当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định dự đoán vòng 5 V 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
![]() |
Hoài Nhớ cùng với mẹ. |
Sinh ra chưa được 2 tuổi thì chân Hoài Nhớ bị gãy và bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh xương thuỷ tinh, cha mẹ đã cố gắng chạy chữa đưa em đi khắp các bệnh viện để điều trị nhưng vẫn không thể nào chữa khỏi.
Cha của em là anh Lê Văn Hoà (SN 1973), cũng bị mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ, vì thế anh không giúp được gì cho gia đình. Một mình mẹ em là chị Đinh Thị Hoa phải bươn trải nuôi chồng và hai đứa con. Trong nhà chỉ có một sào ruộng với ít hồ tiêu, dành dụm được ít tiền là chị lại vay mượn thêm đưa con đi bệnh viện chữa trị.
Đã hơn 10 năm trôi qua, sự buồn tủi và lo lắng khi chứng kiến con lớn lên trong bệnh tật, đau đớn luôn đè nặng lên đôi vai chị Hoa. Nhìn con đau đớn, lòng người mẹ như đứt từng khúc ruột mà không biết phải làm thế nào. Mặc dù đã 13 tuổi, nhưng nhìn Hoài Nhớ nhỏ nhắn như trẻ mẫu giáo. Những ngày trái gió trở trời, cơn đau cứ liên tiếp ập đến hành hạ cô bé.
Tuy bị bệnh tật và phải vào bệnh viện triền miên, nhưng Hoài Nhớ rất ham học. 5 năm liền em là học sinh giỏi và luôn được thầy cô, bạn bè quý mến. Mỗi ngày đến trường, Hoài Nhớ phải có mẹ hoặc chị gái cõng đi.
Xong giờ học, mẹ hay chị lại phải vào tận lớp đón về. Hôm nào mẹ hay chị gái chưa đến kịp, các bạn trong lớp lại thay nhau cõng em về nhà. Cứ thế, đã 5 năm trôi qua, Hoài Nhớ đến trường nhờ vào đôi tay của mẹ và chị gái.
![]() |
Dù đau ốm bệnh tật, nhưng lúc nào em cũng rất lạc quan. |
Về đến nhà, Hoài Nhớ chỉ ngồi một chỗ không thể đi lại được, mọi sinh hoạt, ăn ở đều do mẹ em hoặc chị gái chăm sóc. Có những hôm đau quá hay phải vào bệnh viện điều trị liên tục không thể đến lớp học được, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp đến tận nhà giảng bài để Hoài Nhớ theo kịp chương trình học.
Thầy giáo Lê Văn Lưỡng, chủ nhiệm lớp Hoài Nhớ cho biết: “Hoài Nhớ là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của lớp, em mang trong mình căn bệnh không chữa trị được.
Cả hoàn cảnh bản thân và gia đình đều hết sức khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là một học sinh tiêu biểu của lớp, nhất là môn toán em trội hơn hẳn so với các bạn trong lớp”.
Biết mình bị thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa nên em luôn cố gắng học thật giỏi. Dù ngày nắng hay mưa, (chỉ trừ những ngày đi điều trị) thì ngày nào em cũng đòi mẹ đưa đến trường đều đặn và đúng giờ. ..
Khi được hỏi tại sao lại muốn trở thành cô giáo, Hoài Nhớ cho biết: “Em muốn được đứng trên bục giảng bài cho các học sinh. Em biết chân bị tật không thể đứng được, lớn lên làm việc gì cũng sẽ rất khó, nhưng em vẫn muốn được đi học và sẽ cố gắng học thật giỏi”.
Nhìn vào đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của Hoài Nhớ, chúng tôi thấu hiểu được khao khát được vui đùa cùng bạn bè của em.
Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là được đi lại trên đôi chân của mình, để cùng vui chơi với bạn bè, để sau này đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho các em học sinh....
Dẫu biết ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực, nhưng gia đình em và tất cả mọi người vẫn luôn hy vọng có một phép màu nào đó đến với em.
Dù đã 53 tuổi nhưng Edson Brandao vẫn rất trẻ trung và rắn rỏi tới mức thường bị người khác nhầm tưởng chỉ mới hơn 20 tuổi.
" alt="Kì lạ ngôi làng 'ma quái' ngập trong màu xám xịt ở Indonesia"/>Kì lạ ngôi làng 'ma quái' ngập trong màu xám xịt ở Indonesia
Theo văn bản, ông Trần Minh Điệp, Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Bồng (Quảng Ngãi) - nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trà Bồng, tố cáo GĐ Sở Nội vụ ông Đoàn Dụng có hành vi trù dập ông.
