游客发表

Lớp học dạy chữ, dạy cả cách mưu sinh của thầy Khải

发帖时间:2025-01-25 08:34:26

“Thầy ơi,ớphọcdạychữdạycảcáchmưusinhcủathầyKhảchuyen nhuong thầy lại dạy bọn con đi ạ”

Huỳnh Quang Khải (32 tuổi, TP.HCM) lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Từ nhỏ Khải chỉ sống với mẹ và từng trải qua những ngày tháng vất vả để mưu sinh. Những năm học cấp 2, nhìn thấy cảnh các phụ huynh đón con rồi cưng nựng trước cổng trường, Khải trào nước mắt. 

“Khi đó mình chỉ muốn bỏ chạy thật xa vì cảnh tượng ấy thực sự khiến mình tủi thân”, Quang Khải chia sẻ.

Huỳnh Quang Khải có hơn 10 năm làm công tác thiện nguyện cho lớp học tình thương.

Nói về hành trình mở lớp học tình thương năm 2009, Khải nhớ lại đầy xúc động: “Mình tìm thấy đâu đó tuổi thơ của mình trong dáng hình ngây thơ, vất vả của những đứa nhỏ bán vé số. Mình quyết tâm phải làm một việc gì đó giúp các em. Và rồi, lớp học xóa mù chữ của mình và một vài người bạn cho các em nhỏ đi bán vé số, ve chai ở gần nhà ra đời từ đó”.

Xóm nhỏ lên đèn, lớp học nằm trong con ngõ nhỏ ở Quận 12 của Khải cũng bắt đầu vào học.

Ban đầu, lớp chỉ có một vài em. Nhưng sau này, các em rủ thêm bạn có hoàn cảnh khó khăn đến nên lớp ngày một đông hơn. Dù không theo học ngành sư phạm nhưng Khải luôn nỗ lực, tìm cách giảng dạy dễ hiểu nhất, gần gũi nhất để các em cảm thấy hứng thú và tiếp thu thật nhanh. 

Các em học sinh đều có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện cho đi học trường chính quy. 

Sáu năm thầy trò sát cánh bên nhau, những người bạn của Khải vì bận rộn công việc không còn tiếp tục tham gia giảng dạy. Khải là người cuối cùng rời đi vào năm 2015. Anh chọn theo ngành hướng dẫn viên du lịch. 

Tháng 9/2015, một em bán vé số nói với Khải: "Thầy ơi thầy dạy lại bọn em đi". Câu nói đã thôi thúc Khải mang lớp học tình thương về nhà mình.

Nhớ lại những ngày tháng đó, Khải trải lòng: “Các em nhỏ đến nhà mình học phải trải chiếu, sách vở kê lên đùi vì không có bàn. Chỗ ngồi bất tiện, nhiều khi còn bị dột nước mưa. Nhưng nhìn thấy các em say sưa học chữ, mình lại thấy được an ủi trong lòng”. 

Muốn dành nhiều thời gian hơn cho công việc dạy học, năm 2017 Khải quyết định chuyển sang nhận tour du lịch tự do. 

Các giờ ngoại khóa rất vui vẻ. 

Khải đặt tên cho lớp học tình thương của mình là Ngọc Việt bởi với anh, các em học sinh chính là những viên ngọc sáng. Năm 2018 Khải lập gia đình. Lớp học khi đó có khoảng 60 em nên Khải dự định xây thêm lớp để các em có chỗ học hành đàng hoàng.

Hai vợ chồng vận động được hơn 60 triệu đồng nhưng chi phí phát sinh lên hơn 100 triệu đồng. Vợ chồng Khải quyết định bán hết của hồi môn để trang trải. 

Có mẹ và vợ luôn ở bên động viên và ủng hộ, Khải có thêm động lực. Lúc Khải bận, vợ sẽ là người hỗ trợ. 

