Bóng đá

Trao hơn 29 triệu đồng đến bé Nguyễn Ngọc Võ bị u nguyên bào thần kinh

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-07 22:50:43 我要评论(0)

Sau khi bài viết: “Mắc bệnh hiểm nghèo,ơntriệuđồngđếnbéNguyễnNgọcVõbịunguyênbàotdoc bao 24hdoc bao 24h、、

Sau khi bài viết: “Mắc bệnh hiểm nghèo,ơntriệuđồngđếnbéNguyễnNgọcVõbịunguyênbàothầdoc bao 24h bé trai 4 tuổi đau đớn ngày đêm gọi mẹ” được báo VietNamNet đăng tải, bé Võ đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc. Số tiền 29.949.716 đồng, tấm lòng của bạn đọc ủng hộ được Báo VietNamNet trao đến tận tay gia đình.

Số tiền hơn 29 triệu đồng, tấm lòng của bạn đọc ủng hộ giúp bé Võ chữa bệnh đã được báo VietNamNet chuyển đến gia đình

Bé Nguyễn Ngọc Võ có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Sinh con được 4 tháng, mẹ của Võ đã bỏ đi vì mâu thuẫn gia đình. Những ngày đầu vắng hơi ấm của mẹ, Võ khát sữa khóc suốt ngày đêm. Quá thương cháu, bà nội chỉ đành cho cháu rúc vào ngực bú giả rồi đưa bình sữa thì Võ mới chịu ăn.

Kể từ đó trở đi, khi đi nhặt ve chai, bà nội lại địu thêm cháu đằng sau. Cháu khát sữa, bà lại ôm cháu vào lòng để quên đi hơi mẹ. Dần dần, Võ cũng quen với bà.

Những đứa trẻ bơ vơ bên cạnh cha và bà nội cứ thế lớn lên trong sự thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ. Với chúng giờ đây bà nội như một người mẹ thứ hai bên cạnh thương yêu, săn sóc từng bữa cơm, bầu sữa.

Thế nhưng, số phận dường như không chịu buông tha cho đứa trẻ tội nghiệp. Tháng 10/2021, Võ kêu đau tay trái. Đưa cháu đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) kiểm tra, bà Thuý sững sờ khi nghe bác sĩ kết luận Võ bị ung thư nguyên bào thần kinh

Để có tiền chạy chữa cho Võ, bà Thuý đã đi khắp nơi hỏi vay. Số nợ hiện tại đã lên đến hơn 400 triệu đồng, gia đình hoàn toàn không còn khả năng vay thêm ai được nữa. 

Trong lúc gia đình lâm vào cảnh khốn đốn nhất thì may mắn nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ bạn đọc Báo VietNamNet

Đón nhận món quà của bạn đọc gửi tặng, bà Thúy xúc động đến rơi nước mắt: “Thật sự gia đình tôi không biết lấy gì để đền đáp những ân tình, sự quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần của bạn đọc và Báo VietNamNet. Số tiền bạn đọc ủng hộ là món quà lớn lao mà bà cháu tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi hứa sẽ sử dụng món quà này vào việc chữa bệnh cho cháu”.

Bà Thúy cho biết thêm, hiện tại sức khỏe của cháu Võ đang suy kiệt chỉ còn cách cứu tính mạng cháu là ghép tủy. Mà số tiền ghép tủy cho bé Võ lúc này vô cùng tốm kém, dự tính chi phí tới cả tỷ đồng. Bởi vậy, lúc này bé Nguyễn Ngọc Võ vẫn đang rất cần những tấm lòng giúp đỡ từ bạn đọc.

Phạm Bắc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp:  Bà Nguyễn Thị Thúy. Địa chỉ: Thôn Linh Hạ, xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Số điện thoại: 0387668245.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.127 (bé Nguyễn Ngọc Võ)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Sinh ra trong gia đình nghèo, cùng mắc một chứng bệnh khiến cả hai quá tuổi trưởng thành cũng chỉ cao hơn 1m, đi lại khó khăn. Duyên số tại trời, chị em Thuận và Hải gặp 2 chàng trai trong hoàn cảnh rất đặc biệt, và đều nên vợ nên chồng.

Câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp vừa được viết nên tại xóm 2B, xã Nam Thanh, Nam Đàn (Nghệ An).

Tuổi trẻ bất hạnh

Ông bà Đinh Văn Bình (SN 1954, xóm 2B Nam Thanh), Nguyễn Thị Nhuần (SN 1962) sinh được 3 người con, hai gái một trai. Lúc lọt lòng mẹ, cả ba đều khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác.

{keywords}

Chị Đinh Thị Thuận cùng chồng hạnh phúc trong ngày cưới.

Đến khoảng chừng 7,8 tuổi, cả mấy chị em lần lượt mắc căn bệnh lạ, tay chân ốm yếu, chỉ ngã nhẹ cũng bị gãy xương. Gia đình lo lắng chạy vạy thuốc thang nhưng bệnh tình ngày một nặng thêm.

“Đi khám đứa mô cũng yếu xương, không phát triển được. Người ta nói các con tôi bị bệnh xương thủy tinh gì đấy. Lúc ấy gia đình cực khổ lắm, cha mẹ đều bình thường ai ngờ mấy đứa con đều mang chung một bệnh, chẳng hiểu tại sao” – bà Nhuần nhớ lại.

Kinh tế gia đình khó khăn chẳng đủ để điều trị lâu dài, Thuận và 2 đứa em dần tập sống chung với cảnh tật nguyền. Quá tuổi trưởng thành, cả ba cũng chỉ cao xấp xỉ 1m. Người em trai út còn phải di chuyển bằng xe lăn.

{keywords}

Trong khi bạn bè cùng trang lứa đều học hành đến nới đến chốn và lần lượt lập gia đình, đến năm ngoài 20 tuổi, Đinh Thị Thuận (SN 1982) và các em bắt đầu đi học trở lại. Có tật thì tài, ba chị em đều sáng dạ, học rất giỏi. Kết thúc lớp 9, cả ba lại phải ngậm ngùi chia tay sách vở vì không thể học lên nữa.

“Muốn giúp bố mẹ lắm mà sức mình chẳng làm gì được. Một hôm qua nhà hàng xóm xem tivi, tôi tình cờ thấy chương trình “Vượt lên chính mình” và thử viết đơn gửi. Hơn 5 tháng sau (tháng 4/2011 – PV), chương trình đã về để quay hoàn cảnh gia đình và chúng tôi được tham dự” – chị Thuận kể.

Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ 57 triệu đồng từ chương trình, chị Thuận còn được đài thọ một năm học nghề may mặc và được tặng một bộ máy may. Vốn chăm chỉ, tay nghề của chị ngày một vững. Bà con hàng xóm đều hết lời khen ngợi Thuận khéo tay, hay làm, chỉ tiếc là hình hài không được bình thường, nếu không sẽ có bao người đeo đuổi.

{keywords}

Đôi chân tật nguyền, khó di chuyển, chị Thuận chọn nghề may để kiếm sống.

Nhưng rồi, một câu chuyện tình đẹp như cổ tích đã bất ngờ triển nở ở vùng quê nghèo này.

Duyên số kỳ lạ

Hè năm 2012, đoàn biểu diễn nghệ thuật của Chi hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Hồng Đức (TƯ Hội KHTL – GD Việt Nam) về biểu diễn nhiều ngày tại xã Nam Thanh và có ở nhờ nhà ông Bình.

Trong đoàn có chàng trai tên là Nguyễn Văn Tú (SN 1984, trú thị trấn Đô Lương, Nghệ An) có tài làm ảo thuật lại sống tình cảm. Tú người gầy gò, bị một tai nạn khiến cẳng chân phải teo lại, từng lang thang kiếm sống khắp trong Nam ngoài Bắc. Cứ như ông trời xe duyên, Thuận và Tú cảm mến nhau lúc nào không hay.