Do ông Điệp từ chối giúp thí sinh mà vị GĐ Sở này đã ‘gửi gắm’ trong kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018.
![]() |
Ông Trần Minh Điệp, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trà Bồng |
Trước vụ việc trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thành lập tổ công tác. Tổ công tác có nhiệm vụ làm rõ nội dung mà các cơ quan thông tin đại chúng đã phản ánh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 6/3, ông Trần Minh Điệp cho biết, ông đã gửi đơn đến Ủy ban huyện để phản ánh về việc mình bị trù dập, bị kỷ luật, chuyển công tác. Theo đơn trình bày, từ tháng 7/2017-2018, huyện Trà Bồng tổ chức thi viên chức ngành giáo dục.
Trong thời gian tổ chức thi, ông Điệp nhận nhiều tin nhắn từ số điện thoại của ông Đoàn Dụng, GĐ Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, với nội dung gửi gắm người thân có tên H. thi tuyển giáo viên bậc Tiểu học của huyện này. Sau đó, thí sinh mà ông Dụng ‘gửi gắm’ đã không đợt thi tuyển.
Sau đó, Hội đồng thi huyện Trà Bồng bị kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã kết luận, ông Điệp có nhiều vi phạm như: Không thực hiện đúng cách ly, bảo mật máy tính phòng làm việc trong quá trình làm đề thi, trong thời gian diễn ra kỳ thi đã ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, trực tiếp mang đề thi đến hội đồng thi để bàn giao cho Chủ tịch hội đồng thi.
Từ những sai phạm trên, tháng 12/2018, Hội đồng kỷ luật huyện Trà Bồng đã xử lý kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển ông Điệp sang làm Phó ban Tuyên giáo của huyện này. Ông Điệp cho hay, ông là người ra đề thi và không can thiệt gì vào quá trình thi tuyển. Thế nhưng, ông lại bị kỷ luật nặng nhất đến mức phải chuyển công tác.
“Hội đồng thi bị kiểm tra với nhiều sai phạm, nhưng có nhiều sai phạm nhằm vào tôi. Tiếp đến, ông Dụng gửi công văn kiến nghị đến Ủy ban huyện phải xử lý kỷ luật với mức giáng chức đến cách chức và bố trí công tác khác không liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Tôi chỉ là thành viên hội đồng và ra đề thi, nhưng bị ông Dụng yêu cầu kỷ luật rất nặng”, ông Điệp cho hay.
Lê Bằng
Giám đốc Sở Nội tỉnh Quảng Ngãi gửi công văn yêu cầu UBND huyện Trà Bồng cách chức Trưởng phòng GD-ĐT huyện này vì không giúp người thân của ông đỗ trong kỳ thi tuyển giáo viên 2017.
" alt="Quảng Ngãi điều tra vụ Giám đốc Sở Nội vụ ‘gửi gắm’ người thân thi viên chức"/>Quảng Ngãi điều tra vụ Giám đốc Sở Nội vụ ‘gửi gắm’ người thân thi viên chức
Dưới đây là các bước giúp trẻ cầm máu, giảm đau, phòng ngừa nhiễm trùng và chữa lành vết thương khi bị vết thương phần mềm ở miệng:
- Cầm máu: Với vết thương phía ngoài miệng hay lưỡi: Làm ướt với nước lạnh một miếng gạc hoặc khăn sạch, đè nhẹ lên chỗ chảy máu khoảng 5-10 phút.
Với vết thương ở trong miệng: Nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của trẻ trong khoảng 5-10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi trẻ ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.
Dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu. Có thể cho trẻ mút kem lạnh khi vết thương trong miệng không quá lớn.
Chú ý không rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm hoặc cho trẻ súc miệng bằng nước muối, nước ấm vì sẽ làm máu chảy nhiều hơn.
Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết: Nếu vết thương khiến trẻ đau, khó ăn uống và quấy khóc, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ dùng một ít thuốc giảm đau.
Cho trẻ ăn cẩn thận: Khi trẻ bị thương, nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, nhạt. Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến vết thương bị kích thích gây đau, xót cho trẻ. Có thể tiếp tục dùng kem lạnh để làm dịu vết thương.
Ngoài ra, khi máu đã hết chảy một thời gian, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước hơi ấm sau khi ăn để thức ăn không bám vào vết thương. Vết thương nhỏ ở miệng cũng mất khoảng 3 đến 4 ngày để lành lại.