“Thường các em đi làm về sẽ chạy qua nhà thầy học bài luôn. Có nhiều em chưa được ăn gì hoặc ăn ít nên rất đói. Lúc đó các em sẽ nấu mì hoặc mẹ Khải sẽ là người nấu cơm cho các em ăn. Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên vui vẻ ăn uống bên nhau, mình cảm thấy rất ấm lòng”, Khải chia sẻ. 

Dạy chữ… dạy cả cách mưu sinh 

Ban đầu lớp học không quá đông nên Khải chưa đưa ra tiêu chí lựa chọn học sinh vào lớp. Sau này, số lượng tăng dần, Khải phải kĩ càng hơn khi nhận các em.

Học sinh say sưa học bài là niềm vui của người làm thầy. 

“Các em học sinh được nhận vào lớp học của mình phải trên 8 tuổi, gia đình không có điều kiện cho đi học trường chính quy”, Khải chia sẻ. 

Lớp học bắt đầu từ 18h45 đến 21h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, do vào ban ngày, các em nhỏ còn phải mưu sinh kiếm sống. Hai môn học chính là Toán và Tiếng Việt. Mục tiêu ban đầu của Khải là giúp các em biết đọc, biết viết và tính toán cơ bản để sau này ra đời giúp được mình, phục vụ sinh nhai. 

Ngoài học kiến thức trên lớp, anh thường xuyên kết hợp các hoạt động dã ngoại, vừa học vừa chơi để các em ham học hỏi tiếp thu hơn. 

Mẹ Khải là người phụ trách nấu nướng cho các cháu. 

Hơn 10 năm đứng trên bục giảng dạy con chữ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Khải chưa bao giờ cảm thấy vất vả. Mỗi lần mệt mỏi, chỉ cần nhìn thấy các em học sinh của mình, Khải lại quên hết. Làm được việc ý nghĩa cho các em đối với Khải chính là niềm vui lớn nhất của cuộc đời anh. 

Trải lòng về việc nhận sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, Khải cho biết, anh chỉ nhận sự giúp đỡ của những người quen. Đó là những người hiểu rõ con người anh, cũng là những người anh từng đi tour du lịch cùng, biết được việc anh đang làm. Theo Quang Khải, chỉ có như vậy việc anh đang làm mới không bị hiểu sai lệch. 

“Nhiều người gọi đến xin hỗ trợ tiền cho các cháu nhưng mình không nhận tiền. Thay vào đó mình gửi cho họ đường link của các địa chỉ tạp hóa, đồ dùng học tập... để họ lên đó đặt. Người ở tạp hóa sẽ chuyển đồ đến nhà cho các em nhỏ. Mình trân trọng sự giúp đỡ của mọi người nhưng rất ngại nhận tiền của người lạ”, Khải chia sẻ. 

Thầy Khải dạy các con chữ, dạy cả cách sinh nhai bằng sạp bánh mì.

Ngoài làm về du lịch, Khải mở thêm các sạp bán bánh mì. Một là để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc dạy học, hai là muốn truyền cho các em nhỏ chút nghề nghiệp, làm kế sinh nhai về sau. 

Thầy Khải thường dạy các em học sinh của mình: "Các con có thể mất tất cả, tiền bạc, danh vọng... Nhưng có hai thứ mà các con không được mất, đó là nhân phẩm và một trái tim nhân hậu".

Khải cho biết, nhiều em học sinh ở lớp sau này ra ngoài đã có công ăn việc làm ổn định. Có người trở thành chủ cửa hàng sửa điện thoại, người làm chủ gara sửa ôtô… Điều đó khiến người làm thầy như anh rất vui mừng.

Dù là vậy, Quang Khải chưa bao giờ hi vọng lớp mình có thêm học sinh và cũng không mong mình theo đuổi công việc này mãi. Bởi trong lòng anh luôn ấp ủ niềm tin, các em nhỏ sẽ bớt khổ, không còn những số phận cơ cực, đến con chữ đầu đời cũng chưa từng được xem qua. 

    热门排行

    友情链接