo hức đi học và về kháo chuyện ở lớp.

Nhớ ngày xưa mẹ tôi cũng dạy cấp 1. Thời đó vất, để lo cho được đám con ăn học, mỗi sớm mẹ phải dậy từ 4h sáng đi rải bánh mì cho các quán ngoại ô, cách nhà cả chục cây số rồi tất tưởi về đi dạy. Thế mà tối nào mẹ cũng ngồi cặm cụi soạn bài và chấm vở học sinh đến khuya. Có lần thương mẹ quá mà không biết làm sao, tôi đành xin... chấm vở học sinh giúp mẹ, thì mẹ bảo: "Thôi làm thế người ta biết mang tiếng ra...".

Vậy nên, tôi im lặng thôi. Để giữ sự bình yên cho con. Nhưng tôi phải nói với con sao đây, về sự gian dối của người lớn…

Phụ huynh Minh An

Mời bạn đọc chia sẻ các tình huống khó xử, các kinh nghiệm giải quyết tình huống đã trải qua theo địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn các bạn
">

Dạy thêm học thêm: Sao tôi lại hèn đến thế này?

友情链接