Phòng tránh để trẻ không bị chấn thương vùng miệng
Nguy cơ trẻ bị chấn thương sẽ giảm đi nếu cha mẹ, người chăm sóc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn. Cha mẹ nên dùng thảm chống trượt, dép chống trượt để trẻ hạn chế bị ngã. Các vật sắc, nhọn cần được cất giữ tránh khỏi tầm nhìn và cầm, với của trẻ. Bao bọc các góc sắc xung quanh nơi trẻ hay vận động như góc - mép bàn, mép cửa,…
Không để trẻ ngậm đồ chơi trong miệng, nhất là khi đang đi, chạy. Hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất tránh nguy cơ đối mặt với những tai nạn khi sinh hoạt, vui chơi. Luôn để trẻ trong tầm quan sát của người chăm sóc, kịp thời phát hiện, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn hoặc xử trí nếu có tai nạn xảy ra.
Mặt khác, theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), trong hơn 500 triệu USD doanh thu từ game, game không phép chiếm tới 30%.
Quan điểm quản lý, thúc đẩy để ngành game phát triển lành mạnh đã được Bộ TT&TT khẳng định. Trong đó, bên cạnh việc phát triển ngành game với mục tiêu khuyến khích sản xuất và phát hành game do người Việt xây dựng để giảm tỷ lệ game nhập khẩu từ nước ngoài, Bộ TT&TT cũng dự kiến phối hợp với Bộ GD&ĐT để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành game.
Tại sự kiện GameVerse 2023 mới đây, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử nhấn mạnh, giáo dục là một trong những mục tiêu cốt lõi để phát triển ngành game trong thời gian tới.
Người đứng đầu Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, Học viện Bưu chính Viễn thông đã đề xuất lên Bộ GD&ĐT về việc mở bộ môn mới chuyên đào tạo nhân lực cho ngành game. Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đã kết nối với Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học FPT, Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều trường khác để trong 5 năm tới bổ sung đào tạo chuyên ngành game.
Trao đổi với VietNamNetvề vấn đề phát triển nhân lực ngành game tại Việt Nam, Tiến sĩ Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện CNTT và Truyền thông (CDIT), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh, game là một ngành công nghiệp có những bước phát triển nhanh và dự kiến sẽ có những đóng góp lớn với nền kinh tế Việt Nam.
Để ngành game Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển, đào tạo nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng và căn cơ. Nguồn nhân lực vững vàng kiến thức chuyên môn sẽ giúp Việt Nam chủ động phát triển những game lành mạnh, hấp dẫn, không chỉ đem lại doanh thu, thu hút đầu tư từ nước ngoài mà còn quảng bá được văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Tiến sĩ Cao Minh Thắng cũng cho hay, hiện nay, nhân lực làm game của Việt Nam đang chủ yếu đến từ những ngành gần như CNTT, thiết kế đồ họa, kinh tế... hoặc một số chương trình đào tạo ngắn hạn về game chứ chưa được đào tạo bài bản về game ở trình độ cao.
Trong khi đó, trên thế giới đã có trên 100 trường đại học gồm cả những trường nằm trong top 100 của thế giới, đã và đang đào tạo Cử nhân, thậm chí cả Thạc sĩ ngành game, đóng góp nhiều nhân lực cho các Studio Game hàng đầu. “Điều đó cho thấy, việc thiết kế và triển khai một chương trình đào tạo chính quy bậc đại học để phát triển nhân lực game ở Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay”,Tiến sĩ Cao Minh Thắng nhận định.
Với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, theo đại diện CDIT, từ những năm 2010, nhà trường đã có những môn học tiếp cận với chuyên ngành game như thiết kế kịch bản game hay lập trình game trong ngành đào tạo Công nghệ Đa phương tiện. Các môn học này mặc dù chưa giải quyết tổng thể vấn đề nhân lực ngành game nhưng cũng đã truyền cảm hứng và khơi gợi các định hướng phát triển cho sinh viên, đồng thời cũng là tiền đề rất tốt để xây dựng chương trình đào tạo chuyên về game trong thời gian tới.
Để tham gia phát triển đội ngũ nhân lực cho ngành game Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến trong năm nay sẽ làm các thủ tục để xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành đào tạo công nghệ game, với mục tiêu hướng tới đào tạo các chuyên gia trình độ cao có khả năng thiết kế kịch bản và phát triển các game ở các quy mô khác nhau.