Cả hai sau đó tiếp tục giữ liên lạc với nhau, đến khi tình cảm đã bền chặt mới ngỏ lời với gia đình. Điều đặc biệt là, chính em gái Thuận, chị Đinh Thị Hải cũng đã “phải lòng” một chàng trai khác trong đoàn biểu diễn (!) Đó là anh Phạm Thanh Triều (SN 1980, quê Đà Nẵng). Anh Triều cũng bị dị tật ở chân.

{keywords}

Duyên trời vun đắp nên 2 cặp vợ chồng hệt như cổ tích.

Cuối năm 2012, ‘hai họ’ và bà con xóm giềng tổ chức đám cưới cho chị Hải với anh Triều. Bắt đầu từ đó, gia đình nghèo đón thêm nhiều niềm vui khác.

“Lúc tôi đưa Thuận về nhà giới thiệu, gia đình đều kịch liệt phản đối. Nhưng tôi đã nói chắc chắn là chỉ yêu và cưới Thuận, dù phải vượt qua nhiều cản trở” – anh Tú nói chắc nịch.

Đến cuối tháng 7/2013, sau nhiều thử thách, cuối cùng đám cưới của anh Tú và chị Thuận đã được tổ chức trong niềm vui của anh em chòm xóm. Chị Thuận khoe: “Vợ chồng em gái tôi sắp sinh hạ con đầu lòng rồi. Còn tôi cũng đã có “tin vui!”.

Sau khi cưới chị em Thuận, Hải, cả hai chàng rể đều đã “giải nghệ” công việc trước đó, sống đầm ấm bên vợ. Riêng anh Tú vốn khéo tay bẩm sinh, đã xoay sang làm nghề sửa chữa xe đạp, cắt chữ nghệ thuật. Món ‘đồ nghề’ làm ảo thuật lúc trước anh cất giữ cẩn thận trong buồng nhà, thỉnh thoảng mới mang ra phục vụ bà con hàng xóm.

“Nhà chồng đông con lại cũng khó khăn nên chúng tôi quyết định ở lại với ông bà ngoại để tiện bề chăm sóc, lo lắng gia đình. Hoàn cảnh hiện còn nhiều điều lo toan, chỉ mong sức khỏe được ổn định để xoay xở, và chờ đón những đứa con khỏe mạnh ra đời” – chị Thuận nói, mắt long lanh.

Cao Thái

" alt="Duyên số đặc biệt của 2 chị em khuyết tật" width="90" height="59"/>

Duyên số đặc biệt của 2 chị em khuyết tật

Người ta thường nói lấy chồng như đánh canh bạc, không phải ai cũng may mắn lấy được người chồng tốt, là chỗ dựa cho gia đình. Có những người phụ nữ không may khi chọn nhầm “Sở Khanh”, hoặc phải chịu đựng những tháng năm đau khổ bên người chồng vũ phu.

Nỗi đau chồng chất nỗi đau

Chị Thủy và anh Học kết hôn với nhau từ năm 1991, rồi vào Nam làm ăn sinh sống. Khi kinh tế đã khá ổn định, họ trở về quê hương xây dựng nhà cửa để sống gần họ hàng gia đình. Anh chị xây một căn nhà 2 tầng khang trang và có một quán buôn hàng tạp hóa nhỏ. Họ có với nhau 3 đứa con: đứa con trai lớn 22 tuổi bị tim bẩm sinh và bị ảnh hưởng não, đứa con thứ 2 là Hùng 18 tuổi và một bé gái đang học lớp 2.

{keywords}

Chị Thủy tâm sự: “Bây giờ tôi coi như người chồng ấy không tồn tại".

Hơn 1 năm nay, anh Học bỏ vợ bỏ con đi theo một người phụ nữ góa chồng. Chị Thủy tâm sự: “Bây giờ tôi coi như người chồng ấy không tồn tại. Trong nhà còn có cái gì đáng giá nữa đâu, xe máy, tiền bạc đều bị anh ta mang đi hết rồi. Anh ta còn lấy cả sổ ngân hàng tiết kiệm của tôi rồi đi theo người phụ nữ ấy. Giữa thời buổi khó khăn thế này cũng chẳng biết làm gì để nuôi 3 đứa con. Mấy mẹ con chỉ còn trông chờ vào cái quán nhỏ này”.