“Nếu thành công, trong tương lai gần Học viện sẽ tiếp tục phát triển các ngành đào tạo tiềm năng khác như Marketing, Quản trị kinh doanh game hay eSport”, Phó Viện trưởng CDIT Cao Minh Thắng thông tin thêm.
PTIT sẽ xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành công nghệ game trong năm nay
Trước đề xuất của Bộ Tài chính, đã có nhiều ý kiến cho rằng, quan điểm này chưa hẳn đã phù hợp vì nhiều lý do.
Theo ông Đào Quang Tuấn - Phó TGĐ công ty game Funtap, nhìn về mặt tích cực, game online đã được chứng minh sự hiệu quả trong việc giúp người chơi phát triển tư duy, trí tuệ, bên cạnh đó là việc quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia.
Cùng với sự phát triển của Internet, khái niệm game online đang ngày càng thay đổi và sẽ còn thay đổi rất nhanh. Khoảng cách giữa một trò chơi điện tử và phần mềm đang ngày càng thu hẹp lại.
“Làm sao chúng ta có thể phân biệt được người dùng sử dụng game để giải trí hay học tập. Ví dụ phần mềm học tiếng Anh nổi tiếng Duolingo được phát triển dựa trên mô hình lý thuyết trò chơi”, ông Tuấn đặt vấn đề.
Đối với dự thảo áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, Phó TGĐ Funtap cho rằng, ngành game là lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nội dung bằng công nghệ.
“Chúng ta không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với người nghe nhạc nhiều, xem phim nhiều, vậy cũng không nên đánh thuế người chơi game nhiều”, ông Đào Quang Tuấn nói.
Lý giải về góc nhìn của Bộ Tài chính, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, sở dĩ vẫn còn những cái nhìn ác cảm đối với game online, bởi một số vấn đề rủi ro đi kèm. Đó là tình trạng phát hành game lậu, khả năng gây nghiện và tác động tới sức khỏe tinh thần của game online.
Tuy vậy, theo khảo sát của TS Cấn Văn Lực, tựu chung đa số các nước trên thế giới đều chưa đánh thuế với game, kể cả những nước phát triển như Singapore, Mỹ, châu Âu. Thay vào đó, họ đưa ra một số chính sách khác nhằm điều tiết hành vi của người tiêu dùng.
Chia sẻ quan điểm của mình về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online, TS Cấn Văn Lực đề xuất Bộ Tài chính cần hết sức cân nhắc khi áp dụng sắc thuế này.
Nhìn nhận về câu chuyện game online, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội quan tâm đến việc Nhà nước liệu có thực sự cần thiết phải can thiệp hay không.
Nhiều bằng chứng từ các doanh nghiệp, hiệp hội cho thấy việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt không hẳn sẽ tăng được nguồn thu ngân sách do những tác động tiêu cực mà chính sách này mang lại.
Đối với mục tiêu làm giảm tác hại của game online, đây là ngành kinh doanh khác hẳn với rượu bia và thuốc lá, những sản phẩm buộc phải mua bởi các công ty trong nước. Với sự phổ biến của các kho ứng dụng, người chơi có thể tiêu dùng sản phẩm game xuyên biên giới mà không cần ra khỏi nhà.
Với những khả năng trên, mục đích ban đầu của chính sách chưa chắc đã đạt được, trong khi, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tạo ra các tác động không cân xứng, đẩy các công ty game trong nước phải tìm đường ra nước ngoài.
“Nếu phải can thiệp bằng thuế tiêu thụ đặc biệt, câu hỏi đặt ra là tác động mong muốn, mục tiêu đặt ra có đạt được hay không? Chi phí xã hội như thế nào? Nếu mục đích đạt được quá nhỏ mà tác động tiêu cực quá lớn thì không nên áp dụng”, ông Phan Đức Hiếu thẳng thắn nhìn nhận.
Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng, đang có sự khác biệt về số liệu phát triển lĩnh vực giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến chưa thể có cái nhìn thấu đáo về mức độ phát triển và đóng góp của ngành game online.
Bộ Tài chính cần có những đánh giá kỹ hơn về thực trạng hoạt động của lĩnh vực kinh doanh game, cả về doanh thu, cơ cấu kinh doanh. Cùng với đó là mức độ tác động của chính sách đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả nhà nước, trước khi quyết định có nên hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hình dịch vụ này.
Nghe nhạc, xem phim thì được, vì sao áp thuế người chơi game online?