Hùng rất thương mẹ và không thể chịu được cảnh người cha vô trách nhiệm cứ về nhà lấy đồ đi bán mang tiền cho người phụ nữ khác, Hùng đã nhiều lần xung đột với cha. Một lần vì quá uất ức, Hùng đã uống thuốc sâu tự tử nhưng em được một người hàng xóm phát hiện và cứu sống.

Hùng đi theo bạn bè xấu rủ rê, thực hiện hành vi cướp giật và bị lực lượng công an bắt, bị phạt tù một năm. Chị Thủy nghẹn ngào: “Nghĩ mà vừa thấy thương mà cũng vừa giận con. Giờ chỉ mong nó cải tạo tốt để sớm về với gia đình”.

Quen với những trận mưa đòn

Cũng có nhiều trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình, phải rời bỏ nhà chồng trở về quê mẹ làm lụng một mình nuôi con. Chị Hiền (Đông La - Đông Hưng - Thái Bình) nghẹn ngào kể lại: “Cứ rượu say hay có chuyện gì buồn bực là chồng lôi vợ ra đánh. Con bênh mẹ thì cũng đánh luôn cả con. Nhiều lúc muốn bỏ đi nhưng nghĩ thương con và muốn cho con một mái ấm gia đình nên cố chịu đựng. Nhà đông con, một mình tôi không thể nuôi được đành phải gửi đứa lớn để anh trai nuôi hộ”. Nhiều lúc bị đánh đau quá, chị phải chạy sang hàng xóm để trú ẩn nhờ. Chị tâm sự thêm: “Mình là phụ nữ nên đành ngậm đắng nuốt cay để gia đình êm ấm. Có lần tôi bị đánh đến ngất đi, may mà có mọi người đến cứu. Mỗi lần bị bạn bè xấu rủ rê, cơm no rượu say rồi anh ấy lại nổi điên lên đánh đuổi vợ”.

Con giun xéo lắm cũng quằn, không thể chịu được cuộc sống đau khổ ấy, chị đã phải bồng bế con cái về nhà mẹ, dựng nhà làm ăn nuôi con. Chị kể lại: “Những ngày đầu cũng khá vất vả, cũng may được anh em họ hàng làng xóm giúp đỡ nên cũng dựng tạm được ngôi nhà, mấy mẹ con rau cháo nuôi nhau qua ngày”.

Chị làm mọi việc thuê mướn, cày cuốc, thậm chí phải mò cua bắt ốc để có tiền nuôi con. Bây giờ con lớn của chị đã làm công nhân trong một xưởng may, mấy mẹ con đã có một ngôi nhà ngói nhỏ để che mưa, che nắng.

Cũng như chị Hiền, chị Lư thường xuyên phải chịu đựng những trận đòn roi của người chồng tệ bạc, ngay cả khi chị mang bầu. Chị nghẹn ngào: “Mặc dù bụng mang dạ chửa nhưng tôi vẫn bị đánh đến chảy máu trán, bây giờ vẫn còn vết sẹo dài. Không thể chịu thêm được nữa, mấy mẹ con đành bồng bế nhau về sống với bà ngoại”.

Chị Lư tâm sự: “Nhà mình thì cũng nghèo nên đành một mình vất vả nuôi con. Ngày mùa thì đi gặt, đi cấy thuê, rồi trồng trọt chăn nuôi thêm để có đồng vốn. Lần trước được chương trình Lục Lạc Vàng trao tặng cho đôi bò nên ngày nào tôi cũng đi thả bò, mong nó nhanh lớn để có thêm vốn làm ăn. Tôi chỉ mong có thể nuôi dạy và chăm sóc cho con cái được học hành tử tế”.

Lê Mến

" alt="Ngăn cha đánh mẹ, con uống thuốc sâu tự tử" width="90" height="59"/>

Ngăn cha đánh mẹ, con uống thuốc sâu tự tử